Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện ngắn đoàn lê từ góc nhìn thể loại...

Tài liệu Truyện ngắn đoàn lê từ góc nhìn thể loại

.PDF
107
109
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ====== HOÀNG THỊ LAN HƢƠNG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kiều Anh người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn và Phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến BGĐ, bạn bè, đồng nghiệp Trung tâm GDNN- GDTX huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc cùng gia đình và những người thân yêu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Hà Nội, ngày ...... tháng ..... năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Lan Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả học tập, nghiên cứu của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày ..... tháng....... năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Lan Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 7 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1 KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐOÀN LÊ ........................................................................... 9 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về thể loại truyện ngắn ......................................... 9 1.2. Khái lược truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới .................................... 13 1.2.1. Những tiền đề lịch sử, thẩm mĩ của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới ................................................................................................................... 13 1.2.2. Những cách tân của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới ................. 17 1.3. Hành trình sáng tác của Đoàn Lê ............................................................. 21 1.3.1. Những chặng đường chính trong cuộc đời cầm bút .............................. 21 1.3.2. Truyện ngắn Đoàn Lê trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới ........................................................................................................ 24 Chương 2 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ ....................................................................................................... 30 2.1. Cốt truyện ................................................................................................. 30 2.1.1. Giới thuyết về cốt truyện....................................................................... 30 2.1.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Đoàn Lê ................................................. 32 2.1.2.1. Cốt truyện truyền thống ..................................................................... 32 2.1.2.2. Cốt truyện kì ảo .................................................................................. 37 2.1.2.3. Cốt truyện tâm lí................................................................................. 41 2.2. Nhân vật ................................................................................................... 45 2.2.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................... 45 2.2.2. Nhân vật trong truyện ngắn Đoàn Lê .................................................... 46 2.2.2.1. Nhân vật bi kịch ................................................................................. 46 2.2.2.2. Nhân vật tha hóa................................................................................. 54 2.2.2.3. Nhân vật là hiện thân của cái đẹp ...................................................... 63 Chương 3 KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ ........................................................................................... 68 3.1. Kết cấu...................................................................................................... 68 3.1.1. Khái niệm kết cấu.................................................................................. 68 3.1.2. Các hình thức kết cấu trong truyện ngắn Đoàn Lê ............................... 69 3.1.2.1. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện ................................................ 69 3.1.2.2. Kết cấu liên hoàn ................................................................................ 74 3.1.2.3. Kết cấu trùng điệp .............................................................................. 76 3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 79 3.2.1. Quan niệm về ngôn ngữ trong văn học ................................................. 79 3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Đoàn Lê................................... 80 3.2.2.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực- đời thường ........................................ 80 3.2.2.2. Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình ..................................................... 82 3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 85 3.3.1. Quan niệm về giọng điệu trong văn học ............................................... 85 3.3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Đoàn Lê ................................................ 86 3.3.2.1. Giọng điệu hài hước, châm biếm ....................................................... 87 3.3.2.2. Giọng điệu thương cảm, xót xa .......................................................... 90 3.3.2.3. Giọng điệu mang tính triết lí, chiêm nghiệm ..................................... 92 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Đoàn Lê là một trong số những nữ văn sĩ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, bà đã cho ra đời những đứa con tinh thần rất đa dạng về thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim, thơ...Trong đó, truyện ngắn là thể loại được coi là thế mạnh của nhà văn, đã giúp bà khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn với những giải thưởng có uy tín như: Giải thưởng báo Văn nghệ và Hội Liên hiệp văn học toàn quốc (truyện Trinh tiết xóm Chùa), Giải A tạp chí Sông Hương (truyện Đêm ngâu vào), Giải thưởng Tạp chí tác phẩm Văn học (truyện Hạt vừng)… Đặc biệt tập truyện ngắn Trinh tiết xóm Chùa đã được dịch ra tiếng Anh và giới thiệu với bạn đọc Mĩ. 2. Với những đóng góp kể trên cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại, trong thời gian gần đây đã có nhiều hướng tiếp cận văn xuôi của Đoàn Lê nhưng chủ yếu nghiêng về thế giới nghệ thuật, những đặc sắc về nội dung, yếu tố tự truyện ... trong văn xuôi của bà. Hầu như chưa có hướng nghiên cứu sáng tác của Đoàn Lê xét về phương diện thể loại. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Truyện ngắn Đoàn Lê từ góc nhìn thể loại” với mong muốn giúp độc giả hôm nay nhận diện một gương mặt văn học và từ đó nhìn nhận diện mạo của văn chương đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Như trên đã nói, truyện ngắn là thế mạnh của Đoàn Lê. Ở thể loại này, Đoàn Lê đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam đương đại. Trong quá trình tìm hiểu về Đoàn Lê và tác phẩm của bà, chúng tôi thu thập được một số bài viết, công trình nghiên cứu để tạo cơ sở cho một cái nhìn bao quát về truyện ngắn của nhà văn. Trước hết là những bài viết giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Lê. Tác 2 giả Vũ Quốc Văn đã chỉ ra tài năng nhiều mặt của nhà văn và khẳng định: “Đoàn Lê được nhiều người biết đến là một người đa tài, nhưng hơn hết sáng tác văn chương và chỉ xưng danh Nhà văn mới là tiêu biểu nhất, mới là cách suy tôn, xướng gọi đúng nhất về chị”[61]. Đồng quan điểm trên, nhà văn Hồ Anh Thái đưa ra nhận định: "Không biết gọi Đoàn Lê là "nhà" gì cho đúng? Nhà biên kịch, đạo diễn, họa sĩ? Nhà thơ, thiết kế phim trường, nhà văn? Ở vị trí nào, chị cũng có đóng góp và thử sức. Nhưng với tôi, chị xuất sắc nhất ở vai trò một nhà văn"[48]. Có thể thấy những đánh giá kể trên đã giúp chúng ta thấy được chân dung Đoàn Lê, một nghệ sĩ đa tài, có nhiều cống hiến cho nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực văn chương. Tuy nhiên đáng chú ý hơn cả trong những bài viết về Đoàn Lê là những bài viết bàn về truyện ngắn của bà. Là người dành nhiều sự quan tâm đến các sáng tác của Đoàn Lê, nhà văn Hồ Anh Thái đã có đánh giá xác đáng về chất giọng độc đáo trong văn xuôi của nữ sĩ: “Một giọng văn được nhớ, nền nã, dung dị, bao giờ cũng kèm theo chất hài hước ngấm ngầm”[49]. Tác giả Vũ Quốc Văn trong bài Thấp thoáng Đoàn Lê đã nhấn mạnh sức lôi cuốn, hấp dẫn của truyện ngắn Đoàn Lê bằng những liên tưởng thú vị, tinh tế: “Nó như gió, như nước, hư thực hữu hình, vô ảnh cuốn người ta mê hoặc người ta khôn cưỡng lại để cười, buồn thương xót xa rồi mở mắt mà thức ngộ, mà nhận chân cuộc sống” [60]. Còn học giả người Mỹ, Bonnier Crown khi đọc tập truyện Nghĩa địa xóm Chùa đã nêu cảm nhận của mình: “Đoàn Lê đã viết truyện ngắn như những viên đá quý, những truyện ngắn có thể đọc như những truyện phúng dụ, châm biếm, huyễn tưởng... Tập truyện ngắn phản ánh sự suy sụp các giá trị truyền thống trước sự tham lam, hám lợi, quan liêu, đua đòi, sự áp bức giai cấp và tình dục, sự tham nhũng và vi phạm nhân quyền... tác phẩm này của Đoàn Lê rất đáng giới thiệu vì văn phong tinh tế, linh hoạt, nó không chỉ 3 là một sự lựa chọn tốt cho văn học châu Á, mà còn cho các lớp học viết văn”[62]. Sự đánh giá đó cho thấy sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt của truyện ngắn Đoàn Lê không chỉ với độc giả trong nước mà với cả độc giả nước ngoài. Tạp chí Nghiệp Đoàn Phát Hành (Consortium Distributors) khi giới thiệu về tập truyện ngắn Trinh tiết xóm Chùa đã nhận xét rất tinh tế về phong cách sáng tác của Đoàn Lê và giá trị tập truyện ngắn này: "Đoàn Lê được ghi nhận ở phong cách đa dạng và sức sáng tạo tươi mới. Với giới học giả Mỹ, những truyện ngắn này cho một cái nhìn vào bên trong văn hóa Việt Nam sau đổi mới. Với người đọc nói chung, đây là những tác phẩm bao quát và đầy nhân văn về những đề tài như lòng tham, hôn nhân, ly dị, tuổi già; đó là những tác phẩm về quyền con người, khảo sát tất cả những gì bí ẩn tinh tế của trái tim người..."[25, 4]. Trong bài viết Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975, khi đề cập đến cảm hứng trào lộng biểu hiện trong văn xuôi sau 1975, tác giả Nguyễn Thị Bình viết: “Các tác phẩm Thành hoàng làng xổ số, Đất xóm Chùa... của Đoàn Lê đầy rẫy những tình huống trào phúng”[ 8]. Còn trong chuyên luận Văn xuôi Việt Nam 1975- 1995, những đổi mới cơ bản, tác giả này nhận xét: “Thành hoàng làng xổ số, Đất xóm Chùa ... là sự phóng đại hiện thực theo con mắt trào lộng, còn Người đẹp xóm Chùa là số phận của nghệ thuật chân chính trong môi trường phàm tục” [7]. Trên trang web của Tập đoàn Tân Tạo (www.itaexpress.com.vn ngày 18/10/2007) có đăng bài viết Người khách đêm giao thừa, phút trải lòng của Đoàn Lê bình luận về tập truyện ngắn Người khách đêm giao thừa, trong đó có đoạn “Tập truyện ngắn “Người khách đêm giao thừa” vẻn vẹn 12 truyện ngắn - 12 lần tâm linh tác giả run lên dưới cái rét cuộc đời. Những khoảnh khắc tận cùng của một giây cuối, một lần cuối và một con người đứng bơ vơ 4 rồi đổ bóng xuống lòng nhân thế. Từng trang văn xuôi xông lên mùi cát bụi, mùi nước mắt, mùi mồ hôi nghe thật gần gũi thân quen”. Ý kiến của tác giả Cao Năm về tập truyện ...Và sex cho rằng: “Đọc suốt 305 trang sách ... ta thấy toát lên sự hồn nhiên tươi trẻ mỡ màu. Tôi nghĩ với một người cầm bút nhất là viết văn xuôi giữ được giọng điệu văn chương như thế cũng đã là điều đáng quý. Nhưng còn hơn thế khi đọc mỗi truyện ngắn của Đoàn Lê ta đều thấy toát lên sự cảm thông chia sẻ bao dung với những phận người đôi khi có cả những người có chút ít thành đạt trong văn chương nghệ thuật mà ngoài đời hay gọi họ là trí thức nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ lại đang có những giằng xé mất mát đắng cay cùng cực mà chỉ nhìn bề ngoài thì không dễ nhận ra bởi ý thức tự thân và sự hòa đồng của họ rất cao.”[37] Yếu tố kì ảo là một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong truyện ngắn của Đoàn Lê. Điều này được chính tác giả trải lòng khi viết truyện Chờ nhật thực: “Yếu tố kì ảo được sử dụng, nhằm tôn lên những nét hiện thực và lịch sử”. Nhà văn Hồ Anh Thái trong bài viết Đoàn Lê “chị tôi” đã chỉ ra vai trò của yếu tố kì ảo trong hai truyện Nghĩa địa xóm Chùa và Lên ruồi: “Nghĩa địa xóm Chùa và Lên ruồi nằm trong mạch những truyện có yếu tố kỳ ảo của Đoàn Lê. Thật ra trong những truyện kỳ ảo nhất của chị thì cái thực vẫn lấn cái ảo, cái ảo chỉ làm lạ hóa, chỉ thay đổi một góc nhìn hiện thực, chứ không phải là yếu tố xoay chuyển và quyết định hiện thực nghệ thuật. Nghĩa địa xóm Chùa bê nguyên vẹn những mẫu người của dương thế xuống cõi âm. Lên ruồi thì bê đầy đủ nhưng con người ấy “lên” cõi ruồi, trên xã hội ruồi cũng thường tình như cõi người vậy”[48]. Gần đây, một số công trình luận văn đã tiếp cận, nghiên cứu văn xuôi Đoàn Lê trên nhiều phương diện. Năm 2011, luận văn Đặc sắc truyện ngắn Đoàn Lê của Nguyễn Thị Lộc đã khai thác các khía cạnh nổi bật trong truyện ngắn Đoàn Lê: bức tranh đời sống hiện thực và những đặc sắc nổi bật trong 5 truyện ngắn Đoàn Lê. Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Khánh Minh đã dựa vào lí thuyết tự sự học trong luận văn Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Đoàn Lê trên các khía cạnh: không gian- thời gian tự sự, các cấp độ tự sự và người kể chuyện. Năm 2014, tác giả Bùi Thị Thu với đề tài Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê đã khai thác các vấn đề: chất liệu đời tư, các đề tài trong văn xuôi Đoàn Lê và mô hình thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Đoàn Lê... Từ sự phân tích trên có thể thấy, truyện ngắn Đoàn Lê mặc dù đã được giới phê bình nghiên cứu trao đổi, nhận xét, đánh giá, làm sáng tỏ trên nhiều phương diện nhưng phương diện thể loại thì vẫn chưa được khảo sát một cách tỉ mỉ, hệ thống, chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của một công trình nào. Tuy nhiên, những ý kiến này vẫn là những gợi ý, những định hướng quý giá giúp chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ những đặc sắc riêng trong truyện ngắn của Đoàn Lê trên phương diện thể loại, từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi Việt Nam đương đại, nhất là ở thể loại truyện ngắn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: - Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết thể loại có liên quan đến đề tài - Nghiên cứu những phương diện cơ bản về thể loại trong truyện ngắn của Đoàn Lê: cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh nổi bật của thể loại truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Đoàn Lê. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thể loại truyện ngắn Đoàn Lê qua một số tập truyện ngắn tiêu biểu sau: - Thành hoàng làng xổ số- Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội 1990. - Nghĩa địa xóm Chùa- Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1999. - Trinh tiết xóm Chùa- Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2005. - Người khách đêm giao thừa- Nhà xuất bản Phụ nữ, 2007. - ... Và sex- Nhà xuất bản Thanh niên, 2010. - Đoàn Lê- tác phẩm chọn lọc- Nhà xuất bản Phụ nữ, 2011. Ngoài ra, chúng tôi cũng chú ý một số truyện ngắn gần đây, chưa được tập hợp in thành truyện của tác giả như: - Con Mốc (9/2010) - Tình muộn (05/2011) - Người xiếc chữ (07/2011) Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sự so sánh đối chiếu truyện ngắn Đoàn Lê với truyện ngắn một số tác giả nữ cùng thời. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại. Phương pháp thống kê, phân loại giúp cho việc nghiên cứu, phân loại các kiểu cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật 7 trong truyện ngắn Đoàn Lê. 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp phân tích, tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu, phân tích, cắt nghĩa, lí giải các phương diện truyện ngắn của Đoàn Lê. Từ đó khái quát những vấn đề chung về thể loại trong toàn bộ truyện ngắn của nhà văn. 5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu. Đây là phương pháp giúp cho việc chỉ ra những đặc trưng riêng của truyện ngắn Đoàn Lê trong tương quan với truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới, với những cây bút cùng thời và với văn học giai đoạn trước. 5.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học. Phương pháp tiếp cận thi pháp học giúp cho việc nghiên cứu truyện ngắn Đoàn Lê từ phương diện hình thức, nhận diện được những đóng góp mới, sáng tạo của nhà văn trong cách xây dựng cốt truyện, các kiểu nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật... 5.5. Phương pháp loại hình. Phương pháp loại hình giúp chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn Đoàn Lê từ những đặc điểm về thể loại truyện ngắn nói chung. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn tập trung tìm hiểu truyện ngắn Đoàn Lê từ góc nhìn thể loại nhằm bước đầu chỉ ra những đóng góp của Đoàn Lê đối với nền văn xuôi Việt Nam đương đại ở phương diện thể loại. - Thấy được những nét riêng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật, tổ chức kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu cơ bản trong truyện ngắn Đoàn Lê. - Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong được đóng góp một chút công sức cho công tác nghiên cứu, phê bình văn học trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của luận văn 8 Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1. Khái lược chung về truyện ngắn và hành trình sáng tác của Đoàn Lê Chương 2. Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Đoàn Lê Chương 3. Kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Đoàn Lê 9 Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐOÀN LÊ 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về thể loại truyện ngắn Thuật ngữ truyện ngắn ra đời khá muộn, vào thế kỉ XIX ở phương Tây. Do “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ, biến đổi không ngừng”. (D. Gronopxki ) nên xung quanh thuật ngữ này có rất nhiều định nghĩa khác nhau.. K. Pautôpxki quan niệm: “Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” [53, 403]. Theo các tác giả Từ điển Thuật ngữ văn học, truyện ngắn là: “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.”[17] . Các tác giả Từ điển văn học thì giải thích: “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [39, 137]. Có thể nói, những định nghĩa trên đã bổ sung cho nhau và làm nổi bật những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn. Đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn để phân biệt truyện ngắn với truyện dài, tiểu thuyết là “ngắn”. Thông thường dung lượng của một truyện ngắn co giãn khoảng từ 3 đến 50 trang. Dưới con số 3 trang, người ta gọi là “truyện ngắn mini”, hoặc “truyện ngắn trong lòng bàn tay”; trên con số 50 trang, người ta gọi là truyện vừa, trên 100 trang là tiểu thuyết. Những cách gọi này tương ứng với các khái niệm đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn), trung 10 thiên tiểu thuyết (truyện vừa), trường thiên tiểu thuyết (truyện dài) vốn phổ biến ở Việt Nam vào thời kỳ đầu của văn xuôi tự sự hiện đại. Giải thích đặc điểm “ngắn” của truyện ngắn, nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Sở dĩ truyện ngắn ngắn, sở dĩ người ta có thể viết ngắn là vì người ta đã biết quá nhiều. Quá nhiều đến mức có thể tước bỏ tất cả những gì phù phiếm, không cốt lõi, không quan trọng. Phải có rất nhiều nguyên liệu thì mới có thể chưng cất. Truyện ngắn vì nó là tác phẩm nghệ thuật chưng cất, chứ không phải là nguyên liệu thô” [53, 317]. Trong truyện ngắn, số lượng câu chữ giới hạn nhưng lại có “sức chứa”, “sức mở” rất lớn. Khi bàn về dung lượng truyện ngắn, trong một cuộc trao đổi về truyện ngắn trên Báo Văn nghệ quân đội năm 1992, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh: “Dung lượng truyện ngắn hiện nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời, một kiếp người, một thời đại... Các truyện ngắn bây giờ dung lượng rất nặng, dung lượng của nó là dung lượng của cả một cuốn tiểu thuyết, bởi vì cái đặc sắc của thể loại buộc nó phải dồn nén lại, cho đến sắc lịm, nhọn hoắt. Như vậy dung lượng hay chất lượng nghệ thuật của truyện ngắn bình đẳng với tiểu thuyết”[53,67] Đối với truyện ngắn, nhân vật là một yếu tố cốt yếu. Do lệ thuộc vào số trang eo hẹp, với cốt truyện tập trung, sự kiện dồn dập cho nên số lượng nhân vật trong truyện ngắn không nhiều. Truyện ngắn thường ít nhân vật, nhà văn không thể miêu tả quá trình phát triển tính cách của nhân vật từ lúc trưởng thành, biến đổi, đấu tranh hay dằn vặt như trong tiểu thuyết mà chỉ đi sâu vào một khía cạnh, một thời điểm trong cuộc đời nhân vật. Là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn thường hướng tới việc “thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp, một trạng thái nhân vật”. Dù không được khắc họa sắc nét về ngoại hình, lí lịch nhưng người đọc vẫn hình dung được gương mặt tinh thần tương đối trọn vẹn của nhân vật. Ở các truyện ngắn đặc sắc, bao giờ các tác 11 giả cũng xây dựng được những nhân vật điển hình: AQ (AQ chính truyện - Lỗ Tấn), Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao)... Trong truyện ngắn, cốt truyện có vai trò quan trọng. Song, khác với tiểu thuyết, cốt truyện của truyện ngắn “thường tự giới hạn về thời gian, không gian” (Lại Nguyên Ân). Nếu tiểu thuyết dõi theo cả một hay nhiều số phận nhân vật, và tái hiện một bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều mâu thuẫn, xung đột và diễn biến thì truyện ngắn tập trung vào một khoảnh khắc, trong đó xây dựng một tình huống truyện. Tình huống là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, qua đó tính cách của nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề đột nhiên được phơi mở. Các nhà văn, nhà nghiên cứu ở Việt Nam đôi khi đồng nhất khái niệm tình huống với tình thế. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết… đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa… tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ hết sức chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả, ví như một cây cọc vững chắc để cho cây bí leo lên mà ra hoa trái…”. Nếu tiểu thuyết là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó thì truyện ngắn lại là một “mặt cắt của dòng đời”. Nếu tiểu thuyết “diễn tả một quá trình vận động của cuộc sống” thì truyện ngắn lại “tập trung vào một tình thế thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật”, nếu tiểu thuyết “mở ra một diện” thì truyện ngắn “tập trung xoáy vào một điểm”. Ở truyện ngắn, chi tiết đóng vai trò rất quan trọng. Nó góp phần tạo dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa tính cách, hành động, tâm tư nhân vật. Nhận xét về điều này, nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện 12 ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [53, 331. Không chỉ vậy, nhiều chi tiết đắt giá có thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh (hay là có ấn tượng mạnh)”[53, 73]. Văn học của chúng ta, có nhiều tác giả, nhiều tác phẩm đã lựa chọn được những chi tiết như thế: chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, chi tiết tiếng sáo của Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài... Những chi tiết ấy có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Là thể loại tự sự đòi hỏi một kết cấu chặt chẽ, kết cấu truyện ngắn cũng có những nét đặc thù riêng. Nhà văn Ma Văn Kháng đã ý thức rất rõ về vấn đề này: “Vấn đề là anh tổ chức truyện ngắn của anh sao cho thành một lát cắt gọn ghẽ. Như người ta vẫn nói, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào”. Còn nhà văn Nguyễn Minh Châu thì đưa ra so sánh: “Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt của dòng đời. Vì thế mà cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo - kỹ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật của người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên” [53, 200]. Nhiệm vụ của kết cấu là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Gọn, cơ động, kết cấu trong truyện ngắn thường đa dạng: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu bằng cách đi thẳng vào giữa truyện, kết cấu theo hai tuyến nhân vật, kết cấu tâm lí… Nam Cao là một trong số các nhà văn hiện đại tìm ra được những cách kết cấu tác phẩm rất đặc trưng, ấn tượng: kết cấu tâm lí. Hiện nay, trong thực tế sáng tác truyện ngắn, nhiều nhà văn tự tìm ra cho mình những kiểu kết cấu phá cách độc đáo, không trùng lặp và cũng rất khó gọi tên như Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ 13 Duy Anh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp… Truyện ngắn là thể loại năng động, dễ bắt kịp hơi thở thời đại, có khả năng phản ánh nhanh nhạy các vấn đề nóng hổi của thời đại, con người một cách chính xác. Vì thế truyện ngắn đã tạo cho mình những giá trị riêng biệt. Mỗi truyện ngắn đều gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người, nói như D. Boulanger là: “Đánh thức và cuốn hút cả năm giác quan của người đọc”. 1.2. Khái lƣợc truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới 1.2.1. Những tiền đề lịch sử, thẩm mĩ của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới Sau đại thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc mở ra một thời kì mới thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mười năm đầu sau chiến tranh, đất nước ta lại gặp những thử thách, khó khăn mới, nhất là khó khăn về kinh tế chủ yếu do hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn khốc kéo dài suốt ba mươi năm. Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới. Năm 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự sáng suốt về sách lược và chiến lược của Đảng để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, nhanh chóng khôi phục kinh tế, tạo ra không khí dân chủ tối đa cho toàn xã hội. Đường lối đổi mới tại Đại hội VI (1986) và tiếp theo là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987 đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra một thời kì đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Văn học nước ta từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới, vận động theo đúng hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản nhân văn sâu sắc. Dân chủ hóa là xu hướng vận động, tiền đề phát triển, đồng thời là thành tựu của văn học Việt Nam từ 1986 trở đi. Trên bình diện ý thức nghệ thuật đã có “những biến đổi quan trọng về 14 vị trí, vai trò, chức năng của văn học, về nhà văn và quan niệm hiện thực” (Nguyễn Văn Long). Nếu văn học giai đoạn trước chủ yếu được nhìn nhận như vũ khí tư tưởng của cách mạng thì văn học giai đoạn này cũng không hề từ bỏ vai trò vũ khí tinh thần - tư tưởng, nhưng nó còn được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm. Trong xu hướng dân chủ hóa của xã hội, văn học còn là phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, bao gồm cả việc phát biểu tư tưởng, quan niệm, chính kiến của mỗi nghệ sĩ về xã hội và con người. Hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở ra những không gian vô tận để văn học chiếm lĩnh, khám phá. Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà nó còn là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân của con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Xu hướng dân chủ hóa đã thâm nhập và được biểu hiện trên nhiều bình diện của sáng tác, từ đề tài, cốt truyện, nhân vật cho đến giọng điệu và ngôn ngữ... Vì vậy điểm nổi bật trong không khí đổi mới văn học là sự sôi nổi, cởi mở, hấp dẫn và phức tạp. Tinh thần khuyến nghị tự do sáng tạo qua các nghị quyết của Đảng về văn nghệ đã cho văn nghệ sĩ những điểm tựa tinh thần vững chắc để tự khẳng định mình, khát vọng sáng tạo được giải phóng, khơi mở, ý thức về sự thay đổi lối viết luôn hiện hữu trong tư duy của những người sáng tác truyện ngắn. “Họ tự do hơn, mạnh dạn hơn trong mở rộng sự lựa chọn đề tài và lĩnh vực phản ánh. Họ bớt sợ chính mình ngay trên trang bản thảo, họ nhận rõ thái độ và tâm thế trong tác phẩm mới là điều quan trọng nhất. Thậm chí họ truy đuổi đến cùng những tồn tại gây tổn hại cho đất nước. Văn học phải thôi thúc cho sự phát triển, vì mục đích của nó là tương lai cho 15 con cháu, sự tồn tại của chế độ và sự toàn vẹn của đất nước” (Phạm Hoa). Điều này tạo ra những đổi mới trong nghệ thuật, bút pháp trần thuật, trong việc lựa chọn và cách thức tiếp cận, xử lí chất liệu hiện thực của người cầm bút. Trong văn học trước đổi mới, nhà văn tự ý thức về mình trước hết như một cán bộ tuyên huấn, người truyền bá chủ trương chính sách của Đảng qua sáng tác văn học. Văn xuôi thời kì đổi mới là sự đối thoại với văn xuôi thời kì trước và đối thoại với bạn đọc về những vấn đề của đời sống, nhìn hiện thực trong sự vận động không ngừng, không khép kín, nhìn con người ở nhiều tọa độ, nhiều thang bậc giá trị. Nhà văn có sự nhìn nhận, suy ngẫm mới về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực, với công chúng: “Tôi muốn dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, bên trong mỗi con người, một cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng giờ trên khắp các lĩnh vực cuộc sống” (Lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu trên báo Văn nghệ số 6/1989). Vì vậy trên những trang văn, cuộc sống hiện lên với đầy đủ sự sinh động, phức tạp và nhiều màu sắc như nó vốn có. Đồng thời con người được cảm nhận là một tiểu vũ trụ vô cùng phức tạp, chiều sâu tâm hồn khó nắm bắt: “Đó là những con người được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ phong phú và phức tạp, con người với những niềm vui và nỗi buồn, trong sự phấn khởi và khổ đau, trong niềm tin và hoài nghi chiến thắng. Họ đẹp trong chất thép và cả sự mềm yếu” [42] . Có thể nói rằng, ở các truyện ngắn thời kì đổi mới, các nhà văn hầu như đã xác định rõ hơn thiên chức của mình trong việc phản ánh đời sống, đưa văn học trở về đúng với đặc trưng cơ bản của nó, và văn học ngày càng trở nên đời hơn. Thêm vào đó là sự xuất hiện một đội ngũ nhà văn mới. Phần lớn họ đều sinh ra và trưởng thành trong đổi mới và cùng đổi mới. “Khác với lớp nhà văn đi trước, họ được hấp thụ những tư tưởng mới, thừa hưởng thành quả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất