Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tri mẫu

.DOC
12
318
73

Mô tả:

TRI MẪU (Arhemarrhena asphodeldes Bunge) Vị thuốc: Tri Mẫu Họ: Liliaceace -------- Tri mẫu (Thân rễ, Rhizoma Anemarrhenae) Đây là cây thảo sống nhiều năm, toàn cây nhẵn, không có lông, rễ to, bò ngang, có nhiều rễ phụ. Lá mọc vùng thành chùm ở gốc cây, phiến lá hình dải như lá lúa. . Mùa hạ nở hoa màu lục hoặc tím vàng, hợp thành bông thưa 2-3 hoa một. Quả nang hình trứng, khi chín nứt nẻ, hạt 3 cạnh, hai đầu nhọn, màu đen. Dùng thân rễ làm thuốc. Thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Tri mẫu Mô tả: Hình khúc dẹt hoặc trụ, hơi cong queo, có khi phân nhánh, dài 3 - 15 cm, đường kính 0,8 - 1,5 cm. Một đầu còn sót lại gốc thân và vết cuống lá màu vàng nhạt. Mặt ngoài có màu vàng nâu đến nâu. Mặt trên của thân rễ có một rãnh lớn và có nhiều đốt vòng xếp sít nhau, trên đốt có nhiều gốc lá còn sót lại màu nâu vàng mọc ra 2 bên, mặt dưới có nếp nhăn và nhiều vết rễ nhỏ hình chấm tròn lồi lõm. Chất cứng, dễ bẻ gẫy. Mặt gẫy màu vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt, đắng, nhai có chất nhớt hoạt chất: saponin, chất dính, chất đường, chất thơm và chất béo Dược năng: Thanh nhiệt, tả hỏa, tư âm, nhuận táo, giải khát Liều Dùng: 6 - 12g, dạng thuốốc sắốc hoặc hoàn tán. Thường phốối hợp với các vị thuốốc khác. Kiêng kỵ Người hư hàn không nên dùng. Tỳ hư, tiêu lỏng, không thực hoả thì không nên dùng Chế biến Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi khô. Bào chế Tri mẫu: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô, bỏ lông và chất vụn. Tri mẫu chế muối: Lấy Tri mẫu, rang nhỏ lửa đến khô, lấy ra tẩm nước muối, lại sao khô, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Tri mẫu phiến dùng 2,8 kg muối. Bảo quản Để nơi khô, tránh ẩm, sâu mọt. Công dụng: Vị đắng, tính hàn qui kinh Tỳ, Vị, Thận. Có tác dụng thanh nhiệt, tư âm, nhuận phế, sinh tân. Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thận âm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón. Tri mẫu vị đắng, tính hàn. Tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, tư âm trừ phiền, nhuật táo, hoạt trà. Trị sốt cao, khát nước, nóng sốt, ho lao sốt nóng, bệnh tiểu đường đại tiểu tiện không lợi. -Sốt cao, khát nước, phế nhiệt, đờm đặc vàng dùng Tri mẫu với Thạch cao trong bài Bạch Hổ thang. - Ho do nhiệt ở Phế hoặc ho khan do âm hư: Dùng Tri mẫu với Xuyên bối mẫu trong bài Nhị Mộc Tán. - Thiếu âm ở phổi và thận kèm dấu hiệu nhiệt biểu hiện như sốt về chiều, ra mồ hôi buổi tối và nóng nhẹ lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngực: dùng phối hợp với hoàng bá. - Đái đường biểu hiện như háo khát, đói và đi tiểu nhiều: dùng phối hợp với thiên hoa phấn, ngũ vị tử mạch đông và cát căn dưới dạng ngũ diệp thang. Tác dụng dược lý: Hạ nhiệt: Đối với hư hoặc thực nhiệt, thuốc đều có tác dụng hạ nhiệt. Kết quả nghiên cưú thực nghiệm đã chứng minh Tri mẫu có tác dụng hạ nhiệt rõ. 2. Kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế mạnh các loại trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn. 1. 3. An thần: Thuốc làm giảm tính hưng phấn của hệ thần kinh, ví dụ phối hợp với Hoàng bá làm giảm tính kích thích tình dục ( y học cổ truyền gọi là tả thận hỏa) phối hợp với Toan táo nhân làm giảm tính hưng phấn vỏ đại não, trị mất ngủ, phối hợp với Quế chi có tác dụng làm giảm đau đối với viêm khớp ( thấp khớp), phối hợp với Bạch thược trị chứng run co giật cơ ( do tăng hưng phấn thần kinh cơ). 4. Hóa đờm: Về mặt dược lý cổ truyền thuốc có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, tư thận bổ thủy. Ứng dụng lâm sàng: Dùng chữa chứng thực nhiệt: ở phần khí trong bệnh viêm nhiễm (bệnh ôn) phối hợp với Thạch cao có tác dụng giải nhiệt an thần ( xem bài Bạch thang ở vị Thạch cao). 2. Dùng chữa chứng hư nhiệt: (âm hư nhiệt thịnh, chứng sốt chưng triều nhiệt, sốt về chiều, về đêm ra mồ hôi trộm, thường gặp trong các bệnh mạn tính hư nhược, sốt kéo dài như bệnh lao, ung thư, chất tạo keo,.) mạch trầm tế sác, thường phối hợp với Sanh địa, Miết giáp, Địa cốt bì, Đơn bì,. 1. Bài thuốc thường dùng: Tri bá địa hoàn hoàn ( Tri mẫu, Hoàng bá 8 -12g, Sanh địa 12 - 20g, Đơn bì 12g, Sơn thù 12g, Sơn dược 12g - 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g sắc nước uống). 3. Nhuận phế chỉ khái: dùng trị chứng âm hư phế nhiệt, ho khan trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi kéo dài hoặc ho đờm vàng. Bài thuốc thường dùng: Nhị mẫu tán ( Tri mẫu, Bối mẫu mỗi thứ 12g) hoặc bài Tri mẫu tán (Tri mẫu 12g, Bối mẫu 8 - 12g, Sài hồ 8g, Hoàng kỳ 12g, Tử uyển 12g, Mã đầu linh 12g, Hạnh nhân 12g, Pháp Bán hạ 8 - 12g, Tang bạch bì 12g, Bạch phàn 2g, Khoản đông hoa 12g, sắc nước uống). 4. Dùng chữa viêm đường tiết niệu mạn tính kéo dài: viêm thận có hội chứng âm hư hỏa vượng, có thể dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn uống với nước sắc Rễ tranh hoặc Kim ngân hoa có kết quả tốt nhất là đối với bệnh nhân đã nhờn thuốc trụ sinh. 5. Dùng chữa viêm loét mồm, viêm họng mạn: có chứng hư nhiệt thường phối hợp Huyền sâm, Sanh địa, Liên kiều. 6. Chữa bệnh tiêu khát: như bệnh tiểu đường có hội chứng phế vị táo nhiệt ( mồm khô, bứt rứt, khát nước, .) thường phối hợp Cát căn, Thiên hoa phấn ( Qua lâu căn), Mạch môn . có tác dụng sinh tân chỉ khát. 7. Một số bài thuốc kinh nghiệm:  Tri mẫu mài với giấm bôi hắc lào, ban chẩn dị ứng.  Dương vật cương luôn: Tri mẫu, Hoàng bá, Xa tiền, Mộc thông, Thiên môn, Đông sinh, Cam thảo, mỗi vị 4g sắc uống.  Có mang động thai: Tri mẫu 80g, tán nhỏ viên với mật ong bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 20 viên với nước cháo. Trị phì đại tuyến tiền liệt: dùng bài Tri mẫu khôn thảo thang ( Tri mẫu, Hoàng bá, Ngưu tất đều 20g, Đơn sâm 30 - 50g, Đại hoàng 10 - 15g, Ích mẫu thả Bài thuốc: - Tri mẫu 10g, Tạo giác thích 10g, Nhũ hương 10g, Cấp tính tử 15g, Bán hạ 8g, Bối mẫu 10g, Xà thoái 10g, Hoa phấn 15g, Ngân hoa 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trị K thượng bì dạng vảy. - Tri mẫu 15g, Thạch hộc 15g, Mao căn 15g, Mạch môn 10g, Sa sâm 15g, Câu đằng 10g, Sinh địa 15g, Hoàng tinh 15g, Câu kỷ 12g, Cương tàm 10g, Huyền sâm 10g, Đại hoàng 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trị u não do hư trong nội động. - Tri mẫu 15g, Đại giả thạch 15g, Thiên môn 15g, Đảng sâm 20g, Bán hạ 8g, Đương quy 20g, Thị sương 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trị K dạ dày, thực quản. - Tri mẫu 15g, Mạch môn 15g, Bán chi liên 15g, Thiết thụ diệp 15g, Bại tương thảo 15g, Sinh địa 15g, Thất diệp nhất chi hoa 12g, Hoa phấn 10g, Đan bì 10g, Hoàng kỳ 20g, Xích thược 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trị K cổ tử cung. - Tri mẫu 15g, Thục địa 15g, Sơn thù 10g, Sơn dược 20g, Trạch tả 15g, Phục linh 20g, Đan bì 15g, Hoàng bá 6g, Câu kỷ 12g, Nữ trinh tử 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trị K kết tràng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan