Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trần tống với phong trào cách mạng việt nam (1937 1982)...

Tài liệu Trần tống với phong trào cách mạng việt nam (1937 1982)

.PDF
77
1
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ -------KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: TRẦN TỐNG VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1937-1982) Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thìn Chuyên ngành : Sư phạm lịch sử Lớp :18SLS Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy Phương Đà Nẵng, tháng 2, năm 2022 1 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Khoa Lịch sử  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ Đề tài: TRẦN TỐNG VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1937-1982) Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. Nguyễn Duy Phương Lê Thị Thìn Đà Nẵng, ngày 10 tháng 01 năm 2022. 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 5 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 7 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 9 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 9 4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 9 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 9 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9 5.1. Nguồn tài liệu ................................................................................................................ 9 5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 9 6. Cấu trúc của công trình................................................................................................... 10 NỘI DUNG ........................................................................................................................ 11 CHƯƠNG I: ...................................................................................................................... 11 QUÊ HƯƠNG - GIA ĐÌNH – TUỔI TRẺ CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN TỐNG ............. 11 1.1. Quê hương ................................................................................................................... 11 1.1.1. Lịch sử vùng đất Đại Lộc ......................................................................................... 11 1.1.2. Truyền thống quê hương........................................................................................... 15 1.2. Gia đình ....................................................................................................................... 17 1.3. Thời thiếu niên ............................................................................................................. 18 1.4. Những tiền đề tạo nên tư tưởng Cách mạng ................................................................ 20 1.4.1. Chủ nghĩa yêu quê hương, đất nước ........................................................................ 20 1.4.2. Tinh thần nhân nghĩa, tương thân, tương ái ............................................................ 21 1.4.3. Đức tính thông minh, hiếu học, cầu tiến bộ ............................................................. 22 1.4.4. Tiếp thu Chủ nghĩa Mác – Lênin .............................................................................. 23 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN TỐNG TRONG GIAI ĐOẠN 1937-1982 ......................................................................... 25 2.1. Hoạt động Cách mạng tại quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng (1937-1938) .............. 25 2.2. Những năm tháng sôi sục đấu tranh trong cảnh tù đày (1939-1945) .......................... 26 2.2.1. Tại toà án Vĩnh Điện ( cuối năm 1939-1/1940) ....................................................... 26 2.2.2. Hoạt động Cách mạng tại nhà lao Hội An (1939-1940) .......................................... 31 2.2.3. Hoạt động Cách mạng tại nhà đày Buôn Ma Thuột (1940-1945) ........................... 34 2.3. Trên cương vị một nhà lãnh đạo, một nhà giáo dục (1946-1982) ............................... 40 2.3.1. Lãnh đạo đấu tranh - truyền bá tư tưởng (1946-1952) ........................................... 40 2.3.3. Hoạt động cách mạng - hoạt động Giáo dục (1957 – 1982).................................... 47 3 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN TỐNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM ............................................................................................. 55 3.1. Vai trò của đống chí Trần Tống đối với cách mạng Việt Nam ................................... 55 3.2. Những bài học cho thế hệ sau...................................................................................... 57 3.3. Ghi nhận và tôn vinh vai trò của Trần Tống ............................................................... 60 3.3.1. Đồng chí Trần Tống trong trái tim gia đình và đồng đội......................................... 60 3.3.2. Đường Trần Tống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ....................................... 63 3.3.3 Trường Tiểu học Trần Tống thuộc địa bàn huyện Đại Lộc ...................................... 64 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 68 a. Tài liệu sách, hồi kí ......................................................................................................... 68 b. Tài liệu Internet .............................................................................................................. 69 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 71 4 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, và thực hiện đề tài: “Trần Tống với phong trào Cách mạng Việt Nam (1937-1982)” bằng sự biết ơn và kính trọng, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trong khoa Lịch sử đã giảng dạy, và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Những kiến thức mà chúng em nhận được sẽ là hành trang giúp chúng em vững bước trong tương lai. Cảm ơn lãnh đạo tỉnh và các cán bộ trên địa bàn tỉnh đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Duy Phương, Trưởng khoa Lịch sử, người đã tận tình dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Và cũng là người đưa ra những ý tưởng, kiểm tra sự phù hợp của luận văn. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên để động viên và là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực giúp em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng có thể. Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, bạn bè để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô, bạn bè thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Em xin trân trọng cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 2021. Thìn Lê Thị Thìn 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nói đến huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là nói đến vùng đất “Cách mạng kiên cường”, lãnh đạo và nhân dân ở đây từ trong lịch sử xa xưa đã một lòng quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê phương, đất nước của mình trước bao kẻ thù xâm lược. Trong suốt bao năm tháng kháng chiến chống ngoại xâm, nhiều anh hùng, tướng lĩnh cũng được sinh ra từ vùng đất vốn nghèo khó mà kiên cường này, và không thể không nhắc đến người chiến sĩ cộng sản Trần Tống (4/1916-11/1988). Trần Tống sinh ra trong một gia đình Nho học yêu nước tại huyện Đại Lộc, lớn lên trong bối cảnh đất nước bị giặc Pháp xâm lược, ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa gia đình, xã hội; ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thế nên đồng chí Trần Tống đã sớm được giác ngộ và tôi luyện thành chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1936, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1937, trong quá trình hoạt động đồng chí đã giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Trung ương và địa phương. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động Cách mạng sôi nổi của đồng chí là một tấm gương tiêu biểu cho tấm lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đồng chí luôn gan góc trong nhà tù đế quốc, kiên cường đấu tranh và chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống, hết sức vững vàng trước mọi biến cố, say sưa hoạt động Cách mạng, say mê truyền bá Mác – Lênin, thiện ý thực hiện tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Cuộc đời hoạt động của đồng chí là cuộc đời luôn luôn thu hút đông đảo nhân tâm đi theo con đường tiến bộ Cách mạng, lôi kéo mọi người góp công vào xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Đồng chí cũng là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần học nữa học mãi để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp Cách mạng của Đảng và Nhà nước. Ngoài đời thực, đồng chí còn là người chồng, người cha mẫu mực, người anh, người bạn thân thiết, chân thành. Đồng chí Trần Tống đã cống hiến và hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giáo dục của quê hương, đất nước. Trong quãng thời gian tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí luôn thể hiện được dũng khí của một người chiến sỹ kiên trung, bất khuất; một nhà cộng sản mẫu mực; luôn toát lên tinh thần hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Cuộc đời đồng chí Trần Tống có hai điểm nhấn quan trọng: Một là, đồng chí bị địch bắt, giam cầm tại nhiều nhà lao trong gần 7 năm, suốt khoảng thời gian đó đồng chí luôn tích cực phiên dịch và tuyên truyền, bồi dưỡng Chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh phục vụ cho lực lượng Cách mạng ở cả trong và ngoài nhà lao. 6 Hai là, đồng chí trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, dù ở cương vị nào, cũng luôn thể hiện tinh thần ham học hỏi, sự nỗ lực không ngừng nghỉ và lòng nhiệt huyết với công việc, với nhiệm vụ được giao - trở thành tấm gương sáng ngời về bản lĩnh chính trị, về đạo đức cách mạng cao cả, về trí tuệ và phong cách làm việc. Là một người con của quê hương Đại Lộc, khi nhắc về đồng chí Trần Tống tôi không ngừng cảm kích và tự hào. Thế nhưng những tư liệu tôi từng tìm đọc về đồng chí còn quá ít ỏimđể tôi hiểu hơn về một cuộc đời sáng ngời của đồng chí bởi những người đồng đội, anh em cùng thời với đồng chí như Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Huỳnh Ngọc Huệ, Võ Quảng,... phần lớn đã qua đời, những người còn lại thì tuổi cao sức yếu không còn ghi lại được nhiều sự việc cụ thể và sinh động. Tất cả những điều ấy cùng với tâm thế là sinh viên khoa Lịch sử, tôi không thể ngừng tìm kiếm tài liệu, học hỏi và nghiên cứu về đồng chí. Chính vì lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài: “Trần Tống với phong trào Cách mạng Việt Nam (1936-1982)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ cuộc đời – sự nghiệp, công lao – cống hiến của đồng chí Trần Tống đối với Cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng, là tài liệu thiết thực nhằm góp giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau, giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức – lối sống cho cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thời kì hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đồng chí Trần Tống, sinh thời lúc còn trẻ giữ nhiều chức vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có được nhiều mối quan hệ gần gũi, thân thương trên cả chiến trường, giảng đường và cuộc sống bình thường. Đồng chí là một chiến sĩ cộng sản mẫu mực, luôn nỗ lực và không ngừng đấu tranh vì độc lập, tự do của quê hương đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, những công trình, sách, báo viết về đồng chí còn nhiều hạn chế, và chưa được quan tâm nhiều. Sau quá trình nỗ lực tìm kiếm bằng nhiều phương pháp khác nhau tôi đã tìm được một số công trình, sách, báo liên quan đến đề tài, tôi xin chia nhóm các công trình đó thành các nhóm vấn đề nghiên cứu dưới đây: Thứ nhất là nhóm các công trình liên quan đến quê hương, gia đình đồng chí Trần Tống như: cuốn “Lịch sử Đảng bộ Huyện Đại Lộc (1930-1975)”, là công trình do Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Đại Lộc biên soạn và xuất bản năm 2017; “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930-1975)” của Tỉnh ủy Quảng Nam – thành ủy Đà Nẵng; cuốn “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn; hay cuốn “Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng” của Thạch Phương – Nguyễn Đình An (chủ biên); ngoài ra còn có cuốn “Nhớ lại một thời (Hồi ký)” của Tố Hữu;… Đây là những công trình có đề cập đến gia đình đồng chí Trần Tống ; quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung và quê hương Đại Lộc nói riêng. 7 Thứ hai là nhóm liên quan đến cuộc đời hoạt động Cách mạng của đồng chí Trần Tống như: “Nhớ lại những năm đầu 40 ở nhà đày Buôn Ma Thuột (Hồi ký)” do Nguyễn Hữu Khiếu chủ biên; “Phong trào đấu tranh của tù lao yêu nước Hội An (1908-1945” của Ngô Gia Lầu; “Lịch sử nhà Đày Buôn Ma Thuột (1930 - 1945)” của Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Đăk Lăk; “Quảng Nam - Những tấm gương Cộng sản (Tập 1)” của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam; “Kiên trung bất khuất (Tập 6)” và “Kiên trung bất khuất (Tập 7)” của nhiều tác gia trong Hội tù yêu nước tỉnh Quảng Nam;... những công trình này không trực tiếp nghiên cứu về đồng chí Trần Tống, nhưng là những nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho quá trình nghiên cứu về đồng chí. Thứ ba là nhóm liên quan trực tiếp đến những đóng góp của đồng chí Trần Tống với Cách mạng Việt Nam: “Trần Tống - Người Cộng sản mẫu mực” là bộ sách do gia đình đồng chí Trần Tống biên soạn, được Tỉnh ủy Quảng Nam bổ sung và xuất bản năm 2009. Nội dung sách chia làm 3 phần: Phần thứ nhất gồm một số bài viết của đồng chí Trần Tống. Phần thứ hai gồm những bài viết của bạn bè, đồng chí, về đồng chí Trần Tống. Phần thứ ba gồm những bài viết hồi tưởng về đồng chí Trần Tống của gia đình, người thân. Đồng thời bộ sách còn có một phần tóm tắt về tiểu sử của đồng chí Trần Tống. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy cho đến nay đây là bộ sách đầu tiên và cũng là duy nhất viết về đồng chí Trần Tống; bộ sách đã tổng hợp được một số bài viết của đồng chí, đặc biệt là tổng hợp được khá nhiều hồi bút hồi tưởng của người thân, bạn bè, đồng đội về đồng chí, từ đó tạo cơ hội cho người đọc được tiếp xúc và có thể nhìn nhận một cách đa chiều cũng như có những đánh giá đúng đắn về nhân vật này. Những bài hồi tưởng này, được coi là những bài viết chân thật và giàu tình cảm, thể hiện được phong cách làm việc, phong cách sống, vai trò và những cống hiến của đồng chí, đúng với tên bộ sách “Trần Tống – Người cộng sản mẫu mực”. Tuy nhiên, bộ sách mới chỉ dừng lại ở công việc là tập hợp các bài hồi tưởng về nhân vật, các bài viết gần như giống nhau về nội dung ở từng phần, đặc biệt là ở là phần thứ hai và thứ ba, có sự lặp lại giữa các bài hồi tưởng về đồng chí mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về cuộc đời đồng chí, nhất là quá trình hoạt động Cách mạng, nếu có thì cũng chỉ là những tóm tắt chưa thật sự rộng mở và sâu sắc. Và đây cũng chính là mục đích mà đề tài khóa luận của tôi sẽ thực hiện, nghiên cứu về những đóng góp của đồng chí Trần Tống với Cách mạng Việt Nam trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến ngày nay, dường như chưa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết về những đóng góp của đồng chí Trần Tống đối với phong trào Cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nói trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, có giá trị để chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 8 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đồng chí Trần Tống với phong trào Cách mạng Việt Nam (1937-1982). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1937 đến năm1982. Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu đóng góp đồng chí Trần Tống với Cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng ở phạm vi các khu vực lãnh thổ đồng chí đã sinh sống và hoạt động cách mạng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về quê hương, gia đình và những tiền đề tạo nên tư tưởng cách mạng của đồng chí Trần Tống; - Từ những nguồn sử liệu có được nghiên cứu về những hoạt động, đóng góp của đồng chí, đánh giá vai trò và ghi nhận đóng góp của đồng chí với phong trào Cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng; rút ra được những đức tính cao quý của đồng chí để giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, mai sau học tập noi gương. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích nêu trên, công trình cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc đối với các hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Tống. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về vai trò và những đóng góp của đồng chí Trần Tống với phong trào Cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở những đóng góp của Trần Tống cho cách mạng Việt Nam, tác giả đưa ra nhận định, đánh giá vai trò của Trần Tống và rút ra được những đức tính cao quý của đồng chí để giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, mai sau học tập noi gương. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu a. Tài liệu: Sách, báo, hồi ký. b. Tài liệu mạng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành khoa học lịch sử với hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng mô tả diễn biến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động Cách mạng của đồng chí Trần Tống. Phương pháp lôgic được sử dụng để đánh giá công lao, những đóng góp nổi bật của đồng chí Trần Tống trong toàn bộ sự nghiệp hoạt động Cách mạng. 9 Ngoài hai phương pháp nói trên, đề tài còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu về tiểu sử của đồng chí Trần Tống và những tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan. Tác giả khoá luận tiếp thu, kế thừa, nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết và hệ thống hóa lý thuyết. Phương pháp điền dã: Tác giả khoá luận trực tiếp đến địa phương, nguồn cội của đồng chí Trần Tống, quan sát và chụp ảnh ngôi trường Tiểu học mang tên đồng chí. 6. Cấu trúc của công trình Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau: CHƯƠNG I: QUÊ HƯƠNG – GIA ĐÌNH – TUỔI TRẺ CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN TỐNG CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN TỐNG TRONG GIAI ĐOẠN 1937-1982 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN TỐNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM 10 NỘI DUNG CHƯƠNG I: QUÊ HƯƠNG - GIA ĐÌNH – TUỔI TRẺ CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN TỐNG 1.1. Quê hương 1.1.1. Lịch sử vùng đất Đại Lộc Một vùng đất đã đi qua chặng đường hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam, với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam, khi ấy từ sông Hương An (ở nơi ranh giới giữa huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình trên đất Quảng Nam hiện hữu) vào cho đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên ngày nay). Quảng Nam từng là vùng đất “phên dậu” ở nơi đầu sóng ngọn gió trong cuộc mở cõi của dân tộc ta; từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ; dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Chúa Nguyễn Hoàng có nhận định: “đây là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”, là “đất dụng võ của người anh hùng”, “đất địa linh nhân kiệt”… Những yếu tố về tự nhiên, lịch sử - xã hội của vùng đất này đã kiến tạo và rèn đúc nên con người Quảng Nam đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nại mà bản lĩnh, ngoan cường, kiên trung, thông minh và quyết đoán, giàu chí tiến thủ, giàu lòng nhân ái, yêu nước nồng nàn và lao động sáng tạo. Bước vào thời kỳ cận đại, Quảng Nam cũng là nơi xuất hiện nhiều phong trào yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất và anh dũng. Nhiều vùng đất ở Quảng Nam là căn cứ chống Pháp của Nghĩa hội Cần Vương (1885-1887); là địa bàn hoạt động mạnh mẽ, sôi nổi của phong trào Đông Du và Duy Tân (1904-1908); là vùng đất đi đầu trong phong trào chống sưu, thuế năm 1908; nơi khởi xướng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội năm 1916…Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều tên đất, tên người làm sống động truyền thống đấu tranh bất khuất của người dân Quảng Nam như: Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Tiến sĩ Trần Văn Dư, Phan Bá Kiến, đồi Bồ Bồ, Bến Giằng… Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, tiêu biểu như Chiến thắng Núi Thành (26.5.1965), Chiến thắng Cấm Dơi (81972), Chiến thắng Thượng Đức (7.8.1974),… Không chỉ có bề dày về lịch sử, Quảng Nam còn là vùng đất học, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân khoa bảng. Tiêu biểu là Khoa thi năm Mậu Tuất (1898), toàn quốc có 18 vị Tân Khoa, thì Quảng Nam có 5 vị, 3 Tiến Sĩ và 2 Phó Bảng. Ðó là một điều hy hữu trong lịch sử thi cử của nước nhà. Kể từ các triều Lý , Trần, Lê, Nguyễn có tất cả 187 khoa thi Tiên Sĩ với 2971 người đậu Tiến Sĩ nhưng chưa có khoa nào 5 người đồng hương cùng đậu. Vua Thành Thái và triều Nguyễn đã ban danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi để khen tặng. Năm vị đó 11 là các ông Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn, Ngô Lý và Dương Hểin Tiến. Và nhiều lớp người hơn nữa, họ bậc anh hùng, hào kiệt, danh nhân với những tố chất cao quý và đặc biệt xuất chúng trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.[Lê Thí] Với bề dày văn hóa và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, người dân xứ Quảng từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn cháy bỏng khát vọng tự do, độc lập, không cam chịu làm nô lệ, dũng cảm đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần làm giàu truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Huyện Đại Lộc – quê hương của đồng chí Trần Tống nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 70 km; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam Giang về Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang. 1.1.1.1. Lịch sử hình thành Lịch sử hình thành và phát triển của Đại Lộc gắn liền với hành trình mở đất của dân tộc Việt cổ về phương Nam. Vùng đất Đại Lộc xưa thuộc đất Việt Thường Thị của vua Hùng. Từ năm 214 đến năm 205 TCN, thời nhà Tần, thuộc Tượng Quận. Từ năm 206 TCN đến năm 192 SCN, thời nhà Hán, thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192 đến năm 1306 thuộc vương quốc Chăm Pa. Sau cuộc hôn nhân huyền thoại của công chúa Trần Huyền Trân vào năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần để làm sính lễ. Sau khi nhận phần đất sính lễ, năm 1307, vua Trần Anh Tôn cử Hành khiển Đoàn Nhữ Hài vào trông coi hai châu Ô, Lý giờ đã được đổi tên thành Thuận Châu, Hóa Châu, lập huyện Điện Bàn miền núi (Điện Bàn cổ). Đại Lộc chúng ta bấy giờ thuộc Hóa Châu. Năm 1435, địa danh Điện Bàn cổ (bao gồm cả Đại Lộc ngày nay như đã nói ở trên) được Nguyễn Trãi ghi vào “Dư địa chí” gồm 95 xã thuộc phủ Triệu Phong của lộ Thuận Hóa. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1520, vua Lê Chiêu Tông đổi thành trấn Quảng Nam. Điện Bàn bấy giờ là một huyện thuộc phủ Triệu Phong của trấn Thuận Hóa. Năm 1605, Nguyễn Hoàng cho tách huyện Điện Bàn ra khỏi trấn Thuận Hóa, thăng lên thành phủ và nhập về Quảng Nam dinh. Dinh trấn Quảng Nam đóng tại xã Thanh Chiêm, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, do các công tử của Chúa Nguyễn lần lượt đến trấn thủ. 12 Từ năm 1740, vùng đất Đại Lộc thuộc quyền quản lý của Tây Sơn. Đến năm Tân Dậu (1801), nhà Nguyễn chiếm lại được Quảng Nam, lấy hai Phủ Thăng và Phủ Điện Bàn đặt làm Quảng Nam dinh nhưng đến năm Thành Thái 11 (12.1899) mới có sắc lệnh thành lập huyện Đại Lộc và cái tên Đại Lộc1 có từ đây. Đến năm Thành thái thứ 12 (1900) chính thức cắt hai tổng Đại An, Mỹ Hòa của huyện Diên Phước và 3 tổng Đức Hòa, An Phước, Phú Khê của huyện Hòa Vang hình thành huyện Đại Lộc. Huyện Đại Lộc lúc này có 5 tổng, 109 xã, thôn, phường, châu. Sau khi Cách mạng tháng 8-1945 thành công, trước những yêu cầu đổi mới, chính quyền địa phương đã bỏ tổng thay thành xã, xã thuộc huyện. Như vậy với 109 xã (làng) trong cả huyện đã được hợp thành 25 xã. Riêng các xã, tổng An Lễ, Quảng Hòa, Phú Mỹ của Duy Xuyên được tổ chức thành khu Tán Thừa2. Đến tháng 10/1946, để tiện quản lí, chính quyền tiến hành sáp nhập 25 xã ban đầu thành 7 xã: Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Quang, Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Đồng. Tháng 11/1946, 11 xã của Duy Xuyên sáp nhập vào huyện Đại Lộc với 3 xã mới: Đại Chánh, Đại Phong, Đại Minh. Đến 6/1949 thành lập thêm 2 xã Đại Lãnh và Đại Sơn. Sau hiệp định Gionevo, quận Đại Lộc được sắp xếp lại địa giới bao gồm các xã: Lộc Phú, Lộc Khương, Lộc Thuận, Lộc Xuân, Lộc An, Lộc Chánh, Lộc Tân, Lộc Hòa, Lộc Phước, Lộc Qúy, Lộc Thành, Lộc Sơn, Lộc Thái, Lộc Thủy, Lộc Thắng3. Ngày 9/10/1959 sáp nhập Lộc Thái, Lộc Thọ thành Lộc Mỹ; Lộc Thủy và Lộc Thắng thành Lộc Quang. Ngày 27/10/1960 sáp nhập Lộc Thuận, Lộc Xuân thành Lộc Hưng; Lộc Khương, Lộc Phú thành Lộc Phong 4. Ngày 20/10/1963 tiếp tục cắt các xã Lộc Sơn, Lộc Quý, Lộc Thành5 để cùng với một số xã của huyện Duy Xuyên, Quế Sơn thành lập quận Đức Dục; cắt các xã phía Tây để thành lập quận Đức Dục. Sau kháng chiến chống Mỹ, chính quyền tiến hành sáp nhập lại các xã, cho các xã lấy lại tên trong kháng chiến chống Pháp. Từ năm Hiện nay, huyện Đại Lộc có 01 thị trấn Ái Nghĩa và 17 xã là: Đại Sơn, Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Đồng, Đại Quang, Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại An, Đại Hòa, Đại Cường, Đại Thắng, Đại Minh, Đại Phong, Đại Tân, Đại Chánh và Đại Thạnh. Về địa danh Đại Lộc hiện nay có 2 cách giải thích, thứ nhất giải thích theo Hán Tự: Đại Lộc nghĩa là chân núi lớn, xuất phát từ đặc điểm trung du của vùng này; cách thứ hai giải thích rằng Đại Lộc nghĩa là lộc lớn, dựa theo những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đem lại. 2 Tán Thừa là danh xưng của cụ Trần Đỉnh – Tán tương quân sự của Nghĩa Hội Quảng Nam (1885-1887) 3 Theo Nghị định số 35-BNV/NC/8/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa. 4 Theo Nghị định số 1420-BNV/NCB8/NĐ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. 5 Theo Nghị định số 1130-NV của Việt Nam Cộng hòa. 1 13 1.1.1.2. Lịch sử đấu tranh Các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp nên những truyền thống quý báu về lịch sử đấu tranh, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm; truyền thống văn hóa từ đời này sang đời khác bằng nhiều nét riêng độc đáo được thể hiện qua nhiều di tích, di chỉ lịch sử, văn hóa; tất cả đã tạo nên bản sắc của một vùng đất - con người Đại Lộc. Nói về truyền thống đấu tranh của quê hương Đại Lộc, chúng ta trở lại mốc lịch sử 1307, sau khi cuộc hôn nhân ngắn ngủi chưa tròn năm của Chế Mân - Huyền Trân tan vỡ, bang giao Chiêm Việt đã xấu đi nhanh chóng. Hóa Châu trở thành vùng tranh chấp và có thời gian bị quân Chiêm chiếm giữ hơn 10 năm. Trong hoàn cảnh bị đe dọa thường trực, ở vị trí địa lý đầu sóng ngọn gió, nhân dân vùng Hóa Châu - có cư dân Đại Lộc ngày nay đã phải tổ chức chiến đấu để tự bảo vệ và bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc, mỗi người dân vì thế được tôi luyện thành chiến sỹ cương cường, chịu đựng gian khổ, chiến đấu và chiến đấu giỏi. Có lúc, chúa Trịnh Kiểm phải thốt lên: “Thuận Hóa là một kho tinh binh, nơi địa thế hiểm trở và dân khí cương cường”... Ở TK XV, nhân dân Đại Lộc đã tham gia chống giặc Minh được vua Lê Thái Tổ hết sức khen ngợi. Ở nữa sau TK XVIII, nhân dân Đại Lộc lại tích cực tham gia phong trào Tây Sơn. Đến năm 1885, triều Nguyễn phát động phong trào Cần Vương khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương ở Quảng Nam lúc này thành lập phong trào Nghĩa Hội được các giới trí thức, sĩ phu ở huyện Đại Lộc tham gia như Tú Đỉnh (Trần Đỉnh), lão túy ông Đỗ Đăng Tuyển; Trần Huy, Dương Văn Thưởng,...bên cạnh đó là phong trào Đông Du và Duy Tân. Năm 1908, không cam chịu ách bóc lột của thực dân, phong kiến, nhân dân Đại Lộc, đa số là nông dân đã nổi dậy đấu tranh, mở đầu cho phong trào chống sưu thuế diễn ra trời long đất lở khắp các tỉnh miền Trung với những Trương Hoành, Hứa Tạo Cùng với cả nước, các phong trào yêu nước ở Đại Lộc diễn ra mạnh mẽ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với tinh thần kháng chiến mạnh mẽ, quân và dân Đại Lộc đã có nhiều trận chiến ác liệt với quân địch và giành được những thắng lợi vẽ vang. Lịch sử nhắc đến là chiến thắng Hà Vy năm 1966 ở xã Đại Hồng, chiến thắng cầu Ông Nở năm 1967 ở xã Đại Thắng, chiến thắng Thượng Đức ngày 7 tháng 8 năm 1974 ở xã Đại Lãnh,... Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, Đại Lộc gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân huyện được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Cả huyện có 1.557 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 21 tập thể và 43 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bình quân 8 người dân có 1 người được Đảng và Nhà nước khen thưởng. [Hoàng Liên] 14 Sinh ra và lớn lên trên vùng địa linh nhân kiệt, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và anh hùng, Trần Tống đã được thấm nhuần tinh thần yêu nước sục sôi, thấm đẫm nghĩa khí anh hùng xả thân vì nước của các bậc tiền bối và đông đảo nhân dân huyện Đại Lộc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. 1.1.2. Truyền thống quê hương Con người Đại Lộc được hun đúc và nuôi dưỡng bởi mạch nguồn của sông Vu - núi Ái thuộc vùng nước non Sài giang - Hành lãnh ở phía nam Hải Vân quan - “môt nơi cảnh đẹp núi kỳ”. Nhiều đức tính của người Quảng Nam đã lắng đọng trong tâm hồn, tính cách của người Đại Lộc, hình thành những truyền thống quý báu của quê hương Đại Lộc Trước hết không thể quên rằng, Quảng Nam là một vùng đất mới. Và chính cái hoàn cảnh địa lý, xã hội phức tạp của vùng đất mới Quảng Nam nói chung và Đại Lộc nói riêng đã tạo nên những con người có cá tính, phong cách khá độc đáo nơi đây, mà qua thời gian, cá tính ấy càng được định hình trên cái nền tính cách của người Việt, góp phần làm giàu thêm cho văn hóa Việt Nam. Nét nổi bật trong những truyền thống của con người Đại Lộc là đức tính cần cù trong lao động nông phu chăm đồng ruộng, siêng sản xuất, tháo vát thông minh trong ứng xử. Những đức tính đó thể hiện rất rõ trong các sáng tác dân gian. Ngay từ thời cuối triều Trần đầu triều Lê, những bậc tiền bối của cư dân Đại Lộc đã di cư đến mảnh đất này, ra sức khai hoang và thiết lập làng xã. Trên vùng đất nơi hai con sông Vu Gia - Thu Bồn chảy qua hình thành một vùng nông nghiệp chuyên canh: “Con tằm Đại Lộc xe tơ Bãi dầu Đại Lộc lờ mờ bên sông”. Ngay trong cách ăn mặc cũng vậy, người Đại Lộc cũng chỉ chuộng “ăn chắc mặc bền”. Hoàn cảnh địa lý hiểm trở, kẻ thù luôn quấy rối, lại thường xuyên gặp cảnh thiên tai lũ lụt hạn hán kéo dài, nên nếp sống của con người ở đây từ xa xưa đã là nếp sống khắc khổ, tiện tặn, không thể và không thích nhiễm tập những thói xa hoa phù phiếm. Họ thường tìm hứng thú trong sinh hoạt ngay trong sự phấn đấu, trong lao động với tất cả sự thiết tha, vật lộn không ngừng, can đảm, kiên cường, và sẵn sàng hy sình vì nghĩa cả. Truyền thống thứ hai của người dân Đại Lộc, Quảng Nam đó là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, “học trò chăm học hành”. Vượt lên những bận rộn nông trang, vừa học hành đã xuất hiện nhiều tấm gương “cần học” và “khổ học” của con người Đại Lộc đến cảm động: bắt đom đóm bỏ vào chai để lấy ánh sáng học bài, cắt lá chuối làm vở để tập viết chữ…. Dưới triều Nguyễn toàn huyện có 15 người đó Cử nhân, Phó bảng. một số gia tộc có nhiều người đỗ đạt cao như tộc Phan, tộc Trương ở thôn Phiếm Ái (xã Đại Nghĩa), tộc 15 Lê ở làng Phường Chào (xã Đại Cường), tộc Hồ làng Phú Mỹ (xã Đại Minh)… Trong đó, tộc Hồ làng Phú Mỹ là một trong sáu gia đình khoa bảng hàng đầu của tỉnh Quảng Nam với 01 phó bảng và 4 cử nhân. Có những gia đình “dòng dõi một nhà, khoa trước sau đều đỗ” cử nhân, tú tài như nhà cụ Hồ Lệ, cụ Huỳnh Quỳ,… Nhưng bao trùm lên tính cách của người Đại Lộc và dân Quảng Nam được tổng kết là “họ vui làm việc nghĩa và rất sốt sắng việc công”, “đánh giặc không tiếc mình, xông vào chỗ vạn tử, lấy một địch muôn”, dân khí cương cường, có sức đấu tranh mạnh, có ý thức phản kháng cao, có ý tưởng và biết quyết đoán, hay giúp đỡ những người cô thế… Đó là những đức tính quý báu hiếm có. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi phong trào Cần Vương được phát động trong toàn quốc (năm 1885), Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (18851887) ở Đại Lộc nhiều người đã hưởng ứng ngay từ đầu mới thành lập như Đỗ Đăng Tuyền, Trần Huy, Trấn Đỉnh, Dương Văn Thưởng; Phong trào "kháng sưu, cự thuế” (1908) diễn ra long trời lở đất khắp các tỉnh miền Trung mà khởi đầu là ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, vô cùng vinh dự và tự hào đối với Đại Lộc là: “Đại Lộc xin trước Xin thuế xin xâu Ban đầu la cực Sau lại làm hung Trong réo lãnh binh Ngoài khiêng tri phủ…”6 Rồi đến kháng chiến chống Mỹ người dân Đại Lộc cũng đã để lại những trang sử vẻ vang với chiến thắng như trận Hà Vy (1966), trận Cầu Ông Nở (1967), trận Thượng Đức (1974),... “Cầu Chim nổi tiếng đánh Tây, Núi Lở anh dũng phơi thây quân thù” Người Đại Lộc bất khuất, kiên cường là thế, và họ còn là những con người có tấm lòng “Kiển nghĩa bất vi vô dũng dã” (Nhìn thấy việc nghĩa mà không ra tay thì không phải là con người có lòng dũng vậy). Có thể nói, tất cả truyền thống đó đã được thể hiện ở con Trích Vè xin xâu, được người dân truyền tai nhau trong phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ năm 1908 hay còn gọi là Trung Kỳ dân biến, sự kiện nổi bật của phong trào chống thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu TK 20. 6 16 người Đại Lộc từ xưa cho đến nay, mà rõ nét nhất là ở các vị danh nhân của huyện nhà, trong đó có đồng chí Trần Tống. 1.2. Gia đình Đồng chí Trần Tống, tên khai sinh là Trần Tống, bí danh là Trần Song sinh ngày 4 tháng 4 năm 1916 (Bính Thìn) tại làng Thừa Bình, tổng Đại An nay là thôn Song Bình, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình Nho giáo giàu truyền thống yêu nước. Cha là cụ Trần Cảnh, thường gọi là Cửu Phan; mẹ là Trần Thị Phan, là những người nông dân cần cù, nhẫn nại, biết cách làm ăn, hiền lành, đức độ. Cụ Cửu Phan nêu gương yêu nước thương dân bằng nhiều việc đơn giản hàng ngày. Là người có chức sắc trong xã nhưng cụ không hề giống những người ở cùng tầng lớp thời bấy giờ. Cụ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người, đấu tranh để giảm sưu thuế cho dân làng. Những ngày giáp hạt đói kém, cụ giúp gạo thóc cho những nhà nghèo khó, mà không lấy lãi, kể công. Nhà ông đầy củi chất đống mà ông vẫn mua củi giùm cho những người nghèo kiếm củi trong núi về bán, để họ kiếm được chén cơm qua ngày trong những lúc đói kém. Mùa gặt đến, công gặt được trả bình thường là 12 tổ thóc được trả 1 tô nhưng bà ngoại lại trả nhiều hơn hẳn: 1 tô cho 8 tổ công. Gia thế đồng chí Trần Tống vào hạng “thường thường bậc trung" mà thôi. Từ đời ông cố của đồng chí về trước là nông dân nghèo, sang đời ông nội có khấm khá hơn. Nhờ đó, thân sinh đồng chí Trần Tống, cụ Trần Cảnh được học hành, có hiểu biết khá nhiều về Hán văn, với những nội dung quan điểm về nhân sinh, vũ trụ của Nho giáo, Lão giáo, Khổng giáo trong Tứ thư, Ngũ kinh. Cụ Trần Cảnh sinh ra vào thời kỳ phong trào Cần vương Nghĩa hội diễn ra sôi nổi tại Trung, Bắc Kỷ và ngay trên quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng, lớn lên trong thời kỳ hậu Cần vương. Cũng như nhiều nhà Nho đương thời, Cụ chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của các phong trào nói trên nên tuy có học vấn tương đối khá, nhưng cụ Cảnh không tham gia thi cử, không mơ con đường “vi quan” mà xoay sang “vi y”, nghiên cứu học làm thuốc để có thể giúp đời và nuôi dạy con cái. Người ta làm thầy thuốc để làm giàu nhưng Cụ Cửu tôi làm thuốc chỉ nhằm cứu giúp người nghèo, không lấy tiền. Là một người vừa có tài vừa có đức, Cụ sớm trở thành ông lang có tay nghề, có tên tuổi ở một vùng quê Đại Lộc, được nhân dân trong vùng kính nể. Vì thế cụ có thể cho anh em đồng chí Trần Tống, Trần Hãnh (Trần Hồng Chu), Trần Chi, Trần Thị Hiến, Trân Thị Thọ… đi học ở các trưởng sơ học, tiểu học gần nhà. Trần Tống còn trực tiếp thụ giáo cụ thân sinh về Hán văn và chịu ảnh hưởng trực tiếp về tinh thần yêu nước của cha. Qua dạy Hán văn, cụ Cảnh đã tạo dựng bước đầu trong Trần Tống ý chí, quan điểm của kẻ sĩ từ buổi thiếu thời. Về sau trong những lúc trò chuyện với đồng chí, đồng sự hay xen trong các bài giảng về tinh thần, ý chí cách mạng. Tại các lớp huấn luyện cán bộ, đảng viên 17 Trần Tống hay nhắc lại những câu trong Trung Dung7, chẳng hạn như: Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, sử vị trường phu chi khí tiết. 8 Với những tư chất đó, cụ Trần Cảnh đã sớm nuôi dạy các con của mình là đồng chí Trần Tống, Trần Hãnh (Trần Hồng Chu), Trần Chi, Trần Thị Hiến, Trân Thị Thọ… thành những người con Đại Lộc yêu nước, đều tham gia cách mạng từ trước năm 1945 “Nhà còn có hai thằng nhỏ đang hoạt động, thằng Hãnh và thèn Hãn (Trần Chi) đó, nhưng hai đứa đi rải truyền đơn rồi, đi từ sáng sớm, chưa biết thế nào, có yên được không”. Và tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương. Đồng chí Trần Tống, Trần Hồng Chu, Trần Hãn (Trần Chi) là một trong những Đảng viên tiêu biểu gieo mầm cho sự ra đời của Đảng bộ Huyện Đại Lộc. Trong những năm tháng chống ngoại xâm, gia đình cụ Trần Cảnh còn là cơ sở cách mạng: nuôi dấu cán bộ, thường xuyên tiếp tế lương thực, thực phẩm vào núi.... Những năm đầu thập niên bốn mươi, trong khi Trần Tống đang bị tù đày tại Buôn Ma Thuột, thì những người thân trong gia đình đồng chí đã hỗ trợ, nuôi giấu nhiều cán bộ, chiến sĩ cộng sản, trong đó có đồng chí Tố Hữu. Khi trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Tổ Hữu vẫn còn như lần vượt ngục đó cùng với sự cứu giúp của gia đình cụ Trần Cảnh. Trong Hồi ký Nhớ lại một thời của mình, nhà thơ Tố Hữu có viết rằng: “...lên Thừa Bình được cả gia đình anh Trần Tống, từ cụ thân sinh và chị vợ anh đến vợ chồng anh Trần Hiến và các em, các cháu trong nhà che giấu, nuôi dưỡng bảo vệ hết lòng. Suốt cả tháng trời trên đất huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, tôi được an toàn vượt qua các đợt lùng sục vây ráp của quân thù,…” [9, tr.98]. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, gia đình đồng chí cũng như nhiều gia đình khác, từ ông bà, cha mẹ..... đều nối tiếp nhau tham gia cách mạng, chiến đấu với quân thù, góp phần nhỏ bé của mình vào sự thắng lợi vĩ đại của dân tộc. 1.3. Thời thiếu niên Với tư chất thông minh, lạnh lợi, gia đình lại biết cách làm ăn tích lũy, kinh tế ổn định nên đồng chí Trần Tống được cha mẹ cho cắp sách đến trường. Sau khi học xong Đông Lâm, đồng chí thi vào trường tiểu học Mỹ Hòa 9ở quê nhà với số điểm rất cao, được đặt cách qua lớp Nhì nhị niên, học thẳng qua lớp Nhất nhị niên. Trong học tập cũng như vui chơi, đồng chí luôn quan tâm, giúp đỡ bạn bè với tình cảm chân thành, cởi mỡ. Trung dung là một trong Tử thư gồm có: Trung dung, Đại học, Luận ngữ, Mạnh tử Giàu sang không thay lòng, nghèo khó không đổi dạ, uy vũ không khuất phục, đó là khí triết của người trượng phu. 9 Trường tiểu học Mỹ Hòa được thành năm 1922, nằm ở thôn Hòa Thạch, xã Đại An hiện nay. Đây là trường Tiểu học đầu tiên của huyện Đại Lộc và các huyện miền núi phía Bắc Quảng Nam. Ngôi trường này nổi tiếng dạy giỏi và học giỏi của tỉnh, nhiều học sinh sau này đã trở thành hạt nhân cho phong trào Cách mạng của địa phương tiêu biểu như: Huỳnh Ngọc Huệ, Trần Tống, Lê Thị Xuyến, Nguyễn Xuân Hữu,… 7 8 18 Tháng 9 năm 1935, sau khi học xong bậc Tiểu học, nhờ có ý chí và nghị lực, đồng chí thi đỗ đầu vào trường Quốc học Huế - một trường trung học lớn nhất của miền Trung lúc bấy giờ10. Đây là tin vui lớn của bản thân, gia đình và bạn bè. Ngay từ năm học đầu tiên, đồng chí đã thành thạo tiếng Pháp, tiếp thu luồng tư tưởng Cách mạng mới. Đồng chí còn thường xuyên đến hiệu sách Hương Giang để mua sách, báo, hỏi tin tức, tình hình thời sự, mở rộng quan hệ giao lưu. Với những tri thức học được, cùng với các mối quan hệ đồng chí sớm đi con đường Cách mạng vô sản, trở thành người cộng sản mẫu mực của bao thế hệ. Thời gian học ở đây, Trần Tống làm gia sư cho gia đình công chức ở khu Thượng Tứ để trang trải cuộc sống và phục vụ học tập. Vốn thông minh, lại chăm chỉ học hành, đồng chí nhanh chóng vào loại nhất nhì ở trường Quốc học lúc bấy giờ, nhất là về tiếng Pháp. Nhờ đó khi học ở ban Thành chung cũng như ban Tú tài, ông đọc được rất nhiều sách lý luận Cách mạng bằng tiếng Pháp, nên ông có vốn lí luận Mác-Lênin phong phú, giúp ông rất nhiều trong nhà đày Buôn Ma Thuột sau này. Mặc dù học tập xa nhà, điều kiện bấy giờ rất khó khăn, vất vả, nhưng đồng chí Trần Tống đã vượt qua tất cả, học tập rất giỏi và tham gia Cách mạng rất tích cực, đức tính của đồng chí được moi người yêu quý, kính nể. Rõ ràng, tình cảm bạn bè cũng là một phần ảnh hưởng đến từng bước trưởng thành của đồng chí Trần Tống, là những yếu tố nền tảng hung đúc nên một Trần Tống giản dị, trí tuệ, chan hòa, giàu lòng yêu thương, nhưng cũng rất mẫu mực và bất khuất kiên cường. Tố Hữu người cùng học với đồng chí Trần Tống kể lại, từ những năm học đầu đệ nhất và đệ nhị niên11 tại Quốc học Huế. Trần Tống vào loại học sinh xuất sắc và tiêu biểu nhiều mặt. Tại ký túc xả nhà trường ai cũng biết và quý mến anh vì tư cách và trí tuệ. Trần Quỳnh (nguyên Phó Thủ tướng) cũng là người cùng học với đồng chí Trần Tống cho biết: Sang năm học thứ hai (đệ nhị niên) trở đi, ý thức chính trị, tinh thần yêu nước ở Trần Tổng có sự chuyển biến về chất. Từ một học sinh tiến bộ, Trần Tống sớm trở thành một đoàn viên, một cán bộ của Đoàn thanh niên Dân chủ và là một trong những cốt cán tin cậy của tổ chức Đảng tại nhà trường. Lúc này Trần Tổng hay thổ lộ một cách khéo léo với người đồng học rằng: học để làm người. Nếu sau khi ra trường có tìm được công ăn việc làm nào đó trong Trường Quốc học Huế thành lập năm 1896, là ngôi trường trung học nổi tiếng của Cố đô Huế. Có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng từng là cựu học sinh của trường, trên lĩnh vực chính trị có Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh), Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu...; trên lĩnh vực khoa học có Nguyễn Thúc Hào, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Lân, Tôn Thất Tùng...; về văn hóa - nghệ thuật có Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tố Hữu, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Thương... 11 Trung học cấp 2 bấy giờ (nay gọi là Trung học cơ sở) phải qua 4 năm: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tử (thử nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư). 10 19 cơ quan công quyền hay các ngành sự nghiệp, thì xem đó là phương tiện, chử đừng nâng lên thành mục đích. Cũng theo đánh giá của đồng chí Trần Quỳnh thì học lực, uy tín, sự giao thiệp, quen biết rộng của anh Trần Tống sau khi ra trường dễ tìm được việc làm. Nhưng Trần Tống không có ý định lập nghiệp theo hướng đó, mà quyết lập thân theo con đường đã chọn: tham gia cách mạng, giải phóng quê hương, đất nước, dù biết “dấn thân vô (sớm muộn) sẽ bị tù đày". Vì vậy, ngay trong những năm còn là học sinh Quốc học Huế, Trần Tống đã giác ngộ được một số bạn tham gia Đoàn thanh niên Dân chủ. Trong đó có người đã được anh giới thiệu vào Đảng như Tố Hữu, Trần Quỳnh... 1.4. Những tiền đề tạo nên tư tưởng Cách mạng 1.4.1. Chủ nghĩa yêu quê hương, đất nước Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.12 Có thể nói chủ nghĩa yêu quê hương, đất nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam nói chung, của người dân huyện Đại Lộc, Quảng Nam nói riêng. Đại Lộc - Quảng Nam là vùng quê nổi tiếng có truyền thống lịch sử - văn hóa, yêu nước, kiên cường, bất khuất chống xâm lược, chống mọi ách áp bức, bất công. Đây còn là vùng đất có nhiều ưu thế cho nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải - những điều kiện thuận lợi cho phát triển nguyên liệu cho công nghiệp dệt may. Khi hoàn thành công cuộc xâm lược, chiếm đóng Việt Nam, thực dân Pháp thiết lập chính quyền cai trị ở tỉnh Quảng Nam, chính quyền thực dân đã tiến hành khai thác, bóc lột nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người ở đây để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, bồi đắp chiến tranh, làm giàu cho chính quốc. Theo một số tài liệu ghi lại, đầu thế kỷ 20, tư bản Pháp - đại diện là hãng Đờlinhông (Delignon) nhanh chóng nhảy vào Đại Lộc, mua đất, xây dựng đường sá, thành lập các cơ sở hấp kén ở Phú Lương, Quảng Huế, Hà Dục và một nhà máy ươm tơ Giao Thủy, với hơn 100 chảo ươm và 300 công nhân. Với các cơ sở trên, phương thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản thực sự xuất hiện ở Đại Lộc và cùng với phương thức bóc lột phong kiến đã tạo ra một sự phân hóa mới trong mọi tầng lớp nông 12 Trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất