Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Bùi Huy Hạn...

Tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương và biện pháp điều trị.

.PDF
60
190
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUYÊN Tên chuyên đề: TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRẠI BÙI HUY HẠNH - TỨ KỲ - HẢI DƢƠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Khóa học: Chính quy Chăn nuôi Thú y Chăn nuôi Thú y 2013 - 2017 Thái Nguyên - năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUYÊN Tên chuyên đề: TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRẠI BÙI HUY HẠNH - TỨ KỲ - HẢI DƢƠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: CNTY45N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Nhật Thắng Thái Nguyên - năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập từ ngày 18 tháng 5 năm 2016 đến ngày 17 tháng 11 năm 2016 tại trại lợn Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng, đến nay em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths Trần Nhật Thắng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành khóa luận này. Tiếp đến, em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ kỹ thuật, công nhân viên tại trại Bùi Huy Hạnh - Tứ Kỳ - Hải Dƣơng đã hƣớng dẫn em rèn luyện nâng cao tay nghề, giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên Nguyễn Thị Huyên năm 2017 ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phác đồ điều trị ....................................................................... 27 Bảng 4.1. Lịch sát trùng .......................................................................... 30 Bảng 4.2. Lịch tiêm vacxin phòng bệnh của trang trại ........................... 32 Bảng 4.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ......................................... 39 Bảng 4.4: Cơ cấu đàn lợn trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 ..... 40 Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo tuổi .................................. 41 Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống ............................... 42 Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung qua các tháng theo dõi ............ 43 Bảng 4.8. Hiệu quả điều trị ..................................................................... 44 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống ........................... 42 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các tháng theo dõi ....... 44 Hình 4.3: Biểu đồ hiệu quả điều trị ................................................................. 45 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH – HDH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Cs: Cộng sự TT: Thể trọng VTM: Vitamin LMLM: Lở mồm long móng Ml: Mililit G: Gam Kg: Kilogam STT: Số thứ tự Nxb: Nhà xuất bản v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 4 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại ............................................................................. 5 2.2. Tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu tình hình trong và ngoài nƣớc ..... 6 2.2.1. Tổng quan tài liệu.................................................................................... 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới ................................ 21 Phần 3: ĐỐI TƢƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 26 3.3.1. Đánh giá công tác chăn nuôi, vệ sinh thú y của trại. ............................ 26 3.3.2. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại trại. .......... 26 3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ...................................................... 26 vi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 26 3.4.2. Phƣơng pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 26 3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 28 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 29 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 29 4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 29 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 32 4.1.3. Các công tác khác.................................................................................. 39 4.2. Kết quả thực hiện đề tài ........................................................................... 40 4.2.1. Cơ cấu đàn lợn trong 3 năm gần đây .................................................... 40 4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo tuổi................................................. 41 4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống .............................................. 42 4.2.4.Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung qua các tháng theo dõi ............................ 43 4.2.5. Hiệu quả điều trị .................................................................................... 44 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 46 5.1. Kết luận .................................................................................................... 46 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp lƣơng thực có tỷ trọng và chất lƣợng cao phục vụ nhu cầu ăn uống của con ngƣời, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, sản phẩm phụ (da, mỡ,...) cho ngành công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Trên thế giới, ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sản lƣợng thịt hằng năm đạt 80 triệu tấn. Còn riêng ở Việt Nam, chăn nuôi lợn cũng đang có tốc độ tăng trƣởng khá nhanh, só lƣợng đầu lợn đứng thứ 7 thế giới (năm 2007). Nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào thực tiễn sản xuất mà trong những năm qua chăn nuôi lợn đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, nhƣng trong thời đại CNH – HĐH thì việc chăn nuôi lợn không thể chỉ dừng ại ở đó mà cần phát triển nhanh, mạnh, bền vững, quản lý tốt đàn lợn đặc biệt là đàn lợn nái sinh sản hơn nữa. Ở lợn nái sinh sản thƣờng thấy mắc nhiều bệnh trong đó không thể không nói đến bệnh: viêm tử cung, bệnh gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế đối với các cơ sở chăn nuôi. Xuất phát từ đòi hỏi thực tế của sản xuất cũng nhƣ để thấy rõ những ảnh hƣởng của bệnh tật, công tác chăm sóc nuôi dƣỡng, vệ sinh phòng bệnh... đối với chăn nuôi lợn nái sinh sản, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và biện pháp điều trị” 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Đánh giá tình hình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh của trại. - Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng. - Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung và rút ra phác đồ điều trị tốt hơn. 1.2.2. Yêu cầu Theo dõi, quan sát đƣợc tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản và đƣa ra biện pháp phòng trị bệnh. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Tứ Kỳ là một huyện thuộc tỉnh Hải Dƣơng nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống nhƣ các huyện khác của tỉnh Hải Dƣơng, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lƣu của hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện đƣợc hình thành nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông này. phía Đông bắc giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình); phía Tây bắc giáp thành phố Hải Dƣơng; phía tây giáp huyện Gia Lộc; phía tây nam giáp huyện Ninh Giang, phía Đông nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc); phía đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn sông Thái Bình), đều là các huyện của thành phố Hải Phòng; Ngã ba sông Luộc đổ vào sông Thái Bình nằm trên ranh giới này. Hầu nhƣ xung quanh huyện đƣợc bao bọc bởi các con sông nhỏ của hệ thống sông Thái Bình. Chính giữa địa bàn huyện là con sông Tứ Kỳ, con sông này chảy qua huyện Ninh Giang theo hƣớng từ Tây sang Đông, đổ vào huyện Tứ Kỳ ở địa phận xã rồi chạy dọc theo chiều dài của huyện theo hƣớng Tây Bắc - Đông nam, men theo thị trấn Tứ Kỳ ở đoạn giữa Thị trấn, xã Văn Tố với xã Minh Đức, đến đoạn giữa xã Phƣợng Kỳ và xã Hà Thanh tách làm hai, một nhánh chảy xuống phía nam đổ vào sông Luộc nơi tiếp giáp giữa xã Tiên Động với Vĩnh Bảo ra cầu Quý Cao sang huyện Tiên Lãng- Hải Phòng; một nhánh qua giữa Xã Nguyên Giáp và Tiên Động chảy ra Cầu Xe trƣớc khi đổ vào sông Thái Bình tại địa phận giữa xã An Thanh và Quang Trung, đây là ngã ba ranh giới giữa các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà và Tiên Lãng.  Diện tích: 170,03 km².  Dân số: 168.790 ngƣời (tháng 3/2008). 4  Mật độ: 970 ngƣời/km² Tái Sơn là một xã thuộc huyện Tứ Kỳ, Hải Dƣơng, Việt Nam. Xã Tái Sơn có diện tích 3,55 km2, dân số năm 1999 là 3298 ngƣời, mật độ dân số đạt 929 ngƣời/km2. Xã Tái Sơn là tên gọi chung sau Cách mạng tháng Tám khi đã sáp nhập 2 xã trong lịch sử là: xã Ngọc Tái (có 3 thôn: thôn Tƣợng, thôn Trung, thôn Ngọc Trấn-tên chỉ đƣợc sử dụng từ đời vui Nguyễn Thành Thái, trƣớc có tên là Ngọc Đƣờng) và xã Thiết Tái. Trang trại chăn nuôi của ông Bùi Huy Hạnh nằm độc lập giữa một vùng bát ngát màu xanh của cánh đồng lúa, đƣợc thành lập và đi vào sản xuất năm 2007 địa điểm xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng. 2.1.2. Điều kiện khí hậu Huyện Tứ Kỳ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rỗ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai – đầu tháng tƣ dƣơng lịch) có hiện tƣợng mƣa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa mƣa sang mùa khô. Mùa mƣa kéo dài từ tháng tƣ đến tháng mƣời hằng năm. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Trại gồm có 31 ngƣời trong đó có: + 2 quản lý + 1 kỹ sƣ chính của công ty + 2 tổ trƣởng (1 chuồng bầu, 1 chuồng đẻ) + 1 bảo vệ + 14 công nhân trong chuồng + 8 công nhân ngoài đồng + 2 cấp dƣỡng + 1 lái xe + 1 kế toán 5 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại - Về quy mô: Trang trại có tổng diện tích 3ha, trong đó xây dựng 1ha khu chăn nuôi tập trung cùng các công trình phụ cận và 2ha trồng cây xanh và ao hồ. Khu chăn nuôi của trại chuyên nuôi lợn sinh sản do công ty CP cung cấp hai giống lợn Landrat – Yorshine và Pitrain – Duroc. Hiện nay trại nuôi 1.200 con lợn nái ngoại, 30 con lợn đực, 120 con lợn hậu bị. Lợn con sau khi sinh từ 19 đến 23 ngày thì đƣợc xuất chuồng. Trại luôn thực hiện tốt các quy trình chăm sóc, ứng dụng tốt các quy trình nuôi lợn theo kỹ thuật cao từ khâu chọn giống đến kỹ thuật chăn nuôi. Trại đƣợc chia làm nhiều phân khu chuồng trại liên hoàn nhau để nuôi lợn theo từng giai đoạn riêng và áp dụng chế độ nuôi dƣỡng phù hợp với từng loại lợn. Thức ăn cho lợn ở mỗi giai đoạn dinh dƣỡng cũng phải khác nhau. Trang trại có 31 lao động nhƣng đảm nhiệm chăm sóc nuôi dƣỡng cho hàng nghìn con lợn. Mỗi con lợn có một thẻ nái riêng về việc phối tinh, đẻ, xuất chuồng, cai sữa đều chính xác đến từng ngày. Để phòng tránh dịch bệnh, khu chuồng nuôi đƣợc quản lý nghiêm ngặt. Mọi nhân viên trong trại cho đến khách, muốn vào chuồng lợn đều phải thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dùng và phải đi qua hệ thống sát trùng. Xung quanh trang trại đƣợc trồng cây xanh, đào những hồ sinh học tạo môi trƣờng thông thoáng cho lợn sinh trƣởng. Mô hình chăn nuôi của ông Bùi Huy Hạnh không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn là mô hình phát triển bền vững, đƣợc nhân rộng trong toàn tỉnh. Và đây cũng là nơi rất tốt cho sinh viên đến thực tập, trải nghiệm nâng cao tay nghề. -Về cơ sở vật chất : + Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày nhƣ: máy giặt, tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt,... 6 + Những vật dụng cá nhân nhƣ : kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội đầu cũng đƣợc trại chuẩn bị. + Trại còn đầu tƣ mua bàn chơi pi-a, cầu lông, bóng bàn để công nhân giải trí sau giờ làm việc. + Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi đƣợc trại chú trọng đầu tƣ hơn hết: - Trong các chuồng đều có các cũi sắt (đối với chuồng bầu) và giƣờng nằm (đối với chuồng đẻ) đƣợc lắp đặt theo dãy. - Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vòi uống nƣớc cho lợn tự động. - Có hệ thống đèn điện sƣởi ấm cho lợn con vào mùa đông. - Ngoài ra trại còn có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện. - Về cơ sở hạ tầng: + Trại xây dựng gồm 2 khu tách biệt : khu điều hành và khu sản xuất + Khu điều hành gồm nơi ăn, ở của công nhân và nơi làm việc của chủ trại cùng với khu đào tạo kỹ thuật của công ty CP. + Khu sản xuất gồm 6 chuồng đẻ, 2 chuồng bầu, 2 chuồng cách ly, kho cám, kho thuốc, nhà xuất lợn con, trạm điện, xƣởng cơ khí, nhà sát trùng. +Nguồn nƣớc thải rửa chuồng trại đƣợc gom, chảy đến 3 hầm Biogas, có tổng dung tích 150 m3. 2.2. Tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu tình hình trong và ngoài nƣớc 2.2.1. Tổng quan tài liệu 2.2.1.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục của lợn nái Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [7], cơ quan sinh dục của lợn nái đƣợc chia thành 2 bộ phận gồm: bộ phận sinh dục bên trong và bộ phận sinh dục bên ngoài. 7 + Bộ phận sinh dục bên trong gồm: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo. + Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: âm môn, âm vật, tiền đình. - Bộ phận sinh dục bên trong. * Buồng trứng (ovarian) Buồng trứng lợn nằm trong xoang bụng, phát triển thành một cặp, thực hiện cả hai chức năng: ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh ra hormone sinh dục cái). Buồng trứng đƣợc hình thành trong giai đoạn phôi thai. Cấu tạo: Phía ngoài buồng trứng đƣợc bao bọc bởi lớp màng liên kết sợi, chắc nhƣ màng dịch hoàn. Phía trong buồng trứng đƣợc chia làm hai miền là miền vỏ và miền tủy. Miền tủy có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết dày đặc đảm bảo nhiệm vụ nuôi dƣỡng và bảo vệ. Miền vỏ đảm bảo quá trình phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng. Miền vỏ gồm ba thành phần: Tế bào trứng nguyên thủy, thể vàng và tế bào hình hạt. Tế bào trứng nguyên thủy hay còn gọi là trứng non (Fulliculo oophoriprimari) nằm dƣới lớp màng của buồng trứng. Khi noãn bao chín các tế bào nang bao quanh tế bào trứng và phân chia thành nhiều tầng tế bào có hình hạt (Stratum glanulosum). Noãn bao ngày càng phát triển thì các tế bào bao nang tiêu tan tạo thành một lớp màng bao bọc, ở ngoài có chỗ dày lên để chứa trứng (ovum). * Ống dẫn trứng: (vòi Fallop) Ống dẫn trứng đƣợc treo bởi màng treo ống dẫn trứng, đó là một nếp gấp màng bụng bắt nguồn từ lớp bên của dây chằng rộng. Căn cứ vào chức năng có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn: - Tua diềm: có hình giống nhƣ tua diềm. - Phễu: có hình phễu, miệng phễu nằm gần buồng trứng. - Phồng ống dẫn trứng: đoạn ống giãn rộng xa tâm - Eo: đoạn ống hẹp gần tâm,nối ống dẫn trứng với xoang tử cung. 8 Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển trứng và tinh trùng theo hƣớng ngƣợc chiều nhau, hầu hết là đồng thời. * Tử cung (Uterus) Ở lợn, tử cung thuộc loại hình sừng kép,các sừng gấp nếp hoặc quấn lại và có độ dài đến hơn 1m trong khi thân tử cung lại ngắn lại. Độ dài này thích hợp cho việc mang nhiều thai. Cả hai mặt của tử cung đƣợc đính vào khung chậu và thành bụng bằng dây chằng rộng. - Tử cung nằm trong xoang chậu, dƣới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với một thân và cổ tử cung. Sừng tử cung dài 40-65cm. Thân tử cung dài 5cm. Cổ tử cung dài 10cm có thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp theo chiều dài rãnh thông với âm đạo. Chức năng của tử cung: Tử cung có nhiều chức năng. Nội mạc tử cung và các dịch tử cung giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sinh sản. Gồm: - Chuyển vận tinh trùng. - Làm tổ, chửa và đẻ. * Âm đạo (Vagina) Theo Trần Tiến Dũng và cs (2004) [6], âm đạo lợn dài 10-12cm, là một ống tròn, trƣớc là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh. Âm đạo đƣợc cấu tạo bởi 3 lớp: + Lớp liên kết bên ngoài. + Lớp cơ trơn: Bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng, chúng liên kết với các cơ tử cung. + Lớp niêm mạc: Trên bề mặt có nhiều tế bào thƣợng bì gấp nếp dọc. Ngoài âm đạo ra còn là bộ phận thải thai ra bên ngoài khi sinh ra và là ống thải các chất dịch từ bên trong tử cung. 9 Bộ phận sinh dục bên ngoài: là những phần ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát đƣợc, gồm: âm môn, âm vật và tiền đình. * Âm môn Âm môn hay còn gọi là âm hộ (vulvae) nằm dƣới hậu môn. Phía ngoài âm môn có hai môi (labia pudendi). Hai môi đƣợc nối với nhau bằng hai mép (rima vulvae). Trên hai môi của âm môn có sắc tố màu đen và có nhiều tuyến tiết (nhƣ tuyến tiết chất nhờn trắng và tuyến tiết mồ hôi). * Âm vật (clitoris) Âm vật nằm ở góc phía dƣới hai mép của âm môn. Âm vật giống nhƣ dƣơng vật con đực đƣợc thu nhỏ lại. Về cấu tạo, âm vật cũng có các thể hổng nhƣ cấu tạo dƣơng vật của con đực. Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gấp xuống dƣới. * Tiền đình (vestibulum) Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình mới vào âm đạo. Trong tiền đình có dấu vết màng trinh, phía trƣớc màng trinh là âm đạo, phía sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Màng trinh có các sợi cơ đàn hồi giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này theo hàng chéo, hƣớng quay về âm vật, chúng có chức năng tiết ra dịch nhầy. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái * Sự thành thục về tính dục - Sự thành thục về tính đƣợc đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ muộn về sinh dục và khả năng sinh sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục đã phát triển hoàn thiện và có thể bƣớc vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự phát triển hoàn thiện bên trong thì ở bên ngoài các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính hay xuất hiện hiện tƣợng động 10 dục. Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện ngoại cảnh cũng nhƣ chăm sóc nuôi dƣỡng.  Giống Các giống lợn khác nhau có độ tuổi thành thục về tính khác nhau.  Điều kiện nuôi dƣỡng quản lý Chăm sóc, nuôi dƣỡng và quản lý tốt thì gia súc sẽ sớm thành thục về tính và ngƣợc lại.  Điều kiện ngoại cảnh Sự kích thích của con đực cũng làm ảnh hƣởng tới sự thành thục về tính của lợn nái hậu bị. Theo một số tác giả, nếu cho lợn nái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày, với thời gian 15-20 phút thì 83% lợn nái (trên 90kg) động dục ở 165 ngày tuổi. Tuy nhiên, một vấn đề cần lƣu ý là tuổi thành thục về tính thƣờng sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Vì vậy để đảm bảo sự sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau nên cho gia súc phối giống khi đã đạt khối lƣợng nhất định tùy theo giống. - Chu kỳ động dục: Từ khi thành thục về tính những biểu hiện tính dục của lợn đƣợc diễn ra liên tục và có tính chu kỳ, nó chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể con vật hết khả năng sinh sản (buồng trứng hết tế bào trứng). Một chu kỳ động dục của lợn dao động khoảng 18-22 ngày, trung bình là 21 ngày.  Giai đoạn trƣớc động dục: Kéo dài 1-2 ngày. Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ động dục. Ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh, các noãn bao chín, tế bào tách trứng khỏi noãn bao. Tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung chạy ra, con vật giảm ăn, hay kêu rống, hay nhảy lên lƣng con khác nhƣng không cho con khác nhảy lên lƣng của mình. Thần kinh con vật bị kích thích, con vật có biểu hiện băn khoăn, ngơ ngác, đi lại không yên, đái dắt, kêu la (hoặc không kêu). 11 Buồng trứng có nang trứng phát triển, màng nhầy tử cung dày lên, tụ huyết, cổ tử cung hé mở, đỏ hồng, bóng ƣớt, niêm dịch nhiều, lỏng và trong suốt, dễ đứt, khó kéo dài, âm đạo đỏ hồng, ƣớt bóng.  Giai đoạn động dục: Kéo dài từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 tiếp theo của giai đoạn trƣớc. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy theo giống. Lợn ngoại và lợn lai, thƣờng kéo dài 4-5 ngày. Ở giai đoạn này con vật biểu hiện hƣng phấn cao độ, phá chuồng, giảm ăn uống, kêu rống, thích nhảy lên lƣng con khác và để con khác nhảy lên lƣng của mình, thích gần đực, lúc gần đực luôn ở tƣ thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sang một bên, hai chân sau dạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực, âm hộ giảm độ sƣng, hơi thâm, se lại có vết nhăn mờ, nƣớc nhờn chảy ra, dính đục, âm đạo bớt đỏ.  Giai đoạn yên tĩnh: Thƣờng bắt đầu từ ngày sau khi rụng trứng và không đƣợc thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến. Giai đoạn này kéo dài từ 1012 ngày, cổ tử cung đóng chặt lại, không có niêm dịch, lợn nái trở lại trạng thái bình thƣờng. * Thời điểm phối giống thích hợp: Trứng rụng vào ống dẫn trứng và có khả năng thụ thai trong thời gian 8-10h kể từ khi rụng trứng. Tinh trùng sống trong đƣờng sinh dục cái còn có khả năng thụ tinh 34-72h. Thời điểm phối giống thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối giống vào chiều ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4 tính từ lúc bắt đầu động dục. Đối với lợn nái nội sớm hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do thời gian động dục của lợn nái nội ngắn hơn, cần cho phối 2 lần ở giai đoạn chịu đực hay “chặn đầu khóa đuôi” của thời kỳ rụng trứng. * Quá trình mang thai và đẻ: Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996) [22] cho biết, thụ thai là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử, hay nói cụ thể hơn là quá trình đồng 12 hóa giữa tinh trùng và trứng. Đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen từ 2 nguồn gen khác nhau. Thời gian mang thai của lợn trung bình 114 ngày. Khi mang thai thể vàng tồn tại và tiết ra kích tố Progesterone ức chế sự phát triển của bao noãn. Do đó, con vật chửa sẽ không động dục và không thải trứng. Thời gian chửa của lợn cái đƣợc chia ra làm hai thời kỳ: + Chửa kỳ 1: Là thời gian lợn chửa 84 ngày đầu tiên. + Chửa kỳ 2: Là thời gian lợn chửa từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ. - Theo Trƣơng Lăng (2003) [10], trong thời kỳ lợn chửa có thể xuất hiện hai tai biến: + Toàn bộ các thai chết gây sảy thai. + Một phần thai chết, các thai khác tiếp tục phát triển xen kẽ không bị đẩy ra ngoài. - Giai đoạn tiết sữa và nuôi con. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào mức độ dinh dƣỡng, thức ăn, giống lợn, số lƣợng lợn con. Lƣợng sữa tiết ra nhiều nhất vào tuần thứ 23. Sự tiết sữa của lợn nái là một quá trình phản xạ do những kích thích của bầu vú gây ra, phản xạ tiết sữa của lợn nái tƣơng đối ngắn và chuyển dần từ trƣớc ra sau. Thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tiết sữa. Khi lợn con thúc vú, những kích thích này chuyển lên vỏ não, từ vỏ não lại truyền xuống vùng Hypothalamus từ đó các luồng xung động tác động vào tuyến yên, tuyến yên tiết ra kích tố Oxytocin. Sau đẻ để lợn con có đủ kháng thể trong ngày đầu sau khi sinh vì trong sữa đầu của lợn mẹ có chứa Globulin giúp cho cơ thể lợn con có sức đề kháng. Trần Văn Phùng và cs (2008) [16] cho biết, quá trình sinh trƣởng của lợn con từ khi mới đẻ đến khi cai sữa gặp phải thời kỳ khủng hoảng lúc sau 3 tuần tuổi. Khối lƣợng hầu nhƣ tăng theo tuần tuổi, nhƣng tỷ lệ tăng có sự biến đổi khá rõ rệt. Vào 4 tuần tuổi tăng khối lƣợng giảm xuống vì giai đoạn đó nhu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan