Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng quy trình bài học trong mô hình trường học mới việt nam (vnen) vào việc...

Tài liệu Vận dụng quy trình bài học trong mô hình trường học mới việt nam (vnen) vào việc dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7

.PDF
96
974
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ HỒNG HẠNH VẬN DỤNG QUY TRÌNH BÀI HỌC TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) VÀO VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ở LỚP 7 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI- 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ HỒNG HẠNH VẬN DỤNG QUY TRÌNH BÀI HỌC TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) VÀO VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ở LỚP 7 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành:Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn Mã số: 60 14 01 11 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Minh Diệu HÀ NỘI- 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Minh Diệu đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, các trường thực nghiệm đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014 Tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ phần kết quả thực nghiệm của luận văn này đều được hoàn thành ở trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời, các phần lý thuyết tham khảo trong luận văn đều được sự đồng ý trực tiếp hoặc gián tiếp của các tác giả. Người cam đoan Trịnh Thị Hồng Hạnh ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Đọc là CCGD Cải cách giáo dục CT CT CNTT Công nghệ thông tin GD-ĐT Giáo dục – đào tạo GV GV HS HS KHXH Khoa học xã hội KN Kĩ năng KT Kiến thức NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK SGK THCS Trung học cơ sở iii DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Số và tên bảng Trang 1 Bảng 1.1- Thống kê địa bàn, số lượng GV tham gia phỏng vấn 20 2 Bảng 1.2- Thống kê địa bàn, số lượng HS tham gia khảo sát 21 3 Bảng 1.3- Kết quả phỏng vấn GV về thực trạng dạy học đọc hiểu 23 văn bản nhật dụng 4 Bảng 1.4- Kết quả học tập văn bản nhật dụng của HS lớp 7 5 Bảng 3.1- Các trường, lớp, GV và HS tham gia thực nghiệm đối 53 chứng 6 25 Bảng 3.2- Tổng hợp kết quả dạy đọc hiểu văn bản nhật dụng theo quy trình thực nghiệm 7 Bảng 3.3- Đối chứng kết quả dạy học VBND trong thực nghiệm 8 Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả học tập nhóm thực nghiệm và đối chứng iv 71 73 73 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ………………………………………………………...... i Lời cam đoan……………………………………………………….. ii Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………… iii Danh mục bảng biểu………………………………………………… iv Mục lục …………………………………………………….………. v Mở đầu …………………………………………………….……….. 1 Chương 1- Cơ sở khoa học của việc vận dụng quy trình VNEN vào dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 …………... 6 1.1- Cơ sở lí luận…………………………………………………………... 6 1.1.1- Một số khái niệm……………………………….……………... 6 1.1.2- Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) và quy trình bài học của VNEN……………………………………………….. 8 1.1.3- Đặc điểm của văn bản nhật dụng và các bài đọc văn bản nhật dụng ở lớp 7…………………………….…………………... 12 1.1.4- Đặc điểm tâm sinh lí HS lớp 7 liên quan đến việc áp dụng quy trình bài học VNEN vào dạy đọc hiểu văn bản nhật dụng 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………… 16 1.2.1- Mục đích, nội dung, PPDH phần đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7………………………………………………………….............. 16 1.2.2- Khảo sát kết quả dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng lớp 7 19 1.3- Tiểu kết chương 1…………………………………………………… 26 Chương 2- Đề xuất vận dụng quy trình VNEN vào dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng theo CT Ngữ văn 7………… 2.1- Nguyên tắc đề xuất quy trình ……………………………………… 2.2- Đề xuất quy trình và khung giáo án bài đọc hiểu văn bản nhật v 27 27 dụng ở lớp 7…………………………………………………………... 28 2.2.1- Đề xuất quy trình ………………………………………………… 28 2.2.2- Thể hiện quy trình qua khung giáo án và giáo án minh họa… 35 2.3- Những điểm mới và lưu ý khi ứng dụng …………………………. 49 2.4- Tiểu kết chương 2…………………………………………………… 51 Chương 3- Thực nghiệm sư phạm………………………………… 52 3.1- Mục đích, đối tượng, nội dung, địa bàn thực nghiệm………….. 52 3.2- Phương pháp và quy trình thực nghiệm………………………… 53 3.3- Những công việc cụ thể và kết quả thực nghiệm ……………… 54 3.3.1- Những công việc cụ thể của thực nghiệm…………………… 54 3.3.1.1- Thiết kế giáo án ……………………………………….. 54 3.3.1.2- Dạy học theo các giáo án thực nghiệm……………….. 69 3.3.1.3- Kiểm tra- đánh giá trong thực nghiệm………………… 70 3.3.2- Kết quả thực nghiệm…………………………………………… 70 3.3.2.1- Tổng hợp kết quả thực nghiệm………………………… 70 3.3.2.2- Kết quả thực nghiệm đối chứng ……………………….. 72 3.4- Tiểu kết chương 3…………………………………………………… 74 Kết luận…………………………………………………………...… 76 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 79 Phụ lục…………………………………………………………................. 81 vi MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1- Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) là một đề án đang trong giai đoạn thí điểm, được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm học 20102011 ở Tiểu học và hiện nay đang thực hiện ở cấp THCS. Đây là một trong những mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, do đó, ngoài việc thí điểm, các trường vẫn có thể vận dụng mô hình này vào thực tế dạy học ở các cấp, ngay cả đối với CT và SGK hiện hành. Đặc biệt, áp dụng mô hình này sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt việc đổi mới CT và SGK sau 2015. 1.2. Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên , môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tác hại của tệ nạn xã hội … Hiện nay, để giúp HS hòa nhập với thực tế cuộc sống, trên quan điểm “nhà trường gắn liền với xã hội”, CT Ngữ văn 7 đã có một số bài học về văn bản nhật dụng. Loại văn bản này không yêu cầu quá cao về nghệ thuật văn chương mà chú trọng nhiều vào việc chuyển tải tới người đọc những vấn đề nóng hổi chất thời sự, cho nên khi dạy học cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng so với những văn bản văn học khác. Trên thực tế dạy học văn bản nhật dụng, cả thầy và trò đều đang gặp phải những lúng túng nhất định. 1.3. Vì những lí do đó, đề tài này xin chọn vấn đề “Vận dụng quy trình của bài học trong Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào việc dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1- Về văn bản nhật dụng và PPDH văn bản nhật dụng a. Tại nhiều nước trên thế giới, văn bản nhật dụng đã được dạy đại trà trong các lớp phổ thông. CT ở các nước như: Anh, Ô-xtrây-li-a, Mĩ,…, gọi 1 văn bản này là everyday text (văn bản thường ngày) ; CT của Pháp dùng thuật ngữ directif (văn bản điều hành) (18, tr. 277- 278). Theo thống kê sơ bộ của PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống, trong CT của Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a (bang Vic-tô-ri-a), Mĩ (bang Ma-sa-chu-set)… có một số dạng văn bản trong văn bản nhật dụng gồm: thư từ (thư thương mại, thư riêng, thư điện tử); báo cáo; kiến nghị; tóm tắt; nhận xét; ghi chép; quảng cáo; lời giới thiệu; thông báo; tóm tắt tiểu sử và tự thuật tiểu sử; lời chúc mừng; đơn kiện; chỉ thị (huấn thị); thỉnh thị; kế hoạch công tác; điều tra; tổng kết; hợp đồng…(18, tr. 277-278). b. Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến trước 2000, CT và SGK phân môn Tập làm văn đã giảng dạy một số văn bản hành chính – công vụ (18, tr. 7-34). Trước CCGD (1982), CT cấp 1, 2 chủ yếu dạy viết đơn từ, biên bản, thư từ, sau CCGD, HS được học nhiều kiểu văn bản như: thư, tờ khai in sẵn (lớp 4), báo cáo thống kê, chương trình hoạt động (lớp 5).v.v... Từ CT- 2000, khái niệm văn bản nhật dụng mới chính thức hình thành. Môn Tiếng Việt (Tiểu học) đưa vào sách từ Tiếng Việt lớp 2 đến lớp 5 các dạng cụ thể sau: lập thời gian biểu; lập danh sách lớp; viết đơn; điền vào giấy tờ in sẵn; tập đề vào phong bì thư… Về các công trình nghiên cứu, có các giáo trình và tài liệu hướng dẫn GV trong dạy học văn bản nhật dụng từ bậc Tiểu học đến cấp THCS và THPT. Ở Tiểu học có một số công công trình như: Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học (nhiều tác giả), NXB Giáo dục (2006); Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (nhiều tác giả) (Dự án phát triển GV Tiểu học), NXB Giáo dục Hà Nội, 2008; GS TS. Lê Thị Phương Nga, Phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008… Ở cấp THCS và THPT, đáng quan tâm nhất là cuốn giáo trình Làm văn của nhóm tác giả do PGS TS. Đỗ Ngọc Thống làm chủ biên. Cuốn sách này đã khảo cứu tình hình nghiệm cứu trong nước và trên thế giới, đưa ra những 2 quan niệm, cách hiểu có tính thuyết phục. Theo các tác giả, dùng thuật ngữ văn bản ứng dụng là phù hợp hơn cả (so với các thuật ngữ khác như: văn bản thường ngày, văn bản hành chính, văn bản điều hành…), và đây là cách dùng theo CT của Trung Quốc (18, tr. 277- 286). Trong khi đó, trên phương diện Đọc hiểu, CT và SGK Ngữ văn -2000 cũng đưa vào một số văn bản nhật dụng, bên cạnh các văn bản nghệ thuật, coi văn bản nhật dụng như một “kiểu loại” văn bản, xếp ngang hàng với các thể loại văn học khi sử dụng nó để cấu thành một bộ phận của CT đọc hiểu. Tuy nhiên, trong các giáo trình hiện có tại các cơ sở đào tạo GV trên cả nước, văn bản nhật dụng là nội dung dường như bị lấn lướt, vì ở đó thường chỉ chuyên chú vào việc dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật. Nếu văn bản nhật dụng được hiểu chung như các kiểu và các thể loại văn bản khác khi nói về quy trình, cách thức dạy học đọc hiểu, thì chúng ta thấy có 2 điểm đáng lưu ý: a- Phần lớn tác giả vẫn chủ trương thiết kế quy trình dạy học đọc hiểu theo giảng văn hoặc vấn đáp (chẳng hạn, xem 10, tr. 109- 110). b- Cũng có một số tác giả chủ trương thiết kế thành các “việc” mà GV cần giúp HS thực hiện. Tuy nhiên, với các thiết kế này, thì cả GV và HS đều cùng hoạt động như nhau, và đôi khi GV vẫn còn lấn lướt cả công việc của HS (chẳng hạn xem 11, tập 2, tr.105- 110). 2.2- Vấn đề vận dụng mô hình VNEN vào thực tế dạy học “Mô hình trường học mới tại Việt Nam” (VNEN), như đã giới thuyết, là một dự án đang được thực hiện tại các trường đăng kí thí điểm; Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương cho phép các trường không nằm trong dự án có thể học tập những yếu tố tích cực, phù hợp với cơ sở, địa phương. Chính vì vậy, khi nói tới vận dụng quy trình VNEN vào dạy học theo CT Ngữ văn hiện hành, chúng ta cần hình dung có 2 loại hoạt động liên quan đang diễn ra trong thực tế: 3 Một là, việc thiết kế biên soạn tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 7 vẫn đang được tiếp diễn theo mô hình VNEN. Hai là, việc vận dụng mô hình này một cách “tự phát” cũng đang diễn ra ở nhiều trường phổ thông, với sự khuyến khích của cơ quan chủ quản. Chúng tôi thấy, việc vận dụng VNEN đối với các trường ngoài dự án là công việc hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, cần có những nghiên cứu khoa học để công việc đó được đảm bảo chắc chắn về tính hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1- Đối tượng: Đề tài này chọn đối tượng nghiên cứu là quá trình dạy học văn bản nhật dụng ở THCS, tập trung vào trọng điểm là quy trình dạy học. 3.2- Phạm vi nghiên cứu: a- Về lí thuyết, đề tài chỉ vận dụng kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành: Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn để đề xuất các biện pháp đổi mới quy trình dạy học văn bản nhật dụng ở lớp 7 mà không bàn tới các vấn đề lí thuyết có liên quan. b- Về thực tiễn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và thực nghiệm tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam và 03 trường THCS thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội là: Trường THCS Hai Bà Trưng, Trường THCS Nghĩa Tân, Trường THCS Lê Quý Đôn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Xây dựng quy trình dạy học các bài đọc hiểu văn bản nhật dụng trên tinh thần ứng dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). 4.2. Nhiệm vụ a- Xác định cơ sở khoa học, gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tế để đề xuất quy trình dạy học đối với các bài học văn bản nhật dụng ở lớp 7 theo hướng ứng dụng VNEN. 4 b- Đề xuất quy trình dạy học các bài học văn bản nhật dụng ở lớp 7 c- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của quy trình đề xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: 5.1- Các phương pháp nghiên cứu lí luận, gồm: phân tích– tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu cơ sở lí luận nhằm phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu, các quan điểm đổi mới giáo dục, các phương pháp dạy học hiện đại, các phạm trù, khái niệm... liên quan tới luận văn; Phương pháp này còn được sử dụng khi nghiên cứu cơ sở thực tiễn, phân tích đặc điểm nội dung của các bài học về văn bản nhật dụng trong CT Ngữ văn 7, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho việc đề xuất quy trình dạy học các bài loại này. 5.2- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: a- Quan sát sư phạm là phương pháp được dùng để nghiên cứu quá trình dạy học, trong đó chủ yếu là hoạt động của GV và HS; b- Điều tra là phương pháp được sử dụng đẻ tìm hiểu thực trạng dạy và học các bài đọc hiểu văn bản nhật dụng trong CT. c- Thực nghiệm là phương pháp sử dụng để dạy học thử nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của các quy trình đã được luận văn này đề xuất. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1- Cơ sở khoa học của việc vận dụng quy trình VNEN vào dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 Chương 2- Đề xuất vận dụng quy trình VNEN vào dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng theo CT Ngữ văn 7 Chương 3- Thực nghiệm sư phạm 5 CHƯƠNG 1- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY TRÌNH VNEN TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ở LỚP 7 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1- Một số khái niệm a- Quy trình bài học Trong Giáo dục học, khái niệm “quá trình dạy học” (Tiếng Anh: Teaching process) được sử dụng rất phổ biến. Cụm từ này cũng có thể được dùng theo nghĩa hẹp hơn để chỉ “quy trình dạy học”. Với từng bài học cụ thể, việc sắp xếp cấu trúc nội dung và các thao tác tiến hành còn được gọi là “quy trình bài học”. Trong Lí luận dạy học, có người gọi đây là “lô-gic bài học” [9, tr.34]. Trong sách GV Ngữ văn 7, đây là mục III của mỗi bài học, gọi là “tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học” [14, tr. 6]. Để hiểu rõ hơn khái niệm này, cần đi vào khảo cứu một số từ điển. Trong từ điển tiếng Việt, “quy trình” có nghĩa là “chương trình đã được quy định” [19]. Trong từ điển Hán Việt, “quy” được hiểu là: khuôn phép, lệ [18- tr.548]; còn “trình” được giải thích là: 1) khuôn phép (VD: chương trình); 2) kỳ hẹn (VD: khóa trình) v.v... [18, tr. 400]. Như vậy, “quy trình” có thể được hiểu là một cung đoạn của quá trình dạy học được quy định về mặt tổ chức, được cấu trúc một cách khoa học. “Quy trình bài học” là việc tổ chức, sắp xếp trong phạm vi một bài học những kiến thức, kỹ năng hoặc những hoạt động, thao tác của thầy và trò. GS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Kĩ năng đọc hiểu văn gọi đây là “mô hình” hay “thiết kế giờ dạy” [10, tr.108-109]. Đây dường như chỉ là những từ ngữ được sử dụng thông thường, không có ý dùng như thuật ngữ. GS Phan Trọng Luận trong Phương pháp dạy học văn tập 1 đã sử dụng những cách gọi khác nhau, mang tính thuật ngữ, như: “cấu tạo một giờ dạy 6 học” [11, tr. 260], “mô hình thiết kế bài học”, “bản thiết kế giờ học” v.v... Tác giả cho rằng: “Bản thiết kế giờ học không phải là đề cương nội dung cần truyền thụ qua lời diễn giải của GV. Nội dung cơ bản chính yếu của của một giờ học tác phẩm văn chương bao gồm hai thành tố hữu cơ. Một là, những tình huống được đặt ra từ nội dung của tác phẩm phù hợp với trình độ và đặc điểm tiếp nhận văn chương của lớp học. Hai là, song song, ứng hợp với nội dung trên là một hệ thống thao tác được GV sắp xếp hợp lí, nhằm từng bước hướng dẫn HS tự xử lí để tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm một cách sáng tạo. Do đó tạo được ở chủ thể HS một sự tự phát triển toàn diện” [11, tr.299-300]. b- Đọc hiểu Đọc hiểu là thuật ngữ được dùng để chỉ hoạt động tiếp nhận văn bản của bạn đọc là HS trong nhà trường. Theo GS Trần Đình Sử, “đọc hiểu” là giai đoạn tiếp nối “giảng văn” và sau đó là “phân tích tác phẩm văn học” trong nhà trường. Tác giả chỉ ra sáu nội dung của đọc hiểu tác phẩm văn học như sau: (1) Đọc là hoạt động tâm lí nhằm giải mã văn bản (gồm chuyển mã văn bản và giải mã văn bản). (2) Đọc là hoạt động tìm nghĩa, và là hoạt động cảm thụ kết hợp với tư duy nhằm kiến tạo ý nghĩa. (3) Đọc là hoạt động mang tính cá thể hoá cao độ, gắn với trình độ, cá tính, trí tuệ của người đọc. (4) Đọc là hoạt động sáng tạo. (5) Đọc là quá trình đối thoại với tác giả và cộng đồng (tính liên chủ thể, tính hợp tác). (6) Đọc là xử lí mối liên hệ giữa văn bản đang đọc với trường văn bản xung quanh (tính liên văn bản, hoạt động liên kết văn hoá) [15]. c- Văn bản nhật dụng 7 Thuật ngữ “văn bản nhật dụng” được đưa vào CT và SGK từ năm 2000. Theo cuốn Làm văn của PGS TS Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), “văn bản ứng dụng” hay “văn bản nhật dụng” (everyday text) là một trong 6 kiểu văn bản được đưa vào nhà trường, nhưng không cùng loại với 5 kiểu văn bản khác, vì bản thân nó bao gồm nhiều kiểu văn bản: văn bản hành chính- công vụ, văn bản thống kê, quảng cáo; thư, điện chúc mừng, v.v… Nó còn được gọi bằng những tên gọi khác như: văn bản thường nhật, văn bản điều hành, văn bản hành chính- công vụ,v.v… Theo cuốn sách này, văn bản nhật dụng có các đặc điểm sau đây: - Tính phổ cập. - Tính thực dụng. - Tính thông tin. - Tính quy phạm [18, tr. 280]. Trên đây là cách hiểu trên phương diện Làm văn đối với văn bản nhật dụng. Trên phương diện Đọc hiểu, một số văn bản thuộc kiểu văn bản nhật dụng (thường là hồi kí, nhật kí, thư từ,…) đã được đưa vào CT. Cách hiểu văn bản nhật dụng trong CT Đọc hiểu cũng thống nhất với khái niệm này trong CT Làm văn, tuy nhiên các văn bản nhật dụng được dùng trong đọc hiểu thường chỉ bao gồm một số văn bản thuộc nhật kí, hồi kí, thư từ, truyện ngắn,… mà không có các dạng văn bản hành chính như báo cáo, đơn từ,… 1.1.2- Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) và quy trình bài học của VNEN Như đã giới thiệu, “Mô hình trường học mới tại Việt Nam” (VNEN) là dự án đang trong giai đoạn thí điểm với khoảng 2000 trường trên cả nước tham gia. Mô hình này được khởi xướng từ Columbia và hiện nay, sau gần ba mươi năm phát triển, đã mở rộng địa bàn ra nhiều nước khác trên thế giới. Nó được xác định là phù hợp với những nước đang phát triển như Việt Nam. 8 Mô hình này có những lợi thế trong việc tạo không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường; tạo niềm hứng thú cho HS, đảm bảo cho HS “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; đặc biệt nó có khả năng tạo điều kiện tốt nhất để HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết như: tự lập, hợp tác, sáng tạo, tự tin,… Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) có nhiều nội dung: từ tổ chức lớp học đến thực hiện dạy học theo quy trình mới, trong đó, quan trọng nhất là biên soạn và thực hiện tài liệu Hướng dẫn học các bộ môn. Sau đây là quy trình 5 bước của bài học theo VNEN ở cấp THCS: (A) Hoạt động khởi động Mục đích của bước này là giúp HS tạo ra hứng thú để HS bước vào bài học mới; huy động vốn kiến thức và kĩ năng để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. (B) Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục đích của bước này giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. Các tri thức ở hoạt động này thuộc cả ba phân môn trong SGK hiện hành: Đọc - hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn, được tiến hành theo trình tự sau:  Đọc văn bản Mục này yêu cầu HS đọc, có mục Chú thích. GV cần giao nhiệm vụ cho HS đọc trước ở nhà; đến lớp chỉ đọc một đoạn hoặc bài ngắn và một vài lưu ý trong chú thích.  Tìm hiểu văn bản Sách Hướng dẫn học Ngữ văn thiết kế các bài tập/ nhiệm vụ cho HS khi tìm hiểu văn bản theo một số hình thức dưới đây: – Sử dụng một số câu hỏi tập hợp thành một bài tập/ nhiệm vụ lớn hơn. – Thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận. – Thiết kế các hoạt động kích thích khám phá, sáng tạo.... 9 Nội dung các bài tập/ nhiệm vụ trong mục này nêu lên các yêu cầu tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật, đặc điểm thể loại của văn bản. Các hoạt động của HS trong mục này gồm: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, một số trường hợp có thể có hoạt động chung cả lớp.  Tích hợp kiến thức Tiếng Việt Tích hợp với nhiệm vụ tìm hiểu văn bản, một số bài tập/ nhiệm vụ yêu cầu HS tìm hiểu các kiến thức tiếng Việt. Các khái niệm thuộc ngôn ngữ học được giảm tải, chuyển hoá thành dạng kĩ năng, giúp HS dễ tiếp nhận hơn. Các mục Ghi nhớ trong SGK cũng được chuyển hoá sang bài tập củng cố hoặc một chú ý mang tính tham khảo.  Tích hợp kiến thức Tập làm văn Các kiến thức tập làm văn cũng được dạy tích hợp với đọc - hiểu và tiếng Việt. Cũng như phần kiến thức tiếng Việt, những nội dung lí thuyết tập làm văn được giảm tải và chuyển hoá thành kĩ năng. Lưu ý: – Khi tiến hành dạy học đọc - hiểu, cần đặc biệt lưu ý không biến mục này thành giờ giảng văn, thuyết trình, hay vấn đáp,... như cách dạy học truyền thống. – Với những kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn, GV cũng không dùng phương pháp diễn giảng mà thông qua các bài tập/ nhiệm vụ để HS tự giải quyết. (C) Hoạt động thực hành Mục đích của hoạt động này là củng cố và rèn luyện kĩ năng cho HS thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. Các bài tập/ nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự: đọc hiểu văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. (D) Hoạt động ứng dụng 10 Mục đích của hoạt động ứng dụng là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. Với sách Hướng dẫn học Ngữ văn THCS, hoạt động ứng dụng được thiết kế cho HS làm việc ở nhà. Các bài tập ứng dụng gồm các loại: – Vận dụng kiến thức đọc - hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hoá khác tương ứng. Ví dụ: giải thích câu tục ngữ, phân tích bài ca dao, nêu ý kiến về một hiện tượng văn hoá,... – Vận dụng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề, như: giải nghĩa, tìm từ loại, xác định cấu tạo từ,... trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống. – Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tập làm văn. Phần ứng dụng vẫn có thể sử dụng trong hoạt động trên lớp, nếu thấy cần thiết và có thời gian; giữa Hoạt động thực hành và Hoạt động ứng dụng có mối quan hệ linh hoạt, không cứng nhắc. (E) Hoạt động bổ sung Mục đích của hoạt động này là tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng cho HS. Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ gồm: – Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan. – Trao đổi với người thân về nội dung bài học, như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện,... – Tìm đọc trên in-tơ-nét một số nội dung theo yêu cầu. Các nhiệm vụ trong hoạt động bổ sung cũng được thiết kế cho HS tự làm việc ở nhà. Mục đích của VNEN là đưa các thành viên gia đình và xã hội vào quá trình học tập của các em; đồng thời, yêu cầu các em sử dụng in-tơ-nét để kết gắn với xã hội rộng lớn. Với 5 bước hoạt động trên, sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6 VNEN thiết kế các loại hoạt động của HS bao gồm: 11 a. Hoạt động cá nhân. b. Hoạt động cặp đôi. c. Hoạt động nhóm. d. Hoạt động chung cả lớp. e. Hoạt động với cộng đồng. Dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo VNEN là sự tiếp nối quá trình dạy học môn Tiếng Việt của dự án này ở cấp Tiểu học. Quy trình bài học 5 bước của bài học ở THCS là sự phát triển của quy trình 3 bước ở Tiểu học (gồm: Hoạt động cơ bản, Hoạt động thực hành và Hoạt động ứng dụng). 1.1.3- Đặc điểm của văn bản nhật dụng và các bài đọc văn bản nhật dụng ở lớp 7 1.1.3.1- Đặc điểm và các dạng thức của văn bản nhật dụng a. Đặc điểm của văn bản nhật dụng Mặc dù có nhiều loại phong phú nhưng theo các nhà chuyên môn, văn bản nhật dụng có những đăc điểm chung như sau: (1) Tính phổ cập: Tính phổ cập của văn bản nhật dụng thể hiện ở mục đích và phạm vi sử dụng chúng. Mọi lĩnh vực hành chính xã hội và mọi công dân ở các lứa tuổi khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, vị trí xã hội khác nhau... đều ít nhất liên quan với các văn bản thuộc loại này. Đồng thời những nội dung được nhắc đến trong các văn bản này đều liên quan đến những sự việc hàng ngày diễn ra trong đời sỗng xã hội của con người. (2) Tính thực dụng: Các văn bản nhật dụng được sản sinh do nhu cầu xã hội nhất định, gắn với các mối quan hệ giao tiếp giữa người với người trong xã hội. Mỗi loại văn bản là sự trình bày những nhu cầu, nguyện vọng, những công việc và kết quả đạt được hoặc những thông tin cần thiết của cá nhân hay tập thể. (3) Tính thông tin: Mỗi văn bản nhật dụng đều chứa đựng một nội dung thông tin cụ thể, xác thực, gắn với nhu cầu, nguyện vọng của người soạn thảo. Nội dung thông tin chính là điểm cốt lõi của văn bản nhật dụng. Đó là nội 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất