Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng phó của học sinh trường trung học phổ thông quế võ số 3 tỉnh bắc ninh với kh...

Tài liệu ứng phó của học sinh trường trung học phổ thông quế võ số 3 tỉnh bắc ninh với khó khăn trong hoạt động học tập

.PDF
126
1019
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** HOÀNG VĂN TÙNG ỨNG PHÓ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẾ VÕ SỐ 3 TỈNH BẮC NINH VỚI KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** HOÀNG VĂN TÙNG ỨNG PHÓ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẾ VÕ SỐ 3 TỈNH BẮC NINH VỚI KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRƢƠNG THỊ KHÁNH HÀ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và toàn bộ phần kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Tác giả luận văn Hoàng Văn Tùng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu; Phòng đào tạo sau đại học; Khoa Tâm lý học, Trường đại học ĐHKHXH&NV, đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Thị Khánh Hà đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành được luận văn. Xin cám ơn tới Ban giám hiệu Trường THPT Quế Võ số 3, cùng toàn thể các thầy cô giáo, và các em học sinh đang theo học ở Trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi về trường kháo sát thực tế. Xin chân thành cảm ơn những người thân, và bạn bè đã động viên, ủng hộ trong quá trình làm luận văn. Hà Nội, tháng 11, năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Văn Tùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHÓ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẾ VÕ SỐ 3 VỚI KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP .................................................. 4 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ứng phó ................................. 4 1.1.1. Một số nghiên cứu về ứng phó trên thế giới ........................................... 4 1.1.2. Một số nghiên cứu về ứng phó trong nước. ............................................ 8 1.2. Một số vấn đề lý luận về ứng phó ......................................................... 10 1.2.1. Khái niệm ứng phó ................................................................................ 10 1.2.2. Các kiểu ứng phó .................................................................................. 15 1.3. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Quế Võ số 3.................. ....................................................................................................................20 1.3.1. Một số đặc điểm về sự phát triển của học sinh THPT .......................... 20 1.3.2. Khái niệm hoạt động học tập ................................................................ 24 1.3.3. Bản chất của hoạt động học. ................................................................. 26 1.3.4. Khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh THPT. ....................... 27 1.4. Ứng phó của học sinh Trung học phổ thông với những khó khăn trong hoạt động học tập. ............................................................................ 29 1.4.1. Khái niệm ứng phó với khó khăn trong hoạt động học tập .................. 29 1.4.2. Các kiểu ứng phó của học sinh THPT với những khó khăn trong HĐHT. ………………………………………………………………………29 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng ứng phó của học sinh Trung học phổ thông với những khó khăn trong hoạt động học tập................................................32 1.5.1. Những yếu tố chủ quan ......................................................................... 33 1.5.2. Những yếu tố khách quan ..................................................................... 35 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 38 2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 38 2.1.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu .......................................................... 38 2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu ...................................................................... 40 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 43 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 43 2.2.2. Phương pháp quan sát ........................................................................... 43 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 43 2.2.4. Phương pháp sử dụng bài tập tình huống .............................................. 47 2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu. ................................................................ 47 2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.................................... 48 2.2.7. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 48 2.2.8. Phương pháp thống kê toán học ............................................................ 48 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ ỨNG PHÓ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẾ VÕ SỐ 3 VỚI KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ............................. 50 3.1. Thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Quế Võ số 3. .............................................................. 50 3.1.1. Kết quả đánh giá về mức độ gặp khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh trường THPT Quế Võ số 3. .............................................................. 50 3.1.2. So sánh về mức độ gặp khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh trường THPT Quế Võ số 3. ............................................................................. 54 3.2. Thực trạng về ứng phó của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Quế Võ số 3 với khó khăn trong hoạt động học tập................................... 60 3.2.1. Kiểu ứng phó sẵn sàng đương đầu. ....................................................... 60 3.2.2. Kiểu ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội ............................................... 62 3.2.3. Kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng ......................................................... 63 3.2.4. Kiểu ứng phó lảng tránh/chạy trốn ....................................................... 65 3.2.5. Kiểu ứng phó tiêu cực. .......................................................................... 66 3.2.6. So sánh điểm trung bình về các kiểu ứng phó với khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh trường THPT Quế Võ số 3………………………70 3.2.7. Ứng phó của học sinh trường THPT Quế Võ số 3 với khó khăn trong hoạt động học tập thông qua bài tập tình huống. ............................................ 75 3.3. Tự đánh giá của học sinh Trung học phổ thông về khả năng ứng phó với khó khăn trong hoạt động học tập. ....................................................... 78 3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng ứng phó theo đánh giá của học sinh Trung học phổ thông. ...................................................................................... 80 3.5. Phân tích một số trƣờng hợp điển hình về ứng phó với khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông. ................... 84 3.5.1. Trường hợp thứ nhất: Em Nguyễn Thị M. ............................................ 84 3.5.2. Trường hợp thứ hai là: Em Phùng Hữu. T. ........................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT Các chữ viết tắt Xin đọc là 1 THPT Trung học phổ thông 2 THCS Trung học cơ sở 3 KKTHĐHT Khó khăn trong hoạt động học tập 4 ĐTB Điểm chung bình 5 ĐLC Độ lệch chuẩn 6 HĐHT Hoạt động học tập 7 TBC Trung bình chung 8 TB Trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Điểm trung bình về những khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh trường THPT Quế Võ số 3...................................................................................50 Bảng 3.3. Điểm trung bình về những khó khăn trong hoạt động học tập, được so sánh theo lát cắt khối lớp. .............................................................................................54 Bảng 3.6. Điểm trung bình về những khó khăn trong hoạt động học tập, được so sánh theo lát cắt giới tính..............................................................................................58 Bảng 3.7. Điểm trung bình tiểu thang đo kiểu ứng phó sẵn sàng đương đầu. .........60 Bảng 3.8. Điểm trung bình tiểu thang đo kiểu ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội.........62 Bảng 3.9. Điểm trung bình tiểu thang đo kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng............63 Bảng 3.10. Điểm trung bình tiểu thang đo kiểu ứng phó lảng tránh /chạy trốn.......65 Bảng 3.11. Điểm trung bình tiểu thang đo kiểu ứng phó tiêu cực ............................66 Bảng 3.13. So sánh điểm trung bình các kiểu ứng phó theo lát cắt về giới tính. .....69 Bảng 3.14. So sánh điểm trung bình các kiểu ứng phó theo lát cắt về khối lớp. .....70 Bảng 3.15. So sánh điểm trung bình các kiểu ứng phó theo lát cắt về học lực. .......72 Bảng 3.16. Kết quả tương quan giữa các kiểu ứng phó với học lực.........................74 Bảng 3.17. Kết quả ứng phó của học sinh thông qua bài tập tình huống. ................75 Bảng 3.21. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng ứng phó. .........................................81 Bảng 3.22. Kết quả tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với các kiểu ứng phó của học sinh. ..................................................................................................................83 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 3.2. Những vấn đề khó khăn nhất, ít khó khăn nhất trong hoạt động học tập của học sinh. ................................................................................................................................... 52 Biểu 3.4. Điểm trung bình chung về những khó khăn trong HĐHT ở ba khối lớp. ..... 55 Biểu 3.5. So sánh điểm trung bình về những vấn đề khó khăn nhất và ít khó khăn nhất ở ba khối lớp. ........................................................................................................................... 56 Biểu 3.12. Điểm trung bình các kiểu ứng phó với khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh trường THPT Quế Võ số 3. ............................................................................ 67 Biểu 3.18. Sử dụng kiểu ứng phó thông qua một số bài tập tình huống tiêu biểu. ........ 76 Biểu 3.19. Kết quả tự đánh giá của học sinh về khả năng ứng phó với khó khăn trong hoạt động học tập.................................................................................................................... 78 Biểu 3.20. Kết quả tương quan giữa các kiểu ứng phó với tự đánh giá của học sinh về khả năng ứng phó................................................................................ 79 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học sinh Trung học phổ thông (THPT) đang ở độ tuổi từ 16 đến 18. Đây là một giai đoạn có vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kỳ phát triển của con người mà chúng ta còn thường gọi với cái tên là lứa tuổi thanh xuân của cuộc đời. Nhiệm vụ học tập là hoạt động chủ đạo và luôn là mục tiêu hàng đầu mà các em muốn hướng tới, các em mong muốn làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, chính vì mục tiêu ấy các em luôn phải chịu những áp lực từ phía bản thân các em, và chịu áp lực từ những chương trình học tập quá tải, áp lực từ việc thi cử, cùng với sự mong đợi của gia đình, thầy cô,bạn bè, và để đáp ứng với những yêu cầu của xã hội, tất cả những điều đó nhiều khi tạo nên sức ép lớn đối với các em, tạo nên những khó khăn, căng thẳng trong học tập, điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả học tập cũng như đời sống của các em. Đứng trước những áp lực từ công việc học tập như vậy nếu các em không có phương pháp học phù hợp thì sẽ dẫn tới những kết quả học tập không tốt, cùng với nhưng thất bại trong học tập dẫn đến chán nản, nhụt ý chí, những hoàn cảnh gây Stress dẫn đến sự chán trường tuyệt vọng và hủy hoại bản thân trong rượu, ma túy và những tệ nạn xã hội khác, và thậm chí còn có cả trường hợp tự tử…Trong các nghiên cứu xã hội kết quả cũng cho thấy con đường dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật ở lứa tuổi thanh thiếu niên đó là do các em chưa có khả năng ứng phó tốt với những khó khăn trong hoạt động học tập, nếu các em được rèn luyện và có khả năng ứng phó tốt với những khó khăn đó, thì có thể góp phần làm giảm thiểu và ngăn chặn được những hành vi tiêu cực xảy ra với các em, và đó cũng là sự mong muốn của gia đình, nhà trường và xã hội. Chính vì khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập chưa tốt, và nó còn mang tính cá nhân nên các em chưa được rèn luyện nhiều từ môi trường học tập và gia đình các em, vì vậy việc giáo dục để các em có được khả năng ứng phó tốt là việc hết sức cần thiết, qua đó giúp các em nâng cao khả năng ứng phó với những khó khăn trong hoạt động học tập, từ đó các em có được kết quả học tập như mong muốn, và để làm được điều đó cần phải nghiên cứu và phát hiện về thực trạng khả năng ứng phó với những khó khăn trong hoạt động 1 học tập của các em học sinh trường THPT Quế Võ số 3 và việc phát hiện ra những thiếu hụt về khả năng ứng phó từ đó đề xuất những biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng này cho các em học sinh. Như vậy việc nghiên cứu về ứng phó với những khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh có ý nghĩa hết sức to lớn, và nó cũng là những mảng vấn đề cuả Tâm lý học. Tuy nhiên vấn đề này cũng đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, nhưng ở nước ta vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ, và cũng chưa được quan tâm nhiều với những vấn đề như học sinh THPT đang gặp phải những vấn đề gì trong hoạt động học tập và thực tế các em đối mặt với những vấn đề khó khăn ấy như thế nào. Và chúng ta phải làm gì để giúp các em vượt qua được những khó khăn ấy. Những vấn đề mang tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn chính vì vậy mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ứng phó của học sinh trường THPT Quế Võ số 3 tỉnh Bắc Ninh với khó khăn trong hoạt động học tập”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tìm hiểu các kiểu ứng phó phổ biến với những khó khăn trong hoạt động học tập của các em học sinh, Trường Trung học phổ thông Quế Võ số 3, tỉnh Bắc Ninh. Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các em học sinh nâng cao khả năng ứng phó. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Các kiểu ứng phó của học sinh với những khó khăn trong hoạt động học tập. 4. Khách thể nghiên cứu. Là 240 em học sinh thuộc khối lớp 10; 11; 12. Trường THPT Quế Võ số 3. Khối 10: có 95 học sinh Khối 11: có 80 học sinh Khối 12: có 65 học sinh 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về những khó khăn trong hoạt động học tập, ứng phó, và ứng phó với những khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh. 5.2. Khảo sát thực trạng những khó khăn trong hoạt động học tập mà học sinh đang mắc phải. 2 5.3. Tìm hiểu thực trạng về khả năng ứng phó của học sinh khi gặp những khó khăn trong HĐHT. Và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng ứng phó. 6. Giả thuyết khoa học Các em học sinh Trường Trung học phổ thông Quế Võ số 3 có xu hướng sử dụng nhiều kiểu ứng phó khác nhau vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động học tập. Trong đó kiểu ứng phó “sẵn sàng đương đầu” là kiểu ứng phó được sử dụng nhiều nhất, và kiểu ứng phó “tiêu cực” là kiểu ứng phó được các em sử dụng ít nhất. 7. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 8.4. Phương pháp quan sát 8.5. Phương pháp giải quyết tình huống 8.6. Phương pháp chuyên gia 8.7. Phương pháp nghiên cứu điển hình 8.8. Phương pháp thống kê toán học 3 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHÓ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẾ VÕ SỐ 3 VỚI KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ứng phó 1.1.1. Một số nghiên cứu về ứng phó trên thế giới Thuật ngữ “ứng phó” (Coping) được dịch từ tiếng Anh, xuất hiện ở phương Tây và Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ trước. Ban đầu khái niệm ứng phó (Coping) được sử dụng trong các nghiên cứu về các sang chấn tâm lý (Stress) để biểu thị phương thức tự vệ của các nghiệm thể trong các tình huống có sang chấn. Về sau thuật ngữ “ứng phó” đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau. Trong khoảng thời gian này xã hội với sự phát triển không ngừng về nhiều mặt đã làm cho không ít người cảm thấy mình đang phải chịu nhiều áp lực tâm lý và tinh thần nặng nề. Họ nhanh chóng rơi vào Stress và những cuộc khủng hoảng tinh thần, nhiều khi trở nên sâu sắc, chính vì thế những nghiên cứu về cách mà con người ứng phó với khó khăn ngày càng trở nên cấp thiết với giới tâm lý học hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu hành vi ứng phó của con người được diễn ra với nội dung rất phong phú với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học. Một số tác giả cho rằng hành vi ứng phó có tính chất ổn định và được coi như một thiên hướng ứng xử (Carver, Scheier, Weintraub...). Theo các tác giả này thì con người có cách ứng phó nhất định trong nhiều tình huống khác nhau (quan điểm của các nhà tâm lý học nhân cách). [5] Tuy nhiên, nhiều tác giả khác lại cho rằng hành vi ứng phó có tính chất tình huống rõ rệt, chịu ảnh hưởng từ chính cách nhìn nhận, đánh giá tình huống của con người ngay trong thời điểm xảy ra tình huống đó. Trên thế giới, ứng phó được nghiên cứu theo nhiều khuynh hướng khác nhau và một trong số đó là phát triển các bộ công cụ đánh giá hành vi ứng phó. Có thể kể đến một số công cụ đánh giá như „„thang đo cách ứng phó” ( Way of Coping Scale, WCS) của Folkman và Lazarus (1980), là một trong những công cụ hay được tham khảo, trong đó tác giả đo hai kiểu ứng phó tổng hợp nhất là ứng phó tập trung vào 4 cảm xúc và ứng phó tập trung vào vấn đề.[2]. Theo xu hướng này, mục đích của cách ứng phó thứ nhất là làm giảm mức độ căng thẳng của con người khi họ rơi vào tình huống khó khăn, chú ý nhiều đến cảm xúc cá nhân. Còn mục đích của cách ứng phó thứ hai là nhằm đến việc giải quyết vấn đề hoặc định hướng làm một việc gì đó để thay đổi hoàn cảnh. Tiếp đến là một thang đo khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là „„thang đo cách ứng phó của trẻ vị thành niên”ACS (The Adolescent Coping Scale) được Frydenberg và Lewis xây dựng năm (1993). Thang đo này bao gồm 8 items, được chia thành 3 nhóm ứng phó cơ bản. Giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự hỗ trợ, và các kiểu ứng phó không hiệu quả, ngoài ra còn có bộ công cụ khác như trắc nghiệm COPE (1989) của Carver Sheier, Weintraub. Trong trắc nghiệm này, các tác giả đã đề nghị 5 thang đo là những khía cạnh khác nhau của cách ứng phó tập trung vào vấn đề (ứng phó tích cực, lập kế hoạch, che dấu hoạt động cạnh tranh, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, kiềm chế), 5 thang đo về cách ứng phó tập trung vào cảm xúc (tìm kiếm chỗ dựa tình cảm, diễn giải dương tính, chấp nhận, phủ nhận, đi theo tôn giáo) và 3 thang đo cách ứng phó được cho là không hữu ích (hành vi tiêu cực, quá nhấn mạnh vào cảm xúc, tinh thần tiêu cực). Đây là một trong những trắc nghiệm được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về hành vi ứng phó bởi sự phong phú của nó. Ngoài ra còn những trắc nghiệm bảng kê cách ứng phó thường ngày DCI (Daily coping inventory) của Stone và Neale (1984), trắc nghiệm cách ứng phó nâng cấp (Way of coping revised) của Folkman và Lazarus. Một số tác giả kết hợp chọn lọc nhiều trắc nghiệm khác nhau trong nghiên cứu của mình tạo nên bộ trắc nghiệm mới (Stone A.,Neale J.M., Paty J...) Các tác giả S.Cobb, (1976); Cohen và Wills, (1985); Turner và Coates, (1992) nghiên cứu về chỗ dựa xã hội (Social support). Các tác giả nhấn mạnh cảm giác về một chỗ dựa chi phối toàn bộ cách anh ta ứng xử với người khác, môi trường xã hội cũng như tình huống khó khăn. Chỗ dựa xã hội là nhân tố trung gian thúc đẩy sự vững tin của con người, khích lệ con người thực hiện những hành động hiệu quả trong những tình huống khó khăn. Có nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra hiệu lực của hỗ trợ xã hội trong việc làm giảm nhẹ tính nhạy cảm với Stress. (Cohen & Mckay, 1983). Khi có những 5 người khác đến với mình thì ta có nhiều khả năng hơn ứng phó với các tác nhân gây Stress nghề nghiệp, với nạn thất nghiệp, sợ đổ vỡ của hôn nhân, tình trạng đau ốm nghiêm trọng, và những tai họa khác, cũng như ứng phó với những vấn đề thường nhật trong cuộc sống thiếu một hệ hỗ trợ xã hội rõ là làm gia tăng tính nhạy cảm với bệnh và tử vong. Tình trạng giảm sút hỗ trợ xã hội trong gia đình và các môi trường lao động thấy có liên quan đến gia tăng kém thích nghi về mặt tâm lý.[10] Một số tác giả Sumer N.Cozzarelli C.Cooper M.L, nghiên cứu về cách ứng phó của phụ nữ trong tình trạng bị nạo thai. Các tác giả Essau C.A. và Trommsdorff (1996) nghiên cứu cách ứng phó của học sinh với Stress trong học tập. Một số tác giả Fleishman Sherbourne, Crystal, Collins, Marshall, Kelly, Shapiro, Hays, 2000 nghiên cứu cách ứng phó của nhóm bệnh nhân AIDS. Các nghiên cứu này cho thấy mỗi nhóm đều có cách ứng phó đặc thù trong mỗi tình huống nhất định. Đó là một minh chứng cho luận điểm về ảnh hưởng của văn hóa, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm nhân khẩu đối với cách ứng phó. Theo Slavin (1991) hành vi ứng phó của con người chịu ảnh hưởng của văn hóa vì vậy những chương trình tự giáo dục, phân loại giá trị và chế ngự Stress là phương pháp được đề nghị để ứng phó với Stress, với sự chuyển biến của xã hội Nghiên cứu xuyên văn hóa về hành vi ứng phó. Mục đích của những nghiên cứu này nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong cách ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống của con người đến từ các nền văn hóa và các quốc gia khác nhau. Lee và Liu (2001) đã nghiên cứu cách ứng phó của các nhóm học sinh người Mỹ gốc châu Á và người Mỹ gốc châu Âu với những xung đột thế hệ trong gia đình. Một nghiên cứu khác do Frydenberg, Lewis Alsaker, Cairns và Kennedy (2000) thực hiện, đã so sánh 319 học sinh từ ba quốc gia Colombia, Bắc Ireland và Australia về cách ứng phó với những vấn đề xã hội như: Ô nhiễm, phân biệt chủng tộc, chiến tranh và bạo lực trong cộng đồng. Hai tác giả Alsaker và Flammer (1999) cũng đã nghiên cứu cách ứng phó của trẻ vị thành niên đến từ 13 cộng đồng khác nhau, trong đó có Mỹ và 12 nước châu Âu, với các sự kiện trong đời sống hàng ngày. Những nghiên cứu này rất cần thiết khi phát triển các chương trình đào tạo 6 giáo dục kỹ năng ứng phó nhằm đáp ứng những đòi hỏi cụ thể của từng cộng đồng dân tộc khác nhau.[14] Trong nghiên cứu của Bolognini Monique, Plancherel Bernard; Halfon Olivier “Đánh giá các chiến lược ứng phó của thanh thiếu niên”, có sự khác nhau theo tuổi và theo giới tính hay không.? đã tìm hiểu các cách ứng phó theo đặc trưng giới mối tương quan giữa việc chọn lựa các cách ứng phó với sức khỏe tâm trí theo giới tính và theo độ tuổi. Các tác giả đã đưa ra các cách thức ứng phó như: Sử dụng quan hệ xã hội, gia đình, tình cảm âm tính, sự giải trí, hài hước, cam kết, tiêu xài, gia đình, nhà trường. Các kết quả khẳng định nữ thanh thiếu niên tự điều chỉnh tùy theo khó khăn bằng cách tham gia nhiều hơn vào các quan hệ xã hội (bạn bè, anh chị em, bố mẹ và các người lớn khác). Nghiên cứu đã cho thấy con gái đầu tư nhiều hơn vào thế giới tương tác nhằm thể hiện tình cảm một cách cởi mở, nhằm nhận được sự nâng đỡ, các lời khuyên và những điều an ủi từ một người tâm tình (bạn bè, gia đình). Trong khi đó, các nam thanh thiếu niên cố gắng nhiều hơn trong việc giữ ý nghĩa của sự hài hước và tiến hành một hoạt động thể lực mạnh mẽ, con trai ít cởi mở hơn và ít phụ thuộc vào người khác hơn so với con gái, nhưng họ có xu hướng làm cho tình huống bớt khủng hoảng và tỏ ra lạc quan tìm kiếm sự giải tỏa trong các trò chơi và các hoạt động thể lực. Về mối quan hệ sức khỏe tâm trí và các cách thức ứng phó, nghiên cứu cho thấy các kết quả tỏ ra khác biệt giữa con trai và con gái. Ở con gái, trong số các cách thức ứng phó có tương quan cao nhất là sự thể hiện các tình cảm âm tính phối hợp với một xác suất cao nhất bị rối nhiễu tâm trí như khí sắc trầm nhược, lo âu và rối nhiễu giấc ngủ. Ở con trai, chỉ có tương quan về mặt lo âu. [1] Nhà nghiên cứu Camus Jean trong bài viết “Sự bố trí thời gian và các khó khăn học đường phản ứng tức thời và trì hoãn” đã đối chiếu và cách thức ứng phó tâm lý của trẻ thuộc nhóm SES (những trẻ học sinh lớp đặc biệt, các em này được gọi là những “học sinh không thích nghi”, chậm chạp trong học tập) và trẻ thuộc nhóm CES (nhóm học sinh cấp 2 bình thường). Kết quả cho thấy, trẻ trai thuộc nhóm SES khi gặp khó khăn sẽ hành động chớp nhoáng, không cần đánh giá chúng xem những hành động bột phát như thể là một “tấm áo giáp” chống lại sự sợ hãi về 7 thất bại liên tiếp tấn công. Trẻ Nữ trong nhóm này có xu hướng trì hoãn thời gian thực hiện công việc, các em loay hoay tìm kiếm giải pháp phù hợp, cảm thấy thất vọng, luôn phàn nàn và yêu cầu được giúp đỡ hơn nhóm trẻ nữ CES. [1] Nhìn chung hiện nay trên thế giới nghiên cứu về cách thức ứng phó với khó khăn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 1.1.2. Một số nghiên cứu về ứng phó trong nước. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú, mỗi người ứng phó theo những cách khác nhau và tiếc rằng không phải ai cũng giải quyết được khó khăn một cách hiệu quả. Có thể nói vấn đề ứng phó ở nước ta cũng chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội trong việc giải quyết những khó khăn trong cuộc sống một cách phù hợp và hiệu quả, một số tác giả đã bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu cách thức ứng phó với khó khăn. Tác giả Phan Thị Mai Hương (2007) và các cộng sự đã đi sâu vào nghiên cứu. “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”. Đề tài đã được tiến hành với mục đích tìm hiểu cách ứng phó của trẻ vị thành niên hiện nay trong những tình huống khó khăn và những nhân tố góp phần hình thành các cách ứng xử này nhằm đề xuất những kiến nghị đối với chương trình giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên. Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm của các cách ứng phó mà trẻ sử dụng trong những tình huống khác nhau như. Có những cách ứng phó mang tính ổn định nhưng cũng có cách ứng phó mang tính hoàn cảnh, đồng thời cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của chỗ dựa xã hội, niềm tin, khả năng nhận thức đối với việc lựa chọn hành động trong những hoàn cảnh khó khăn. Tác giả Nguyễn Hữu Thụ với nghiên cứu, “Các kiểu ứng phó với Stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”. Đã chỉ ra rằng chiến lược ứng phó của sinh viên trước các tình huống gây Stress trong học tập chủ yếu bằng phương thức thay đổi nhận thức và hành vi bằng cách giải tỏa cảm xúc, đánh giá sự kiện xem nó có gây Stress không và thay đổi hoạt động của cá nhân. Từ đó sinh viên chủ động trong học tập, giảm bớt sự lo lắng và cảm xúc tiêu cực nảy sinh từ các sự kiện gây Stress trong học tập. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở 8 việc miêu tả các kiểu ứng phó với các sự kiện mang tính gây Stress cao trong học tập được một số sinh viên sử dụng, chưa chỉ ra được kiểu ứng phó nào của sinh viên đối với các sự kiện gây Stress trong học tập có hiệu quả cao nhất.[17]. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Thủy thu được kết quả học sinh lớp 12 ứng phó với Stress qua 4 cách chủ yếu. Các hành vi giải toả Stress cho thấy những học sinh bị Stress càng nặng càng ít có khả năng ứng phó với Stress ở cả 4 cách giải trí bằng xem phim, nghe nhạc, chia sẻ với người khác, khẳng định bản thân và dùng chất kích thích. Trong các cách thức ứng phó, hầu hết học sinh thường tìm đến các hoạt động lành mạnh để giải toả Stress: Thư giãn bằng xem phim, nghe nhạc, gặp gỡ nhiều người để chia sẻ tâm tư. [18] Nghiên cứu của Nguyễn Phước cát Tường và Đặng Thị Hồng Vân (2010) về “Mối quan hệ giữa các cách ứng phó với Stress và tinh thần lạc quan” cũng cho thấy sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế sử dụng khá đa dạng và phong phú các loại ứng phó hiệu quả và không hiệu quả. Tuy các loại ứng phó hiệu quả được sử dụng với tần xuất cao, nhưng sự xuất hiện của các nhóm ứng phó không hiệu quả khiến sức mạnh của các nhóm ứng phó hiệu quả bị giảm thiểu khá nhiều. [20]. Trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ ra được sự không ổn định và nhất quán trong việc sử dụng các cách ứng phó tích cực của sinh viên phần nào cho thấy kỹ năng ứng phó với Stress chưa thực sự cao. Nghiên cứu “Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và cách ứng phó của các em” của tác giả Lưu Song Hà đã tập trung tìm hiểu những biến đổi về tâm sinh lý, môi trường học tập từ tiểu học lên trung học cơ sở đã tạo ra những khó khăn tâm lý đặc trưng nào và liệt kê những kiểu ứng phó của trẻ vị thành niên khi gặp khó khăn trong học tập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi gặp khó khăn, trẻ vị thành niên thường sử dụng trước hết là những cách thức ứng phó bằng hành động, tiếp đến là ứng phó về tình cảm và cuối cùng là suy nghĩ. [4] Mới đây nhất, đề tài. “Kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh THPT Thành phố Huế” của tác giả Nguyễn Diệu Thảo Nguyên cũng đã nêu lên được một số vấn đề ứng phó [12]. Tác giả đã nghiên cứu những khó khăn trong gia đình, từ đó chỉ ra những cách ứng phó khác nhau với những khó khăn 9 trong gia đình của học sinh THPT Thành phố Huế. Đó là năm kiểu ứng phó tiêu biểu. Tích cực chủ động; tìm kiếm sự hỗ trợ; xoa dịu căng thẳng; lảng tránh và tiêu cực. Đồng thời đưa ra những yếu tố ảnh hưởng với cách ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh. Nhìn chung đề tài đã tiếp cận và chỉ ra được những vấn đề cơ bản về ứng phó. Tuy nhiên lại chưa đưa ra được thế nào là một cách ứng phó có hiệu quả, và cũng như chưa hướng dẫn được kỹ thuật ứng phó tốt. Tóm lại: Tổng quan những nghiên cứu về hành vi ứng phó trên thế giới và ở trong nước đã cho thấy tính chất đa dạng của những nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nó bao trùm những nội dung phong phú từ cấp độ cá nhân đến cấp độ xã hội với đủ mọi đối tượng và mọi khách thể khác nhau. Các nghiên cứu đã cho thấy được các cách ứng phó với những tình huống, hoàn cảnh khó khăn khác nhau của khách thể nghiên cứu cho thấy được sự khác biệt về cách ứng phó của khách thể khi gặp phải Stress, hay những khó khăn. Và các nghiên cứu này đã chỉ ra được xu hướng sử dụng các kiểu ứng phó cụ thể ở các khách thể nghiên cứu, từ đó cũng đưa ra được những đề xuất và kiến nghị đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên còn mang tính rộng rãi chưa thực sự tập trung sâu vào nghiên cứu những vấn đề khó khăn, đặc biệt là những vấn đề khó khăn trong hoạt động hoc tập chưa được khai thác triệt để, cũng như các kiểu ứng phó của khách thể nghiên cứu cho nên việc đưa ra những giải pháp, và các chương trình giáo dục kỹ năng sống còn mang tính chất chung chung. Chính vì vậy, với đề tài nghiên cứu của chúng tôi về ứng phó của học sinh THPT với những khó khăn trong hoạt động học tập nó mang ý nghĩa thực sự cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Một số vấn đề lý luận về ứng phó 1.2.1. Khái niệm ứng phó Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh “Cope” có nghĩa là đương đầu, đối mặt, thường là trong những tình huống bất thường, những tình huống khó khăn và Stress. Khái niệm ứng phó còn được sử dụng để mô tả sự phản ứng của cá nhân trong các tình huống khác nhau.[6]. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng