Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe - dinh dưỡng Chữa bệnh hiệu quả, an toàn bằng cây hẹ...

Tài liệu Chữa bệnh hiệu quả, an toàn bằng cây hẹ

.PDF
3
712
92

Mô tả:

Chữa bệnh hiệu quả, an toàn bằng cây hẹ Cây hẹ là một loại rau gia vị đồng thời là một cây thuốc thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và các bài thuốc dân gian của nhân dân ta. Hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, thức ăn và làm thuốc chữa ho, ăn không ngon, tăng cường tiêu hóa,chữa đầy hơi, ợ hơi… ở khắp mỗi vùng quê. Cây hẹ hay còn gọi là cửu thái có tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Theo y học cổ truyền, hẹ có vị cay, mùi hăng, hơi chua, tính ấm, có công dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu đờm và cầm máu. Theo Tây y, hẹ có công dụng giảm mỡ máu, tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Odorin có trong rau hẹ là một loại kháng sinh mạnh với khá nhiều vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Subtilis… Nhưng bạn cần lưu ý kháng sinh odorin tương đối bền vững, nhưng sẽ mất tác dụng nếu bạn đun sôi. Do vậy, để có công dụng điều trị bệnh bạn không được sắc hoặc đun sôi, mà chỉ dùng hẹ dưới dạng nước ép hoặc hấp chín. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ hẹ bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần: 1. Chữa ho, trị cơn suyễn, đờm nhiều, khó thở Đối với người lớn: Bạn lấy một nắm lá hẹ, giã nát, vắt lấy nước, thêm vào vài hạt muối uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml. Đối với trẻ em: Bạn lấy một nắm lá hẹ cắt nhỏ, cho thêm đường phèn vào cùng một bát, tiếp đó bạn cho bát vào nồi cơm hấp chín hoặc hoặc đun cách thuỷ. Cho trẻ uống trong từ 2 – 3 lần/ ngày. 2. Chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, chín mé Bạn lấy củ hẹ sao tồn tính, nghiền mịn sau khi sao và trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chỗ lở ngứa hay đắp lên mụn nhọt.   Rôm sảy: bạn lấy khoảng 60g rễ hẹ sắc lấy nước uống. Chín mé : Lấy củ và rễ hẹ giã nát, xào với rượu để chườm, bó rồi băng lại, thay băng nhiều lần trong ngày. 3. Cảm mạo, ho do lạnh Bạn dùng 250g hẹ, 25g gừng tươi, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước. 4. Chữa ra mồ hôi trộm Lấy 200g lá hẹ tươi, 100g thịt rắn. Hấp chín cả lá hẹ và thịt rắn, thêm muối vừa đủ và ăn, bạn nên sử dụng hàng ngày. 5. Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:        Dùng 500g hẹ tươi giã nát lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày. Rau hẹ xào gan dê: 150g lá hẹ, 150g gan dê . Ngoài tác dụng chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, món ăn này còn có tác dụng làm sáng mắt. Lấy 500 g lươn lọc bỏ xương, cắt khúc nhỏ, xào qua, thêm gừng, tỏi, gia vị, và nước. Khi nước cạn, cho thêm khoảng 300g rau hẹ cắt khúc, xào chừng 5 phút và ăn nóng. Dùng 20g hẹ , 90g gạo, nấu cháo ăn nóng 2 lần mỗi ngày. Bài thuốc này còn có được sử dụng để chữa ăn uống kém, phân sống nát, đau lưng, gối mỏi, chân tay lạnh. Lấy 200g lá hẹ, 200g tôm nõn, xào ăn với cơm. 240g lá hẹ, 60g hồ đào nhục (quả óc chó), xào với dầu vừng và ít muối. Ăn 1 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Bài thuốc này còn có công dụng chữa nữ giới bị khí hư, lãnh cảm, táo bón, đau lưng đau đầu gối, tiểu tiện luôn. Cháo hạt hẹ :15g hạt hẹ xào chín, cho thêm khoảng 50g gạo tẻ, nấu cháo ăn hằng ngày.  Sấy khô, tán bột, làm thành viên với 30 g lá hẹ , 1,5 g phúc bồn tử , 20 g dây tơ hồng xanh. Sử dụng 3 g mỗi lần, ngày 3 lần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan