Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại...

Tài liệu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại

.PDF
117
168
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------***--------------- NGÔ DIỆP TRANG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỤC NGỮ CA DAO TRUYỀN THỐNG TRÊN BÁO IN ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------***------------- NGÔ DIỆP TRANG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỤC NGỮ CA DAO TRUYỀN THỐNG TRÊN BÁO IN ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Dân gian Mã số: 60 22 36 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Chí Quế HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lí do lựa chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Phạm vi đối tƣợng nghiên cứu 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 9 6. Giới thiệu cấu trúc luận văn 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỤC NGỮ VÀ 10 10 CA DAO TRUYỀN THỐNG 1.1 Tục ngữ truyền thống 10 1.2 Ca dao truyền thống 21 Chƣơng 2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỤC NGỮ TRUYỀN THỐNG TRÊN BÁO IN ĐƢƠNG ĐẠI 36 2.1. Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong nhan đề bài báo in đƣơng đại 2.1.1 Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống 36 36 trong nhan đề của bài báo in đƣơng đại 2.1.2. Vấn đề sử dụng một vế của câu tục ngữ truyền thống trong nhan đề của bài báo in đƣơng đại 39 2.1.3. Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong nhan đề của bài báo in đƣơng đại 44 2.2 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong phần nội dung của bài báo in đƣơng đại 2.2.1. Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống 47 trong phần nội dung của bài báo in đƣơng đại 47 2.2.2. Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong phần nội dung của bài báo in đƣơng đại 51 2.3. Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong cả phần nhan đề và phần nội dung của bài báo in đƣơng đại 55 Chƣơng 3 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CA DAO TRUYỀN THỐNG TRÊN BÁO IN ĐƢƠNG ĐẠI 62 3.1. Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nhan đề của bài báo in đƣơng đại 62 3.2. Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nội dung của bài báo in đƣơng đại 71 3.3. Vấn đề vận dụng ca dao truyền thống trong nhan đề và nội dung của bài báo in đƣơng đại 82 PHẦN KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 97 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. LĐ : Lao động 2. Nxb : Nhà xuất bản 3. PNVN : Phụ nữ Việt Nam 4. TN : Thanh niên 5. TP : Tiền phong 6. UBND : Uỷ ban nhân dân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Kho tàng văn học dân gian ngƣời Việt thật phong phú, đa dạng với tục ngữ và ca dao truyền thống đƣợc nhân dân ta luôn vận dụng trong đời sống để phán đoán về tự nhiên, con ngƣời, xã hội hay biểu đạt tâm tƣ tình cảm, diễn đạt những cung bậc cảm xúc trong thế giới nội tâm của con ngƣời. Vốn văn học dân gian quý báu ấy đã vƣợt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành tố quan trọng trong gia tài văn hoá nƣớc ta. Vì thế, tục ngữ, ca dao truyền thống luôn luôn đƣợc nhân dân ta trân trọng, giữ gìn và phát huy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong suy nghĩ tiềm thức… Việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao truyền thống đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiềm ẩn trong đó, giúp cho con ngƣời của xã hội đƣơng đại có cơ sở để thực hiện đạo lí uống nƣớc nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc. Đối với tục ngữ, ca dao truyền thống, ngoài việc sử dụng hết sức gần gũi, quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày thì nó còn xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm văn chƣơng nói chung và các bài báo in đƣơng đại nói riêng. Khi tiếp cận với các tác phẩm báo in ấy thì một trong những điều để lại ấn tƣợng sâu sắc nhất trong chúng ta chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ mà đặc biệt là khả năng sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống của các tác giả báo chí. 1.2. Đề tài nghiên cứu “ Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại” là một đề tài mang tính khoa học thực tiễn. Bởi vì tục ngữ, ca dao truyền thống đã đƣợc ra đời từ rất lâu, tồn tại khá bền vững trong nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân ta từ xƣa đến nay. Hiện nay, mảng văn học dân gian truyền thống ấy đƣợc vận dụng khá phổ biến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đặc biệt ở thể loại báo in đƣơng đại. Thực tế cho thấy hiện nay đã có rất nhiều nhà báo sử dụng vốn tục ngữ, ca dao truyền thống thành công trong các sáng tác báo chí nói chung và loại hình báo in nói riêng . Điều này chứng tỏ tục ngữ, ca dao là vốn ngôn ngữ vô cùng, vô tận và rất quý báu của dân tộc. Đó là một mảnh đất màu mỡ, không chỉ có bàn tay khai phá của các nhà văn, nhà thơ mà còn là một mảnh đất để cho các tác giả báo chí đƣơng đại khai phá và sử dụng rất hiệu quả. Với lòng yêu thích say mê mong muốn đƣợc tìm hiểu khám phá vốn ngôn ngữ quý báu của dân tộc, đồng thời muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các tác phẩm báo in đƣơng đại, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đương đại” trong luận văn cao học. Tôi hy vọng rằng trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu sẽ giúp cho tôi khám phá ra những nét độc đáo, cá tính sáng tạo của việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống của các nhà báo trong các sáng tác báo in của họ. 1.3 Đề tài “Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đương đại” là một đề tài nghiên cứu mang tính hấp dẫn và lí thú. Khảo sát nhiều loại báo in đƣơng đại cấp trung ƣơng đã đƣợc phát hành trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy tục ngữ, ca dao truyền thống đã đƣợc các tác giả vận dụng khá phổ biến từ nhan đề đến nội dung các bài báo đã mang lại hiệu quả cao trong việc diễn đạt, góp phần chuyển tải thật sâu sắc những thông điệp mà các tác giả báo chí muốn gửi gắm đến độc giả qua những bài viết vừa mang tính thời sự nóng hổi, vừa mang biết bao tâm huyết của họ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên các tác phẩm báo chí còn góp phần làm nổi bật lời ăn tiếng nói, suy nghĩ cũng nhƣ nét đẹp trong tâm hồn của dân tộc Việt Nam; bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khẳng định tính đúng đắn của “túi khôn dân gian” đã đƣợc trải nghiệm qua biết bao nhiêu thế hệ; vẻ đẹp giàu chất trữ tình của lời thơ dân ca, lối nói ngắn gọn, hàm súc, lời ít ý nhiều trong từng bài báo in đƣơng đại thuộc các thể loại phóng sự, truyện ngắn, tuỳ bút, …. 1.4. Bản thân tôi vốn yêu thích văn học, văn hoá dân gian, biết đến nhiều bài ca dao, tục ngữ truyền thống nên tự thấy đây là một đề tài nghiên cứu có nhiều hứng thú cá nhân. Mặt khác qua quá trình nghiên cứu khiến cho tôi tự bồi dƣỡng thêm cho bản thân vốn tri thức về văn hoá, văn học dân gian truyền thống, hiệu quả của việc sử dụng vốn văn hoá, văn học dân gian trong ngôn ngữ văn chƣơng, ngôn ngữ báo chí nói chung và mảng báo in đƣơng đại nói riêng . Qua đó, việc nghiên cứu còn cung cấp cho tôi hành trang vào đời một lƣợng kiến thức đáng kể về tục ngữ, ca dao truyền thống, phục vụ đắc lực cho chuyên môn nghề nghiệp của tôi là một cô giáo dạy ngữ văn ở cấp trung học cơ sở. 1.5. Mặt khác, thực hiện đề tài nghiên cứu này, bản thân tôi còn hƣớng đến hai mục đích. Một là ghi nhận những đóng góp, hiệu quả của tục ngữ, ca dao truyền thống trong ngôn ngữ báo chí đặc biệt là loại hình báo in đƣơng đại. Hai là phát huy hơn nữa vai trò của “túi khôn của dân gian”,” lời thơ của dân ca” ấy trong ngôn ngữ báo chí đƣơng đại, góp phần đƣa chất liệu văn hoá văn học dân gian truyền thống để có cách diễn đạt cô đọng, hàm súc mà hiện đại, vừa quen thuộc lại vừa rất mới mẻ, hấp dẫn trong các tác phẩm báo chí, đáp ứng nhiệm vụ của loại hình báo in trong thời đại công nghệ thông tin nhƣ hiện nay . Qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy hơn nữa vốn văn hoá cổ truyền trong bối cảnh đất nƣớc ta đang trên đà phát triển để hội nhập với quốc tế, khi tiếng Việt – tiếng nói của dân tộc ta ngày càng vay mƣợn nhiều vốn từ từ ngôn ngữ nƣớc ngoài để biểu đạt nội dung tƣ tƣởng, sự vật hiện tƣợng. Nhƣ thế, sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống còn góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, bảo tồn bản sắc của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Chính vì những lí do trên khiến cho tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề nghiên cứu sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các sáng tác văn chƣơng đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu trong các bài báo, bài diễn văn, và gần đây là trong các bài viết nhỏ, bài chuyên luận, bài báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp trong trƣờng đại học. Tất cả những bài viết này đều làm nổi bật nghệ thuật, hiệu quả của việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các sáng tác văn chƣơng nói chung và các tác phẩm báo chí nói riêng. Bàn về vấn đề này, GS .TS Nguyễn Đức Dân đã có bài viết: “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí" đƣợc đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ" số 10/ 2004. Tác giả đã chủ yếu nêu ra những cách thức vận dụng tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn của các nhà báo trong cách đặt nhan đề bài báo nhƣ sau: giữ nguyên dạng câu tục ngữ, vận dụng khéo câu tục ngữ qua việc giữ đƣợc nhịp điệu, tiết tấu hài hoà của câu tục ngữ gốc, cải biên câu tục ngữ để phù hợp với hoàn cảnh, tình huống đƣợc nêu trong nội dung bài báo . Tiếp theo, tác giả Bùi Thanh Lƣơng đã có bài viết: “Cách sử dụng tục ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí” đƣợc đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” số 9/ 2006. Sau khi khảo sát bốn loại báo: Đại đoàn kết, Thể thao - Văn hoá, Sài Gòn Giải phóng, Hà Nội mới, tác giả đã đƣa ra những cách để tạo ra tục ngữ mới trên báo chí: Cải biến tục ngữ quen thuộc nhƣng nghĩa không thay đổi bằng cách thế từ đồng nghĩa hoặc chen từ; cải biến bằng cách sử dụng các mô hình đã có và xây dựng thành ngữ mới. Từ đó, tác giả đã đƣa ra kết luận “Sáng tạo trong cách sử dụng tục ngữ mới góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú giàu đẹp”. Đây là một bài viết có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí. Gần đây có bài “Tục ngữ - ngữ cảnh và các hình thức thể hiện” của Nguyễn Văn Nở đƣợc đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ” số 2/ 2007 đã tổng hợp đầy đủ đƣợc giá trị sử dụng của tục ngữ trên hai lĩnh vực văn chƣơng và báo chí. Tác giả đã chỉ ra có hai hình thức vận dụng tục ngữ trên báo chí và trên tác phẩm văn chƣơng: thứ nhất là đƣa nguyên dạng và thứ hai là cải biến, mô phỏng câu tục ngữ. Hơn thế nữa, tác giả còn phân tích tỉ mỉ giá trị sử dụng đó trong từng ngữ cảnh cụ thể, giúp độc giả tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng. Nói tóm lại, nghiên cứu về giá trị sử dụng của tục ngữ, ca dao truyền thống trên các tác phẩm văn chƣơng từ trƣớc đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau nhƣng việc nghiên cứu vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các tác phẩm báo in đƣơng đại nói riêng còn chƣa nhiều. Tất cả mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, hiện chƣa có một công trình nào đi sâu khám phá một cách có hệ thống. “Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đương đại” là một mảng đề tài mới mẻ, thực sự cần thiết, nhằm mục đích khảo sát, khám phá nghệ thuật cũng nhƣ hiệu quả của việc sử dụng của tục ngữ, ca dao truyền thống trong ngôn ngữ báo chí nói chung và mảng báo in đƣơng đại nói riêng. Từ đó, tôi tự nhận thấy đây là mảng đề tài đem lại nhiều hấp dẫn, thú vị, thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu cũng nhƣ hứng thú của cá nhân tôi. 3. Mục đích nghiên cứu Văn học dân gian nói chung và tục ngữ, ca dao truyền thống nói riêng cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên – xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con ngƣời, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu vốn tục ngữ, ca dao truyền thống của dân tộc ta là một điều vô cùng bổ ích và lí thú. Thực hiện đề tài này nhằm giúp ngƣời đọc và bản thân ngƣời viết thu nhận đƣợc một vốn hiểu biết sâu sắc hơn về tục ngữ, ca dao truyền thống của dân tộc, đồng thời thấy rõ giá trị, ý nghĩa biểu đạt của những chất liệu văn hoá dân gian ấy trong các sáng tác văn chƣơng nói chung và các tác phẩm báo in nói riêng. Từ đó nhận ra đƣợc những đóng góp của các nhà báo đƣơng đại đối với kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên con đƣờng hiện đại hoá. 4. Phạm vi đối tƣợng nghiên cứu Báo in đã đƣợc ra đời từ đầu thế kỉ hai mƣơi ở nƣớc ta gắn liền với sự ra đời và phát triển của nghề viết báo, nghề in ấn, nghề xuất bản, sự nở rộ của các toà soạn báo và đội ngũ hùng hậu của những ngƣời viết báo. Từ khi báo chí xuất hiện ở nƣớc ta, các nhà báo đã sử dụng mảng văn học dân gian truyền thống trong cách diễn đạt nhằm mục đích biểu đạt nội dung, khiến cho ngôn ngữ báo viết gần gũi hơn với lời ăn tiếng nói, suy nghĩ của nhân dân ta. Nhƣ thế, mảng báo in đƣơng đại có sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống là rất nhiều. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hai thể loại này vì chúng gần gũi với nhau trong phƣơng thức hình thành, lƣu truyền cũng nhƣ trong nội dung và nghệ thuật. Tục ngữ thiên về lí trí, ca dao thiên về tình cảm, hai thể loại này sẽ bổ trợ cho nhau để chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn. Mặt khác, hai thể loại này cũng là hai hệ thống với những đặc trƣng khác nhau cho nên chúng tôi tách chúng ra để nghiên cứu trong hai chƣơng khác nhau mà không nhập lại trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt thời gian cũng nhƣ khả năng sƣu tầm tƣ liệu nên ngƣời viết chỉ đề cập đến vấn đề sử dụng của tục ngữ, ca dao truyền thống trên bốn loại báo in cấp trung ƣơng nhƣ: báo Lao động (cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ), báo Phụ nữ Việt Nam (cơ quan trung ƣơng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), báo Tiền Phong (cơ quan trung ƣơng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), báo Thanh niên (Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) đƣợc phát hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/ 2005 cho đến tháng 5/ 2013) Việc chọn lựa khoảng thời gian trên là một sự lựa chọn có lí do. Chúng tôi thiết nghĩ những bài báo in đƣợc đăng tải, phát hành trong khoảng thời gian gần mƣời năm ở bốn loại báo cấp trung ƣơng trên có thể là những nguồn tƣ liệu phong phú và đa dạng vừa đủ để phân tích một đề tài luận văn thạc sĩ. Chúng tôi đã không chọn khoảng thời gian sớm hơn (chẳng hạn từ năm 1995-2004) mà chỉ chọn khoảng thời gian gần đây nhất để luận văn của chúng tôi có thêm tính cập nhật, góp thêm tiếng nói vào những vấn đề đang đặt ra. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, bƣớc cần thiết đối với ngƣời viết là đọc toàn bộ bốn loại báo in cấp trung ƣơng: Lao động (cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Phụ nữ Việt Nam (cơ quan trung ƣơng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), Tiền Phong (cơ quan trung ƣơng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), Thanh niên (Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) đƣợc phát hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/ 2005 cho đến tháng 5/ 2013) . Sau đó, ngƣời viết sẽ tiến hành thống kê, tổng hợp những bài báo in có sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống. Tiếp theo, để làm nổi bật cái hay, cái độc đáo, cá tính sáng tạo của các tác giả trong ngôn ngữ báo chí qua việc vận dụng những chất liệu văn hoá dân gian ấy trên các bài báo in, ngƣời viết đã đi phân tích hiệu quả của việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong cách diễn đạt. Tóm lại, trong luận văn này, ngƣời viết đã sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu chính sau: 5.1.Phƣơng pháp thống kê 5.2.Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích 5.3. Phƣơng pháp liên ngành: ngành văn học dân gian, ngành văn học viết, ngành báo chí…. 6. Giới thiệu cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc luận văn này gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận về tục ngữ và ca dao truyền thống Chƣơng 2: Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trên báo in đƣơng đại Chƣơng 3: Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trên báo in đƣơng đại Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỤC NGỮ VÀ CA DAO TRUYỀN THỐNG 1.1. Tục ngữ truyền thống Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian độc đáo xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân. Nó có mặt ở mọi quốc gia, dân tộc. Nói, viết về tục ngữ Việt Nam cũng đã nhiều, nhƣng với một kho tàng tri thức lớn của dân tộc thì còn biết bao điều có thể nói: “Một di sản mênh mông cực kì phong phú, đa dạng dân tộc nào cũng có, tác dụng vẫn rất “dai dẳng”, vẫn còn bao nhiêu “bí ẩn” bên trong cái thế giới tƣởng đơn giản đó nhƣng vẫn còn “thách đố” khoa học. Tục ngữ đƣợc ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Nó là thể loại triết lí nhƣng đồng thời cũng là “cây đời xanh tƣơi”. Thuật ngữ “Tục ngữ” đã đƣợc nhiều từ điển định nghĩa. Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Nxb Đà Nẵng, 2005), tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thƣờng có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. Trong “Từ điển văn học Việt Nam” (Nxb Văn học 2001, “tục” chỉ thói quen có từ lâu đời, còn “ngữ” là lời nói. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, giàu ý nghĩa, đƣợc dùng trong lời nói hàng ngày, lƣu hành từ đời nọ sang đời kia, trở thành những kết cấu bền vững. Tục ngữ còn đƣợc gọi là ngạn ngữ nghĩa là lời nói đã đƣợc lƣu hành từ xƣa (chữ “ngạn” có nghĩa là lời nói của ngƣời xƣa). Còn trong “Từ điển thuật ngữ văn học” (Nxb Văn học, 2001) , tục ngữ đƣợc gọi là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc rút kinh nghiệm, tri thức dƣới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ nhớ, dễ lƣu truyền. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Nxb Khoa học Xã hội, 2000), ông quan niệm “tục ngữ là những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo công lý và luân lý để nhận xét về con ngƣời và xã hội, hay dựa theo tri thức để nhận xét về con ngƣời và vũ trụ”. Theo Chu Xuân Diên trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (Nxb Giáo dục, 2001), ông đã đƣa ra quan niệm về tục ngữ “là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lƣu truyền qua nhiều thế kỉ. Khối lƣợng tục ngữ Việt Nam đã đƣợc tích luỹ từ lâu đời và ngày càng phong phú đã tạo nên một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Việt Nam là tính chất giàu hình ảnh”. Trong cuốn “Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu” (Nxb Giáo dục, 2001), Bùi Mạnh Nhị cho rằng “tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, tƣơng đối bền vững về cấu trúc, và thƣờng mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội), đƣợc nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian”. Có thể thấy rằng có khá nhiều định nghĩa, quan niệm về tục ngữ. Mỗi định nghĩa, quan niệm ấy đều có những điểm phù hợp với góc độ và lĩnh vực của ngƣời nghiên cứu. Nhìn chung, các khái niệm “tục ngữ” đều thống nhất với nhau ở chỗ “tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, nhiều nghĩa, hàm súc, có vần có nhịp và tƣơng đối bền vững về cấu trúc, đƣợc sử dụng trong lời thoại hàng ngày nhằm nêu lên một kinh nghiệm sống, một quan niệm, một cách đánh giá của con ngƣời về đời sống”. Từ khái niệm “tục ngữ”, có thể thấy tục ngữ Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau: Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn. Câu tục ngữ thƣờng ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững. Tục ngữ có dung lƣợng khá lớn trong kho tàng văn học dân gian nhƣng hình thức các tác phẩm lại rất nhỏ. “Một câu tục ngữ còn ngắn hơn cả mũi con chim" (Tục ngữ dân gian Nga). Nó “ép chặt từng từ nhƣ xiết ngón tay thành quả đấm, dè sẻn từng tiếng làm cho lời nói cô đọng, giàu ý nghĩa”. Về hình thức bên ngoài, tục ngữ đúng là thể loại nhỏ nhất, đơn giản nhất. Mỗi câu tục ngữ thƣờng chỉ gồm vài từ ngắn gọn, dài nhất cũng chỉ dừng ở khuôn khổ một cặp lục bát: “Tất đất, tấc vàng” “Chị ngã em nâng" "Lá lành đùm lá rách" “Chết trong hơn sống đục" “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì" “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò Chín tháng lò dò biết đi” “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"…. Quá trình hình thành dị bản của tục ngữ nhiều khi là quá trình diễn ra sự rút gọn các ngôn từ vốn đã cô đọng. Chẳng hạn câu "Ngƣời ta là hoa đất" rút gọn thành "Ngƣời ta, hoa đất", "Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già" thành "Khôn trẻ, khoẻ già". Nói ngắn gọn một nội dung lớn, tục ngữ là mẫu mực của sự cô đặc ý nghĩa biểu đạt trong hình thức ngôn ngữ tiết kiệm, hàm súc đến mức tối đa. “Tục ngữ có biết bao nhiêu là ý nghĩa, bao nhiêu hiện tƣợng phong phú…và tất cả bao nhiêu thứ đó đƣợc trồng trên một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp làm sao " (L.Ô-dê–rốp, Sự tiết kiệm trong nghề thơ, Tác phẩm mới, số 12, 1971). Tục ngữ rất giàu hình ảnh, tục ngữ Nga có câu “Lời nói trần trụi không phải là tục ngữ". Những quan sát cụ thể về thiên nhiên, cuộc sống lao động sản xuất của nhân dân, về con ngƣời xã hội trong tục ngữ là một kho hình ảnh phong phú, đa dạng. Hình ảnh tạo nên vẻ đẹp tƣơi mát, sinh động, tính hàm súc và trong nhiều trƣờng hợp tạo khả năng mở rộng nghĩa cho tục ngữ vì hình ảnh có khả năng biểu trƣng. Cũng nhờ hình ảnh chính xác mà sinh động, cụ thể mà khái quát, kinh nghiệm và chân lí của tục ngữ trở nên có sức thuyết phục hơn. Về nội dung, tƣ tƣởng; tục ngữ tuy nhỏ gọn về hình thức, nhƣng nội dung, tƣ tƣởng của tục ngữ không nhỏ. Lời chật ý rộng, trí tuệ và tình cảm đƣợc gói trong những câu tục ngữ cô đọng có thể “đem mở tung ra, viết thành hàng cuốn sách”. Nó thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên lao động sản xuất, con ngƣời và xã hội, “tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân dân” (M. Gorki). Một câu tục ngữ thƣờng có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, nghĩa bề mặt gắn liền với sự việc và hiện tƣợng ban đầu, toát ra từ bản thân sự vật, hiện tƣợng do tục ngữ ghi lại. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu trƣng, là do việc mở rộng ý nghĩa của sự vật hoặc hiện tƣợng cá biệt ấy vào nhiều sự vật hoặc hiện tƣơng khác. Đa số trƣờng hợp nghĩa đen phản ánh kinh nghiệm quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm lao động sản xuất, đời sống còn nghĩa bóng thể hiện kinh nghiệm về con ngƣời - xã hội. Ví dụ câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim ”. Câu này nêu lên một nhận xét cụ thể về quá trình lao động bền bỉ, kiên nhẫn có công mài sắt sẽ thành kim, đồng thời mở rộng thành một nhận xét khái quát về kết quả của mọi hành động kiên trì, nhẫn nại vƣợt qua gian khó sẽ có ngày thành công của con ngƣời. Nghĩa đen của câu tục ngữ “Lạt mềm buộc chặt" biểu hiện một kinh nghiệm lao động: sợi lạt chẻ mỏng, ngâm nƣớc cho mềm, mối buộc sẽ bền chặt; còn nghĩa bóng của câu tục ngữ này là ai mềm mỏng, khéo léo trong quan hệ giao tiếp thì dễ đạt đƣợc mục đích. Nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ quan hệ hữu cơ với nhau. Nghĩa bóng đƣợc thể hiện thông qua nghĩa đen, trên cơ sở của nghĩa đen. Chỉ có thể xới lật, bóc đúng các lớp nghĩa bóng khi đặt nó trong quan hệ lô gic với nghĩa đen. Nghĩa đen gợi đến nghĩa bóng khi ngƣời sử dụng tục ngữ liên hệ, đối chiếu, tìm thấy sự tƣơng đồng giữa điều mà tục ngữ phản ánh cụ thể (trong nghĩa đen) với các hiện tƣợng đời sống. Và khi đó nghĩa bóng là nội dung gián tiếp nhƣng lại là mục đích trực tiếp mà ngƣời sử dụng muốn thông báo cho ngƣời nghe. Không phải câu tục ngữ nào cũng có nghĩa bóng, chúng ta không thể tìm thấy nghĩa bóng trong những câu tục ngữ nhƣ : “Đêm tháng năm chƣa nằm đã sáng Ngày tháng mƣời chƣa cƣời đã tối”. “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt". “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ"… Không có khả năng chuyển thành nghĩa bóng là những câu không có khả năng, mục đích ví von, liên tƣởng với các hiện tƣợng xã hội. Những câu tục ngữ mà cách diễn đạt đã thể hiện một trình độ nhất định của sự nhận thức khái quát thì cũng ít có khả năng chuyển nghĩa (“Yêu nên tốt, ghét nên xấu” , “Có chí thì nên"…). Cơ sở của sự sử dụng tục ngữ theo nghĩa bóng là ở chỗ tục ngữ biểu hiện những nhận xét khái quát một cách cụ thể, hình ảnh. Tục ngữ khái quát hoá mà không trừu tƣợng. Nghĩa bóng đã tạo cho tục ngữ khả năng vận dụng năng động vào các trƣờng hợp, và cứ mỗi lần đƣợc sử dụng ở những văn cảnh khác nhau thì nội dung, ý nghĩa kinh nghiệm, những lớp nghĩa nằm bên trong và bên ngoài từ ngữ của nó lại giàu thêm. Chẳng hạn, câu “Lớn thuyền lớn sóng” đâu phải chỉ có ngƣời đi sông đi biển sử dụng. Ngƣời đi buôn (trên cạn), thợ đi rừng, anh học trò, hay thủ trƣởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp đều có thể sủ dụng trong các văn cảnh thích hợp. một câu tục ngữ có thể vận dụng trong rất nhiều trƣờng hợp cụ thể khác nhau. Quá trình vận dụng tục ngữ là quá trình tạo nghĩa không ngừng. Tính chất mở là đặc trƣng về nghĩa, về sự ứng dụng và thƣởng thức tục ngữ. Điều đó làm cho tục ngữ có thể bƣớc từ thời đại này sang thời đại khác, từ châu lục này sang châu lục khác và luôn luôn mới. Nhƣ thế, giá trị của nó đƣợc làm phong phú thêm ở những hình thức cụ thể trong quá trình nhân dân vận dụng nó vào cuộc sống. Tục ngữ đƣợc nhân dân ta vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống. Nó giúp nhân dân ta có đƣợc kinh nghiệm để nhìn nhận, ứng xử, thực hành các kinh nghiệm vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nghĩa bóng tạo cho tục ngữ khả năng ứng dụng vào các trƣờng hợp khác nhau. Mỗi lần nhƣ vậy, ý nghĩa của tục ngữ đƣợc làm giàu thêm. Ví dụ câu tục ngữ “Uống nƣớc nhớ nguồn” đƣợc sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh. Có khi nhân dân dùng để nhắc nhở mọi ngƣời ghi nhớ công ơn sinh thành dƣỡng dục của ông bà, cha mẹ hoặc tình cảm của học trò đối với thầy cô giáo. Cũng có khi nhân dân dùng câu tục ngữ ấy để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xƣơng máu cho đất nƣớc, hoặc để nói về tình nghĩa thuỷ chung, sống có trƣớc có sau – một truyền thống đạo đức cao đẹp của con ngƣời Việt Nam. Tục ngữ “nói một hay mƣời” (Thiên Nam ngữ lục) là nhƣ thế. Quá trình từ “nói một” đến “hay mƣời” chính là quá trình mở rộng nội dung kinh nghiệm, ứng dụng một câu tục ngữ vào các hoàn cảnh khác nhau. Lối nói bằng tục ngữ thƣờng là một lối nói ẩn dụ. Nguồn gốc của lối nói này có từ khi mà con ngƣời còn chƣa biết dùng rộng rãi những khái niệm trừu tƣợng và còn thƣờng dùng những tỉ dụ cụ thể, có hình ảnh để phát biểu những ý nghĩ của mình. Những câu tục ngữ đƣợc dùng nhƣ những tỉ dụ cụ thể, có hình ảnh ấy là kết quả những điều quan sát đƣợc về thiên nhiên, về con ngƣời và về xã hội. Thí dụ: “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ” nêu lên một nhận xét cụ thể về hiện tƣợng kiến tha mồi, đồng thời mở rộng thành một nhận xét khái quát về kết quả của mọi hành động kiên nhẫn của con ngƣời. Nhƣ thế, tục ngữ là lối nói dùng hình tƣợng cụ thể để nói lên những ý niệm trừu tƣợng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến, dùng cái cụ thể để biểu đạt cái khái quát. Do đó, có nhiều câu tục ngữ dùng những hình tƣợng cụ thể khác nhau để diễn tả cùng một ý . Chẳng hạn để diễn đạt nhận xét khái quát “sự nhẫn nại, bền bỉ để vƣợt khó tất yếu sẽ có lúc thành công", tục ngữ Việt Nam có nhiều câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”; hoặc để biểu đạt ý “khi hƣởng thụ thành quả lao động của ngƣời khác thì phải biết ơn ngƣời đó” có những câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn cơm nhớ kẻ đâm xay giần sàng”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng‟… Nhƣ thế, tục ngữ tuy khác nhau về cách diễn đạt nhƣng giống nhau về nghĩa khái quát, biểu trƣng. Điều đó làm cho nó thêm phong phú, sinh động và góp phần tô đậm bản sắc văn hoá tộc ngƣời của thể loại này. Phần lớn các câu tục ngữ gồm có hai vế. Kết cấu hai vế theo mối quan hệ tƣơng đồng (“Ngƣời ta, hoa đất", “Ngƣời sống, đống vàng”, “Miệng quan, trôn trẻ"); quan hệ tƣơng phản (“Đƣợc mùa cau, đau mùa lúa. Đƣợc mùa lúa, úa mùa cau", “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”); quan hệ điều kiện, nhân quả (“Có chí thì nên", “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ); quan hệ so sánh (“Một mặt ngƣời bằng mƣời mặt của", “Lệnh ông không bằng cồng bà"); quan hệ liệt kê phát triển (“Nhất thì nhì thục", “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền "). Nhƣ thế, tục ngữ cung cấp cho ngôn ngữ “cửa miệng” cũng nhƣ ngôn ngữ văn học một hình thức biểu hiện súc tích, giàu hình ảnh và do đó có tác dụng truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, để nói lên những tƣ tƣởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi. Những câu tục ngữ ngắn, gọn, có sẵn ấy sẽ thay thế một cách có kết quả những lời thuyết lí dài dòng và dễ quên. Tục ngữ truyền thống đa số hình thành trong môi trƣờng nông thôn, trong quá trình lao động sản xuất của ngƣời nông dân. Vì vậy, các hình tƣợng trong tục ngữ thƣờng phản ánh những nét tiêu biểu về mọi mặt hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân lao động ở nông thôn Việt Nam. Nói chung, ngôn ngữ trong tục ngữ là một thứ ngôn ngữ hiện thực, sinh động, gắn chặt với cuộc sống phong phú, nhiều màu nhiều vẻ của dân tộc. Nhiều hình tƣợng trong tục ngữ rất linh hoạt và dí dỏm, xây dựng bằng phƣơng pháp nhân cách hoá các vật vô tri và lối chơi chữ dân tộc: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Đũa mốc chòi mâm son”… Vì thế, trong ngôn ngữ, tục ngữ đẹp làm sâu sắc thêm lời nói, khiến cho lời nói “không cánh mà bay” và giúp ngƣời ta diễn đạt cả những điều khó diễn đạt hoặc không tiện nói ra trực tiếp. Tri thức trong tục ngữ thƣờng đƣợc xem nhƣ là mới ở dạng kinh nghiệm, ở dạng những nhận xét thực tiễn. Nếu có thể coi tục ngữ là những tri thức khoa học, triết học ban đầu của nhân dân lao động thì những tri thức ấy chỉ dừng lại là những tri thức kinh nghiệm. Tục ngữ còn thể hiện phƣơng pháp tƣ duy của nhân dân ta về tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Quy luật nhận thức trong tục ngữ cũng xuất phát từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng. Từ sự nhận thức ban đầu về hiện tƣợng sau đó đƣợc nâng lên thành tri thức qua nhiều lần quan sát. Từ sự nhận thức ban đầu về hiện tƣợng sau đó đƣợc nâng lên thành tri thức qua nhiều lần quan sát. Từ những tri thức đó, con ngƣời có những cách ứng xử phù hợp với tự nhiên, xã hội. Bƣớc đầu tục ngữ đã dạy cho con ngƣời một phƣơng pháp tƣ duy. Khi chƣa có sự phát triển của khoa học bác học thì việc cung cấp tri thức cho con ngƣời chính là tục ngữ. Sự biến đổi xã hội có thể sẽ làm nghĩa của một số câu tục ngữ lạc hậu đi so với lịch sử, nhƣng chính bản thân những câu tục ngữ ấy lại mang dấu ấn lịch sử. Tri thức cổ xƣa trong lịch sử loài ngƣời là thần thoại. Thần thoại là sự nhận thức hồn nhiên nhất trong tuổi ấu thơ của loài ngƣời. Qua năm tháng dân gian cứ cung cấp trao truyền cho nhau những tri thức để đến tục ngữ - một thể loại văn học dân gian có cách phản ánh tri thức khá độc đáo so với các thể loại khác. Tục ngữ giàu nhạc tính (cả về âm lẫn nhịp điệu). Nhiều câu tục ngữ đƣợc xây dựng trên cái đà ghép hoặc lồng nhiều cặp tiếng đôi lại với nhau, tạo cho câu nói có một âm điệu nhịp nhàng, tiếng nọ quấn quýt lấy tiếng kia: “Tốt danh hơn lành áo” ( Tốt danh + lành áo), “Bút sa, gà chết” (Bút sa + gà chết), “Ngƣời sống, đống vàng” (ngƣời sống + đống vàng), “Tấc đất, tấc vàng” (tấc + đất vàng). Tục ngữ thƣờng có hai vế, mỗi tiếng ở vế thứ nhất có thể đối thanh với mỗi tiếng ở vế thứ hai tạo ra tính chất nhịp nhàng của tục ngữ thể hiện ở cách cấu tạo của các vế theo luật cân đối. Thí dụ câu “Rau nào, sâu ấy” (Rau – sâu, nào - ấy). Nhƣng nói chung, cách đối thanh chủ yếu nhằm tiếng cuối của mỗi vế: “Quan thì xa, bản nha thì gần” (xa – gần), “Đƣợc là vua, thua là giặc” (vua - giặc), “Miệng quan, trôn trẻ” (quan - trẻ). Nhiều câu tục ngữ đƣợc cấu tạo theo luật đối ý rất chặt chẽ : cách sắp tiếng, sắp ý phải làm thế nào cho hai vế song song với nhau trong một mối tƣơng quan hoặc bổ túc hoặc tƣơng phản: “Quan yêu, bạn ghét" (yêu - ghét), “Khôn làm lại, dại ở nhà" (khôn – dại), “Quan cần, dân trễ" (quan – dân, cần – trễ), “Miệng quan, trôn trẻ" (miệng – trôn; quan trẻ), “Đƣợc làm vua, thua làm giặc” (đƣợc – thuq; vua – giặc )…. Đa số tục ngữ đều có vần, chủ yếu là vần lƣng. Ở tục ngữ, vần lƣng xuất hiện với những vị trí thật linh động, gắn liền các chữ các vế với nhau, làm cho câu nói vừa có nhạc điệu, vừa có hình thức vững vàng, chắc nịch: “ Phép vua thua lệ làng”, “Quan thấy kiện nhƣ kiến thấy mỡ” , “Léo nhéo nhƣ mõ réo quan viên", “Thua trời một vạn không bằng thua bạn một li", “Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đƣơng tơ”, “Vợ dại không hại bằng đũa vênh"….Tục ngữ sử dụng một cách triệt để khả năng ghép lại, xé lẻ ra, lồng với nhau những cặp tiếng đôi, khả năng sắp đặt các từ theo luật cân đối cả về âm thanh lẫn ý nghĩa, khả năng gieo vần ở những vị trí sinh động… Tục ngữ lại thƣờng sử dụng đại từ phiếm chỉ, do đó, nó dễ vận vào các trƣờng hợp và tính khái quát của nó càng cao: “Ai ăn nhiều, nấy đỏ môi", “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hƣớng đổi nền mặc ai‟… Tuy vậy, trong thực tế, tục ngữ thƣờng đƣợc gắn với thành ngữ, với ca dao một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Bản thân thuật ngữ “tục ngữ” cũng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, có khi lẫn lộn với cổ ngữ, ngạn ngữ, châm ngôn v.v… Có một số trƣờng hợp khó xác định đâu là tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Xác định ranh giới giữa chúng là một trong những vấn đề quan trọng để nhận diện tục ngữ. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Nxb Khoa học Xã hội, 2000), ông đã đƣa ra tiêu chí để phân biệt: tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một công lí có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một câu có sẵn, là một bộ phận của câu mà nhiều ngƣời đã quen dùng nhƣng tự nhiên nó không diễn đạt đƣợc một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chƣa phải là một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh. Nói một cách khác, tục ngữ là một thể loại sáng tác ngang hàng với các thể loại ca dao, dân ca, tuy tác dụng của nó có khác; còn thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, đƣợc dùng trong câu nói thông thƣờng cũng nhƣ đƣợc dùng trong tục ngữ, ca dao, dân ca. Cũng theo ông, trong tục ngữ còn có cả thành ngữ hay nói cách khác một số thành ngữ đƣợc dùng để cấu tạo tục ngữ. Ví dụ: Câu “Cơm hàng cháo chợ, ai lỡ thì ăn", “Cày sâu cuốc bẫm, thóc đầy lẫm, khoai đầy bồ". Trong những câu tục ngữ vừa dẫn, có các thành ngữ “Cơm hàng cháo chợ”, “cày sâu cuốc bẫm”. Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ khó có thể phân biệt rạch ròi vì cả hai đều là hiện tƣợng ngôn ngữ, đƣợc sử dụng trong lời nói hàng ngày. Chúng đều là sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân, đều đúc kết các kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Nói một cách khác tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều dùng hình ảnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất