Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyề...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 trung học cơ sở

.PDF
196
1189
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------------- PHÙNG THỊ THẠO XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỂ DẠY HỌC KIẾN THỨC DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ MÔN SINH HỌC LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lập HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 9 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 10 3. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 10 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11 5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 11 6. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 11 7. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 11 8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12 9. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 21 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 22 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 22 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 22 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 24 1.1.3. Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm khách quan ....................................... 27 1.1.4. Ưu nhược điểm của các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy kiến thức mới và trong kiểm tra đánh giá ..................................................... 31 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 36 1.2.1. Thực trạng việc dạy học kiến thức Di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 9 trong các trường trung học cơ sở ........................................................ 36 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên ........................................................ 43 Chương 2: XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG MCQ ĐỂ DẠY KIẾN THỨC MỚI VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ................... 46 2.1. Khái niệm về câu hỏi, câu hỏi trắc nghiệm khách quan ......................... 46 2.1.1.Khái niệm về câu hỏi ........................................................................... 46 2.1.2. Khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm khách quan .................................... 47 2.2. Tiêu chuẩn của một câu hỏi MCQ và một bài trắc nghiệm MCQ........... 48 4 2.2.1. Tiêu chuẩn của một câu hỏi MCQ ...................................................... 48 2.2.2. Tiêu chuẩn của một bài trắc nghiệm khách quan dạng MCQ ............. 49 2.3. Một số nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ .... 51 2.3.1. Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ................. 51 2.3.2. Các nguyên tắc biên soạn liên quan đến việc cân đối câu hỏi trắc nghiệm với các mục đích hỏi ........................................................................ 52 2.3.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn các giải pháp trả lời .............. 52 2.4. Các bước cơ bản để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm MCQ [17] .......... 54 2.4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu kết quả đánh giá ....................................... 56 2.4.2. Bước 2: Phân tích nội dung để xây dựng bảng trọng số ...................... 58 2.4.3. Bước 3: Tuyển chọn và xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm ................. 59 2.4.4. Bước 4:Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi ....................................... 60 2.5. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ phần Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9 trung học cơ sở.......................................................... 62 2.5.1. Nghiên cứu nội dung và mục tiêu phần Di truyền và biến dị sinh học 9 trung học cơ sở ............................................................................................. 62 2.5.2. Xây dựng bảng trọng số cần trắc nghiệm phần Di truyền và biến dị sinh học 9 ............................................................................................................ 69 2.5.3. Xây dựng câu hỏi tự luận nhỏ phần Di truyền và biến dị Sinh học 9 .. 69 2.5.4. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ cho từng loại kiến thức ...................................................................................................... 73 Chương 3: SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ................................................... 123 3.1. Sử dụng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan dạng MCQ vào dạy học kiến thức mới ..................................................................................................... 123 3.1.1. Quy trình sử dụng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan dạng MCQ trong dạy học kiến thức mới ................................................................................ 123 5 3.1.2. Một số giáo án thực hiện phương pháp sử dụng MCQ trong dạy học kiến thức mới (Phụ lục 3) ........................................................................... 126 3.1.3. Kết quả thực nghiệm......................................................................... 127 3.2. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh .......................................................................................... 133 3.2.1. Xác định thời gian trả lời cho một câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ, thời gian và số lượng câu hỏi cho một đề kiểm tra ........................... 133 3.2.2. Cách tổ hợp hệ thống câu hỏi MCQ đã xây dựng tạo thành các đề trắc nghiệm khách quan .................................................................................... 135 3.2.3. Bước đầu sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua 4 bài trắc nghiệm về nội dung Di truyền và biến dị ........................................................................... 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 138 1. Kết luận .................................................................................................. 138 2. Khuyến nghị ........................................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 139 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh KTĐG : Kiểm tra đánh giá MCQ : Multi-choice-questions SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở TNKQ : Trắc nghiệm khách quan TN : Thực nghiệm THPT : Trung học phổ thông 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, câu hỏi TNKQ trong dạy học phần Di truyền và biến dị ........................................... 37 Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc sử dụng câu hỏi TNKQ ............................... 40 trong các khâu của quá trình dạy học ............................................................ 40 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thái độ học tập của HS phần Di truyền và biến dị ...41 Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung kiến thức Di truyền và biến dị Sinh học 9 ........ 63 Bảng 2.2. Mục tiêu phần Di truyền và biến dị Sinh học 9 ............................. 65 Bảng 2.3. Bảng trọng số xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ ..................... 69 phần Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9 ...................................................... 69 Bảng 2.4. Tỉ lệ câu hỏi TNKQ dạng MCQ cho từng loại kiến thức .............. 73 Bảng 2.5. Độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong bài trắc nghiệm ..... 75 Bảng 2.6. Độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong bài trắc nghiệm ..... 75 Bảng 2.7. Độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong bài trắc nghiệm ..... 75 Bảng 2.8. Điểm trung bình và phương sai của bài trắc nghiệm tổng thể. ...... 79 Bảng 3.1. Quy trình sử dụng MCQ trong dạy kiến thức mới. ..................... 123 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra ở 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng bài kiểm tra số 1........................................................................................................ 128 Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra ở 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng bài kiểm tra số 2........................................................................................................ 128 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra ở 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng bài kiểm tra số 3........................................................................................................ 129 Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra ở 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng bài kiểm tra số 4........................................................................................................ 130 Bảng 3.6 Kết quả của 4 lớp của trường THCS Cầu Giấy ở 4 bài kiểm tra trắc nghiệm ....................................................................................................... 135 Bảng 3.7 Kết quả của 4 lớp của trường THCS Lê Qúy Đôn ở 4 bài kiểm tra trắc nghiệm ................................................................................................ 136 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình chung về xây dựng câu hỏi trắc nghiệm MCQ ............. 54 Sơ đồ 2.2. Quy trình xây dựng và tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm MCQ ..... 55 phần Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9 ...................................................... 55 Sơ đồ 2.3. Quy trình tuyển chọn câu hỏi MCQ đã qua kiểm định phần ........ 56 Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9. ............................................................. 56 Biểu đồ 2.1. Độ khó của 240 câu hỏi TNKQ dạng MCQ .............................. 76 qua thực nghiệm khảo sát ............................................................................. 76 Biểu đồ 2.2. Độ phân biệt của 240 câu hỏi TNKQ dạng MCQ ..................... 77 qua thực nghiệm khảo sát ............................................................................. 77 Biểu đồ 2.3. Kết quả xác định những câu đạt và không đạt yêu cầu.............. 78 về cả hai chỉ tiêu FV và DI ........................................................................... 78 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông qua điểm trung bình ............................................................. 131 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông qua tỉ lệ điểm khá giỏi .......................................................... 131 Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông qua tỉ lệ điểm dưới trung bình .............................................. 132 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới trong giáo dục là điều kiện tất yếu nhằm đào tạo bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục mà Đảng đề ra, ngoài việc đổi mới nội dung thì cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp dạy học, trong đó có phƣơng pháp KTĐG. Có nhiều phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp KTĐG khác nhau. Dù là phƣơng pháp dạy học nào thì đều có mỗi liên hệ chặt chẽ với nội dung chƣơng trình, phƣơng tiện dạy học và phƣơng pháp KTĐG. Mỗi phƣơng pháp có những ƣu nhƣợc điểm riêng. Thực tiễn cho thấy không có một phƣơng pháp nào là tối ƣu đối với mọi mục tiêu giáo dục. Có nhiều hình thức KTĐG đã và đang đƣợc áp dụng trong quá trình dạy học. TNKQ là một phƣơng pháp đo lƣờng và đánh giá có nhiều ƣu điểm đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Đó là một phƣơng pháp tƣơng đối khách quan, không phụ thuộc vào ngƣời chấm bài, nó bao phủ đƣợc hầu hết nội dung môn học, hạn chế đƣợc may rủi quay cóp bài, thích hợp với kì thi đại trà, ứng dụng đƣợc khoa học kĩ thuật. Phƣơng pháp này cũng khắc phục đƣợc nhiều nhƣợc điểm của phƣơng pháp tự luận. Tuy nhiên việc áp dụng TNKQ trong KTĐG đôi khi cũng không kiểm soát đƣợc khả năng đoán mò và không đánh giá đƣợc cách lập luận của HS. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp TNKQ trong dạy kiến thức mới sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc khắc phục nhƣợc điểm của nó trong KTĐG. Việc này còn phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của HS, giúp HS dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức mới, đồng thời cũng rèn đƣợc kỹ năng vận dụng câu hỏi TNKQ trong việc dạy kiến thức mới và KTĐG. Từ đó có thể giảm thiểu nhƣợc điểm và phát huy tối đa ƣu điểm của phƣơng pháp này. 9 Mặt khác, kiến thức phần Di truyền và biến dị ở chƣơng trình Sinh học lớp 9 là phần kiến thức khó, trừu tƣợng đối với HS nên HS khó nắm vững đƣợc những kiến thức cơ bản và khó khắc sâu đƣợc kiến thức.Việc áp dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học giúp HS tự học qua việc tìm hiểu SGK, giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đặc biệt, hiện nay các kì thi tốt nghiệm THPT và thi Đại học, cao đẳng…đều có sử dụng hình thức TNKQ dạng MCQ, nên việc đƣợc làm quen với cách học, cách KTĐG theo hình thức TNKQ giúp các em dễ dàng tiếp cận hơn khi học lên các bậc học cao hơn. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để dạy học kiến thức Di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 9 trung học cơ sở”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng câu hỏi TNKQ theo nội dung phần Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9 THCS. Đề xuất việc sử dụng các câu hỏi TNKQ trong việc dạy kiến thức mới và KTĐG kết quả học tập của học sinh phần Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9 THCS. 3. Lịch sử nghiên cứu Việc áp dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học đã đƣợc áp dụng trên thế giới. Hiện đã có nhiều tác giả biên soạn câu hỏi TNKQ phần Di truyền và biến dị nhƣ Trịnh Nguyên Giao từ những năm 1997, Vũ Đình Luận (2005) nhƣng tập trung ở đối tƣợng sinh viên các trƣờng cao đẳng, và một số đề tài ở Sinh học lớp 12 nhƣ Nguyễn Thị Kim Giang (1997), Cao Kim Thoa (2008), Dƣơng Thu Hiền (2009). Bên cạnh đó đã có một số tác giả xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong việc hình thành kiến thức mới trong dạy học phần di truyền và biến dị 9 nhƣ Phan Thị Thu Hiền (2006), Hoàng Hải Phòng (2010)… Một số tài liệu về KTĐG thƣờng xuyên và định kì đƣợc các tác giả xây dựng nhƣ Ngô Văn Hƣng (2008)…song chƣa có công trình nào xây dựng 10 các câu hỏi TNKQ một cách hệ thống dùng cho việc dạy kiến thức mới và KTĐG kết quả học tập phần Di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 9. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ trong nội dung các chƣơng I, II, III, IV, V, VI trong SGK Sinh học 9 trung học cơ sở. Áp dụng những câu hỏi TNKQ dạng MCQ để dạy kiến thức mới và KTĐG kiến thức Di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 9 THCS. 5. Đối tƣợng nghiên cứu - GV dạy Sinh học lớp 9 ở một số trƣờng THCS trên địa thành phố Hà Nội và tỉnh Nam Định. - HS lớp 9 ở một số trƣờng THCS trên địa thành phố Hà Nội và tỉnh Nam Định. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đạt yêu cầu và sử dụng hợp lí trong dạy kiến thức mới và KTĐG sẽ phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9 THCS. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về cách xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ. - Khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy kiến thức mới và KTĐG kết quả học tập môn Sinh học lớp 9 phần Di truyền và biến dị. - Biên soạn các câu hỏi TNKQ dạng MCQ phần Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9. - Thực nghiệm thăm dò để chỉnh lí câu dẫn, câu nhiễu và thực nghiệm chính thức để xác định các chỉ số đo độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi, độ 11 giá trị và độ tin cậy của toàn bài trắc nghiệm kiến thức Di truyền và biến dị Sinh học lớp 9. - Xây dựng giáo án có sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy kiến thức mới và KTĐG kiến thức Di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 9. - Thực nghiệm sƣ phạm để xác định hiệu quả việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy kiến thức mới và KTĐG kiến thức Di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 9. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài: - Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc, của Bộ Giáo dục và đào tạo về đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới KTĐG. - Nghiên cứu lí thuyết về kĩ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ. - Nghiên cứu chƣơng trình SGK Sinh học 9 THCS: Tìm hiểu các mục đích, nội dung chƣơng trình, các phƣơng pháp dạy học ở bậc THCS; xác định các mục tiêu kiến thức trọng tâm của phần Di truyền và biến dị Sinh học 9 THCS cần khai thác. Từ đó xác định tính đặc trƣng về tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng các câu hỏi TNKQ sử dụng trong dạy kiến thức mới và KTĐG. 8.2. Phương pháp điều tra 8.2.1. Điều tra học sinh Chúng tôi tiến hành điều tra thái độ, nhận thức của các em HS đối với việc học môn Sinh học. Phƣơng pháp điều tra đƣợc tiến hành nhiều đợt hƣớng vào tâm lý của HS với môn Sinh học, vào những lỗi cơ bản của HS khi học nội dung kiến thức phần Di truyền và biến dị trên đối tƣợng HS lớp 9. Từ kết quả điều tra về thái độ học tập của HS đối với bộ môn Sinh học, những sai sót về kiến thức của HS giúp ta xác định đƣợc nguyên nhân và đƣa ra hƣớng khắc phục khi xây dựng các câu hỏi TNKQ. 12 8.2.2. Điều tra giáo viên Cũng bằng các câu hỏi test, chúng tôi có thể điều tra GV trên diện rộng. Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi tìm hiểu đƣợc tình hình giảng dạy phần Di truyền và biến dị của GV thông qua điều tra tình hình sử dụng tài liệu tham khảo, dự giờ thăm lớp, đồng thời còn trực tiếp tạo đàm với các GV trong điều kiện có thể. 8.3. Phương pháp chuyên gia Để tăng chất lƣợng của các câu hỏi TNKQ dạng MCQ, chúng tôi cần tới không chỉ trình độ của ngƣời viết mà còn kinh nghiệm sử dụng ngôn từ trong diễn đạt kiến thức, kiến thức về việc kiểm định chất lƣợng câu hỏi, Vì vậy, chúng tôi cần sử dụng phƣơng pháp chuyên gia bằng việc tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp và ngƣời làm bài TNKQ về tất cả các khía cạnh của câu hỏi. 8.4. Thực nghiệm sư phạm 8.4.1. Thực nghiệm thăm dò - Chúng tôi tiến hành thăm dò GV và HS lớp 9 trƣờng THCS Cầu Giấy và trƣờng THCS Lê Qúy Đôn (Cầu Giấy – Hà Nội), trƣờng THCS Di Trạch (Hoài Đức – Hà Nội), trƣờng THCS Yên Tân và THCS Lê Qúy Đôn (Ý Yên – Nam Định) về những vấn đề còn tồn tại khi dạy học phần Di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 9 THCS bằng cách trao đổi với GV và HS. - Chúng tôi tổ chức điều tra và xử lý số liệu sau điều tra, xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu về tình hình sử dụng SGK và tài liệu tham khảo trong dạy học, về nhận thức của GV trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực trạng việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học môn Sinh học. - Đồng thời thực nghiệm trên học sinh lớp 9 trƣờng THCS Cầu Giấy vàTHCS Lê Qúy Đôn (Cầu Giấy- Hà Nội) năm học 2009 – 2010 và 2010 2011 để có cơ sở chỉnh lí lại câu dẫn, phƣơng án nhiễu. Trong 245 câu đã soạn chúng tôi chọn đƣợc 240 câu để đƣa vào thực nghiệm chính thức. 13 8.4.2. Thực nghiệm chính thức Chúng tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên các lớp đã chọn với cùng nội dung, phƣơng pháp, hệ thống câu hỏi TNKQ đƣa vào các giáo án thực nghiệm. Trong đó: - Các lớp TN và ĐC có trình độ tƣơng đƣơng nhau dựa trên khảo sát học tập trƣớc đó. Bố trí TN và ĐC song song. - Các lớp ĐC kiểm tra theo phƣơng pháp mà GV đang sử dụng. - Các lớp TN kiểm tra theo hình thức TNKQ. * Các bƣớc thực nghiệm: - Xây dựng câu hỏi TNKQ dùng trong thực nghiệm và mẫu phiếu cho KTĐG, mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm ở 4 lớp TN và 4 lớp ĐC. - Tổ chức thực nghiệm: + Liên hệ với nhà trƣờng và GV THCS + Chọn lớp TN và ĐC phù hợp + Tiến hành thực nghiệm + Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm 8.5. Phương pháp thống kê toán học Sau khi tập hợp và sắp xếp số liệu, chúng tôi sử dụng các phép thống kê tiến hành xử lí các số liệu thu đƣợc trong thực nghiệm sƣ phạm về mặt định tính và định lƣợng để kiểm định tính đúng đắn và khả thi của nội dung nghiên cứu. 8.5.1. Xác định giá trị của các câu hỏi trắc nghiệm MCQ: Độ khó, độ phân biệt, độ giá trị [14], [18] Độ khó của mỗi câu hỏi (FV) đƣợc tính bằng phần trăm tống số HS trả lời dung câu hỏi ấy trên tổng số HS tham gia. Câu hỏi càng dễ, số ngƣời trả lời đúng càng nhiều, độ khó càng thấp. Công thức tính độ khó : 14 FV = (Công thức 1) Độ khó của câu hỏi tỉ lệ nghịch với số ngƣời trả lời đúng. Câu hỏi càng dễ, số ngƣời trả lời đúng càng nhiều, độ khó càng thấp.Thang phân loại độ khó đƣợc qui ƣớc theo giá trị FV nhƣ sau: + Câu khó: FV có giá trị từ 0% đến 30%. + Câu trung bình: FV có giá trị từ 30% đến 70%. + Câu dễ: FV có giá trị từ 70% đến 100%. Câu đạt yêu cầu sử dụng trong trắc nghiệm kiểm tra đánh giá có FV nằm trong khoảng 25% => 75%, câu hỏi có độ khó nhỏ hơn 25% là quá khó, có độ khó lớn hơn 75% là quá dễ. Nếu câu hỏi quá dễ điều đó chứng tỏ kiến thức truyền tải trong câu hỏi đó đƣợc thiết kế không hấp dẫn với phần lớn HS. Nếu sử dụng câu hỏi quá khó sẽ làm cho HS nản và khó dẫn dắt học sinh nghiên cứu tìm tòi. Trong dạy kiến thức mới, ở khâu dạy kiến thức mới các câu hỏi trắc nghiệm đƣợc sử dụng nên có độ khó trung bình , đƣợc tính théo ( 100% + 1/n ) / 2, trong đó n là số phƣơng án lựa chọn câu hỏi. nhƣ vậy, nếu câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 phƣơng án chọn thì độ khó trung bình là 62,5%. - Độ phân biệt (DI) của mỗi câu hỏi: Độ phân biệt của câu hỏi là để đo khả năng của câu hỏi, phân biết khả năng trả lời câu hỏi của các nhóm học sinh có năng lực khác nhau, tức là phân biệt năng lực HS giỏi vă năng lực HS kém. Một câu hỏi gọi là phân biệt đƣợc nghĩa là nhóm HS khá giỏi sẽ có xu hƣớng làm tốt câu hỏi đó hơn HS trung bình, kém. Phân bố tỷ lệ học sinh trả lời đúng hoặc sai của các HS thuộc nhóm khá, nhóm trung bình, nhóm kém cho ta số đo tƣơng đối về sự phân biệt các câu hỏi. Độ phân biệt đƣợc xác định dựa trên sự phân tích câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đƣợc sử dụng là câu trả lời đúng của thí sinh hai nhóm : Nhóm thí sinh đạt điểm cao nhất, nhóm thí sinh đạt điểm thấp nhất (dựa trên điểm tổng số của toàn bài trắc nghiệm sử dụng trong tiết học) 15 DI = ( Công thức 2 ) Để chọn nhóm cao và nhóm thấp, có thể lấy từ 25% => 35% tổng số thí sinh tham gia làm bài tùy theo từng trƣờng hợp, song chỉ số 27% là tỷ lệ lớn nhất cho nhóm cao và nhóm thấp để xác định chỉ số phân biệt. Bởi vì 27% là chỉ số dung hòa tốt nhất giữa hai mục đích mà ta mong muốn đạt đƣợc nhƣng không nhất quán với nhau: Một mặt ta muốn có hai nhóm cao và thấp càng đông càng tốt, mặt khác ta lại muốn có hai nhóm đó càng khác biệt về khả năng lại càng hay. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khi ta sử dụng hai nhóm cao thấp, mỗi nhóm gần xấp xỉ 27% của toàn nhóm, thì ta có thể nói một cách chắc chắn rằng: những ngƣời trong nhóm cao có khả năng cao hơn những ngƣời trong nhóm thấp. DI= Quy ƣớc thang phân loại độ phân biệt : + DI < 0 : Không đạt yêu cầu (loại bỏ) + 0 < DI < 0,2 : kém cần loại bỏ hoặc điều chỉnh + 0,2 < DI < 0,3 : Tạm đƣợc, có thể phải sửa đổi để hoàn thiện them + 0,3 < DI < 0,4 : Khá tốt nhƣng có thể làm tốt hơn + 0,4 < DI < 1.0 : Rất tốt Độ phân biệt liên quan mật thiết với độ khó. Nếu FV trong khoảng 25% - 75% thì độ DI khoảng 10% là tốt. Câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong dạy kiến thức mới cũng đòi hỏi có độ phân biệt dƣơng. Tuy nhiên khác với câu hỏi trắc nghiệm đƣợc dung trong kiểm tra đánh giá, câu hỏi trắc nghiệm để dạy kiến thức mới có mục đích chính là truyền tải nội dung kiến thức HS cần lĩnh hội và lƣu ý HS một số sai 16 lầm thƣờng mắc phải khi học một đơn vị kiến thức nào đó, mục đích của câu hỏi không phải để phát hiện HS khá giỏi và đánh giá kết quả học tập của HS, vì vậy không cần các câu hỏi có độ phân biệt cao, chỉ cần sử dụng các câu hỏi có độ phân biệt lớn hơn 0,2 là đƣợc. - Độ tin cậy của câu hỏi trắc nghiệm: Độ tin cậy cho biết kết quả đo của một bài trắc nghiệm đáng tin cậy đến đâu, ổn định đến mức nào. Độ tin cậy của đề trắc nghiệm chính là đại lƣợng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ để trắc nghiệm. Một bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao, khi dùng cho những nhóm đối tƣợng giống nhau trong hoàn cảnh giống nhau sẽ cho kết quả nhƣ nhau hoặc với sai số cho phép, hay nói cách khác kết quả điểm số phản ánh trung thực trình độ hiểu biết của HS. Có nhiều cách khác nhau để tính độ tin cậy, nếu bài trắc nghiệm các câu hỏi MCQ có độ khác nhau thì độ tin cậy tính theo công thức Kuder Richardson 20 (KR20), nhƣng trong trƣờng hợp độ khó của các câu hỏi không khác nhau nhiều, ta có thể biến đổi công thức Kuder – Richardson 20 thành công thức Kuder – Richardson 21 dễ tính toán hơn: Công thức Kuder – Richardson 20 nhƣ sau : r= [ 1- ] (Công thức 3) Công thức Kuder – Richardson 21 nhƣ sau : r= [ 1- ] (Công thức 4) Trong đó: + p : là tỷ lệ các câu trả lời đúng, q là tỷ lệ các câu trả lời sai + r : Độ tin cậy của bài trắc nghiệm + M : Điểm trung bình của bài trắc nghiệm + k : Tổng số câu hỏi của bài trắc nghiệm 17 + : Phƣơng sai của bài trắc nghiệm, là biến lƣợng của các điểm số các bài kiểm tra, đƣợc tính theo công thức: (Công thức 5 ) Độ tin cậy nằm trong khoảng từ 0 => 1, thang phân loại độ tin cậy đƣợc quy ƣớc nhƣ sau: + Độ tin cậy từ 0 => 0,6 : Bài trắc nghiệm có độ tin cậy thấp + Độ tin cậy từ 0,6 => 0,9 : Bài trắc nghiệm có độ tin cậy trung bình + Độ tin cậy từ 0,9 => 1 : Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao - Độ tin cậy tổng thể của bộ câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ: Xác định điểm trung bình tổng thể từ các bài trắc nghiệm con ( ) Điểm trung bình của trắc nghiệm tổng thể từ 1 bài trắc nghiệm đƣợc tính theo công thức : = (Công thức 6 ) Trong đó : + : Điểm trung bình của trắc nghiệm tổng thể từ 1 bài trắc nghiệm con i + K : số câu hỏi của bài trắc nghiệm tổng thể + : số câu hỏi của bài trắc nghiệm con i + : điểm trung bình của bài trắc nghiệm con i Xác định phƣơng sai của điểm trắc nghiệm tổng thể từ các bài trắc nghiệm con ( ): (Công thức 7) Trong đó: + + : Là phƣơng sai tổng thể từ bài trắc nghiệm con i : Là phƣơng sai tổng thể từng bài trắc nghiệm con i + K : Là tổng số câu hỏi trắc nghiệm + : là số câu hỏi trong bài trắc nghiệm con i 18 + : Là số thí sinh dự thi bài trắc nghiệm con i Để xác định phƣơng sai tổng thể từng bài trắc nghiệm con i ( ) đƣợc tính theo công thức : (Công thức 8) Trong đó : + n : tổng số học sinh tham gia khảo sát + : điểm số theo thang điểm 10 + : Số bài kiểm tra có điểm số là + : Điểm trung bình của các bài trắc nghiệm Khi chấm đểm các bài trắc nghiệm dạng MCQ chỉ có hai loại điểm: đúng (1 điểm) và sai (0 điểm), ứng với câu hỏi j sẽ là . Trong đó là tỉ số thí sinh trả lời đúng câu hỏi j. Vì vậy : (Công thức 9) Từ kết quả điểm trung bình của các bài trắc nghiệm nhỏ, chúng tôi tính đƣợc phƣơng sai của trắc nghiệm tổng thể. 8.5.2. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm: - Điểm trung bình : Trong đó : + (Công thức 10) : tần suất + n : số HS làm bài kiểm tra + : điểm của HS thứ i - Phƣơng sai : Trong đó : + (công thức 11) : phƣơng sai + n : Số HS làm bài kiểm tra + : điểm của HS thứ i + : điểm trung bình + : tần suất 19 - Độ lệch tiêu chuẩn biểu thị ở mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng : s = (công thức 12) Trong đó : + s : độ lệch tiêu chuẩn + n : số HS làm bài kiểm tra + : điểm của HS thứ i + : điểm trung bình + : tần suất - Hệ số biến thiên để so sánh hai tập hợp có giá trị Trong đó : + khác nhau : : Hệ số biến thiên + Độ lệch tiêu chuẩn - Kiểm định độ tin cậy về chênh lệch của hai giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng đại lƣợng kiểm định theo : (Công thức 13) Trong đó : + : đại lƣợng kiểm định độ tin cậy về chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng + : điểm trung bình của nhóm thứ nhất + : điểm trung bình của nhóm thứ hai + : phƣơng sai nhóm thứ nhất + : phƣơng sai nhóm thứ hai + : số HS nhóm thứ nhất + : số HS nhóm thứ hai 20 - Giá trị tới hạn của và tìm đƣợc trong bảng phân phối Student với bậc tự do là : f = (Công thức 14) Trong đó : + f : bậc tự do + c : hệ số biến thiên + : số HS nhóm thứ nhất + : số HS nhóm thứ hai - Khi đó hệ số biến thiên đƣợc tính theo công thức C= (Công thức 15) Trong đó : + : độ lệch tiêu chuẩn của nhóm thứ nhất + : độ lệch tiêu chuẩn của nhóm thứ hai + : số HS nhóm thứ nhất + : số HS nhóm thứ hai Khi đó ta có kết luận : Nếu thuyết ( thì bác bỏ còn nếu là giả thuyết sự khác nhau giữa thì chấp nhận giả và là không có ý nghĩa, hay nói cách khác sự khác nhau giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không đáng tin cậy). 9. Cấu trúc luận văn. Ngoài mở đầu, danh mục các kí hiệu viết tắt, tài liệu tham khảo, kết luận khuyến nghị và phụ lục luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ để dạy kiến thức mới và kiểm tra đánh giá Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất