Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên mục tôi yêu đà nẵng trên báo tuổi trẻ năm 2021...

Tài liệu Chuyên mục tôi yêu đà nẵng trên báo tuổi trẻ năm 2021

.PDF
90
1
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN PHẠM THỊ CHÂU LONG CHUYÊN MỤC TÔI YÊU ĐÀ NẴNG TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ Người hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Hương Người thực hiện: Phạm Thị Châu Long (Khóa 2018 – 2022) Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 2 LỜI CẢM ƠN! Khóa luận tốt nghiệp chính là tiền đề quan trọng giúp tôi trang bị thêm các kiến thức, các kỹ năng nghiên cứu để bước chân vào hành trình lập nghiệp của mình. Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp chắc chắn sẽ là khoảng thời gian ý nghĩa đối với tôi trong suốt bốn năm đại học. Đây sẽ là hành trang, là trải nghiệm quý báu của tôi. Để hoàn thành khóa luận này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Thị Hương – giảng viên hướng dẫn đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và luôn tận tình chỉ bảo tôi những kiến thức cần thiết nhất để tôi vận dụng vào bài làm của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Dương Thùy Trâm – giảng viên chủ nhiệm lớp 18CBC1 đã cho tôi những lời khuyên, định hướng và tạo động lực để tôi đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, tôi cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và trong thời gian thực hiện khóa luận này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý phóng viên, nhà báo, cộng tác viên báo Tuổi Trẻ; các nhân vật trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên Báo Tuổi Trẻ năm 2021; các độc giả của Tôi yêu Đà Nẵng đã đồng ý hỗ trợ, giúp đỡ, trả lời các câu hỏi liên quan, nhiệt tình cung cấp các thông tin bổ ích để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách đầy đủ nhất. Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận, tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong quý thầy cô có những ý kiến đóng góp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2022 Sinh viên Phạm Thị Châu Long 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................... 8 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10 6. Bố cục của khóa luận........................................................................................... 11 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................................ 12 1.1. Chức năng và nguyên tắc hoạt động cơ bản của báo chí ................................. 12 1.1.1. Chức năng cơ bản của báo chí ..................................................................... 12 1.1.2. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của báo chí: .................................................. 16 1.2. Dạng tác phẩm chân dung nhân vật trên báo chí ............................................. 17 1.3. Tổng quan chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ ......................... 19 1.3.1. Tổng quan về báo Tuổi Trẻ ....................................................................... 19 1.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Báo Tuổi Trẻ .................................. 19 1.3.1.2. Các sản phẩm xuất bản .............................................................................. 21 1.3.1.3. Trị sự và phát hành .................................................................................... 21 1.3.2. Tổng quan về chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng ........................................... 22 1.3.2.1. Chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên Báo Tuổi Trẻ .................................... 22 1.3.2.2. Tổng quan về người tốt việc tốt và hình thức thể hiện tác phẩm trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ ............................................................... 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 27 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 28 2.1. Đặc trưng đề tài của chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi trẻ............... 28 2.1.1. Chân dung những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch .................................. 34 2.1.2. Chân dung những người bình thường làm việc tử tế .................................... 36 2.1.3. Chân dung những người trẻ làm thiện nguyện ............................................. 40 2 2.2. Hình thức chuyển tải tác phẩm trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ năm 2021 ............................................................................................................. 43 2.2.1. Bài phản ánh về gương điển hình ................................................................. 44 2.2.2. Một số thể loại khác ...................................................................................... 45 2.2.3. Một số yếu tố về hình thức thể hiện tác phẩm khác ..................................... 48 2.2.3.1. Tít ............................................................................................................... 48 2.2.3.2. Ảnh............................................................................................................. 55 2.2.3.3. Sapo ........................................................................................................... 58 2.2.3.4. Box ............................................................................................................. 59 2.2.3.5. Những thay đổi về hình thức tác phẩm khi đăng tải trên phiên bản báo mạng ................................................................................................................................ 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 65 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 66 3.1. Cụ thể hóa một chủ trương nhân văn của thành phố........................................... 67 3.2. Thể hiện trách nhiệm của một tờ báo cụ thể ....................................................... 68 3.3. Lan tỏa giá trị nhân văn đến cộng đồng .............................................................. 68 3.4. Khích lệ tinh thần của nhân vật trong từng tác phẩm ......................................... 71 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................................. 73 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 75 PHỤC LỤC 1 ............................................................................................................... 77 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 80 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 85 PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. 87 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH HÌNH ẢNH VÀ CHÚ THÍCH STT 1 Hình 1: Tít chính được đặt theo mô-típ nêu trực tiếp người TRANG 50 tốt gắn với việc làm tốt 2 Hình 2: Tít chính được đặt theo mô-típ nêu trực tiếp người 50 tốt gắn với việc làm tốt 3 Hình 3: Tít chính được đặt theo mô-típ nêu trực tiếp người 50 tốt gắn với việc làm tốt 4 Hình 4: Tít chính được đặt bằng cách chọn lấy 1 chi tiết đắt 52 giá trong bài 5 Hình 5: Tít chính được đặt bằng cách chọn lấy 1 chi tiết đắt 52 giá trong bài 6 Hình 6: Tít được đặt theo nội dung sự kiện diễn ra 53 7 Hình 7: Tít được đặt theo nội dung sự kiện diễn ra 53 8 Hình 8: Bài viết Bệnh nhân 687 trở về hỗ trợ tuyến đầu chống 54 dịch có 2 tít xen 9 Hình 9: Hình ảnh nhân vật Đặng Dùng trong tác phẩm “Sử 56 gia” của làng Nam Ô 10 Hình 10: Nhân vật Vĩnh Đào trong “Bếp ấm của Vĩnh Đào” 56 đang chuẩn bị thức ăn để phát tặng bà con khó khăn 11 Hình 11: Nữ thủ lĩnh Nguyễn Thị Tình cùng các thành viên đội 57 tình nguyện đưa liệt sĩ về với quê hương (Ảnh trong bài viết: “Nữ thủ lĩnh đi tìm mộ liệt sĩ” (Đoàn Nhạn)). 12 Hình 12: Chú thích ảnh trong bài viết “Nụ cười của người 57 nghèo là hạnh phúc của đời tôi” (Tam Xuân) 13 Hình 13: Chú thích ảnh trong bài viết “Ấm lòng gian hàng 0 58 đồng nơi góc phố” (Tam Xuân) 14 Hình 14: Sapo viết theo mô-típ giới thiệu nhân vật 59 15 Hình 15: Box trong bài viết “Thầy giáo trẻ mở thư viện” 60 (Phạm Được) 4 16 Hình 16: Box sử dụng trong bài viết “Cô giáo trẻ mắc ung 60 thư và dự án “Chúng ta có thể”” 17 Hình 17: Hình ảnh toàn bộ bài viết “Gieo chữ cho trẻ em 62 đường phố” (Diệu Châu) trên báo in 18 Hình 18: Một số hình ảnh của bài viết “Gieo chữ cho trẻ em đường phố” trên báo mạng 5 63 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 BẢNG BIỂU VÀ CHÚ THÍCH TRANG Bảng 1: Bảng phân loại bài viết theo tuyến nhân 34 vật trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên Báo Tuổi Trẻ năm 2021 2 Bảng 2: Bảng phân loại các tác phẩm trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên Báo Tuổi Trẻ năm 2021 – Nhìn từ hình thức thể hiện tác phẩm 6 44 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Khắc họa đậm nét hình ảnh con người trong các tác phẩm báo chí đã trở thành một truyền thống trên chặng đường phát triển của báo chí Việt Nam. Trong bối cảnh báo chí hiện đại, truyền thống này vẫn được chú trọng nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong việc tôn vinh những con người tiêu biểu, lan tỏa đến cộng đồng những điều tốt đẹp, tích cực, thể hiện tính nhân văn, đạo đức truyền thống của dân tộc”.1 Tùy thuộc đặc trưng cũng như tôn chỉ mục đích của các tờ báo cụ thể, các loại hình báo chí cụ thể mà chân dung nhân vật được tiếp cận, tái hiện và đề cập trong các chuyên trang, chuyên mục với những đặc trưng ngôn ngữ và mức độ tiếp cận phù hợp. Báo Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo tiêu biểu trong việc tiếp cận và chuyển tải những tuyến bài viết về con người cụ thể trong dòng chảy thời sự xã hội nhằm lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp đến cộng đồng. Đặc biệt, trong quá trình đồng hành cùng địa phương Đà Nẵng, báo Tuổi Trẻ đã ghi dấu ấn với chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng hơn 5 năm qua. Chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ được ra mắt vào ngày 23/3/2017. Trải qua 5 năm hoạt động, Tôi yêu Đà Nẵng đã khai thác được hơn 150 gương người tốt việc tốt của thành phố. Đó chính là những câu chuyện về nhân vật hoặc nhóm nhân vật: nhóm bạn trẻ lặn lội quyên góp tiền để tạo dựng mái ấm hy vọng cho những mảnh đời khó khăn; những chàng trai trong đội xe bán tải có những đêm thức trắng hỗ trợ dòng người từ miền Nam về quê ngang qua Đà Nẵng; hay câu chuyện về bác tổ trưởng tổ dân phố tận tụy giúp dân. Đặc biệt, trong hơn 2 năm dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp và Đà Nẵng cũng đã từng là tâm điểm; đã có rất nhiều tấm gương người tốt – việc tốt được nhân rộng. Đó là những chiến sĩ công an căng mình gác dịch, tuần tra cho thành phố ngủ yên. Những y bác sĩ, lực lượng vũ trang, lực lượng phòng chống dịch Những con người nơi tuyến đầu giàu lòng dấn thân và hy sinh, đã chấp nhận gác qua sự an toàn của cá nhân và gia đình để lao vào cuộc chiến chống dịch... 1 Phạm Thị Hương, (2020), Ưu điểm của việc khắc họa chân dung nhân vật bằng tác phẩm Mega Story trên báo mạng điện tử, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, số 10/2020 (special) 7 Với mong muốn tìm hiểu cách thức tổ chức nội dung, hình thức chuyển tải tác phẩm về những tuyến nhân vật cụ thể cũng như bước đầu ghi nhận, đánh giá tác động xã hội của chuyên mục đặc biệt này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu những tài liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy tuy chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về chuyên mục mà chúng tôi chọn, song các đề tài liên quan đến gương điển hình hay chân dung người tốt việc tốt đã được nhiều bài viết đề cập, nhiều công trình tiếp cận. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Luận văn Thạc sĩ báo chí của Bùi Thị Thu Trang với đề tài: “Người tốt việc tốt" trên báo chí hiện nay, thực trạng và vấn đề đặt ra (Khảo sát trên các báo: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Lao động từ năm 2004 - 2006)”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu rõ các khía cạnh về nội dung, hình thức thể hiện, những thành công, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về người tốt việc tốt trên các báo bằng những thống kê về số lượng, dung lượng các bài viết về người tốt việc tốt trên 4 tờ báo được khảo sát trong giai đoạn 2004 - 2006. Luận văn Thạc sĩ Báo chí của Dương Thị Mai: “Tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên nhật báo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tiền Phong và Thanh Niên từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013). Công trình nghiên cứu này đã tập trung phản ánh những tấm gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực như: tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, phong trào sáng tạo trẻ và nghiên cứu khoa học; trong học tập, văn hóa, thể dục, thể thao; trong tình nguyện vì cộng đồng. Với chủ đề này, tác giả đã khảo sát, tìm hiểu và phân tích thực trạng việc tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên báo Thanh Niên và Tiền Phong. Theo nghiên cứu của tác giả, mỗi nhà báo khi viết về gương điển hình thật sự rất khó nên nhà báo phải loay hoay lựa chọn cách thể hiện về nội dung, hình thức và cách đặt vấn đề để có thể thu hút được độc giả. Từ nhiều góc độ khác nhau, bằng những lập luận, khảo sát khác nhau, các công trình nghiên cứu này đã nêu lên thực trạng tuyên truyền về hình ảnh con người, những tấm gương điển hình tiên tiến hay chân dung người tốt việc tốt trên báo chí. Những nghiên cứu liên quan kể đến trên đây là những nền tảng quan trọng để chúng tôi tham khảo, vận dụng và phát triển trong đề tài của mình. 8 Về chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể, chủ yếu là những bài viết giới thiệu chuyên mục hoặc tổng kết hoạt động các năm hoặc cảm nhận về chuyên mục, ví dụ như:“Yêu Đà Nẵng theo cách giản dị và tử tế” (Bảo Nam, Báo Công an nhân dân 22/12/2018), “Tôi yêu Đà Nẵng: hành trình 4 năm tôn vinh người tử tế” (Đoàn Nhạn, Tuổi Trẻ 11/12/2020). Những bài viết này có tác dụng định hướng và gợi dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu chuyên mục. Bên cạnh đó, việc chọn báo Tuổi Trẻ để nghiên cứu từng chuyên mục cụ thể hay các tuyến bài theo chủ đề cũng đã có nhiều công trình được thực hiện bởi sinh viên ngành báo chí tại trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, ví dụ như: “Chuyên mục Thời sự và suy nghĩ trên báo Tuổi Trẻ năm 2010” (Nguyễn Mậu Thìn, (2010), Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành cử nhân báo chí, trường đại học Sư phạm – đại học Đà Nẵng), “Tuyến bài về đề tài khởi nghiệp trên báo Tuổi Trẻ năm 2018” (Nguyễn Thanh Thảo, (2019), Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành cử nhân báo chí, trường đại học Sư phạm – đại học Đà Nẵng). Dựa vào các công trình nghiên cứu này, chúng tôi có thể tham khảo và thực hiện nghiên cứu theo đúng hướng. Đối với sinh viên, chuyên mục trên tờ báo mà chúng tôi chọn nghiên cứu vừa gần gũi, vừa có giá trị thực tiễn vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó có nền tảng của những công trình, những bài viết vừa kể trên làm điểm tựa, chúng tôi tự tin hơn trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: - Khảo sát đặc trưng nội dung và hình thức chuyển trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ năm 2021. - Bước đầu đánh giá được những tác động xã hội trên một số phương diện liên quan như: chính sách của thành phố, nhiệm vụ của tòa soạn, nhân vật trong chuyên mục và bạn đọc. Nhiệm vụ: - Hệ thống những vấn đề lí luận liên quan đến chức năng và nguyên tắc hoạt động của báo chí liên quan đến việc thông tin những con người cụ thể trên báo. - Khảo sát nội dung đề tài và hình thức thể hiện của các tác phẩm trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng. 9 - Tổng hợp, phân tích và bước đầu đánh giá một số tác động xã hội của chuyên mục. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tất cả các tác phẩm trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên Báo Tuổi Trẻ năm 2021, ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát: Nhật báo Tuổi Trẻ, phát hành hàng ngày trên phạm vi toàn quốc trong năm 2021. Khảo sát các bài báo trên phiên bản báo mạng điện tử Tuổi Trẻ ở địa chỉ Tuoitre.vn. Chúng tôi khảo sát những bài báo trong chuyên mục được chuyển tải trên phiên bản báo mạng điện tử để so sánh nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm giữa hai phiên bản khác nhau. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Nghiên cứu tài liệu lý thuyết Với đề tài này, chúng tôi vận dụng các kiến thức đã học về nguyên tắc hoạt động và chức năng cơ bản của báo chí để làm tiền đề cho các lý luận của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi thực hiện thu thập và nghiên cứu các tài liệu, sách, báo chí để đánh giá, tổng hợp các vấn đề về gương người tốt việc tốt. Đồng thời, chúng tôi đã đọc và tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tư tưởng Hồ Chí Minh về chân dung người tốt việc tốt để vận dụng, đánh giá vấn đề một cách cụ thể hơn. 5.2. Khảo sát tác phẩm Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tìm kiếm và lựa chọn ra các tác phẩm trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ năm 2021 để tổng hợp, nghiên cứu, phân loại các thể loại, các tuyến nhân vật cụ thể. 5.3. Phỏng vấn sâu Chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để phỏng vấn ba nhóm đối tượng cơ bản: - Phỏng vấn 2 phóng viên, cộng tác viên có bài viết đăng tải trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ năm 2021 để hiểu hơn về thông điệp mà họ muốn nhắn gửi thông qua tác phẩm của mình. 10 - Phỏng vấn 3 nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm của chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng năm 2021 để hiểu hơn về những việc làm ý nghĩa mà họ đã đóng góp cho cộng đồng. - Phỏng vấn 2 bạn đọc của chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng. 6. Bố cục của khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của khóa luận “Chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ - Khảo sát năm 2021” gồm có 3 chương như sau: • Chương 1: Những vấn đề chung • Chương 2: Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ năm 2021 • Chương 3: Một số đánh giá bước đầu về tác động xã hội của chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ năm 2021 11 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Chức năng và nguyên tắc hoạt động cơ bản của báo chí Lịch sử đã ghi nhận, báo chí cách mạng Việt Nam luôn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình. Báo chí là công cụ sắc bén của sự nghiệp cách mạng, của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, báo chí còn là diễn đàn của nhân dân, giúp nhân dân nói lên tiếng lòng của mình và động thời cũng là công cụ hữu ích trong việc định hướng dư luận, tuyên truyền, giáo dục công chúng. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, báo chí nước ta đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, báo chí đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thông tin liên lạc và tuyên truyền một cách kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, báo chí Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Trải qua bao thăng trầm, cho đến nay, khi đất nước đã được độc lập, tự do, ngày càng đổi mới, sáng tạo và hòa nhập thì nền báo chí cách mạng Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, vẫn luôn lắng nghe chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, lắng nghe ý kiến của nhân dân để xứng đáng là diễn đàn của nhân dân, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước. Chúng ta không thể phủ nhận rằng những năm qua, báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt. Chính điều này đã góp phần tích cực trong việc thay đổi nhận thức xã hội; kịp thời lên án những thông tin, quan điểm sai trái, phê phán các tệ nạn xã hội. Hơn thế nữa, trải qua một thời gian dài, báo chí Việt Nam vẫn luôn làm tốt vai trò tiên phong trong việc phát huy tính dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Tuyên truyền những điều tốt đẹp về con người đến con người để thúc đẩy tinh thần của công chúng rộng hơn. Đăc biệt, từ khi dịch bệnh COVID - 19 xuất hiện tại Việt Nam, báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành một trong bốn lực lượng ở tuyến đầu. Cả hệ thống báo chí đã vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Qua đó, chúng ta càng hiểu hơn về chức năng và nguyên tắc hoạt động cơ bản của báo chí Việt Nam. 1.1.1. Chức năng cơ bản của báo chí Hiện nay, xã hội đang bước vào giai đoạn bùng nổ thông tin, đặc biệt là thông tin trên các diễn đàn, trên các trang mạng xã hội ngày càng nhiều và tác động không hề nhỏ 12 đến sự tiếp nhận của công chúng. Chính vì vậy, báo chí càng phải thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình để nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Thông qua quá trình hoạt động của báo chí trong suốt thời gian từ khi ra đời cho đến nay, chúng tôi nhận thấy báo chí đã có những đóng góp rất lớn cho đất nước, cho xã hội, cho công chúng. Ngoài ra, khi xem xét mục đích của hoạt động báo chí đối với các tiểu hệ thống xã hội và đối với hệ thống xã hội trong tổng thể cũng như báo chí trong đời sống xã hội, chúng ta có thể kết luận được một số chức năng cơ bản của báo chí như sau: Chức năng thông tin – giao tiếp: Có thể nói, chức năng thông tin của báo chí là chức năng quan trọng hàng đầu. Tất cả mọi người ai cũng cần thông tin để phục vụ cho cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta đều có nhu cầu biết thông tin và nhu cầu đó ngày càng đa dạng hơn. Báo chí thực hiện chức năng thông tin – giao tiếp là nhằm thực hiện các chức năng khác. Con đường thông tin nhằm giúp báo chí dễ dàng thực hiện các chức năng khác nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bằng các cách tiếp cận khác nhau, báo chí đã cung cấp đến công chúng: • Thông tin về những vấn đề thời sự, sự kiện; • Báo chí giải thích, giải đáp những sự kiện, những vấn đề thời sự đã và đang diễn ra; • Báo chí bình luận về những sự kiện, vấn đề thời sự qua đó góp phần định hướng dư luận của xã hội. Có thể thấy, báo chí có năng lực to lớn trong việc phản ánh sự vận động của đời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần chúng nhằm tạo nên định hướng xã hội tích cực. Sứ mệnh của báo chí chính là thỏa mãn nhu cầu thông tin trong đời sống xã hội, bởi nhờ thông tin mà con người tự nhiên mới có thể trở thành con người xã hội. Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các loại hình và tác phẩm văn hóa – văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu cầu văn hóa – giải trí của nhân dân. Thông tin trên báo chí cần đảm bảo các yếu tố sau: • Thứ nhất: thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan • Thứ hai: thông tin nhanh chóng, kịp thời, tức là thông tin phải nóng • Thứ ba: thông tin cần đảm bảo tính phong phú, đa dạng và nhiều chiều 13 • Thứ tư: thông tin phải phù hợp với các quy tắc, giá trị xã hội, giá trị văn hóa và đạo lý dân tộc Chức năng giáo dục tư tưởng: Báo chí tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng này có thể lan truyền rộng rãi và chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân. Chức năng tư tưởng của báo chí thực chất và chủ yếu là cổ vũ, truyền bá, bảo vệ cho một hệ tư tưởng nhất định. Chức năng tư tưởng là chức năng thể hiện tính mục đích, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của báo chí. Chức năng tư tưởng của báo chí thể hiện tính mục đích, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của báo chí. Đối với chức năng này thì báo chí phải là lực lượng xung kích đi đầu và góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục lí tưởng xã hội. Báo chí đi đầu và góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng của Đảng. Chức năng này đảm bảo báo chí luôn giáo dục tư tưởng công chúng theo hướng tích cực; thường xuyên và kịp thời phát hiện các nhân tố mới tích cực, kích thích năng lực sáng tạo của con người và cộng đồng nói chung; phát huy, ca ngợi cái tốt, bài trừ, đấu tranh chống tham nhũng, cái xấu. Đối với nước ta, báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo vì nhận thức sâu sắc về nguồn lực con người, về đào tạo và sử dụng con người để phục vụ con người tốt hơn. Trong chủ đề của khóa luận, sau khi tìm hiểu chúng tôi thấy rằng báo chí cũng đã thể hiện rõ được chức năng tư tưởng của mình. Báo chí đã không ngừng tìm kiếm những tấm gương người tốt việc tốt, những hành động ý nghĩa để tuyên truyền và giáo dục cộng đồng. Thông qua đó, chúng tôi nhận thấy chức năng giáo dục được thể hiện rõ trong từng tác phẩm của chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ. • Thứ nhất, qua từng tác phẩm, báo Tuổi Trẻ đã góp phần truyền cảm hứng tích cực đến lối sống đẹp của cộng đồng. • Thứ hai, chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng đã tác động tích cực và làm thay đổi được hành vi cũng như suy nghĩ của nhiều lớp công chúng khác nhau. Góp phần hình thành nhân cách, ý thức, con người được hoàn thiện hơn mỗi ngày. 14 • Thứ ba, từ những câu chuyện, những nhân vật cụ thể trong tác phẩm của chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng, chúng tôi nhận được tình cảm, những bài học sâu sắc làm động lực để phát triển bản thân mỗi ngày. Chức năng khai sáng, giải trí: Trong chức năng khai sáng, giải trí báo chí tham gia bảo tồn các hệ thống giá trị văn hóa thông qua giáo dục truyền thống. Báo chí cũng đã lên án, phê phán thói hư tật xấu, các biểu hiện bảo thủ, trị trệ, đấu tranh chống các hiện tượng phi văn hóa. Đồng thời thực hiện giao lưu văn hóa với các dân tộc, các cộng đồng trên thế giới. Chức năng quản lí, giám sát và phản biện xã hội: Chức năng quản lý, giám sát và phản biện trong xã hội của báo chí thể hiện ở việc kịp thời phát hiện những nơi làm đúng để biểu dương khích lệ và tổng kết kinh nghiệm, phát hiện những nơi trục trặc, làm sai để đấu tranh. Chức năng này nếu báo chí làm tốt cho thấy báo chí có tính độc lập tương đối. Chức năng kinh tế – dịch vụ: Ngày nay, kinh tế thị trường phát triển không ngừng kéo theo đó là sự phát triển của hàng hóa và chúng ta không thể phủ nhận rằng báo chí cũng được xem là một loại hàng hóa để lưu thông. Trong chức năng kinh tế – dịch vụ của báo chí, quảng cáo là vấn đề quan trọng. Đây là chức năng đặc biệt, trong quá trình thực hiện cần có đội ngũ chuyên nghiệp và quy trình, cách thức, thể chế đặc thù. Báo chí có vai trò quan trọng trong việc truyền tải và phản ánh các thông điệp, sự kiện, hiện tượng, vấn đề. Báo chí ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình vận động của công chúng trước mỗi sự kiện trong đời sống hằng ngày. Từ các chức năng của báo chí đã nêu ra ở trên, soi chiếu với các bài viết trong chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy tuyến bài về đề tài này trên báo Tuổi Trẻ đã cơ bản thực hiện được các chức năng của báo chí, trong đó nổi bật nhất là chức năng tư tưởng. Cụ thể, tuyến bài về đề tài này đã mang đến cho bạn đọc những góc nhìn mới về giá trị nhân đạo và nhân văn trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, chuyên mục cũng đã giới thiệu đến công chúng những tấm gương điển hình, các hành động ý nghĩa nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng. Từ đó, tuyến bài về đề tài người tốt việc tốt hướng đến tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia làm việc tốt. Đồng thời, từ sự khai sáng của tuyến bài này, phong trào người tốt việc tốt được lan tỏa mạnh 15 mẽ hơn, lòng tốt được nhân rộng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của con người và xã hội. 1.1.2. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của báo chí: Hoạt động báo chí thuộc về các loại hình hoạt động chính trị - xã hội liên quan mật thiết đến tư tưởng, tình cảm của con người và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Ở đó, dù khách quan đến mức nào, người làm báo cũng bộc lộ cách nhìn, thái độ, phương pháp tiếp cận và sự bình giá của mình đối với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. “Báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp, của nhóm xã hội đó”. Báo chí sẽ lên án cái xấu, tuyên truyền cái tốt đến gần hơn với công chúng. Chính vì vậy, khi hoạt động, báo chí cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như sau: Tính khách quan, chân thật: Sức mạnh, uy tín và danh dự của cơ quan báo chí phụ thuộc trực tiếp vào độ khách quan, chân thật của thông tin mà họ cung cấp cho báo chí. Việc thông tin, phản ánh các sự kiện và vấn đề thực tế với đầy đủ các chi tiết vốn có của nó, không thêm bớt, không thiên lệch, thiên vị, thông tin sự kiện như nó vốn có trong thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động báo chí. Đây cũng là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong báo chí mà người làm báo cần phải nắm rõ. Đối với chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ mà chúng tôi lựa chọn để thực hiện khóa luận, chúng tôi cũng nhận ra được tính khách quan, chân thật mà chuyên mục thể hiện rõ. Từng câu chuyện, từng nhân vật trong mỗi tác phẩm đều có thật và đây chính là những tấm gương hiện hữu ngoài đời thật. Qua đó, chúng ta có thể tin tưởng rằng báo chí nói chung và báo Tuổi Trẻ nói riêng đã và đang thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của báo chí; cụ thể ở đây chính là tính chân thật, khách quan. Tính khuynh hướng: Tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng trong hoạt động báo chí. Trong hoạt động báo chí, tính khuynh hướng được xem là nguyên tắc tất yếu và phổ biến nhất. Mỗi nhà báo cần phải tự giác và nhiệt thành tuyên truyền, giáo dục quan điểm, tư tưởng, đường lối chính sách của Đảng để làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Tính nhân dân và dân chủ: Tính nhân dân là sự phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân thông qua nội dung, hình thức tác phẩm báo chí, truyền thông. Khi thông tin, giải 16 thích và giải đáp sự kiện, vấn đề luôn xuất phát từ lập trường lợi ích của nhân dân, phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của nhân dân; nhà báo không nên nói thêm nói bớt hay đưa vào các ý kiến cá nhân của mình gây bất lợi cho dân và mất đi tính dân chủ của sản phẩm, thông tin. Tính dân tộc và quốc tế: Tính dân tộc gắn liền với tính quốc tế của hoạt động báo chí. Chúng ta coi tính dân tộc và tính quốc tế là một nguyên tắc trong hoạt động không thể thiếu truyền thông đại chúng. Mọi hoạt động báo chí đều cần có tính dân tộc. Đây dường như là cơ sở về nhận thức – tinh thần của báo chí. Tính quốc tế bao gồm tính đoàn kết và hợp tác quốc tế trong hoạt động báo chí được quy định bởi nhu cầu mở rộng thông tin của đông đảo quần chúng trong mọi hoạt động của đời sống. Tính dân tộc và quốc tế đòi hỏi báo chí tham gia xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu Việt trên phạm vi toàn cầu. Tính nhân văn: Báo chí Việt Nam là một nền báo chí cách mạng, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trải qua bao nhiêu gian khó, đồng hành cùng nhân dân chống giặc; báo chí Việt Nam dường như đã thấm nhuần tinh thần dân tộc, luôn tự giác và kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và quyền con người cũng như các giá trị cao cả. Trước cuộc sống hàng ngày với rất nhiều sự kiện tốt, xấu, tàn bạo và nhân văn, chân thành và dối trá diễn ra thì tính nhân văn của báo chí và niềm tin của công chúng đối với báo chí cần phải được quan tâm đúng mức. Thông qua chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trên báo Tuổi Trẻ, chúng tôi càng nhận ra được tính nhân văn được thể hiện trong từng tác phẩm. Mỗi câu chuyện đều ẩn chứa một thông điệp nhân văn, mỗi tấm gương là một bài học cao cả dành cho mọi người. Chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng trong những năm qua đã và đang thể hiện tốt vai trò của mình, đáp ứng được đúng và đầy đủ nguyên tắc hoạt động cơ bản của nền báo chí cách mạng Việt Nam. 1.2. Dạng tác phẩm chân dung nhân vật trên báo chí Chân dung là thuật ngữ không còn quá xa lạ với đa số mọi người, thuật ngữ này đã được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn học... Và trong lĩnh vực báo chí, khái niệm chân dung cũng đã xuất hiện từ lâu. Bàn về dạng tác phẩm chân dung nhân vật trên báo chí, chúng ta không thể không nhắc đến thể loại ký chân dung - thể loại báo chí tiêu biểu khi phản ánh chân dung con 17 người. Về dạng tác phẩm này, tác giả Đức Dũng đã từng quan niệm: “Con người trong tác phẩm ký chân dung phải có địa chỉ xác thực, tiêu biểu, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự. Con người phải được đặc tả ở diện mạo, dáng vẻ bề ngoài hoặc thông qua những hành động, những việc làm tiêu biểu”. Không chỉ vậy, trong báo chí, chân dung con người còn được khắc họa qua các bài phản ánh, phóng sự thể hiện rõ vóc dáng, hành động, tính cách của nhân vật. “10 năm làm tổ trưởng, hình bóng ông Tráng gầy gò trong bộ đồ tây sờn cũ màu cháo lòng in đậm trong tâm trí bà con kiệt này. Những hôm thành phố cách ly, ông tổ trưởng như đôi chân không biết mệt mỏi của mấy chục hộ dân trong tổ. Đi chợ thay, phát thực phẩm cho bà con, lập danh sách hộ khó khăn nhận quà, mua sữa cho trẻ nhỏ, mua thuốc cho người ốm đều qua tay tổ trưởng” - Bác tổ trưởng tận tụy của bà con tổ 49 (Tấn Lực, Tuổi Trẻ 21/09/2021). Hay: “Bên trong chốt kiểm dịch, gần chục cán bộ thuộc các lực lượng công an, y tế… ai ai cũng luôn miệt mài với công việc của mình. Không ai bảo ai, mỗi người mỗi nhiệm vụ từ ra hiệu lệnh dừng xe, đo thân nhiệt, ghi chép thông tin của người, phương tiện đi vào thành phố. Họ giống như những lớp lá chắn đầu tiên trên tuyến đầu phòng chống dịch COVID- 19 xâm nhập vào địa bàn. Những giấc ngủ chập chờn trong chốt, ban ngày đội nắng, đêm xuống các anh phơi sương làm nhiệm vụ. Nhìn những khuôn mặt in hằn dấu vết khẩu trang phần nào thấu hiểu những vất vả của họ.” – 0 giờ ở chốt kiểm dịch (Tam Xuân, Tuổi Trẻ 18/06/2021). Các nét tả chân dung này phải khách quan, chân thật thì mới có niềm tin nơi công chúng. “Mỗi bức chân dung cụ thể có thể nói lên một mảng hiện thực nào đó: hoặc minh chứng cho một truyền thống lịch sử, một phong tục tập quán, một nếp nghĩ, nếp làm ăn của một địa phương, một tộc người hoặc một khuynh hướng xã hội nào đó. Chân dung con người có thể là tích cực hoặc tiêu cực, hạnh phúc hay bất hạnh, đáng biểu dương hay đáng phê phán…”. 2 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đào tạo con người là vấn đề chiến lược, phong trào “người tốt, việc tốt” chính là một biện pháp quan trọng của chiến lược đào tạo con người đó”. Bên cạnh đó, Người cho rằng: “Lấy gương người 2 Tạ Ngọc Tấn, Tác phẩm báo chí 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất