Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và p...

Tài liệu Xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm

.PDF
128
10381
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CHU THỊ BÍCH NGỌC XÂY DỰNG WEBSITE ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHƢƠNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT (HỌC PHẦN SINH LÝ THỰC VẬT) CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Sinh Học) Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2013 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt thành từ tập thể, gia đình, cá nhân và bè bạn. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể Thầy, Cô trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, phòng tư liệu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn Thầy PGS.TS. Dƣơng Tiến Sỹ, đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm trí tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong mọi mặt để tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, các Thầy, Cô giáo cùng các em sinh viên trường CĐSP Hà Giang, CĐSP Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2013 Tác giả CHU THỊ BÍCH NGỌC ii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT BGĐPT Bài giảng đa phương tiện CĐSP Cao đẳng sư phạm CNTT Công nghệ thông tin CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học KBGA Kịch bản giáo án PM Phần mềm PPDH Phương pháp dạy học PMCC Phần mềm công cụ PMDH Phần mềm dạy học PTDH Phương tiện dạy học ST & PT Sinh trưởng và phát triển SV Sinh viên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TV Thực vật iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ............................................................................................................. i Các chữ viết tắt ....................................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................................... iii Danh mục các bảng ................................................................................................ vi Danh mục các hình ................................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 7 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC ........................................................... 7 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 7 1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................. 8 1.2. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 11 1.2.1. Phương thức đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ.......................... 11 1.2.2. Hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) ....................................................... 14 1.2.3. Website ......................................................................................................... 21 1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 25 1.3.1. Thực trạng xây dựng và sử dụng website dạy học ở Việt Nam ................... 25 1.3.2. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở các trường CĐSP nói chung ..................................................................................................... 27 Kết luận chương 1: ................................................................................................. 31 Chƣơng 2: XÂY DỰNG WEBSITE ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHƢƠNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM .................................................................................................................... 32 2.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng website dạy học ......................................... 32 2.1.1. Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học ....................................................... 32 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác khoa học của nội dung dạy học .......... 34 iv 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan và tính sư phạm................................... 34 2.1.4. Nguyên tắc bù không gian và rút ngắn thời gian trong trong quá trình dạy học ........................................................................................................... 35 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác tối đa giữa người và máy trong quá trình dạy học .................................................................................................... 36 2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng đặc trưng của công nghệ thông tin ......................................................................................... 38 2.2. Quy trình xây dựng website dạy học............................................................... 38 2.2.1. Xác định mục tiêu dạy - học ........................................................................ 39 2.2.2. Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy - học ................................................. 39 2.2.3. Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ thống tư liệu kỹ thuật số phù hợp với nội dung dạy - học ................................................................ 43 2.2.4. Thiết kế kịch bản các giáo án để chỉ định việc nhập liệu thông tin vào phần mềm tin học (MS. PowerPoint 2007...) hình thành bài giảng đa phương tiện............................................................................................................. 47 2.2.5. Xây dựng Web quản lí thư viện tư liệu kỹ thuật số, KBGA và BGĐT bằng phần mềm Frontpage 2007 ............................................................................ 52 2.3. Quy trình sử dụng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương Sinh trưởng và phát triển của thực vật, học phần sinh lý thực vật ............ 54 2.3.1. Giai đoạn học trên website ........................................................................... 55 2.3.2. Giai đoạn học trên lớp .................................................................................. 55 2.4. Một số ví dụ về quy trình sử dụng website dạy học theo học chế tín chỉ chương Sinh trưởng và phát triển của thực vật ...................................................... 56 2.4.1. Ví dụ 1: Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật .............. 56 2.4.2. Ví dụ 2: Hướng động ................................................................................... 57 2.4.3. Ví dụ 3: Sinh trưởng của tế bào thực vật ..................................................... 58 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 59 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................... 60 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 60 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 60 3.3. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 60 v 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm ........................................................................................ 60 3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm ............................................................... 60 3.3.3. Bố trí thực nghiệm ....................................................................................... 60 3.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 61 3.4.1. Kết quả phân tích định lượng .................................................................................. 61 3.4.2. Kết quả phân tích định tính ..................................................................................... 70 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 71 Kết luận – Khuyến nghị ....................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 76 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 78 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Phân loại website trong giáo dục và đào tạo…………………………… 23 Bảng 1.2. Mức độ sử dụng Internet của sinh viên một số trường CĐSP………….. 28 Bảng 1.3. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của sinh viên…………. 28 Bảng 1.4. Các mức độ sử dụng Internet của GV một số trường CĐSP………….... 29 Bảng 1.5. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của GV……………….. 29 Bảng 1.6. Mức độ sử dụng tư liệu PTDH kĩ thuật số……………………………… 29 Bảng 3.1. Các bài thực nghiệm…………………………………………………….. 60 Bảng 3.2. Tần số điểm bài kiểm tra trong thực nghiệm……………………………. 61 Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm trong thực nghiệm (%) ……………………….. 61 Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến trong thực nghiệm……………………………. 62 Bảng 3.5. Các giá trị đặc trưng của mẫu trong thực nghiệm………………………. 63 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra giả thuyết H0 trong thực nghiệm……………………… 63 Bảng 3.7. Bảng tống hợp trong thực nghiệm………………………………………. 64 Bảng 3.8. Bảng kết quả phân tích phương sai trong thực nghiệm…………………. 64 Bảng 3.9. Tần số điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm……………………………… 65 Bảng 3.10. Phân phối tần suất điểm sau thực nghiệm (%) …………………...…… 66 Bảng 3.11. Bảng tần suất hội tụ tiến sau thực nghiệm………………………….….. 66 Bảng 3.12. Các giá trị đặc trưng của mẫu sau thực nghiệm……………………….. 67 Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra giả thuyết H0 sau thực nghiệm………………………. 68 Bảng 3.14. Bảng tống hợp sau thực nghiệm…………………………………….…. 69 Bảng 3.15. Bảng kết quả phân tích phương sai sau thực nghiệm………………….. 69 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc trong QTDH .............................. 15 Hình 1.2. Sự phát triển của các HTTCDH . ........................................................... 18 Hình 1.3. Hình thức dạy học kết hợp .................................................................... 19 Hình 1.4. Những hình thức dạy học kết hợp .......................................................... 20 Hình 1.5. Mô hình của dịch vụ web ....................................................................... 20 Hình 2.1. Bài giảng đảm bảo tính tương tác giữa người và máy ........................... 37 Hình 2.2. Giao diện cửa sổ Internet Explorer ........................................................ 44 Hình 2.3. Giao diện công cụ tìm kiếm trực tuyến.................................................. 45 Hình 2.4. Trang chủ để nhập từ khoá..................................................................... 46 Hình 2.5. Quan sát và lựa chọn kết quả ................................................................. 46 Hình 2.6. Lưu hình ảnh tìm kiếm vào máy tính ..................................................... 46 Hình 2.7. Cấu trúc nội dung website DH ST & PT của TV .................................. 52 Hình 2.8. Qui trình sử dụng mô hình dạy học kết hợp .......................................... 54 Hình 3.1. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm ...................... 62 Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến trong thực nghiệm ........................................ 62 Hình 3.3. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm ......................... 66 Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến sau thực nghiệm ........................................... 67 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh độ bền kiến thức trong và sau TN của nhóm TN và 70 ĐC……………………………………………………………………...………….. viii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Xuất phát từ các văn kiện có tính pháp lý về giáo dục của Đảng và Nhà nước Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước chú trọng. Trong đó, đội ngũ giáo viên là lực lượng đóng vai trò nòng cốt vì thế đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn đối với các trường sư phạm. Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS, nhất là sinh viên ĐH ”. Nghị quyết nêu trên đã được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 58-CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, nội dung Chỉ thị có đoạn: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD & ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”. Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. 1.2. Xuất phát từ yêu cầu trong đổi mới PPDH Yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học nhằm mục đích giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời. 1.3. Xuất phát từ nội dung học phần sinh lý thực vật Sinh lý thực vật là một học phần với lượng kiến thức lớn bao gồm nhiều cơ chế, quá trình khó, trừu tượng trong khi đó giáo trình sử dụng học tập chỉ có kênh chữ và kênh hình tĩnh. Với thời lượng học trên lớp ít ỏi không thể đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học. 1.4. Xuất phát từ yêu cầu đào tạo đại học và cao đẳng theo học chế tín chỉ 1 Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD & ĐT ban hành ngày 15/08/2007 đã quy định chuyển đổi phương thức đào tạo đại học, cao đẳng từ niên chế sang học chế tín chỉ. Đây là một xu hướng tất yếu của hệ thống giáo dục Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế [5] Học chế tín chỉ được xây dựng dựa trên sự phân chia chương trình học tập thành các modun, có thể đo lường, tích luỹ, lắp ghép được để tiến tới hệ thống văn bằng theo các tiêu thức tổ hợp nhất định, được thống nhất và công nhận rộng rãi thông qua hoạt động quản lý giáo dục đào tạo ở những thời gian và địa điểm khác nhau. Chính ưu điểm vượt trội này cho phép đào tạo theo học chế tín chỉ có tính mở, linh hoạt và kết nối các cơ sở đào tạo, mang lại những tiện ích tối đa cho người học nhưng nó cũng đặt ra những thách thức lớn như: đổi mới chương trình, tăng tính liên thông, chuyển đổi của chương trình, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp triển khai quá trình dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá… 1.5. Xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của CNTT, đặc biệt là Internet Cuối thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt là Internet đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống Internet nối mạng toàn cầu đang làm thay đổi cách tiếp cận tri thức của con người. Họ không chỉ đọc để biết, mà còn nghe và cảm nhận các sự kiện xảy ra ở xa như đang diễn ra trước mắt, vượt qua mọi giới hạn về thời gian và cả không gian, thu hẹp khoảng cách địa lí. Chính vì thế, khả năng thu nhận, xử lý để hiểu biết thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là hết sức quan trọng. Điều đó đã dẫn đến phải thay đổi PPDH chuyển từ việc dạy chữ sang dạy cách tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt mục tiêu giáo dục. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang là một xu hướng tất yếu của quá trình giáo dục đào tạo. Chỉ thị số 29/2001 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo…..theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả các môn học”. Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện mạng cung cấp thư viện tư liệu điện tử, BGĐT mẫu, giáo trình điện tử, các PMDH, … để GV khai thác sử dụng trong giảng dạy như: ELISE WebCT (Pháp), Blackboard (Bỉ), N@tschool (Hà 2 Lan), WebCT (Hoa Kỳ), ... Ở nước ta cũng có một vài nghiên cứu xây dựng các PMDH và website dạy học nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Hiện nay có rất nhiều hình thức học qua mạng Internet như website, blog, facebook… đang dần hình thành và đạt được những kết quả khả quan ban đầu. Từ website có thể tiếp nhận lượng thông tin hay khối lượng kiến thức lớn, nội dung kiến thức được truyền đạt phong phú, hấp dẫn, minh hoạ trực quan sinh động đồng thời có thể tự kiểm tra kiến thức một cách chính xác… Tuy vậy, việc ứng dụng mô hình ấy trong các trường sư phạm còn nhiều hạn chế. Điều đó chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho nguồn nhân lực tương lai đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Với những lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (Học phần sinh lý thực vật) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng và sử dụng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (Học phần sinh lý thực vật). 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương sinh trưởng và phát triển của thực vật, học phần sinh lý thực vật. - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình và phương pháp sử dụng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (Học phần sinh lý thực vật) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm. 4. Giả thuyết khoa học Xây dựng được website dạy học và phương pháp sử dụng nó để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật) sẽ nâng cao chất lượng dạy học, qua đó rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để học tập và phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu tổng quan tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học trên thế giới và Việt Nam 5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: dạy học theo học chế tín chỉ, hình thức tổ chức dạy học, website dạy học… 5.3. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài: Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng Internet vào dạy và học ở các trường cao đẳng sư phạm, thực trạng sử dụng website dạy học, đánh giá ưu nhược điểm của các website dạy học hiện nay. 5.4. Nghiên cứu chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo giành cho khối nghành sư phạm, trình độ đào tạo cao đẳng để xây dựng nội dung chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật). 5.5. Nghiên cứu các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng và sử dụng website dạy học 5.6. Nghiên cứu quy trình xây dựng website để vận dụng thiết kế website dạy học chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật). 5.7. Nghiên cứu sử dụng các PMCC sẵn có để xây dựng website: - Các PM tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu DH kĩ thuật số (Dạng văn bản, hình ảnh tĩnh, động, âm thanh, video, phim…) - Các PM gia công sư phạm và gia công kĩ thuật các tư liệu dạy học kĩ thuật số thành phương tiện kĩ thuật số - PM trình chiếu Powerpoint để nhập liệu thông tin (Văn bản, hình ảnh, âm thanh…) hình thành BGĐPT 5.8. Nghiên cứu quy trình và phương pháp sử dụng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật) cho sinh viên CĐSP 5.9. Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 4 - Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo về chủ trương chính sách đối với giáo dục, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong giáo dục. - Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các công cụ và phương tiện hỗ trợ dạy học qua Internet. - Nghiên cứu nội dung chương trình học phần sinh lý thực vật để xây dựng bài giảng đạt hiệu quả 6.2. Phương pháp điều tra cơ bản Thiết kế các mẫu phiếu điều tra Giảng viên và Sinh viên nhằm tìm hiểu thực trạng có liên quan trực tiếp đến đề tài. Từ đó đánh giá, phân tích nguyên nhân. 6.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giúp định hướng cho việc triển khai đề tài. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng lớp học trực tuyến. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. 7. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - Quy trình xây dựng website dạy học nói chung, từ đó vận dụng xây dựng website cho chương sinh trưởng và phát triển của thực vật - Quy trình sử dụng website dạy học để nâng cao chất lượng dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật) 8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Giang. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cơ sở lý luận được cho việc xây dựng website dạy học để đào tạo theo học chế tín chỉ. - Ý nghĩa thực tiễn 5 Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp các giảng viên chuyên ngành sinh học làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy học phần sinh lý thực vật và các học phần khác. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của để tài Chương 2: Xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC 1.1.1. Trên thế giới Thế giới bước vào kỉ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực và CNTT đang là một phần cuộc sống của chúng ta. Mỹ là nước đầu tiên sử dụng Internet vào năm 1995 (Wiles và Bondi, 2002) và sau đó phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ, Nhật.... đã xác định chiến lược phát triển ứng dụng CNTT, với mục tiêu giáo dục tin học phổ thông. Vì vậy, họ đã đầu tư xây dựng các trung tâm máy tính điện tử cho các viện nghiên cứu và cho các trường học. Việc đưa tin học vào trường phổ thông trên thế giới hình thành hai xu hướng: Một là đưa tin học vào nội dung dạy học, hai là sử dụng máy vi tính như công cụ dạy học. Nhật Bản đã xác định vai trò của máy tính dùng để hỗ trợ quá trình giáo dục là rất quan trọng và đã đầu tư theo hướng này với tốc độ phát triển nhanh chóng. Ở các nước phương Tây, các trường đại học thường cạnh tranh với nhau trên cơ sở các chương trình riêng biệt của mình. Ví dụ, ở Mỹ, các khoa kinh tế và một số ngành khác hiện nay đang được xếp hạng trong các khảo sát của các tạp chí chuyên ngành. Các khoa này thiết kế chương trình học chính của mình theo cách tiếp cận hoàn toàn riêng biệt. Ở các nước này, các trường đại học có thể thiết kế các chương trình cốt lõi theo triết lý giáo dục riêng, trong đó có tham khảo các tiêu chuẩn nghề nghiệp của các hiệp hội chuyên môn, nên các nội dung và ranh giới giữa các môn học rất mềm dẻo và có thể thay đổi cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và môi trường giáo dục. Năm 1998, Bà Sandra Weiss, chủ tịch Hội đồng Khoa học hệ thống các trường đại học Mỹ đề nghị các giảng viên của trường đại học California thảo luận về việc kết nối các môn học lại với nhau nhằm tạo điều kiện cho SV có thể theo học một chương trình đào tạo được cấp bằng bởi nhiều trường hoặc nhiều khoa trong một trường. CNTT có thể làm được điều này. 7 Các nước trong khối Liên minh Châu Âu đã dành ưu tiên số một cho cuộc cách mạng thông tin, xây dựng kế hoạch “Châu Âu trên đường hướng tới xã hội thông tin”. Nhờ đó, đã góp phần làm cho nền kinh tế, khoa học và công nghệ của Châu Âu được xếp vào hàng đầu thế giới. Năm 1985, các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Xerilanca,… đã tổ chức hội thảo xây dựng các phần mềm dạy học ở Malaysia. Hàn Quốc cứ 3 năm có một lần huấn luyện về CNTT & TT, kĩ năng về việc sử dụng CNTT & TT trong dạy học được coi là một trong những điều kiện xét nâng bậc GV. Từ nửa sau của thế kỉ 20, sự phát triển của CNTT đã tiến những bước nhảy vọt, nhiều phần mềm ứng dụng trong dạy học đã lần lượt ra đời. Phần mềm tin học là một chương trình cho máy tính để xử lý thông tin. Các phần mềm tin học được ứng dụng ngay từ khi có hệ thống phần cứng ra đời. Trong dạy học, các website dùng để tham khảo và phổ biến kiến thức được xây dựng khá công phu và có ứng dụng rộng rãi thông qua mạng Internet, như các trang Web: http://www.encarta.com; http://www.mcb.harvard.ed; http://www.crlt.Umich Hiện nay, đã có nhiều website hỗ trợ dạy và học các môn học ở mọi cấp học, trong đó về lĩnh vực dạy học sinh học có: - http://www.encarta.com Ở phần Biology bao gồm các kiến thức về phân loại thực vật, phân loại động vật, giải phẫu sinh lý, quá trình phát triển phôi sớm... - http://www.dnaftb.org xây dựng một số cấu trúc, cơ chế của sự di truyền như phiên mã, dịch mã; cấu trúc nhiễm sắc thể. Nhìn chung, các website nước ngoài có giao diện sinh động, có âm thanh, màu sắc trung thực, nhưng bằng tiếng nước ngoài nên khả năng sử dụng cho GV và SV rất hạn chế. Ngoài ra, nội dung các phần mềm đó chỉ phù hợp cho việc tham khảo, minh hoạ của GV khi cần thiết, không phù hợp với chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học [38], [45], [46]… 1.1.2. Ở Việt Nam Từ những năm 60, nước ta bắt đầu sử dụng máy tính điện tử. Hội đồng chính phủ đã ra nghị quyết số 173- CP (1975) và 245- CP (1976) về tăng cường ứng dụng 8 toán học và máy tính điện tử trong cả nước. Viện Công nghệ thông tin được thành lập và có những đề án nghiên cứu ứng dụng CNTT, đưa tin học vào nhà trường. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về việc ứng dụng tin học trong dạy học các môn học: Năm 2002, Phạm Xuân Quế, Phạm Kim Chung đã thử nghiệm xây dựng trang web dạy học chương “dao động cơ học” ở chương trình Vật lí lớp 12 theo hướng phát triển hứng thú, tích cực, tự lực tham gia giải quyết vấn đề trong học tập của HS . Năm 2004, Nguyễn Thị Côi và cộng sự đã khai thác và ứng dụng tiện ích của phần mềm Microsoft powerpoint để thiết kế các dạng sơ đồ, biểu đồ, tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động trong dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông [18]. Năm 2005, Hoàng Trọng Phú đã ứng dụng phần mềm Working model để thiết kế các thí nghiệm mô phỏng trong dạy Vật lí [26]. Lê Công Triêm đã giới thiệu một số website điển hình dùng cho việc khai thác tư liệu hố trợ cho việc thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học Vật lí. Năm 2006, Tần Thị Trung Ninh và các cộng sự đã sử dụng phần mềm Macromedia Flash MX để minh họa một số cơ chế phản ứng hữu cơ trong dạy học hóa học. Tác giả cho rằng : Chỉ cần những minh họa đơn giản, có thể hiểu được cơ chế của một số phản ứng hữu cơ xảy ra như thế nào, điều mà rất khó có thể chứng minh được bằng thí nghiệm hóa học thông thường. Năm 2007, Nguyễn Mạnh Hưởng đã nghiên cứu thiết kế bài giảng “Cách mạng tháng Tám” với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft powerpoint . Theo tác giả, phần mềm này có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc giúp học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, hiểu đúng bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó vẫn chủ yếu tập trung vào áp dụng trong các quá trình dạy học giáp mặt nên khó lòng đáp ứng được những yêu cầu đổi mới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ đang đặt ra nhiều thách thức Trong lĩnh vực Sinh học có một số nghiên cứu: Năm 2002, Dương Tiến Sỹ đã sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint thiết kế các trình phim dạy khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái. Tác 9 giả thiết kế được một sơ đồ hoàn chỉnh bao gồm nhân tố sinh thái tác động vào đời sống cây xanh. Các câu hỏi được khắc họa bằng sơ đồ, hình ảnh, giúp học sinh tích cực suy nghĩ để giải quyết vấn đề mà GV đặt ra cho HS say mê, tích cực tìm tòi chiếm lĩnh những kiến thức mới và phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó [16], [28]. Năm 2005, đề tài “Xây dựng CD-Rom tư liệu phục vụ giảng dạy sinh học THPT" do TS Dương Tiến Sỹ làm chủ nhiệm đã đề xuất quy trình và xây dựng “Đĩa CD tư liệu phục vụ giảng dạy Sinh học lớp 10 THPT”, giải quyết được những khó khăn, vướng mắc của GV khi thiết kế bài giảng theo hướng ứng dụng CNTT. Năm 2005, đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học học phần Hệ thống động vật ở khoa Sinh – KTNN” của Nguyễn Phúc Chỉnh, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trên cơ sở nghiên cứu về lược sử phân loại động vật và lựa chọn phần mềm Frontpage 2000 để kết nối các nhóm thông tin khác nhau trong trang web bằng chức năng Hyperlink. Khi người học cần nghiên cứu một loài nào đó chỉ cần click vào đặc điểm phân loại đã biết để tìm hiểu các thông tin có liên quan với nhau. Qua đó, giúp người học nhận biết đặc điểm các đối tượng một cách dễ dàng bởi các hình ảnh, các đoạn băng video đã được sưu tầm và xây dựng. Đồng thời đã thiết kế được một số giáo án mẫu phục vụ giảng dạy của GV và tự học cho SV phần phân loại động vật. Năm 2006, Nguyễn Thị Phương đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm FrontPage thiết kế giáo án điện tử trong giảng dạy phân loại động vật. Cũng năm 2006, Đồng Thị Bích Nga đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm Flash trong giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông. Tác giả đã thiết kế mô hình động để giảng dạy bài “Kỹ thuật di truyền” (Sinh học 12 - SGK hiện hành) và tổ hợp về kiến thức quang hợp về cây xanh (Sinh học 11- SGK mới). Năm 2007, Nguyễn Văn Hồng đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm ppt thiết kế giáo án hướng dẫn tự học trong dạy học Sinh học [18] Năm 2008, Nguyễn Văn Hiền - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thử nghiệm rèn luyện kỹ năng về CNTT trong DH Sinh học cho sinh viên khoa Sinh học - KTNN qua hoạt động kết hợp giảng dạy trên lớp với việc trao đổi qua lớp học ảo trên địa chỉ http://nicenet.org/ [14] [15]. 10 Mặc dù, đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Sinh học. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quy trình thiết kế và sử dụng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ cho sinh viên CĐSP còn hạn chế. Đây là điều mà chúng tôi sẽ đề cập đề tài này. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Phương thức đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ 1.2.1.1. Phương thức đào tạo theo niên chế Đào tạo theo niên chế là phương thức đào tạo theo năm học. Mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định, mọi lịch học, lịch thi được chuẩn bị sẵn, các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khi có sự biến động. Ví dụ chương trình đào tạo trình độ cao đẳng được đào tạo trong 3 năm, đại học được đào tạo trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được đào tạo trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ được đào tạo trong 6 năm. SV học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp và được ra trường. Chương trình đào tạo bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các khối kiến thức này được bố trí theo một tỷ lệ nhất định. Khi xây dựng chương trình của các ngành người ta chỉ chú ý đến liên thông dọc và các bậc học tiếp theo (các bậc học cao hơn)và ít chú ý đến liên thông ngang giữa các ngành trong cùng một trình độ đào tạo. Vì vậy chương trình đào tạo của các ngành khác nhau trong cùng lĩnh vực ít nhiều mang tính độc lập, những người phấn đấu học được 2 bằng, 3 bằng đại học là rất khó. Trong đào tạo theo niên chế, đơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên là đơn vị học trình (đvht) tương đương với 15 tiết học lý thuyết ở trên lớp, 30 giờ thực hành thí nghiệm, có thể áp dụng rất nhiều phương pháp giảng dạy như thuyết trình, nêu vấn đề, semina, thảo luận nhóm, thực hành, thí nghiệm, đi thực tập thực tế cộng đồng, thực tập tốt nghiệp. Tuy đã có rất nhiều hội thảo về đổi mới công tác giảng dạy nhưng phương pháp học tập của SV ở trên lớp còn thụ động, chủ yếu là nghe giảng, ghi chép, học thuộc lòng, ít tham gia vào bài giảng. Về lượng giá còn chưa đa dạng hóa các loại hình, các hình thức lượng giá làm chuyên đề, làm bài tập lớn còn chưa được áp dụng rộng rãi. 11 1.2.1.2. Phương thức đào tạo theo tín chỉ Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học sẽ tính theo sự tích lũy kiến thức của SV, khi tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp, được ra trường. Trong đào tạo theo tín chỉ, SV phải tự đăng ký lịch học, nếu không đăng ký sẽ không có lịch học. Vì thế, SV có quyền lựa chọn, không chỉ các môn chính khóa của ngành được đào tạo mà còn có thể được đăng ký học thêm 1 số học phần tự chọn hỗ trợ cho ngành nghề sau này. Ngoài ra, có thể học thêm ngoại ngữ, tin học (học bằng 2). Với việc được chủ động ghi tên học các học phần khác nhau, SV dễ dàng thay đổi chuyên ngành trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Nó cho phép SV chủ động xây dựng kế hoạch học tập thích hợp nhất, cho phép rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập đối với bản thân họ. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ có tính liên thông cao. Các khối kiến thức đại cương (Toán, hóa, sinh...) và các môn chung như Mác - Lênin, ngoại ngữ, tin học... được xây dựng trên một nền chung đáp ứng cho tất cả các ngành đào tạo trong một lĩnh vực đào tạo nhất định. Điều đó tạo điều kiện cho SV có khả năng học liên thông các ngành trong cùng một lĩnh vực, có thể học cùng một lúc nhiều ngành và trong một thời gian nhất định có thể phấn đấu học được hai hoặc ba bằng đại học. Đơn vị đo lường khối lượng học tập là tín chỉ , 1 tín chỉ tương đương với 15 tiết giảng lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm. Mỗi học kỳ SV phải tích lũy tương đương 15 tín chỉ. Để chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chuyển đổi chương trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ theo tỷ lệ: cứ 1,5 ĐVHT quy đổi thành 1TC. Như vậy trong đào tạo theo tín chỉ, thời gian có mặt ở trên lớp giảm đi 1/3 thay vào đó là thời gian tự học phải tăng lên. Theo quy định cứ 1 tín chỉ SV phải tự học là 30 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất