Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bệnh viêm vú ở bò sữa và phác đồ điều trị tại trung tâm nghiên cứu bò...

Tài liệu Nghiên cứu bệnh viêm vú ở bò sữa và phác đồ điều trị tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì hà nội.

.PDF
63
1119
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LƢƠNG THỊ LÝ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ, HÀ NỘI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2012 – 2017 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LƢƠNG THỊ LÝ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ, HÀ NỘI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp : K44 - TY Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2012 – 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Sửu Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian kết thúc học tập tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ Môn VSV – GP - BL, tôi được giới thiệu về thực tập tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Viện Chăn nuôi. Tại đây, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của nhiều người để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Sửu, bộ môn VSV – GP - BL. Tiếp đến tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Viện Chăn nuôi, cùng các anh chị phòng kĩ thuật của trung tâm và ThS Đặng Thị Dương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ, động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên Lƣơng Thị Lý năm 2016 ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thống kê bò sữa của Trung tâm 2015 - 2016 .............................................6 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò theo độ tuổi của Trung tâm trong 2 năm gần nhất 2015 - 2016 ...............................................................................................38 Bảng 4.2. Cơ cấu đàn bò sữa theo giống ...................................................................39 Bảng 4.3. Kết quả thống kê một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò tại Trung Tâm ...............................................................................................40 Bảng 4.4. Kết quả điều tra bệnh viêm vú lâm sàng và các bệnh sản khoa trên đàn bò tại Trung tâm.................................................................................42 Bảng 4.5. Kết quả thử CMT trên đàn bò của Trung tâm ..........................................43 Bảng 4.6. Kết quả xác định vị trí núm vú của bò bị viêm bằng CMT ......................43 Bảng 4.7. Kết quả xác định số vú dương tính với CMT trên một bò .......................44 Bảng 4.8. Kết quả ảnh hưởng giữa lứa đẻ và bệnh viêm vú lâm sàng ......................46 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm vú lâm sàng trên bò sữa ...............................48 iii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Vệ sinh vú bò ............................................................................................36 Hình 3.2. Thử CMT tại trại .......................................................................................36 Hình 3.3. Lấy mẫu sữa ..............................................................................................37 Hình 4.1. Cơ cấu đàn theo giống bò..........................................................................39 Hình 4.2. Kết quả xác định vị trí núm vú của bò bị viêm bằng CMT ......................44 Hình 4.3. Tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng giữa các núm vú ...........................................45 Hình 4.4. Tỷ lệ viêm vú ở các lứa đẻ ........................................................................46 iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT X: Bình Quân BBB: Blanc-Blue-Belgium CMT: California Mastitis Test Cs: Cộng sự G: Gam Gr-: Gram âm Gr+: Gram dương HF: Holstein Friesian JS: Jersey N: Dung lượng mẫu Nxb: Nhà xuất bản SE: Sai số chuẩn STT: Số thứ tự TT: Thể trọng Xi: Giá trị của mẫu v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục đích đề tài và yêu cầu của đề tài ........................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 2.1. Điều kiện cở sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Vài nét cơ bản về Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội ..................................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 4 2.1.3. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ....................................................... 5 2.1.4. Tình hình sản xuất của cơ sở................................................................... 6 2.1.5. Những thuận lợi khó khăn ....................................................................... 7 2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước ..................................................... 7 2.3. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì – Hà Nội......................................... 9 2.4. Đặc điểm cấu tạo tuyến vú và chức năng sinh lý tiết sữa ........................ 10 2.4.1. Đặc điểm cấu tạo tuyến vú .................................................................... 10 2.4.2. Chức năng sinh lý tiết sữa ..................................................................... 13 2.5. Bệnh viêm vú bò sữa ................................................................................ 16 2.5.1. Khái niệm bệnh viêm vú bò sữa............................................................ 16 2.5.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 16 vi 2.5.3. Phân loại viêm vú bò sữa ...................................................................... 19 2.5.4. Biến chứng của bệnh viêm vú ............................................................... 23 2.5.5. Chẩn đoán bệnh viêm vú ....................................................................... 24 2.6. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa ............................................ 30 2.6.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa trên thế giới .................... 30 2.6.2. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa ở Việt Nam ..................... 31 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 33 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 33 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33 3.2.1. Điều tra tình hình chăn nuôi bò sữa và một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì................ 33 3.2.2. Điều tra bệnh viêm vú lâm sàng và các bệnh sản khoa trên đàn bò khoán của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì...................... 33 3.2.3. Khảo sát viêm vú cận lâm sàng bằng phương pháp CMT trên đàn bò của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ........................... 33 3.2.4. Xác định vị trí núm vú của bò bị viêm vú cận lâm sàng bằng CMT ............................................................................................. 33 3.2.5. Xác định số vú bị viêm/bò ................................................................... 33 3.2.6. Xác định ảnh hưởng giữa lứa đẻ và bệnh viêm vú lâm sàng ................ 33 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33 3.3.1. Phương pháp điều tra tình hình ............................................................. 33 3.3.2. Phương pháp tính tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu .................. 34 3.3.3. Phương pháp tính thời gian động dục lại sau khi đẻ ............................. 34 3.3.4. Phương pháp tính khoảng cách giữa hai lứa đẻ .................................... 35 3.3.5. Phương pháp chia mùa vụ ..................................................................... 35 3.3.6 Phương pháp xác định bò bị viêm vú lâm sàng ..................................... 35 3.3.7. Phương pháp xác định viêm vú cận lâm sàng ....................................... 35 3.3.8. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 37 vii Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 38 4.1. Cơ cấu đàn bò sữa theo độ tuổi của Trung tâm trong 2 năm 2015 - 2016 ............................................................................................ 38 4.2. Cơ cấu giống bò sữa của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì năm 2015 – 2016.............................................................................. 39 4.3. Kết quả thống kê một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò tại Trung Tâm ..... 40 4.4. Kết quả điều tra bệnh viêm vú lâm sàng và các bệnh sản khoa trên đàn bò khoán của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì .......... 42 4.5. Kết quả khảo sát viêm vú cận lâm sàng bằng phương pháp CMT trên đàn bò của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ............. 43 4.6. Kết quả xác định vị trí núm vú của bò bị viêm vú cận lâm sàng bằng CMT.............................................................................................. 43 4.7. Kết quả số vú bị viêm/bò ......................................................................... 44 4.8. Kết quả ảnh hưởng giữa lứa đẻ và bệnh viêm vú lâm sàng ..................... 45 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm vú .................................................................. 47 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 49 5.1. Kết luận .................................................................................................... 49 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển nhanh số lượng đàn bò trong nước, đàn bò sữa nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các đàn bò lai F1, F2 dần được thay thế bằng đàn bò lai F3 và bò cao sản được nhập khẩu từ Mỹ, Úc… và vì thế sản lượng sữa tuơi sản xuất trong nước cũng tăng, đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng sữa tươi trong nước. Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp, tính đến hết năm 2014, số lượng bò sữa cả nước năm 2014 là 227.000 con (tăng 22,1% so với năm 2013). Sản lượng sữa trong nước sản xuất ước tính là 549.533 tấn. Năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, tăng lên là 2,6 tỷ lít vào năm 2020 và 3,4 tỷ lít tới năm 2025. Tuy nhiên, song hành với ngành chăn nuôi luôn tồn tại các vấn đề như con giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, bệnh tật và rác thải chăn nuôi. Trong đó bệnh tật là khâu khó giải quyết nhất, gây thiệt hại lớn nhất, và người chăn nuôi quan tâm nhiều nhất. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến nhóm các bệnh truyền nhiễm, tiếp đến là nhóm bệnh ký sinh trùng, các bệnh sản khoa và bệnh viêm vú bò sữa. Đối với, những bệnh lây lan nhanh, mạnh, khó kiểm soát như bệnh truyền nhiễm thì đã có vaccine can thiệp rất hiệu quả, hay khó điều trị như bệnh ký sinh trùng thì luôn được người chăn nuôi phòng và tẩy trừ từ rất sớm nên 2 nhóm bệnh này thường ít xảy ra trên bò sữa. Duy chỉ có các bệnh sản khoa, bệnh về chân móng và bệnh viêm vú thì rất hay xảy ra trên bò sữa, mà thường không dự báo trước được, gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi. Trong đó, bệnh viêm vú là bệnh phổ biến nhất, gây tổn thất và tốn kém nhất trong số các bệnh của bò sữa trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ bò bị mắc viêm vú chiếm khoảng 40 – 50% tổng đàn bò, tổn thất do bệnh 2 viêm vú lớn gấp 2 lần so với bệnh vô sinh và các bệnh sản khoa khác, chiếm tới khoảng 20% chi phí thú y trong quá trình sản xuất chăn nuôi. Bệnh viêm vú đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa. Tại nước ta, đã có nhiều đề tài nghiên cứu và nhiều tài liệu viết về bệnh viêm vú bò sữa. Tuy nhiên, bệnh viêm vú trong những năm qua vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu trên, dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu, tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu bệnh viêm vú ở bò sữa và phác đồ điều trị tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội”. 1.2. Mục đích đề tài và yêu cầu của đề tài Có được cái nhìn bao quát hơn về bệnh viêm vú bò sữa Bổ sung thêm tài liệu về bệnh viêm vú bò sữa Xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Từ tình hình mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh viêm vú bò sữa từ đó đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả, kinh tế và là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng, trị bệnh có hiệu quả. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trong điều trị bệnh viêm vú bò sữa trên thực tiễn chăn nuôi. - Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn nuôi, điều trị bệnh cho bò sữa từ đó nâng cao và củng cố kiến thức của bản thân. - Từ kết quả của đề tài để đưa ra những khuyến cáo giúp cho người chăn nuôi hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cở sở nơi thực tập 2.1.1. Vài nét cơ bản về Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, tiền thân là Nông trường Quốc doanh Ba vì được thành lập năm 1958, hiện đang quản lý 135 hộ gia đình Trung tâm có 43 cán bộ công nhân viên chức, biên chế thành 2 trại chăn nuôi. Trung tâm quản lý 2 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa (Hài Hòa 1, Hài Hòa 2 tại xã Vân Hòa - huyện Ba Vì), 1 xưởng chế biến nhỏ, 1 trạm nghiên cứu đồng cỏ, 1 trạm xá, 5 phòng ban chức năng phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. Do công suất của xưởng chế biến quá nhỏ chỉ thực hiện hoạt động thu mua và sơ chế tiệt trùng ban đầu không có việc chế biến, đóng gói sản phẩm đa dạng nên đa số sản lượng sữa lại giao cho các nhà máy khác ngoài vùng Ba Vì. Ba Vì, với điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp, đã được quy hoạch thành vùng chăn nuôi bò sữa từ thời Pháp thuộc và đã trở thành “cái nôi” của ngành chăn nuôi bò sữa ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt từ khi Quyết định 167/2001/QĐ-TT được bạn hành, chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì đã phát triển rất nhanh ở quy mô hộ gia đình. Trong nhiều năm qua, Trung tâm khuyến nông Quốc gia có sự hợp tác thường xuyên và chặt chẽ với Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì trong việc tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho bà con nông dân, cán bộ khuyến nông các tỉnh; in ấn sách kỹ thuật, tờ rơi… Trong thời gian tới, Trung tâm tăng cường tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện nhằm chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ đến bà con nông dân, cán bộ khuyến nông đạt hiệu quả cao. Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có chính sách đầu tư để thúc đẩy đàn bò sữa lên, vì vậy sản lượng sữa của cả nước cũng như trong 4 vùng Ba Vì tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó Trung tâm với sự hợp tác Quốc tế để phát triển bò sữa với các tổ chức: Thế giới trong Hài Hòa, JICA – Nhật Bản đội ngũ kỹ thuật trong Trung tâm được tham gia huấn luyện nâng cao tay nghề và cung cấp các thiết bị kỹ thuật để nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cho đàn bò sữa thuộc Trung tâm. Chính nhờ được đầu tư đầy đủ, quản lý chặt chẽ và sự chỉ đạo tốt của Trung tâm mà sức khỏe của bò được cải thiện nhiều, sản lượng sữa ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì là đơn vị nghiên cứu sự nghiệp trực thuộc Viện Chăn nuôi đóng trên địa bàn xã Vân Hòa - huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện Ba Vì 20km về phía Nam, xã Vân Hòa có diện tích đất khá rộng khoảng 17km². Trong đó: Phía Bắc giáp xã Tản Lĩnh Phía Nam giáp xã Yên Bài Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây Phía Tây giáp vườn Quốc Gia Ba Vì * Khí hậu thủy văn Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60C. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm. 5 * Địa hình đất đai Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Đất đai được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội * Tình hình xã hội Nhìn chung tình hình dân cư quanh trung tâm còn nghèo, chưa phát triển so với các xã khác của huyện, nhưng mấy năm trở lại đây với sự phát triển của nghề chăn nuôi bò sữa nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và coi nghề chăn nuôi bò sữa là nghề làm giàu và họ quyết định chuyển diện tích trồng lúa, chè, sắn sang chuyên canh trồng cỏ. Cũng nhờ nghề nuôi bò sữa mà bộ mặt vùng quê nghèo của Thủ đô đang từng ngày thay da đổi thịt. * Tình hình phát triển kinh tế Quá trình hoạt động và nghiên cứu của Trung tâm dựa trên nguồn vốn của nhà nước cấp. Mọi chính sách đối với người lao động đều được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật do vậy tạo được tâm lý thoải mái và tin tưởng cho người lao động * Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, tiền thân là Nông trường Quốc doanh Ba Vì được thành lập năm 1958, hiện đang quản lý 135 hộ gia đình. Trung tâm có 43 cán bộ công nhân viên chức biên chế thành 2 trại chăn nuôi. Trong đó: + Trình độ tiến sĩ: 01 + Thạc sĩ: 06 + Kĩ sư: 31 + Công nhân: 05 6 Trung tâm quản lý 2 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa (Hài Hòa 1, Hài Hòa 2 tại xã Vân Hòa - huyện Ba Vì), 1 xưởng chế biến nhỏ, 1 trạm nghiên cứu đồng cỏ, 1 trạm xá, 5 phòng ban chức năng phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. Do công suất của xưởng chế biến quá nhỏ chỉ thực hiện hoạt động thu mua và sơ chế tiệt trùng ban đầu không có việc chế biến, đóng gói sản phẩm đa dạng nên đa số sản lượng sữa lại giao cho các nhà máy khác ngoài vùng Ba Vì. 2.1.4. Tình hình sản xuất của cơ sở Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có chính sách đầu tư để thúc đẩy đàn bò sữa lên, vì vậy sản lượng sữa của cả nước cũng như trong vùng Ba Vì tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó Trung tâm với sự hợp tác Quốc tế để phát triển bò sữa với các tổ chức: Thế giới trong Hài Hòa, JICA – Nhật Bản đội ngũ kỹ thuật trong Trung tâm được tham gia huấn luyện nâng cao tay nghề và cung cấp các thiết bị kỹ thuật để nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cho đàn bò sữa thuộc Trung tâm. Chính nhờ được đầu tư đầy đủ, quản lý chặt chẽ và sự chỉ đạo tốt của Trung tâm mà sức khỏe của bò được cải thiện nhiều, sản lượng sữa ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Số bò sữa của Trung tâm hiện nay được xử lý theo các hình thức khoán cho các hộ tư nhân trên địa phương nuôi và được chia ra làm các khu vực quản lý như: Trại thực nghiệm, xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4… Bảng 2.1. Thống kê bò sữa của Trung tâm 2015 - 2016 Độ tuổi của bò Năm Bò sinh sản Bò cái tơ Bê lỡ Bê non Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ con (%) con (%) con (%) con (%) 2015 217 55,22 64 16,28 71 18,07 41 10,43 2016 233 52,36 65 14,61 83 18,65 64 14,38 7 Mỗi ngày ước tính sản lượng sữa thu được khoảng 4 tấn. Sản phẩm sữa của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì đang được cung cấp chủ yếu cho Công ty sữa quốc tế IDP. Trung tâm có tổng diện tích trồng cỏ là 350 ha trong đó có 35 ha đất trồng cỏ dự trữ. Đây là một điều kiện thuận lợi về thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra chính sách thuận lợi của Trung tâm đối với hộ nhân dân nhận bò khoán giúp cho sự phát triển đàn bò sữa có hiệu quả. 2.1.5. Những thuận lợi khó khăn * Thuận lợi - Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư lớn cho phát triển chăn nuôi bò sữa, đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành này phát triển. - Thị trường sữa trong nước vẫn còn rất lớn, lượng sữa sản xuất ra mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tiêu thụ. - Mô hình chăn nuôi hộ gia đình, trang trại tư nhân đã khẳng định là có hiệu quả. * Khó khăn - Nuôi bò sữa đòi hỏi có vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn để mua bò và xây dựng chuồng trại. - Nuôi bò sữa là một nghề mới ở nước ta, đa số người nuôi còn thiếu kinh nghiệm. Trong khi đó nuôi bò sữa cần phải có kỹ thuật chuẩn xác trong tất cả các khâu. - Nuôi bò sữa cần có những dịch vụ chuyên ngành: phối tinh nhân tạo cho bò cái, khám và điều trị bệnh... - Sữa là một sản phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản, nhất là trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta. 2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nƣớc Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã bắt đầu từ hơn nữa thế kỷ trước, vào năm 1962 nước ta nhập 30 con bò lang trắng đen từ Trung Quốc, nuôi tại Ba 8 Vì, năng suất chưa tới 2000kg/chu kì, sau đó chuyển lên Mộc Châu, năng suất đạt trên 3000kg/chu kì. Từ năm 1970 - 1978 nhập thêm khoảng 1900 con bò HF từ Cuba, nuôi tại nông trường Mộc Châu tỉnh Sơn La (phía Bắc) và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (phía Nam), năng suất đạt từ 3800 - 4200kg/chu kì (Nguyễn Văn Thưởng, 2006). Năm 1985 cả nước có 5,8 nghìn bò sữa nuôi tập trung trong các trại của nhà nước. Năm 1990 hình thức chăn nuôi nông hộ bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam và chăn nuôi bò sữa lúc đó mới thực sự phát triển từ năm 2001 đến 2005, để đáp ứng nhu cầu con giống, Bộ NN - PTNT đã nhập từ Mỹ 192 con HF và Jersey thuần, đực và cái, nuôi tại Mộc Châu để xây dựng đàn hạt nhân cái và sản xuất tinh bò đực. Một số tỉnh và trại tư nhân cũng nhập 10.164 con HF thuần và con lai HF x Jersey từ Úc (8815con), New Zealand (1149 con) và cả Thailand (200 con) để khai thác sữa (Cục Chăn nuôi, 2006). Năm 2004 tổng đàn bò sữa gấp 2,73 lần so với năm 2000. Sau 2004 tốc độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với việc tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ phát triển quá nóng của giai đoạn trước. Năng suất và chất lượng đàn bò sữa không ngừng được cải thiện. Cuối 2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 nghìn con, bò thuần HF chiếm 15% tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa hàng hoá đạt gần 216 nghìn tấn. Năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn 107,98 nghìn con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2008). Năng suất sữa (kg/chu kì 305 ngày) trung bình cả bò lai và bò thuần HF năm 2008 ước đạt trên dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần so với năm 1990. Năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan (7160kg). Cho tới gần đây chăn nuôi bò sữa của nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa tuy mới phát triển gần đây nhưng đạt tốc độ nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năng suất và sản lượng 9 sữa của bò Việt Nam hiện đạt 4.500 - 5.500 kg/chu kỳ, tương đương hoặc cao hơn một số nước trung khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Năm 2014, Việt Nam đã sản xuất được 549.500 tấn sữa, tăng 20,4% so với năm 2013 và đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước. Đến 1/4/2015, tổng số lượng đàn bò sữa cả nước là 253.700 con, tăng 26,5% so với năm 2013. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi vẫn nhỏ với chỉ 384 cơ sở, quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1,95%). 2.3. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì – Hà Nội Điển hình là vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của Hà Nội và cả nước, năm 2010 đàn bò sữa của huyện 2.950 con, đến 6 tháng đầu năm 2015, đàn bò sữa của huyện Ba Vì tiếp tục được phát triển trên quy mô lớn. Tính đến nay, đàn bò sữa toàn huyện đạt gần 9.000 con, tăng 15% so với cùng kỳ 2014 và chiếm 65% tổng đàn bò sữa toàn thành phố, sản lượng sữa đạt 26.500 tấn/năm. Toàn huyện có 1.800 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình mỗi hộ nuôi 2 - 3 con, một số hộ chăn nuôi quy mô lớn 20 - 30 con. Chăn nuôi bò sữa trở thành nghề cho thu nhập khá cho nông dân Ba Vì, không ít hộ gia đình có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm. Việc áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa ngày càng được quan tâm, có khoảng 85% hộ gia đình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn sử dụng máy thái cỏ, 65% hộ sử dụng máy vắt sữa và máng cho ăn tự động, 70% số hộ sử dụng hệ thống làm mát cho bò… Chăn nuôi bò sữa trở thành một nghề cho thu nhập khá, nhiều hộ thu nhập từ 300-500 triệu đồng/năm, góp phần phát triển kinh tế gia đình và đổi mới diện mạo nông thôn của huyện. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì còn mang tính nhỏ lẻ thủ công theo quy mô hộ gia đình nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi còn hạn chế. Một phần là do nguồn vốn ít trong khi chăn nuôi bò sữa đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Trước thực tế đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông Ba Vì đã tích cực hỗ trợ, tư vấn cho 10 nhiều hộ gia đình, chủ trang trại chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện được tiếp cận với nguồn vốn quỹ khuyến nông của Thành phố, để các hộ có điều kiện tăng đàn bò và đầu tư trang thiết bị. Từ nguồn quỹ này mà nhiều hộ chăn nuôi bò sữa huyện Ba Vì có thêm điều kiện mở rộng quy mô trang trại…. Song song với phát triển đàn bò sữa, huyện chỉ đạo phát triển đàn bò thịt tập trung ở các xã Minh Châu, Tòng Bạt, Vật Lại, Thụy An… với 42.500 con. Theo thống kê, đàn bò thịt trên địa bàn đã được lai hóa 100%, tạo điều kiện nâng cao chất lượng, phẩm chất, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người chăn nuôi. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội về tinh nhân tạo, Ba Vì có thêm giống bò thịt mới, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như BBB, Angus, Brahman… Trong đó, dự án lai tạo giống bò BBB trên nền bò thịt laisind thành đàn bò lai F1 hướng thịt được đánh giá đột phá lớn về ứng dụng khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực chăn nuôi. Đến nay, trên địa bàn huyện có 4.200 con bê lai F1 BBB được sinh ra, bê tăng trọng nhanh, gấp 1,2 - 1,3 lần so với các loại bê khác. Trung bình 1 con bê lai BBB 6 tháng tuổi cho hiệu quả kinh tế cao hơn 5 - 7 triệu đồng so với giống bò khác… 2.4. Đặc điểm cấu tạo tuyến vú và chức năng sinh lý tiết sữa 2.4.1. Đặc điểm cấu tạo tuyến vú Tuyến vú hay còn gọi là tuyến sữa là cơ quan sản xuất ra sữa. Tuyến sữa bao gồm mô tuyến, mô liên kết, ngoài ra còn có hệ cơ, các mạch quản, lâm ba và thần kinh. Mô tuyến: Là cơ quan tạo ra sữa, gồm 2 phần chính là hệ thống các tuyến bào và ống dẫn. Tuyến bào (nang tuyến): Là đơn vị tiết sữa chủ yếu của tuyến sữa. Tuyến bào có số lượng rất lớn (trên 80.000 tuyến bào/cm3). Tuyến bào có dạng khối cầu, mặt trong là các tế bào biểu mô tuyến (tế bào tiết sữa) có nhiệm vụ phân tiết sữa. Đó là tập hợp một tầng tế bào thượng bì đơn. Hình 11 dạng tế bào thay đổi theo chu kỳ phân tiết sữa. Khi tiết mạnh, trong tế bào tích trữ nhiều dịch phân tiết. Tế bào có hướng hình trụ, đầu nhỏ, hướng vào xoang tuyến bào. Tế bào tuyến chứa nhiều hạt mỡ và protein có kích thước khác nhau. Khi không phân tiết tế bào biểu mô tuyến thu hẹp lại. Chính giữa mỗi tuyến bào có một xoang gọi là xoang tiết. Xoang tiết ăn thông với ống dẫn sữa. Trong bầu vú, tuyến bào hợp lại với nhau thành chùm gọi là chùm tuyến bào hoặc tiểu thuỳ. Hệ thống ống dẫn sữa: Là hệ thống ống phân nhánh, các ống dẫn sữa nhỏ xuất phát từ xoang tiết (ống dẫn tuyến bào) rồi tập hợp vào ống dẫn trung bình và ống dẫn lớn. Các ống dẫn lớn này đổ về bể sữa. Bể sữa phân làm 2 phần, phần trên là bể tuyến, phần dưới là bể bầu vú. Giữa hai bể có nếp nhăn niêm mạc vòng. Cuối cùng là lỗ đầu vú, cuối núm vú có hệ thống cơ thắt đầu núm vú ngăn không cho sữa tự chảy ra ngoài. Mô liên kết: Mô liên kết của tuyến sữa thực hiện chức năng định hình, bảo vệ cơ học và sinh học. Chúng bao gồm các tổ chức sau: Da bao bọc bên ngoài và hỗ trợ sự định hình của tuyến Mô liên kết mỏng nằm kế phần da Mô liên kết dày nằm kề liền sau lớp mô liên kết mỏng gắn phần da và tuyến thể bằng một lớp liên kết đàn hồi Màng treo bầu vú gồm các màng treo bên và màng treo giữa Các tổ chức liên kết đệm (mô mỡ). Hệ cơ: Xung quanh các nang tuyến có các cơ biểu mô giúp co bóp đẩy sữa từ nang tuyến vào ống dẫn sữa. Xung quanh các ống dẫn sữa và bể sữa có hệ thống các cơ trơn. Phía đầu núm vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt bầu vú. Mạch máu: Hầu hết máu cung cấp cho bầu vú nhờ đôi động mạch âm ngoài. Hệ thống động mạch đi từ xoang bụng, thông qua rãnh bẹn, chui qua ống bẹn, quanh co uốn khúc để cho tốc độ dòng chảy của máu chậm lại. Động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan