Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Học tiền sản

.DOCX
4
823
78

Mô tả:

 Đẻ thường thành công: - Chiều cao của mẹ - Ngôi thai: Ngôi đầu Nếu ngôi ngược, ngôi ngang, nhau tiền đạo: Mổ tuần 38 - Cân nặng của mẹ: nên tăng dưới 10kg. Mẹ tăng cân nhiều có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật (phù, huyết áp cao, đạm trong nước tiểu) - Con nặng khoảng 2.8 – 3.2 kg  Những xét nghiệm cần làm: - Nhóm máu? Yếu tố Rh? - Công thức máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hacmoglobin (tuần 36) - Thử viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai - Xét nghiệm tiểu đường (tuần 28) - Cấy dịch âm đạo (tuần 34) – Liên cầu khuẩn nhóm B  Trước 37 tuần: Nếu xuất hiện các triệu chứng này cần đi viện - Đau bụng - Ra máu âm đạo - Ra nước đường âm đạo - Phù, đau đầu, sốt, tiêu chảy - Thai đạp ít/nhiều  Chuyển dạ: - Thai đủ tháng: 37 – 41 tuần (ngày đầu kỳ kinh cuối) hoặc 39 tuần (ngày đầu thụ thai) - Đến ngày dự sinh: sau 2 ngày khám 1 lần - Đau trong 24h - Ngôi đầu lưng quay trái → dễ Ngôi đầu lưng quay phải → khó hơn  Chuyển dạ với thai sau 37 tuần: - Cơn co: 7 phút/lần (con so); 10 phút/lần (con dạ) - Ra nước đường âm đạo: Ngôi đầu: Đóng bỉm to, tắm gội, đánh răng sạch sẽ (30 phút) Ngôi ngược: đi viện ngay, không được đi bộ, đi trong tráng thái đầu thấp, đít cao (dây rốn dễ bị rơi ra) - Ra máu đỏ tươi: đi viện ngay (có thể bánh nhau có vấn đề) - Ra nhầy hồng: vệ sinh bình thường, đợi cơn đau  Mang CMT + sổ hộ khẩu mẹ  Gây tê ngoài màng cứng (giảm đau) khi 5 phút/cơn đau, mở 2 phân: nên/không nên???  Rặn đẻ = rặn ị táo x 10 lần  Cách rặn: hít sâu, tì cằm vào ngực, dồn hơi xuống dưới (không được thở ra ngay). Khi hết sức thì thở ra và lấy hơi lại thật nhanh rồi rặn tiếp  Cách thở trong thời gian chuyển dạ - Cơn co đau: thở sâu (hít thật sâu vào bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng) - Cơn đau mạnh, dồn xuống trực tràng: thở mạnh (hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng: LIÊN TỤC)  Da kề da và cắt rốn chậm sau sinh - Da kề da: lau khô ngực bằng khăn ấm, sau đó đặt bé lên (trong khoảng 2 tiếng sau sinh), Giúp bé bú mẹ tốt, phát triển trí tuệ - Cắt rốn chậm: chuyển máu từ mẹ sang con được nhiều nhất (khi dây rón không còn đập nữa thì cắt – trong khoảng 1 – 3 phút sau sinh)  Hậu sản: - Vết đau, khâu, ti (không uống thuốc có thành phần coclein): Panadol xanh, 2v/lần, 4 lần/ngày - Thay băng vệ sinh 5 lần/ngày (4 – 6 lần) Nếu 1 tiếng ướt 1 lần hay đau bụng, sốt → đi viện. Bình thường: 4-5 tiếng/lần. - Vết thương mổ đẻ: lau bằng Betadin trong 10 – 15 ngày, ngày lau 2 lần, để vết thương thoáng, không băng lại, không uống kháng sinh. Nếu vết thương bị chảy nước, sưng, đau → đi viện. - Thuốc giảm đau có thể dùng: efferalgan 500 mg, 2v/lần, mỗi lần cách nhau 6 – 8 tiếng. - Đẻ thường: tắm gội ngày thứ 2 sau sinh; Đẻ mổ: tắm gội ngày thứ 4 sau sinh. - Vệ sinh kỹ trước khi tiếp xúc mẹ với con. - Ga giường nên thay thường xuyên. - Người đến thăm: rửa tay, cởi áo khoác, ko bế bé. Khi khách về: dùng nước muối sinh lý rửa mắt, mũi cho mẹ và con. - Ăn chín, uống sôi, ít tinh bột, ăn nhiều rau, uống nhiều nước. - Sinh hoạt vợ chồng: 6 tuần sau sinh (sinh thường). Dùng bao cao su. Nếu dùng thuốc thì chỉ dùng thuốc có 1 thành phần progrestin. Dùng thuốc cấy tránh thai: tác dụng trong 3 năm. - Bổ sung axit folic trong 1 tháng.  Sữa mẹ: - Ngực tức, căng sữa: Cho con bú liên tục. Sau đó dùng máy hút sữa hút hết lượng sữa còn lại ra. Vắt sữa bằng máy: 3 tiếng/lần; máy đơn: 7 phút/1 bên, dừng ~ 30s (7 – 7 – 5 – 5). Sau khi vắt sữa xong thì đắp khăn lạnh. - Nếu vẫn bị căng tức: chiếu đèn hồng ngoại, một lần chiếu 3 lần hút. - Cho mồm con ngậm hết đầu ti mẹ. Lau sạch sau khi cho con bú. - Trữ đông sữa: ngăn đá (-16 độ: 6 tháng; -18 độ: 12 tháng), ngăn mát tủ lạnh (48h), nhiệt độ thường (6h) - Sữa sau khi trữ đông: để nguội trong không khí bình thường, dùng 1 lần sau khi giã đông, cho vào bình diệt khuẩn. - Sữa non: thường có sau sinh 2 ngày (72h). Một giờ đầu có thể đã có sữa non hoặc có ngay sau khi cắt bánh nhau. - Trong 24h đầu sau sinh: cho da kề da, bú liên tục (tốt nhất là 1 – 2h sau sinh). - Trong 12h đầu sau sinh: phân màu đen như bánh gai → phân xu. Nếu ko thấy có phân xu thì phải báo bác sĩ ngay. Sau 48h: phân xu chuyển thành phân vàng (sền sệt, hoa cà hoa cải), con có thể vừa bú vừa phẹt, đi ị khoảng 7-8 lần/ngày trong 1 tháng đầu. Cần phân biệt với bé bị đi ngoài: ra nước hoàn toàn, chua. - CẦN CHO CON BÚ HẾT 3 SỮA: SỮA ĐẦU, SỮA TRUNG GIAN, SỮA CUỐI.  Chăm sóc bé - Nhiệt độ phòng: 25 – 27 độ. Nếu mẹ mặc áo cộc tay → con mặc dài tay; mẹ mặc áo dài tay → con mặc dài tay + gile. Nếu nhiệt độ phòng < 22 độ thì mới cần đội mũ. (chỉ nên để trẻ đội mũ trong 3 giờ đầu sau sinh) - Kiểm tra con bị nóng/lạnh: sờ vào cổ, nếp gấp tay/chân, không sờ vào bàn tay/chân vì lúc nào cũng mát. Nếu con bị nóng: lên hồng ban sinh lý (nốt đỏ như muỗi đốt), cần cởi dần quần áo của con ra, hạ nhiệt độ từ từ. Nếu để bé bị nóng quá có thể dẫn đến viêm da. - Tắm nắng (ánh sáng ban mai): 6 – 7h sáng (hè), 8h sáng (đông). - Em bé sau sinh thường có các hiện tượng: o giảm cân trong tuần đầu (giảm 10% khối lượng): cho con bú thoải mái, liên tục Bé bú đủ: sau khi bú bé ngủ từ 2,5 – 3 tiếng; ị: 5 – 10 lần/24h; Mỗi tháng (trong 3 tháng đầu đời) bé tăng khoảng 1 kg. Nước tiểu: vàng nhạt là bú đủ; vàng đậm là bú thiếu; vàng hồng đậm: quá thiếu. o Với bé gái: sau 48h có thể ra nhầy hồng (trường hợp ra máu đỏ tươi thì cần liên hệ với bác sĩ). Đầu ti của bé có thể bị sưng (nếu sưng quá to thì cần gặp bác sĩ). o Bé bị nấc: cho bé bú 1 chút sữa. Hoặc nếu bé đã bú no, đã thay bỉm, nhiệt độ phòng ổn định: để một lúc con sẽ tự hết nấc. o Chàm: nếu thấy mọc lông, có vết đỏ thì cần đưa đi viện. o Vàng da sinh lý: Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau sinh: tan ribilubin → đào thải qua phân xu (nếu con ko được bú đủ thì sẽ không có khả năng đào thải) → cho con bú nhiều sẽ giúp giải phóng làn da, bé sẽ hết dần từ dưới lên trên (từ chân, sau đó cuối cùng mới là mặt) o Vàng da bệnh lý: lòng trắng mắt vàng, khi ấn vào tay, chân, ngực cũng thấy vàng (soi dưới ánh sáng ngoài trời) → cần cho đi bệnh viện. o Run cơ sinh lý: nếu da hồng hào thì không làm sao o Bong da: vẫn tắm bình thường (không dùng chanh hay nước lá) o Phanh lưỡi: màng bám lưỡi em bé → nên cắt sớm  Các bệnh thường gặp - Sốt: Dùng nhiệt độ mềm cặp hốc nách, khi nhiệt độ kêu tít tít thì cộng thêm 0,5 độ. 36.5 – 37.5 độ: ok 37.5 – 38 độ: dùng khăn ấm đắp trán (không dùng thuốc), lau thái dương, bẹn, nách, bàn tay/chân. Trên 38 độ: đi bác sĩ. Uống thuốc: 15 mg/1 kg cân nặng của bé, 5 – 6 tiếng/lần. - Rôm sảy: tắm cho con hàng ngày bằng Lactacyd. - Tưa lưỡi: dùng nước muối sinh lý, nước ấm, hoặc mistatine (bột) hòa với 4 ml nước - Hăm: tắm rửa, lau khô cho bé. Một ngày thay tã 5 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 tiếng), dùng kem hăm. Một bãi của bé khoảng 3 – 4 lần xoẹt (1 bãi mới thay bỉm 1 lần) - Sặc: Sau khi cho con bú no cần vỡ ợ hơi (bế dựng lên, vỗ vào lưng, sau đó đặt bé nằm nghiêng khoảng 1 tiếng, rồi để bé nằm ngửa). Hết sặc nhớ rửa mũi cho con. - Trớ, tím tái: không cho nằm gối, đặt bé nằm nghiên đầu, nâng chân, để đầu xuống thấp, tét mông để con khóc. Hoặc có thể úp con xuống, tay cầm cằm con. - Nếu trẻ bỏ bú mẹ 2 bữa liên tiếp, hoặc khóc 1 tiếng không ngưng thì cần đưa đi viện.  Tắm cho bé: 9h sáng – 17h - 25 lít nước tắm (~38 độ), nhiệt độ phòng tắm ~ 28 độ, chậu tắm bầu dục (tắm xong rửa sạch và úp lên) - Trước khi cho bé tắm cần cho bé ăn no, tắm sau đó 30 phút. - Tưa lưỡi: độ sâu 1 đốt ngón tay, độ mạnh: ấn vào đùi thấy đau là ok. - Dùng lactacyd tắm cho bé thì cần tráng qua bằng nước. - Móng tay bé: 30 ngày sau sinh mới được cắt. - Sau khi tắm, dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt, mũi, mồm. - Cầm tăm bông: cách đầu tăm 1 phân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan