Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “điện tích. điện trường” vật lí 11 theo hướng...

Tài liệu Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “điện tích. điện trường” vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh

.PDF
115
1
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÍ NGUYỄN VĂN THUẬN THÀNH LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÍ NGUYỄN VĂN THUẬN THÀNH LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý/Vật lý học Khóa học: 2021 – 2022 Nguời hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn từ quý thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến quý thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh, đặc biệt là thầy PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh - người đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt hành trình thực hiện khóa luận tốt nghiêp và Th.S Trần Thị Hương Xuân đã đóng góp ý kiến phản biện, nhận xét cho đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Đà nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả Nguyễn Văn Thuận Thành I MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC II DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT V DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC HÌNH VII MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH. 5 1.1 Tổng quan về năng lực và năng lực nhận thức Vật Lí .............................................5 1.1.1. Khái niệm năng lực 5 1.1.2. Năng lực chung 6 1.1.3. Năng lực Vật Lí 13 1.1.4. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực vật lí cho học sinh THPT 16 1.2. Lựa chọn và sử dụng bài tập Vật Lí trong chương trình THPT .........................17 1.2.1. Khái niệm bài tập Vật Lí 17 1.2.2. Phân loại bài tập Vật Lí 18 1.2.3. Vai trò của bài tập Vật Lí 20 1.2.4. Nguyên tắc và quy trình lựa chọn BTVL theo định hướng phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của HS 21 1.3. Thực trạng việc sử dụng BTVL vào dạy học phát triển năng lực năng lực nhận thức Vật lí của HS ............................................................................................................23 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu điều tra 23 1.3.2. Nội dung nghiên cứu điều tra 23 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra 23 1.3.4. Đối tượng nghiên cứu điều tra 23 1.3.5. Kết quả điều tra 23 II 1.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí ở trường THPT. .............................................................................29 1.4.1. Thuận lợi 29 1.4.2. Khó khăn 29 1.5. Ý nghĩa của việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh. ............................................................................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30 CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” – VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH. 31 2.1. Nội dung kiến thức chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 .........................31 2.1.1. Đặc điểm chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 31 2.3. Ma trận về nội dung theo các mức độ năng lực nhận thức Vật Lí. .....................35 2.4. Lựa chọn hệ thống bài tập “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11...........................39 2.5. Soạn thảo một số tiến trình dạy học chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 trong đó có sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của học sinh .................................................................................................54 2.5.1. Tiết 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT COULOMB. 54 2.5.2. Tiết 5,6: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN 63 2.5.3. Tiết 7. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 86 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 87 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .......................................................................87 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................................................................87 3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .............................................................................87 3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..............................................................................87 3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................................88 3.5.1. Chọn lớp thực nghiệm sư phạm: 88 3.5.2. Quan sát tiết học 88 III 3.5.3. Phương pháp chuyên gia 88 3.6. Tiến hành thực nghiệm 88 TIỂU KẾT CHƯƠNG III 93 TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ 94 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ PLI PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ PLIII PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH GV THAM GIA NGHIÊN CỨU CHUYÊN GIA IV PLV PLIX Chữ viết tắt DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở HS Học sinh TTLĐ Thị trường lao động GQVĐ Giải quyết vấn đề SGK Sách giáo khoa BT Bài tập GV Giáo viên BTVL Bài tập vật lí TC Tiêu chí NL Năng lực V DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Phân loại năng lực chung .................................................................................... 6 Bảng 1. 2. Phân loại năng lực đặc thù ............................................................................... 10 Bảng 1. 3. Phân loại BTVL ............................................................................................... 18 Bảng 1. 4. Thực trạng của việc lựa chọn và sử dụng bài tập chương Điện tích – Điện trường – Vật lí 11 của giáo viên dạy học Vật Lí ở trường THPT (9 giáo viên) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. ........................................................................................................... 23 Bảng 1. 5. Thực trạng của việc học Vật Lí theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT Hòa Vang (44 học sinh) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. .................................... 26 Bảng 2. 1. Phân phối chương trình của chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 THPT ........................................................................................................................................... 31 Bảng 2. 2. Các chỉ số yêu cầu cần đạt của các bài thuộc “Điện tích. Điện trường”.......... 31 Bảng 2. 3. Bảng liên hệ giữa chỉ số hành vi môn vật lí với chỉ số hành vi của “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11...................................................................................................... 33 Bảng 2. 4. Ma trận đề bài theo hướng dẫn của BGD&ĐT theo 4 bậc của Bloom: biết .... 35 Bảng 3. 1. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài ..................................................................... 89 VI DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Khái niệm năng lực............................................................................................. 6 Hình 1. 2. Khảo sát giáo viên THPT Hòa Vang ................................................................ 26 Hình 1. 3. Khảo sát HS THPT Hòa Vang.......................................................................... 28 VII MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm trở lại đây, nền giáo dục trên thế giới đã rất phát triển, ngày ngày đổi mới để tìm ra, đào tạo những nguồn nhân lực đủ khả năng để phục vụ được nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của xã hội. Và Việt Nam cũng đã và đang cố gắng để làm được điều đó. Trong nghị quyết Hội nghị TƯ8, khoá XI về đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực" Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng đổi mới để bắt kịp xu thế giáo dục trên thế giới thế nhưng nền giáo dục ở Việt Nam lại còn bị nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết là chính, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là các môn về khoa học tự nhiên, trong đó có Vật Lí. Chính vì lẽ đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã chính thức được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, tạo môi trường học tập, rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông, biết vận dụng kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời ….Và bài tập chính là một trong những công cụ hữu ích giúp giáo viên trang bị cho học sinh những yêu cầu mới của chương trình này. Việc giải bài tập không chỉ giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng phân tích vấn đề, tư duy, xây dựng lập luận, mà còn có thể tạo ra được sự hứng thú cho học sinh, giúp 1 học sinh nhận ra sự liên quan chặt chẽ giữa kiến thức đang học và đời sống. Do đó, việc lựa chọn một hệ thống bài tập logic theo định hướng phát triển năng lực nhận thực Vật Lí là vô cùng quan trọng. Với chương trình giáo khoa hiện hành hiện nay, em nhận thấy những bài tập được đưa ra vẫn chưa có đủ sự liên hệ với đời sống, đồng thời, những bài tập này lại tương đối thiên về kĩ năng tính toán là chính, vẫn chưa giúp học sinh rèn luyên luyện năng lực nhận thức Vật Lí nhiều. Điều này có thể giúp nhiều học sinh giải tốt các bài tập khi kiểm tra, thi cử, nhưng khi được đặt vào tình huống cụ thể thì chính học sinh lại lúng túng khi không biết phải vận dụng hay lựa chọn kiến thức Vật Lí nào để giải quyết. Trong khi Vật Lí là một môn khoa học tự nhiên có tính ứng dụng rất nhiều trong đời sống và là nền móng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khoa học kĩ thuật như chế tạo máy móc, thiệt bị điện tử, chinh phục vũ trụ… Chính vì vậy, để khắc phục điều này, em cho rằng các bài tập Vật Lí phải có tính hệ thống, được chọn lọc kĩ lưỡng và phải được sử dụng sao cho phù hợp với mục đích dạy học, chú trọng bồi dưỡng các năng lực Vật Lí cần thiết cho học sinh để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và phát huy tính say mê, sáng tạo của các em học sinh nhằm định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em học sinh. Với những vấn đề và lí do được nêu ở phía trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “Điện tích – Điện trường” - Vật Lí 11 theo hướng phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của học sinh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 để dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của học sinh. 3. Giả thiết khoa học Nếu lựa chọn và sử dụng được bài tập trong dạy học chương “Điện tích. Điện trường” một cách hợp lí sẽ phát triển năng lực vật lí của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài - Nghiên cứu thế nào là năng lực, năng lực nhận thức trong Vật Lí. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về lựa chọn và sử dụng bài tập trong dạy học Vật Lí . 2 Nhiệm vụ 2: Phân tích nội dung kiến thức để lựa chọn và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 - Nghiên cứu nội dung, mục tiêu dạy học Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11. - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo để lựa chọn hệ thống bài tập. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hướng dẫn hoạt động giải bài tập trong dạy học chương Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực nhận thức Vật Lí. Nhiệm vụ 3: Lựa chọn hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập trong dạy học chương Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 - Lựa chọn hệ thống bài tập của chương Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 - Thiết kế phương án dạy học có sử dụng hệ thống bài tập của chương Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của học sinh. Nhiệm vụ 4: Tiến hành nghiên cứu chuyên gia 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng Hoạt động dạy và học chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 và việc sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của học sinh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quá trình dạy và học chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 và việc sử dụng bài tập đánh giá nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật Lí. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các đề tài về dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học bậc THPT hiện nay. - Nghiên cứu nội dung chương trình học môn chương Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11. 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát Thăm dò, trao đổi ý kiến với GV các trường THPT về thực trạng sử dụng BTVL chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của HS thông qua phiếu khảo sát 3 6.3. Thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH. 1.1 Tổng quan về năng lực và năng lực nhận thức Vật Lí 1.1.1. Khái niệm năng lực Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động” Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard, năng lực là “những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả trong việc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ. Theo ILO, competency (năng lực) bao gồm các kiến thức, kỹ năng và bí quyết áp dụng và làm chủ được trong một bối cảnh cụ thể. Theo Bộ Giáo dục Quebec Canada, trong cuốn Công nghệ Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (nguyên bản tiếng Pháp đã được dịch sang tiếng Việt), định nghĩa năng lực là “khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kỹ năng tương ứng với ngưỡng quy định khi bước vào TTLĐ”. Như vậy, khái niệm của năng lực được đưa ra vô cùng rộng, thật sự để tìm ra được một định nghĩa đúng nhất, hay nhất, phù hợp nhất là rất khó, tuy nhiên nội hàm ý nghĩa sâu xa của chùng vẫn có nét tương đồng với nhau. Có thể hiểu đơn giản khái niệm năng lực thông qua sơ đồ dưới đây: 5 Hình 1. 1. Khái niệm năng lực => Ở đây rất nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa khái niệm năng lực và kĩ năng. Năng lực là một cái gì đó bao hàm hơn, rộng hơn so với kĩ năng, Nó đòi hỏi kết hợp nhiều kiến thức, kỹ năng và cả thái độ tiếp cận vấn đề. Năng lực được chia thành 2 loại: năng lực chung và năng lực đặc thù, ở đây ta sẽ xét kĩ hơn về năng lực nhận thức Vật lí. 1.1.2. Năng lực chung Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả như năng lực tự chủ và tự học, năng lực GQVĐ và sáng tạo và năng lực giao tiếp và hợp tác (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Ở đây, trong khuôn khổ của nội dung khóa luận, em xin phân loại năng lực chung chỉ dành riêng đối với học sinh THPT. Bảng 1. 1 Phân loại năng lực chung NĂNG LỰC CHUNG 1. Năng lực tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong Tự lực học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực. Tự khẳng Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức định và bảo và pháp luật. vệ quyền, 6 nhu cầu chính đáng Tự điều Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản chỉnh tình thân; tự tin, lạc quan. cảm, thái độ, - Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình hành vi của tĩnh và có cách cư xử đúng. - Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và mình đời sống. - Biết tránh các tệ nạn xã hội. Thích ứng - Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho với cuộc sống hoạt động mới, môi trường sống mới. - Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới Định hướng - Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân. nghề nghiệp - Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề. - Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân. Tự học, tự - Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt hoàn thiện mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế. - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. - Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để 7 có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. - Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân. 2. Năng lực giao tiếp và hợp tác Xác định - Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh mục đích, nội giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong dung, phương giao tiếp. tiện và thái - Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện độ giao tiếp giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. - Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng. - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp. - Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. Thiết lập, - Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác. phát triển các - Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác quan hệ xã hoặc giữa những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn. hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn Xác định Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản mục đích và thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc phương thức nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. hợp tác 8 Xác trách định Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhiệm nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm. và hoạt động của bản thân Xác định nhu Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng cầu và khả thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công năng của việc và tổ chức hoạt động hợp tác. người hợp tác Tổ chức và Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả thuyết phục nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý người khác Đánh hoạt giá Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ đạt động mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm. hợp tác Hội và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. nhập - Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế. - Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, quốc tế tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương. - Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè. 3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ra ý Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn tưởng mới thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy Nhận được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. Phát hiện và Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và làm rõ vấn đề nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Hình thành Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không và triển khai theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình ý tưởng mới thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự 9 thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. Đề xuất, lựa Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất chọn pháp giải và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. Thiết kế và tổ - Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương chức động hoạt tiện hoạt động phù hợp; - Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động. - Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. - Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động. Tư duy độc Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một lập chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. Bảng 1. 2. Phân loại năng lực đặc thù NĂNG LỰC ĐẶC THÙ 1. Năng lực Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và ngôn ngữ năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết. Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo. 2. Năng lực Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây: tính toán - Nhận thức kiến thức toán học; - Tư duy toán học; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 10 Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán. 3. Năng lực Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau khoa học đây: - Nhận thức khoa học; - Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí). Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). 4. Năng lực Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau công nghệ đây: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất