Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương...

Tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương i ii (phần 3 sinh học vi sinh vật sh 10 ctc

.PDF
84
219
53

Mô tả:

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH ­ HĐH Đất nước với mục  tiêu  2020  Việt  Nam  sẽ  từ  một  nước  Nông  nghiệp  về  cơ  bản  trở  thành  nước  Công nghiệp, hội nhập với cộng đồng Quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi  của  CNH  ­  HĐH  và  hội  nhập  Quốc  tế  là  nhân  tố  con  người,  là  nguồn  lực  người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng. Thực tế đó đòi hỏi  nghành Giáo Dục phải  đào tạo ra những con người có trình độ cao về tri thức,  phát triển cao về trí tuệ sẵn sàng thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của  Xã Hội. Mặt khác, khoa học Công nghệ ngày càng phát triển nhanh, mạnh với  tốc  độ  mang  tính  bùng  nổ,  thể  hiện  qua  sự  ra  đời  nhiều  lí  thuyết,  thành  tựu  mới cũng như khả năng ứng dụng của chúng vào thực tế. Học vấn mà trường  Phổ Thông  trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy  phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người,  trên cơ sở đó tiếp tục học tập suốt đời. Vậy đổi mới Giáo Dục và Đào Tạo theo hướng phát huy tính tích cực  (TTC) của học sinh là yêu cầu của thời đại, đồng thời là yêu cầu cấp bách cho  sự  nghiệp  phát  triển  Kinh  tế,  Xã  hội  của  nước  ta.  Đổi  mới  và  hiện  đại  hóa  phương pháp Giáo dục chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng  trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri  thức. Dạy cho người học phương pháp tự học, phát triển được năng lực của  mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động của học sinh trong quá trình tự học.  Đây  là  vấn  đề  sống  còn  của  Giáo  Dục  trong  thời  đại  bùng  nổ  thông  tin  đa  chiều hiện nay. Phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu phát triển của thời  đại đó là Phương pháp ( DHTC ), lấy học sinh làm trung tâm. 1 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong  Nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII (11 ­ 1953), Nghị quyết Trung Ương III  khóa VIII ( 12 ­ 1996 ), đã được cụ thể hóa trong các chỉ thị của bộ Giáo Dục  và Đào Tạo và điều 24.2 Luật giáo dục: “ Phương pháp giáo Dục Phổ Thông  phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp  với  đặc  điểm  của    từng  lớp  học,  từng  môn  học,  bồi  dưỡng  phương  pháp  tư  duy,  rèn  kỹ  năng  vận  dụng  kiến  thức  vào  thực  tiễn,  tác  động  đến  tình  cảm,  mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Vì  những  lí  do  trên  tôi  đã  chọn  đề  tài  “Vận  dụng  phương  pháp  dạy  học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương I, II (Phần 3.  Sinh học vi sinh vật ­ SH 10 ­ CTC” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc vận dụng PPDH tích cực  quy trình thiết kế bài giảng theo hướng phát huy TTC học tập của HS 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy  học theo hướng tích cự hóa hoạt động học tập. ­ phân tích nội dung và thiết kế bài giảng theo hướng phát huy TTC của  HS trong dạy học một số bài thuộc chương I, II (phần 3. sinh học vi sinh vật ­  HS 10 ­ CTC ) ­ Lấy ý kiến của giáo viên và các chuyên gia giáo dục để xác định tính  khả thi và hiệu quả của các bài giảng. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng: +  Nội dung SGK Sinh học lớp 10 ­  CTC 2 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp + Phương pháp và biện pháp phát huy tính tích cực (TTC) học tập của  hocj sinh (HS). ­  Phạm vi nghiên cứu:  Chương I, II (Phần 3. Sinh học vi sinh vật SH 10 ­ CTC) 3.2. Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. + Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lí thuyết cho việc phân  tích nội dung , thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của học  sinh:  Các  tài  liệu  về  lí  luận  dạy  học,  phương  pháp  dạy  học  sinh  học;  quan  điểm của Đảng về chiến lược phát triển GD và ĐT; quan điểm xây dựng và  phát triển chương trình sinh học phổ thông. ­ Phương pháp quan sát sư phạm + Dự các giờ giảng của giáo viên Phổ Thông + Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của Giáo viên Phổ Thông ­ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến nhận xét, góp ý của các Giáo  viên  có  kỹ  năng  và  quan  tâm  đến  việc  đổi  mới  PPDH  theo  hướng  phát  huy  TTC của học sinh. 4. Đóng góp mới của đề tài  4.1. Về mặt khoa học ­ Góp phần khẳng định xu hướng đổi mới PPDH sinh học là chuyển từ  dạng dạy học theo hướng thụ động sang dạy học chủ động, phát huy TTC, chủ  động của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 4.2. Về mặt thực tiễn Cung cấp tư liệu tham khảo cho Giáo Viên và Sinh Viên mới ra trường. Góp  phần  khắc  phục  khó  khăn  và  đáp  ứng  yêu  cầu  của  thực  tiễn  dạy  học sinh học nói chung và sinh học 10 nói riêng. 3 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Lịch sử nghiên cứu 1.1. Trên thế giới ­ Năm 1920 ở Anh đã bắt đầu  thí điểm các lớp học mới đặc biệt là chú ý  đến hoạt động tự quản của HS. ­ Năm 1950 ở Pháp bắt đầu thí điểm ở 200 trường và sau đó họ triển khai  rộng dãi tất cả các lớp học vào những năm 70 ­ 80 của thế kỷ XX hầu như tất  cả các cấp học đều áp dụng phương pháp dạy học tích cực. ­ Năm 1970 trở đi ở Mĩ bắt đầu thí điểm bằng cách tổ hoạt động độc lập  của HS bằng phiếu học tập ­  Ở  những  nước  CNXH  cũ  như:  Liên  Xô,  Cộng  Hòa  dân  chủ  Đức,  Ba  Lan  cũng  từ  năm  1980  đã  chú  trọng  hoạt  động  độc  lập  tự  lực  lĩnh  hội  kiến  thức của HS, nghiêm cấm cung cấp những  khái niệm, định nghĩa có sẵn cho  HS. 1.2. Trong nước ­ Ngay từ những năm 60 “ Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào  tạo” đã được triển khai ở  một số trường Đại học, điển hình là ĐHSP song do  hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, giáo dục phổ thông gặp nhiều khó khăn.  Từ năm 1970 phong trào cải tiến phương pháp dạy học lại được khắc phục và  phát  triển.  Đi  dầu  trong  lĩnh  vực  dạy  học  sinh  học  phải  kể  đến  công  trình:  Phát triển trí thông minh của HS  thông qua chương “Di truyền – Biến dị” của  G.s Trần Bá Hoành ­ Năm 1970 nghiên cứu đầu tiên về phương pháp DHTC, Giáo sư Trần  Bá Hoành phát huy trí thông minh học sinh ­ Năm 1980 trở đi được nhiều tác giả quan tâm: G.S. Đinh Quang Báo ( 1981 ) 4 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp G.S. Lê Đình Trung (1995 ) G.S. Nguyễn Đức Thành Tháng 12 năm 1995, Bộ GD và ĐT đã tổ chức hội thảo Quốc gia về đổi  mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học. Trong  những  năm  gần  đây  nhiều  khóa  luận  của  Sinh  viên  khoa  Sinh  ­  KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tiến hành nghiên cứu, áp dụng PP DHTC  trong chương trình sinh học THPT, tuy nhiên chưa có đề tài vận dụng dạy học  tích cực vào phần III. Sinh học vi sinh vật ­ SGK SH 10 ­ CTC 2. Cơ sở lí luận của phát huy TTC của học sinh trong dạy học 2.1. Khái niệm về tính tích cực  TTC là bản chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Con người  không chỉ tiêu thụ mà còn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại  và  phát  triển  của  xã  hội.  TTC  của  xã  hội  là  một  trong  những  nhiệm  vụ  của  giáo  dục.  Để  giải  quyết  được  nhiệm  vụ  này  thì  phải  cần  đến  quá  trình  giáo  dục, đây cũng là kết quả của sự phát triển nhân cách.  2.2. Tính tích cực học tập của học sinh Theo Relorova (1975): TTC học tập của HS là một hiện tượng sư phạm  biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. Theo G.s. Trần Bá Hoành: Học tập là một trường hợp riêng của sự nhận  thức. TTC nhận thức là một trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng  học  tập,  có  sự  cố  gắng  trí  tuệ  và  nghị  lực  cao  trong  quá  trình  nắm  vững  tri  thức. 2.3. Vị trí, ý nghĩa của vấn đề phát huy TTC học tập với quan điểm lấy  HS làm trung tâm 5 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp Phấn đấu làm cho dạy học không chỉ hoàn thành nhiệm vụ trang bị kiến  thức và hình thành kỹ năng kỹ xảo mà còn làm cho dạy học mang tính giáo  dục và tính phát triển là xu hướng của lí luận dạy học hiện đại. Nâng cao TTC, tính độc lập trong hành động thực tiễn của HS là yêu cầu  cơ  bản  trong  nhiệm  vụ  phát  triển  của  quá  trình  dạy  học,  đảm  bảo  mục  đích  đào tạo những con người chủ động, năng động,  sáng tạo. Việc  phát  huy  TTC  nhận  thức  của  HS  đảm  bảo  lĩnh  hội  kiến  thức:  I.ACailop  viết  “Giảng  dạy  không  phải  nhồi  cho  HS  một  mớ  kiến  thức.  Các  em không phải là bình chứa kiến thức mà kiến thức cũng không phải là nước  rót vào bình…” Các nhà giáo dục cần phải chú trọng phát triển TTC và độc  lập của HS.  Năm 1954, LN Tolsitoi đã viết: Kiến thức chỉ thật sự là kiến thức  khi nó là thành quả của những cố gắng tư duy chứ không phải là của trí nhớ”. Việc phát triển TTC của HS không chỉ giữ vai trò to lớn trong việc nâng  cao chất lượng kiến thức  mà còn có ý nghĩa đối với chức năng của việc dạy  học, chỉ có thể biến kiến thức thành thái độ, niềm tin, tư tưởng, phát triển các  giá  trị  đạo  đức  của  HS  khi  các  em  thật  sự  thông  hiểu  tài  liệu  học  một  cách  toàn diện, khi kết luận khái quát ở các em là kết quả nỗ lực tư duy tự lực và  những tình cảm tích cực. “Lòng khao khát hiểu biết, TTC cao trong hoạt động nhận thức và kỹ  năng tự lực rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo  dục cho thanh niên trên ghế nhà trường, đảm bảo sau này họ tiếp tục rèn luyện  bản thân một cách có hệ thống và không ngừng tự học” (I.F.Kharlamor ­  1975) 2.4. Phương pháp dạy học tích cực 2.4.1. Khái niệm về dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm Như chúng ta đã biết quá trình dạy học bao gồm hai mặt cơ bản là: Hoạt  động của GV và hoạt động của HS. Trong lí luận dạy học sinh học hiện đại có  những quan điểm khác nhau về vai trò của GV và vai trò của HS. 6 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp Nhưng nhìn chung phát triển theo hai hướng: Tập chung vào vai trò hoạt  động  của  GV  (lấy  GV  làm  chung  tâm  –  GVTT)  hoặc  tập  chung  vào  vai  trò  hoạt động của HS ( lấy HS làm trung tâm – HSTT). Ngày  nay  xu  hướng  tất  yếu  và  có  lí  do  lịch  sử  là:  Chuyển  từ  dạy  học  GVTT  sang  dạy  học  HSTT.  Tuy  nhiên  thuật  ngữ  “Dạy  học  HSTT”  chỉ  mới  được phổ biến gần đây. Theo G.s Trần Bá Hoành “không nên xem dạy học HSTT như một  phương pháp dạy học, đặt ngang tầm với phương pháp dạy học đã có, mà nên  quan niệm đó như là một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối cả mục  tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả  dạy học” R. C. Shamar (1988) “ Trong phương pháp dạy học HSTT toàn bộ quá  trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của HS. Mục đích là  phát huy ở HS kỹ năng và năng lực hoạt động độc lập để giải quyết vấn đề.  HS và GV cùng nhau khảo sát các khía cạnh của vấn đề hơn là GV trao cho  HS giải pháp vấn đề đặt ra. GV có vai trò tạo ra những tình huống có vấn đề,  lập giả thuyết, làm sáng tỏ và rút ra kết luận, lĩnh hội biểu thức. Để thực hiện HSTT không phải vai trò của GV hạ thấp mà trái lại đòi hỏi  GV phải có trình độ cao hơn về phẩm chất năng lực nghề nghiệp. Chính vì lí  do trên mà đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao, mở rộng kiến thức,  tầm hiểu biết của mình trong lĩnh vực chuyên nghiệp để có thể tổ chức tốt các  hoạt động độc lập của học sinh. 2.4.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực PPDHTC là hệ thống những phương pháp phát huy TTC học tập của HS. PPDHTC có những đặc trưng chủ yếu sau đây: ­ Lấy HS làm trung tâm: 7 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp +  Phương  pháp  DHTT  đề  cao  vai  trò  của  người  học,  đặt  HS  vào  vị  trí  trung  tâm  của  quá  trình  dạy  học.  Mục  đích  xuất  phát  từ  người  học  và  cho  người học. + Nội dung của bài học do HS lựa chọn phù hợp với hứng thú của HS.  Sau mỗi bài học đánh giá khả năng nhận thức của từng HS. HS tự chịu trách  nhiệm về kết quả của mình. ­ Dạy học bằng tổ chức hoạt động của HS: Phương pháp dạy học tích  cực chú trọng hoạt động độc lập của HS trong giờ học, hoạt động tự học của  HS chiếm về thời gian và cường độ làm việc tạo điều kiện cho HS tác động  trực tiếp vào đối tượng bằng nhiều giác quan, từ đó nắm vững kiến thức. ­ Dạy học chú trọng phương pháp tự học, tự nghiên cứu: + GV hướng dẫn để HS tự tìm tòi con đường đi đến kiến thức, khuyến  khích hoạt động khám phá tri thức của HS. + Dạy học tích cực áp dụng quy trình của phương pháp nghiên cứu nên  các em không chỉ hiểu, ghi nhớ mà còn cần phải  có  sự cố ghắng trí tuệ, tìm  ra tri thức mới, tạo điều kiện để cho HS có thể tự học, tự nghiên cứu và có  phương  pháp  tiếp  tục  học  sau  này.  Vì  lẽ  đó  phương  pháp  DHTC  tạo  ra  sự  chuyển biến từ tự học thụ động sang tự học chủ động. ­ Dạy học cá thể hóa và hợp tác: Phương pháp dạy học chủ yếu theo  pháp đối thoại “Thầy – Trò”  GV đặt ra nhiều mức độ câu hỏi khác nhau, HS  độc lập giải quyết qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm, tổ, lớp và  uấn nắn của GV mà HS bộc lộ tính cách, năng lực nhận thức của mình và học  được cánh giải quyết, cách trình bày vấn đề của bạn từ đó nâng mình lên trình  độ mới. ­ Dạy học đề cao tự đánh giá: HS đánh giá và tự đánh giá kết quả đạt  được với mục tiêu đề ra thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra. Từ đó không chỉ  bổ xung kiến thức phát triển tư duy sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và có ý  8 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp thức vươn lên đạt kết quả cao hơn. Như vậy phương pháp dạy học tích cực  người học được giáo dục trở thành người tự giáo dục. 9 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp Chương 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT  VÀ NĂNG LƯỢNG  Ở VI SINH VẬT BÀI 22: DINH DƯỠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG  LƯỢNG Ở VI SINH VẬT 1. Vị trí của bài trong chương trình Bài 22 là bài đầu tiên của chương I: chuyển hóa vật chất và năng lượng  ở vi sinh vật, đồng thời cũng là bài đầu tiên của phần 3: Sinh  học vi sinh vật  2. Logic kiến thức  Trước hết phải khẳng định đây là một bài khó nhưng là bài mở đầu của  phần Sinh học vi sinh vật  và là bài rất quan trọng, cần phải dạy tốt làm cơ sở  để học các bài sau. Để nghiên cứu về sinh vật, trước hết phải hiểu thế nào là vi sinh vật. Nội dung chủ yếu của bài là: Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật  và các  quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật  phụ thuộc vào môi  trường sống của nó.  Trong  phòng  thí  nghiệm,  căn  cứ  vào  các  chất  dinh  dưỡng,  môi  trường  nuôi cấy VSV  được chia làm 3 loại cơ bản: môi trường tự nhiên, môi trường  tổng  hợp  và  môi  trường  bán  tổng  hợp.  Trong  các  môi  trường  khác  nhau  thì  VSV  có  các  kiểu  dinh  dưỡng  khác  nhau:  Quang  tự  dưỡng,  quang  dị  dưỡng,  hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng. Sau khi hấp thụ các chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng, trong tế bào  diễn ra các phản ứng sinh hóa biến đổi các chất này, đó chính là quá trình  chuyển hóa vật chất và năng lượng. Tùy thuộc vào sự có mặt của ôxi phân tử  10 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp mà sự chuyển hóa vật chất và năng lượng được thực hiện theo con đường hô  hấp hoặc lên men. Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ở chất  nhận điện tử, chất tham gia và sản phẩm tạo thành .3. Thành phần kiến thức 3.1. Nội dung cơ bản I. Khái niệm vi sinh vật 1. Ví dụ ­ Tảo  màu xanh gặp ở bề mặt nước ao hồ ­ Các loại nấm  mốc mọc trên cơm nguội 2. Khái niệm ­ Vi sinh vật bao gồm: Vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào đó là những cơ thể vô  cùng nhỏ bé, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi. ­ Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực,  một số là tập hợp đơn bào (Tập  đoàn Vônvoc, tập đoàn pandering) 2. Đặc điểm ­ Hấp thụ và chuyển hóa vật chất dinh dưỡng nhanh ­ Sinh sản nhanh và phân bố rộng rãi ­ Có môi trường sống khác nhau: Đất, nước, không khí, trong cơ  thể sống II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng 1. Các loại môi trường cơ bản Gồm 3 loại ­ Môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí ­ Môi trường tổng hợp: Cần có sự tham gia của một số các chất hóa học  ­ Môi trường bán tổng hợp:Môi trường tự nhiên + một số chất khác 2. Các kiểu dinnh dưỡng 11 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp ­ Căn cứ vào nguồn cacbon và nguồn  năng lượng người ta chia các hình  thức  dinh dưỡng thành 4 kiểu. Kiểu  Nguồn năng  Nguồn  dinh  lượng Ví dụ cacbon dưỡng Quang  Ánh sáng CO2 tự  Vi khuẩn lam, tảo đơn bào,vi khuẩn  lưu huỳnh màu tía và màu lục dưỡng Hóa tự  Chất vô cơ  dưỡng CO2 hoặc chất  Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ooxxi  hóa hidro,ooxxi hhoas lưu huỳnh hữu cơ Quang  Ánh sáng Chất hữu  Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh  dị  cơ màu lục và màu tía dưỡng Hóa dị  Chất hữu cơ Chất hữu  Nấm, động vật nguyên sinh, phần  dưỡng cơ lớn vi khuẩn không quang hợp III. Hô hấp và lên men 1. Hô hấp a. Hô hấp hiếu khí ­  Là  quá  trình  oxi  hóa  các  chất  hữu  cơ  mà  chất  nhận  elechtron(e)  cuối  cùng là oxi phân tử. ­ Ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyển e trong hô hấp diễn ra ở màng trong  của ty thể, còn ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở ngay trên màng sinh chất ví dụ: Vi khuẩn lên men thối ở dưa chua 12 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp ­ Sản phẩm cuối cùng: CO2, H2O b. Hô hấp kị khí ­ Là quá trình phân giải Cacbon hydrat để cung cấp năng lượng cho tế  bào ­ Chất nhận điện tử cuối cùng không phải là oxi phân tử mà là một phân  tử vô cơ.      Ví dụ: Trong hô hấp Nitrat chất nhận cuối cùng là NO32­, trong hô hấp  Sunphat là SO42 2. Lên men ­ Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất. Trong đó chất  cho và nhận e là các phân tử hữu  cơ. ­ Sản phẩm ngoài CO2 còn có các hợp chất cacbon chưa được oxi hóa hoàn  toàn 3.2. Kiến thức trọng tâm ­ Các kiểu dinh dưỡng ở sinh vật ­ Hô hấp và lên men 3.3. Hướng vận dụng các biện pháp tích cực Ở bài  này hướng vận dụng chủ yếu là sử dụng câu hỏi vấn đáp tái hiện,  tổ chức hoạt động nhóm lập bảng tóm tắt các kiểu dinh dưỡng, sử dụng PHT  so sánh hô hấp và lên men, cụ thể: I. Khái niệm về vi sinh vật Ở  lớp  9  các  em  đã  được  làm  quen  về  khái  niệm  vi  sinh  vật,  vì  vậy  để  hình thành được khái niệm vi sinh vật GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu mục  I ­ SGK –Trang  88 kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi cho HS: Vi  sinh vật là gì?  II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng 1. Các loại môi trường  13 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp ­ GV giới thiệu 3 loại môi trường: + Môi trường đất, nước, không khí + Môi trường cấy vi sinh vật (Thạch, nước thịt) +  Môi  trường  làm  dưa  bao  gồm  thành  phần  tự  nhiên  (nước),  và  thành  phần thêm vào (đường, muối)  Yêu cầu HS: Hãy phân biệt 3 loại môi trường trên? HS trả lời, GV giới   thiệu cụ thể 3 loại môi trường. 2. Các kiểu dinh dưỡng: ­ GV lập bảng tóm tắt “Các kiểu dinh dưỡng” trong SGK và hướng dẫn  HS quan sát và có thể hỏi: Có mấy nhóm vi sinh vật theo kiểu dinh dưỡng?  Sau đó GV giải thích cho HS từng nhóm III. Hô hấp và lên men 1. Hô hấp ­ GV giới thiệu cho HS khái niệm thế nào là hô hấp hiếu khí, hô hấp kị  khí và lên men 1.1. Hô hấp hiếu khí: Trước khi vào hô hấp hiếu khí GV có thể hỏi: Hô hấp hiếu khí là gì? Sau  đó GV nêu bản chất của hô hấp hiếu khí và sản phẩm của hô hấp hiếu khí, cho  một số ví dụ 1.2 Hô hấp kị khí: ­ GV có thể hỏi: Thế nào là hô hấp kị khí? Bản chất của hô hấp kị khí là  gì? ­ GV nêu bản chất của hô hấp kị khí và cho ví dụ về quá trình chuyển  hóa Nitrat và Sunphat. 2. Lên men ­ GV hỏi: Lên men là gì? Hãy mô tả quá trình làm dưa, ủ rượu? ­ GV nêu bản chất của lên men 14 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp Kết thúc GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí, hô  hấp kị khí, và lên men qua PHT: 15 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp Tiêuchí Chất  Sản phẩm nhận  Nội dung Mức năng  Ví dụ lượng Êlecton Lên men Hô hấp  kị  khí Hô hấp hiếu  khí 3.4. Tư liệu tham khảo 3.4.1. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.   ­ VSV tuy đơn giản về hình thái nhưng có các kiểu dinh dưỡng phong  phú hơn so với thực vật và động vật. ­ VSV quang tự dưỡng: Có sắc tố quang hợp, có thể sử dụng năng lượng  của ánh sáng. Có thể dùng nước hay chất vô cơ dạng khử làm nguồn cung cấp  hidro để đồng hóa CO2 trong không khí. Sắc tố quang hợp:  + Diệp lục tố (Vi khuẩn lam, vi tảo) + Khuẩn lục tố (Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục) Quang nang  CH 2O   O 2 Diep luc CO2 + H2O    Khuan luc to CO2 + H2S   Quang nang CH 2O  H 2  S ­ VSV quang dị dưỡng (Ví dụ: Vi khuẩn phi lưu huỳnh màu tía) Chúng  sử dụng quang năng và chất hữu cơ đơn giản (axit hữu cơ, rượu ..) là nguồn  cung cấp hiđro để đồng hóa CO2.   CH2 + CH3 ­ CO ­CH3 + H20 Khuan luc to      CO2 + CH3 ­ CH­OH   Quang nang        CH3 16 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp ­ VSV hóa tự dưỡng: Chúng sử dụng năng lượng thụ được qua việc ôxi  hóa chất vô cơ và dùng CO2 làm nguồn cacbon duy nhất hay chủ yếu. + Vi khuẩn lưu huỳnh: 1 H2S +  2 O2  H20 + S + 209,6KJ 3 S +  2  O2 + H20 H2SO4 + 626,8KJ + Vi khuẩn sắt: 1 2Fe +  2 02 + 2H+  2Fe3+ +H2O + 88,7KJ 2+   + Vi khuẩn nitrit hóa: 2NH4+ + 3O2 2NO2­ +2H20 + 4H+ +552,3KJ + Vi khuẩn nitrate hóa: 1 NO2 +  2 O2 NO3­ + 75,7KJ + Vi khuẩn Hidro: H2 + ½ O2 H2O +237,2KJ ­ VSV hoá dị dưỡng: bao gồm phần lớn các vi khuẩn, xạ khuẩn, cổ  khuẩn, toàn bộ nấm men, nấm sợi…., Chúng dùng chất hữu cơ làm nguồn  năng lượng và nguồn cacbon. (Trang 144­145. tư liệu SH10. Nguyễn Như Hiền) 3.4.2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi  sinh vật  ­ Hô hấp hiếu khí: Hiđro và điện tử sinh ra khi oxi hóa cơ chất sẽ chuyển  theo chuỗi hô hấp để trao cho oxi và tạo thành nước. Một phần năng lượng  được  chuyển  vào  ATP,  một  phần  khác  được  chuyển  thành  nhiệt  năng.  Một  phân tử Glucozơ trong điều kiện hô hấp hiếu khí sinh ra 668kcal năng lượng  tự do, trong đó trên 300 kcal được tích trữ trong ATP, sản phẩm cuối cùng là  CO2 và H2O. Các VSV có quá trình hô hấp này là VSV hiếu khí hoặc kị khí  không bắt buộc. 17 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp ­ Hô hấp kị khí: Hiđro và điện tử sinh ra khí oxi hóa sẽ thông qua chuỗi  chuyền điện tử để chuyển tới một chất vô cơ. Chất nhận hiđro và điện tử có  thể là NO3­, SO42­, NO2, S2O32­ và CO2. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp kị khí  cũng là CO2 và H20. ngoài ra còn tạo thành ATP và chất vô cơ dạng khử. Ví dụ: 1 phân tử glucozơ tiến hành hô hấp kị khí là KNO3 làm chất điện  tử  có  thể  giải  phóng  29  kcal  năng  lượng  tự  do,  một  phần  năng  lượng  khác  chuyển đến NO2­ mới sinh ra. Vi sinh vật hô hấp kị khí chủ yếu là vi khuẩn kị khí hoặc kị khí không  bắt buộc ( vi khuẩn phản nitrate hóa, vi khuẩn  phản sunfat hóa, vi khuẩn lên  men metan ) ­ Lên men: H và điện tử sinh ra khi oxi hóa hợp chất hữu cơ sẽ thông qua  các coenzim hay Cofactor (NAD, NADP, FAD…) chuyển giao cho một chất  hữu cơ khác để sinh ra một chất hữu cơ dạng khử. Đây là quá trình oxi hóa  không triệt để và chỉ sinh ra một phần năng lượng tự do, còn năng lượng được  chuyển hóa phần lớn vào ATP. Quá trình này không có sự tham gia của oxi  phân tử.  Ví  dụ:  một  phân  tử  glucozơ  lên  men  rượu  sinh  ra  hai  phân  tử  etanol  (C2H5OH) và 54 Kcal. VSV thực hiện quá trình lên men là VSV kị khí hoặc kị khí không bắt  buộc.        (Trang 147­148. Tư Liệu SH10. Nguyễn Như Hiền) 3.4.3. Chất dinh dưỡng. Là bất kì chất nào được vi sinh vật hấp thụ từ môi trường xung quanh và  được sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp cho các quá trình tổng hợp tạo ra  các  thành  phần  của  tế  bào  hoặc  để  cung  cấp  cho  quá  trình  trao  đổi  chất  và  năng lượng.  ( Trang 141.VSVH.Nguyễn Lân Dũng. NXBGD) 18 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp Dịch  chiết  thịt  bò  được  chuẩn  bị  bằng  cách  nấu  thịt  bò  nạc,  lọc  và  cô  đậm  đặc.  dịch  chiết  này  chứa  các  hợp  chất  tan  trong  nước:  glucid,  vitamin,  muối khoáng…. Peton là kết quả thu được từ thủy phân hóa học hay bằng enzim các chất  hữu  cơ  protein  như  thịt,  casein,  gelatin.  Tùy  theo  mức  độ  phân  giải  mà  các  peptone chứa polypeptide, các tripeptide, dipeptide hay các axitamin. Trong môi trường lên men công nghiệp, người ta thường dùng các phụ  phẩm hoặc bã thải của công nghiệp thực phẩm làm nền của môi trường, như  các mật rỉ, bột đậu tương ép, bột cá, cám, tinh bột kiều mạch, sắn… ( Trang 220.CSSH VSV. Nguyễn Thành Đạt) BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CHẤT  Ở VI SINH VẬT 1. Vị trí bài trong chương trình.  Bài 23 là bài thứ 2 của chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở  vi    sinh  vật,  sau  bài:  Dinh  dưỡng,  chuyển  hóa  vật  chất  và  năng  lượng  ở  vi    sinh vật.  2. Logic nội dung. Bài 22 chỉ nêu khái quát các kiểu dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất và  năng lượng ở vi  sinh vật. Bài 23 đi sâu vào quá trình tổng hợp một số chất  quan trọng trong tế bào, đồng thời nêu quá trình phân giải các hợp chất hữu  cơ ở ngoài cơ thể VSV thành các chất đơn giản để hấp thụ vào tế bào.  I. Quá trình tổng hợp. Trước hết nêu được đặc điểm chung của quá trình tổng hợp  ở VSV. Nội  dung chính là sự hình thành một số loại hợp chất cơ bản trong tế bào VSV: P,  19 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh Tr­êng §HSP Hµ Néi 2                                                Kho¸ luËn tèt  nghiÖp L, axit nucleic, poli saccarit, và đặc biệt là ứng dụng của quá trình này trong  thực tiễn đời sống. II. Quá trình phân giải ­ Trong quá trình phân giải, các hợp chất hữu cơ được phân giải thành  các  chất  đơn  giản.  Quá  trình  này  diễn  ra  ở  cả  trong  và  ngoài  tế  bào.  Nhờ  enzim ngoại bào mà các hợp chất được phân giải thành những chất đơn giản  hơn, các chất đơn giản này được VSV hấp thụ và có thể được sử dụng để tổng  hợp thành những hợp chất cần thiết cho cơ thể hoặc sẽ được phân giải tiếp tục  cùng với các chất khác nhau trong tế bào để tạo ra năng lượng cho hoạt động  sống của tế bào. ­ Trong phần này có 2 nội dung nhỏ cần nghiên cứu là:   1. Phân giải Protein và ứng dụng.  2. Phân giải polisaccarit và ứng dụng. Ở mỗi phần đều tìm hiểu quá trình phân giải các hợp chất và ứng dụng  của quá trình đó trong thực tiễn. Quá trình phân giải và tổng hợp là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng  trong cơ thể sống 2 quá trình này tương tác với nhau và diễn ra đồng thời, liên  quan mật thiết với nhau không chỉ về chuyển hóa vật chất mà cả về sản sinh  và sử dụng năng lượng. Chính vì vậy, sau khi nghiên cứu lần lượt quá trình  tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật, không thể không nghiên cứu mối quan hệ  giữa hai quá trình này. 3. Thành phần kiến thức.  3.1. Nội dung cơ bản I. Quá trình tổng hợp ­ Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự  tổng hợp các loại axitamin ­ Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất 20 SV: Lý ThÞ DÇn                                                                       Líp  K34B ­ Sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất