Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử việt nam(thế kỉ x – giữa thế...

Tài liệu Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử việt nam(thế kỉ x – giữa thế kỉ xix), lớp 10, trung học phổ thông – chương trình chuẩn

.PDF
116
2538
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI THỊ KIM CHI VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (THẾ KỈ X - GIỮA THẾ KỈ XIX), LỚP 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM LỊCH SỬ Hà Nội – 2014 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI THỊ KIM CHI VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (THẾ KỈ X - GIỮA THẾ KỈ XIX), LỚP 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM LỊCH SỬ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) MÃ SỐ: 60 14 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NINH Hà Nội – 2014 ii LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi tới Ban giám hiệu, các thầy cô tham gia giảng dạy tại trƣờng Đại học Giáo dục đã hết lòng truyền thụ tri thức và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập. Đặc biệt! Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Ninh đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn này. Cuối cùng xin cảm ơn ngƣời thân, đồng nghiệp, bạn bè đã hết lòng ủng hộ em trong quá trình học tập. Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2014 Tác giả Luận văn Mai Thị Kim Chi iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đủ 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 PPDH Phƣơng pháp dạy học 5 PPĐV Phƣơng pháp đóng vai 6 SGK Sách giáo khoa 7 THPT Trung học phổ thông 8 TN Thực nghiệm STT iv MỤC LỤC Lời cảm ơn .............................................................................................................. i Danh mục từ viết tắt .............................................................................................. iv Mục lục ................................................................................................................... v Danh mục bảng………………………………….……………………………..…v Mở đầu ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông................................................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 8 1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 8 1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề ........................................................................ 11 1.1.3.Các phƣơng án triển khai phƣơng pháp đóng vai trong dạy học ................ 16 1.1.4. Một số yêu cầu khi vận dụng phƣơng pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông. .............................................................................................. 19 1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của PPĐV. ........................................................................ 23 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. .................................................................................................................... 27 1.2.1. Thực tiễn dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay ............................ 27 1.2.2. Thực tiễn vận dụng PPĐV trong môn lịch sử ở trƣờng phổ thông. ........... 33 1.2.3. Ƣu điểm, hạn chế của thực tiễn vận dụng phƣơng PPĐV trong dạy học môn lịch sử ở trƣờng phổ thông. .......................................................................... 38 1.2.4. Nguyên nhân của thực tiễn ......................................................................... 39 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 42 Chƣơng 2. Biện pháp vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử Việt Nam (Thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX), lớp 10 trung học phổ thông - Chƣơng trình chuẩn.43 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. .................................................................................................... 43 2.1.1. Vị trí ........................................................................................................... 43 2.1.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 44 2.1.3. Nội dung cơ bản ......................................................................................... 46 v 2.2. Đề xuất những nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX có thể vận dụng PPĐV. ...................................................................... 49 2.3. Đề xuất một số biện pháp hình thức vận dụng hiệu quả PPĐV trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến Giữa thế kỉ XIX, lớp 10, THPT - Chƣơng trình chuẩn. ................................................................................................................... 54 2.3.1. Vận dụng trong bài học nội khóa. .............. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Vận dụng PPĐV trong hoạt động ngoại khóa.Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Vận dụng trong kiểm tra, đánh giá ............. Error! Bookmark not defined. 2.4. Thực nghiệm Sƣ phạm .................................................................................. 64 2.4.1. Mục đích của TN Sƣ phạm ........................................................................ 64 2.4.2. Đối tƣợng TN ............................................................................................. 64 2.4.3. Thời gian TN: Học kì II, các tuần 27,28,29,30 theo phân phối chƣơng trình từ ngày 17/02 đến ngày 08/03/2014) ................................................................... 64 2.4.4. Nội dung TN .............................................................................................. 65 2.4.5. Các bƣớc tiến hành ..................................................................................... 65 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 71 1. Kết luận ............................................................................................................ 71 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 75 PHỤ LỤC . .......................................................................................................... 98 vi DANH MỤC BẢNG Bảng: 1.1. Mức độ hứng thú của HS THPT với môn lịch sử............................... 36 Bảng: 1.2. Mức độ tích cực của HS khi học môn lịch sử ở trƣờng phổ thông ..................................................................................................................... 37 Bảng: 1.3. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của vận dụng PPĐV trong dạy học môn lịch sử .................................................................................................... 39 Bảng: 1.4. kết quả điều tra nhận thức của GV về ý nghĩa của vận dụng PPĐV trong dạy học môn lịch sử .................................................................................... 40 Bảng: 1.5. Nhận thức của HS về mức độ cần thiêt của vận dụng PPĐV trong dạy học môn lịch sử. ................................................................................................... 41 Bảng: 1.6. Nhận thức của HS về ý nghĩa của vận dụng PPĐV trong dạy học môn lịch sử ................................................................................................................... 41 Bảng: 1.7.Thực trạng sử dụng các PPDH của GV Lịch sử ở trƣờng phổ thông . .42 Bảng: 1.8. Mức độ hứng thú HS phƣơng pháp GV đã sử dụng. .......................... 43 Bảng: 2.1. Những nội dung cơ bản có thể vận dụng PPĐV................................. 55 Bảng: 2.2. Những nội dung cơ bản phù hợp với các hình thức tổ chức PPĐV ... 57 Bảng: 2.3. Xếp loại kết quả khảo sát đầu vào của hai lớp TN và lớp ĐC .......... 68 Bảng: 2.4. Xếp loại kết quả khảo sát đầu ra của hai lớp TN và ĐC ................... .69 Bảng: 2.5. Xếp loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra trƣớc TN và sau TN. ................................................................................................................. 69 Bảng: 2.6. Bảng so sánh mức độ hứng thú của HS với môn lịch sử .................... 70 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách đây hơn 300 năm, nhà giáo dục ngƣời Nga GI.Comenski đã tổng kết “Nhiệm vụ đầu tiên và cuối cùng của lí luận dạy học là phát hiện và nhận biết những phƣơng pháp dạy học nào làm cho giáo viên chỉ cần dạy ít mà học sinh học đƣợc nhiều và làm cho nhà trƣờng bớt sự nhàm chán và bớt nhọc nhằn”[20,tr. 84].Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ mạng lƣới công nghệ thông tin toàn cầu hiện nay, đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam những thời cơ và thách thức mới thì tổng kết của Comenski càng thể hiện rõ hơn giá trị thời sự và ý nghĩa tích cực. Những năm gần đây, bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa, giáo dục Việt Nam đã và đang thực hiện sự đổi mới cả về nội dung và phƣơng pháp dạy học(PPDH). Với mỗi giáo viên(GV) trực tiếp tham gia giảng dạy, việc tìm hiểu và áp dụng những PPDH để “... làm cho giáo viên chỉ cần dạy ít mà học sinh học đƣợc nhiều và làm cho nhà trƣờng bớt sự nhàm chán..” nhƣ lời Comenski, là một thách thức lớn và đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng. Trong nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu các PPDH, chúng tôi nhận thấy PPDH đóng vai(PPĐV) có thể góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong cách dạy của GV và cách học của học sinh(HS). PPĐV còn mới mẻ với trƣờng học Việt Nam nhƣng đã đƣợc áp dụng thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới, đƣợc học trò quốc tế yêu thích và hƣởng ứng tích cực. Phƣơng pháp này đã thể hiện đƣợc những ƣu điểm nổi bật trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học, gắn lí thuyết với thực tế, nâng cao khả năng thực hành cho ngƣời học và đáp ứng đƣợc các mục tiêu giáo dục mà Unessco đã đề ra, đó là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”(learning to know, learning to do, learning to live together, learning to be). PPĐV cũng đáp ứng đƣợc tinh thần chỉ đạo mà nghị quyết Trung ƣơng II (khóa VIII) đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nền nếp tƣ duy sáng tạo cho ngƣời học, từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học” và đã đƣợc cụ thể hóa tại điều 24, khoản 2, Luật giáo dục 2005: “Phƣơng pháp giáo dục phổ 1 thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của ngƣời học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Chúng tôi cũng nhận thấy PPĐV là phƣơng pháp rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao khi vận dụng vào dạy học môn lịch sử ở mọi cấp học. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Vận dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử Việt Nam(Thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX), lớp 10, trung học phổ thông – Chƣơng trình chuẩn”. Chúng tôi hi vọng tìm đƣợc một hƣớng đi tích cực trong quá trình đổi mới PPDH của bản thân đồng thời giúp cho GV lịch sử quan tâm hơn đến phƣơng pháp này và áp dụng vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học bộ môn. 2. Lịch sử nghiên cứu PPDH tích cực coi ngƣời học ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học. “PPDH tích cực đƣợc nhấn mạnh hiện nay là sự tích hợp chặt chẽ mối quan hệ giáo dục giữa ngƣời học – lớp nhƣ một xã hội thu nhỏ - và thầy”[3,tr.16]. Bàn về PPDH tích cực, nhà giáo dục Mỹ Robert J. Marzano, trong cuốn sách A different kind of Classroom: Teaching with Dimensions of Learning, đã nêu ra 5 định hƣớng đan xen trong quá trình dạy học, đó là: “Thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học; Thu nhận và tổng hợp kiến thức; Mở rộng và tinh lọc kiến thức; Sử dụng kiến thức có hiệu quả; Hình thành thói quen tƣ duy tích cực”[3,tr.17]. Năm định hƣớng đƣợc Marzano đề ra nhằm định hƣớng cho GV làm thế nào để HS vừa nắm vững kiến thức vừa phát triển tƣ duy thông qua hoạt động dạy học. Các PPDH tích cực đã đƣợc đƣợc áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến. Một trong những PPDH tích cực đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng từ phía ngƣời học đó là PPĐV.Trong một báo cáo có nhan đề “Role Play as a Teaching Method: A Practical Guide” đƣợc xuất bản với sự hỗ trợ từ Sáng kiến học giả Mekong(MLI) và trung tâm nghiên cứu xã hội phân miền Mekong, Tiến sĩ Kanokwan Manorom and Zoe Pollock đã coi đóng vai nhƣ là một phƣơng pháp giảng dạy, một công cụ hữu ích nhất cho các lớp khoa học xã hội. Trong báo cáo của mình Tiến sĩ Kanokwan đã 2 phác thảo quy trình thiết kế và thực hiện PPĐV gồm 4 giai đoạn: chỉ dẫn, tƣơng tác, diễn đàn và phỏng vấn. Hiện nay, ở Việt Nam, PPĐV đã đƣợc quan tâm, chú ý. Một số công trình tiêu biểu có đề cập đến PPĐV nhƣ: Về Giáo dục học và Tâm lý học có: Trong cuốn Giáo dục học, PGS.TS Phạm Viết Vƣợng. Nxb ĐHQGHN, 2000 đã coi “sắm vai” là một hình thức của phƣơng pháp trò chơi thuộc nhóm các phƣơng pháp thực hành khi phân loại các PPDH. Nhóm phƣơng pháp thực hành đƣợc tác giả đề cập bao gồm: phƣơng pháp luyện tập, phƣơng pháp thực hành thí nghiệm, phƣơng pháp tổ chức thực hiện các bài tập sáng tạo và phƣơng pháp trò chơi. Về phƣơng pháp trò chơi tác giả đã nhận định “Trong các xu hƣớng phát triển của giáo dục hiện đại, ngƣời ta đang nghiên cứu sử dụng trò chơi để giúp HS học tập. Trò chơi trong học tập có nhiều loại: trò chới sắm vai, trò chơi trí tuệ, trò chơi nghệ thuật.Tùy theo nội dung bài học và đặc điểm lứa tuổi HS mà ngƣời ta khai thác sử dụng các loại trò chơi thích hợp. Trò chơi là một hình thức dạy học nhẹ nhàng hấp dẫn, lôi cuốn HS vào học tập tích cực, vƣa chơi, vừa học và học có kết quả”[28, tr.103]. Trong cuốn Dạy học và PPDH trong nhà trƣờng, tác giả Phan Trọng Ngọ đã đề cập đến phƣơng pháp đóng kịch: “Phƣơng pháp đóng kịch trong dạy học là GV cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theo các vai diễn. Qua đó họ học đƣợc cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng nhƣ các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản”[18,tr. 283]. Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh “Đóng kịch là PPDH, trong đó GV tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập”[27,tr. 227]. Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh và Phan Trọng Ngọ thì PPĐV đƣợc vận dụng chủ yếu ở việc GV xây dựng kịch bản và HS là ngƣời thực hiện kịch bản thông qua việc “diễn” các vai có sẵn trong kịch bản. Ngoài những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành, hiện nay đóng vai cũng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu vận dụng trong thực tiễn dạy học nhƣ : 3 Báo cáo có nhan đề “Giới thiệu một số phƣơng pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các tiêu chuẩn đầu ra theo CDIO” của nhóm tác giả Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phƣợng, Đồng Thị Bích Thủy, Trung tâm Nghiên cứu cải tiến phƣơng pháp dạy và học Đại học thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Tp. HCM. Trong báo cáo này các tác giả giới thiệu về một số phƣơng pháp giảng dạy cải tíến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm để đạt các mục tiêu môn học và chƣơng trình đào tạo theo chuẩn CDIO( Concive – Design – Implement – Operate). Nhóm tác giả đã phân loại các phƣơng pháp giảng dạy cải tiến thành nhóm các phƣơng pháp giảng dạy giúp sinh viên học tập chủ động(Active Learning) gồm: phƣơng pháp động não, phƣơng pháp Suy nghĩ – Từng cặp, phƣơng pháp học dựa trên vấn đề, phƣơng pháp hoạt động nhóm, PPĐV và nhóm các phƣơng pháp giảng dạy giúp sinh viên học tập qua trải nghiệm(Experiential) gồm: Học dựa vào dự án; Mô phỏng; Nghiên cứu tình huống; Phƣơng pháp học tập phục vụ cộng đồng. Các tác giả đã xếp “đóng vai” vào nhóm các phƣơng pháp giúp sinh viên học tập chủ động và đã chỉ ra lợi ích cơ bản của “đóng vai” với ngƣời học đó là: Tƣ duy suy xét, phản biện ; Nhận biết về kiến thức, kỹ năng và thái độ cá nhân của bản thân. Đề tài “Vận dụng PPĐV trong dạy học môn Tâm lý học ở ĐHHP” của tác giả Đinh Thị Phƣơng Thảo – K55 – Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHHP đã tập trung nghiên thực trạng vận dụng PPĐV trong giảng dạy bộ môn Tâm lý học ở ĐHHP trên cơ sở đó tiến hành thực nghiệm và đƣa ra một số kết luận và kiến nghị để việc vận dụng PPĐV trong giảng dạy Tâm lý học đạt hiệu quả cao. Về giáo dục Lịch sử: Trong cuốn Phƣơng pháp dạy học Lịch sử, GS.TS Phan Ngọc Liên(chủ biên) cùng GS.TS Nguyễn Thị Côi, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, Nxb ĐHSP, 2012. Các tác giả khi trình bày về “Hoạt động ngoại khóa trong trƣờng học” có nhắc đến “đóng vai”(HS đóng vai các nhân vật lịch sử đang học), diễn các câu chuyện lịch sử... ở các lớp THCS. Với bậc THPT, khi đề cập đến một hình thức ngoại khóa là “đọc sách” các tác giả cũng đã đƣa ra gợi ý giúp gây hứng thú và giúp HS củng cố những kiến thức đã tiếp thụ ở sách để bổ sung và củng cố bài học qua các hình thức diễn đạt nghệ thuật nội dung của sách bằng cách “Đọc diễn cảm một bài viết, 4 hay một đoạn trích”, “Đóng vai trong việc đọc một đoạn đối thoại giữa hai nhân vật ở hai “phía” đối lập nhau – cách mạng và phản cách mạng; ngƣời yêu nƣớc và bọn cƣớp nƣớc”, “Dựa vào nội dung của tác phẩm, hay một chƣơng, phần của sách để xây dựng một tiểu phẩm, diễn đạt một sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc..”[12,tr. 211]. Nhƣ vậy có thể thấy PPĐV đã đƣợc quan tâm, nghiên cứu để vận dụng vào quá trình dạy học. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra khái niệm, cách thức tiến hành mà chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu vận dụng đóng vai trong dạy học môn lịch sử, phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Bởi vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử Việt Nam(Thế kỉ X – Giữa thế kỉ XIX), lớp 10, trung học phổ thông - Chƣơng trình chuẩn”. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn là quá trình dạy học của GV và HS trong giờ học lịch sử ở trƣờng phổ thông(Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, lớp 10, THPT- Chƣơng trình chuẩn). * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là biện pháp vận dụng PPĐV trong dạy phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò – ý nghĩa của PPĐV, đề tài đi sâu vào đề xuất một số nội dung có thể vận dụng PPĐV và đƣa ra biện pháp vận dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử Việt Nam( Thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX). * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của PPĐV và đề xuất các hình thức tổ chức PPĐV, quy trình vận dụng PPĐV. - Khảo sát thực tiễn việc vận dụng PPĐV trong dạy - học môn lịch sử ở trƣờng phổ thông và chỉ ra ƣu điểm và hạn chế và nguyên nhân của thực tiễn vận dụng. 5 - Nghiên cứu chƣơng trình và SGK Lịch sử 10, xác định vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản và những nội dung có thể vận dụng PPĐV vào quá trình dạy học. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp vận dụng hiệu quả PPĐV trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Thực nghiệm Sƣ phạm có sử dụng PPĐV, từ đó kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. 5. Phạm vi nghiên cứu - Căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử lớp 10, THPT - Chƣơng trình chuẩn. - Các phân tích đánh giá chủ yếu dựa trên SGK Lịch sử 10, THPT - Chƣơng trình chuẩn và các đối tƣợng HS đang theo học bộ sách này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu(Xác định các khái niệm công cụ và cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu). - Khảo sát, phân tích, đánh giá về PPĐV qua chƣơng trình và SGK Lịch sử, qua quan sát giáo án và giờ lên lớp của GV, qua quá trình học tập của HS... - Phỏng vấn sâu / Điều tra bằng phiếu hỏi. - Thực nghiệm Sƣ phạm. 7. Giả thuyết nghiên cứu Nếu PPĐV đƣợc vận dụng một cách hợp lí, linh hoạt sẽ góp phần tích cực trong việc tạo động cơ và hứng thú học tập môn lịch sử cho HS. Đồng thời góp phần đổi mới PPDH và đa dạng hóa PPDH lịch sử của GV ở trƣờng phổ thông. 8. Đóng góp của đề tài - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của vận dụng PPĐV trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, chƣơng trình chuẩn. - Đánh giá đƣợc thực trạng của việc vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. - Xác định đƣợc những nội dung Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế giữa thế kỉ XIX có thể vận dụng PPĐV. - Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả của việc vận dụng PPĐV. 6 9. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Làm phong phú thêm Lí luận PPDH lịch sử nói chung và vận dụng PPĐV theo hƣớng tích cực cho GV lịch sử. - Là tài liệu tham khảo cho GV lịch sử ở trƣờng phổ thông nói chung và bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 2 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Chƣơng 2. Biện pháp vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử Việt Nam (Thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX), lớp 10 THPT - Chƣơng trình chuẩn. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Phƣơng pháp dạy học Thuật ngữ phƣơng pháp có nhiều tài liệu dẫn xuất xứ là từ tiếng Hy Lạp: Methodos – “con đƣờng dẫn đến chân lý”. Phƣơng pháp hiểu theo nghĩa chung nhất “là con đƣờng, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tƣợng theo mục đích đã định” [29,tr. 91]. Về PPDH, đã có nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau: Theo I.Ia.Lecne,1981, cho rằng “PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung học vấn”[1,tr. 3]. Theo Iu K. Babanxki,1983, cho rằng “ PPDH là cách thức tƣơng tác giữa thày và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”[1,tr. 3]. Theo I.D.Dverev,1980, cho rằng “PPDH là cách thức hoạt động tƣơng hỗ giữa thày và trò nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học. Hoạt động này đƣợc thể hiện trong các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của HS và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo”[1,tr. 3]. Có thể thấy khi định nghĩa về PPDH thì khía cạnh hoạt động tƣơng tác giữa thày và trò là khía cạnh đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu hơn cả. Từ đó, có thể hiểu một cách chung nhất, khái quát nhất, PPDH “là tổ hợp các cách thức, biện pháp thực hiện hoạt động hợp tác, tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học nhằm đạt mục tiêu dạy học”. 1.1.1.2. Phƣơng pháp dạy học tích cực 8 * Khái niệm PPDH tích cực PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể mà là một khái niệm rộng bao gồm nhiều phƣơng pháp, hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau. PPDH tích cực là một khái niệm hƣớng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính chủ động của ngƣời dạy. Tuy nhiên, để dạy học theo phƣơng pháp này thì GV phải nỗ lực nhiều so với phƣơng pháp truyền thụ một chiều. Một số nghiên cứu của Biggs(2003), chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa các hoạt động của ngƣời học với hiệu quả học tập. Tỉ lệ tiếp thu kiến thức của ngƣời học càng tăng cao khi vận dụng càng nhiều giác quan và đặc biệt tỉ lệ tiếp thu kiến thức cao nhất khi đƣợc truyền đạt lại cho ngƣời khác. Để làm nổi bật đặc trƣng của PPDH tích cực xin đƣa ra một số điểm khác biệt giữa PPDH tích cực và PPDH chƣa tích cực nhƣ sau: PPDH chƣa tích cực PPDH tích cực Bản Là quá trình truyền thụ tri thức: Là quá trình GV tổ chức hoạt động chất truyền thụ và chứng minh chân lí nhận thức cho HS. Dạy cho học sinh Mục của GV và lĩnh hội của HS. cách tìm ra chân lí. Chú trọng cung cấp kiến thức. Chú trọng hình thành các năng lực để ngƣời học tự chiếm lĩnh tri thức. tiêu Phƣơng pháp Thuyết trình của GV là chủ yếu. Trao đổi, thảo luận nhóm, học theo GV độc thoại và phát vấn. dự án, tƣơng tác GV – HS, GV – HS. KT – GV độc quyền. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. ĐG 1.1.1.3. Phƣơng pháp đóng vai W. Shakespare nói “Toàn thế giới là nhà hát.Trong nhà hát có đàn ông, đàn bà. Tất cả đều là diễn viên. Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối vào sân khấu của mình”[11,tr. 99]. Nói nhƣ Shakespare có thể hiểu là trong xã hội, mỗi cá nhân hay tập thể đều có vai trò nhất định, giống nhƣ các diễn viên trên sân khấu, 9 nhƣng các diễn viên trên sân khấu thì nhập vai, hóa thân thành ngƣời khác, sống với vai diễn của mình còn trong sân khấu cuộc đời và sân khấu xã hội, mỗi ngƣời tự thể hiện chính mình với những vị trí, vai trò khác nhau. Đóng vai, theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê là “thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng hành động, nói năng nhƣ thật” Đóng vai mà thông dụng nhất, phổ biến nhất là đóng kịch đã đƣợc sử dụng trong lớp học và cho thấy hiệu quả đạt đƣợc rất cao nếu có sự chuẩn bị chu đáo. Theo tác giả Phan Trọng Ngọ, “Phƣơng pháp đóng kịch trong dạy học là GV cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theo các vai diễn. Qua đó họ học đƣợc cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng nhƣ các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản”[19,tr. 283]. Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh “Đóng kịch là PPDH, trong đó GV tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp HS hiểu sâu sắc nội dung học tập” [27,tr. 227] Cũng có thể hiểu đóng vai là một trò chơi _ trò chơi đóng vai, trong đó GV đảm nhiệm phần kịch bản, là đạo diễn còn HS sẽ thể hiện các vai diễn đã có trong kịch bản. Bằng việc nhập vai vào các nhân vật, ngƣời học sẽ chủ động tìm hiểu, hiếm lĩnh kiến thức và đƣợc hoạt động trực tiếp trong suốt hoạt động đóng vai. Hoạt động trực tiếp trong suốt quá trình đóng vai không chỉ giúp ngƣời học khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn mà thông qua đó ngƣời học còn có cơ hội hình thành kinh nghiệm cá nhân và cũng có cơ hội để phản ánh dựa trên kinh nghiệm này. Theo các định nghĩa trên thì PPĐV đƣợc vận dụng chủ yếu ở việc GV xây dựng kịch bản và HS là ngƣời thực hiện kịch bản thông qua việc “diễn” các vai có sẵn trong kịch bản. Bên cạnh đó cũng có cách hiểu khác về PPĐV khi HS đảm nhận vai trò sáng tạo kịch bản để giải quyết tình huống mở do GV đƣa ra. Tài liệu bồi dƣỡng GV thực hiện chƣơng trình, SGK lớp 10 THPT viết: “Đóng vai là phƣơng pháp tổ chức cho ngƣời học thực hành , “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định”. 10 1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề * Về mục tiêu giáo dục Thế kỉ XXI mở ra trƣớc mắt nhân loại cùng với xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã mang lại nhiều thách thức. Một trong những chìa khóa quan trọng để vƣợt qua những thách thức đó là giáo dục. Mục tiêu của giáo dục thế kỉ mới đƣợc phản ánh qua 4 trụ cột giáo dục mới mà Unessco đã đề ra gồm: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống. Học để biết không có nghĩa là học để thu nhận nhiều kiến thức mà là học cách học để phát triển sự tập trung, các kỹ năng ghi nhớ và khả năng tƣ duy. Học để làm không có nghĩa là đào tạo ra những con ngƣời làm những công việc tay chân cụ thể trong một dây truyền sản xuất mà nhằm trang bị cho ngƣời học những kiến thức, kĩ năng và cao hơn nữa là việc áp dụng những kiến thức và kĩ năng đó trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Học để cùng chung sống là tham gia và hợp tác với những ngƣời khác trong mọi hoạt động của con ngƣời. Học để tự khẳng định mình là khẳng định “cái tôi” của mỗi ngƣời có cá tính rất riêng, bản lĩnh riêng, tài năng riêng không lẫn với ngƣời khác. Để thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục theo tinh thần của Unessco đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học. Các em đƣợc tôn trọng, đƣợc tự do bày tỏ ý kiến cá nhân đồng thời ngƣời thày cần thiết lập mối quan hệ thân mật, gần gũi với học trò, biết lắng nghe và học cách chấp nhận phản hồi của học sinh để hoàn thiện phƣơng pháp giảng dạy. Bên cạnh đó GV cần phải thay đổi từ truyền thụ áp đặt kiến thức sang dạy kĩ năng, dạy thực hành, dạy phƣơng pháp chiếm lĩnh cho học trò. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy của giáo dục Việt Nam hiện nay là cả chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy của GV đều chƣa thể hiện đƣợc yêu câu nêu trên. Không khó để nhận ra bên cạnh một số ít HS thực sự năng động, sáng tạo trong học tập, hầu hết HS với lối học thụ động, nhồi nhét, để đối phó với các kì thi vì vậy không thu nhận đƣợc nhiều kiến thức. * Tâm lí lứa tuổi HS THPT Lứa tuổi HS THPT(16 – 18 tuổi) mang những đặc trƣng tâm lý của tuổi thanh niên. Ở giai đoạn chuẩn bị thành ngƣời lớn và có một vị thế xã hội mới, sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này “có nhiều mặt mang tính phức tạp”[14,tr. 2]. Trong 11 phạm vi đề tài xin dẫn chứng hai mặt nổi bật thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ ở lứa tuổi này đó là tƣ duy và ý thức. Về mặt tƣ duy: Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng ở lứa tuổi này HS có sự thay đổi về tƣ duy. Các em có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, chặt chẽ, sáng tạo, có căn cứ và mang tính nhất quán. Ở lứa tuổi này HS có khả năng và ƣa khái quát các vấn đề. Nhờ khả năng khái quát, HS có khả năng tự phát hiện vấn đề “Với các em, điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào đƣợc giải quyết.HS cấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải quyết các vấn đề học tập: giải bài tập, phƣơng pháp tƣ duy... Các em có xu hƣớng đánh giá cao các bạn thông minh và những thày cô có phƣơng pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của HS, phê phán sự gò ép, máy móc trong phƣơng pháp sƣ phạm”[32,tr.11].Tuy nhiên, việc phát huy đƣợc hết khả năng tƣ duy độc lập, sáng tạo của HS là chƣa nhiều, các em thƣờng đua ra những kết luận khá vội vàng và phần nhiều cảm tính. Vì vậy, GV cần giúp HS phát huy đƣợc hết năng lực tƣ duy của mình. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi ngƣời GV cần hiểu rõ và nắm bắt đƣợc sự thay đổi về tƣ duy của lứa tuổi HS từ đó đƣa ra những phƣơng pháp giáo dục phù hợp kích thích đƣợc sự phát triển tƣ duy của ngƣời học theo hƣớng độc lập, sáng tạo, tích cực. Về mặt ý thức: Nghiên cứu một số học thuyết về động cơ học tập, “học thuyết nhân văn và động cơ” đã nhấn mạnh vào những nguồn gốc của động cơ bên trong “nhƣ nhu cầu của con ngƣời đối với sự tự thực hiện; Khuynh hƣớng thực hiện bẩm sinh; Hay nhu cầu tự khẳng định. Những lý thuyết này có điểm chung là tất cả đều tin rằng con ngƣời liên tục đƣợc thúc đẩy bởi những nhu cầu bẩm sinh để hoàn thiện tiềm năng của họ”[16,tr. 25]. Đối với HS THPT nhu cầu tự khẳng định, đƣợc khẳng định và thể hiện “cái tôi” có xu hƣớng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Vì thế, theo quan điểm nhân văn “để thúc đẩy HS nghĩa là phải kích thích nguồn gốc bên trong của họ, làm cho HS nhận thức về năng lực, lòng tự trọng, tính tự kỉ và sự tự thực hiện”[16,tr.125]. Maslow đã đƣa ra hệ thống thứ bậc nhƣ cầu nhƣ sau: 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất