Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái ngoại và biện pháp điều trị bệnh tại t...

Tài liệu Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái ngoại và biện pháp điều trị bệnh tại trại nguyễn thanh lịch huyện ba vì hà nội.

.DOC
68
250
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THANH TIẾN Tên đề tài: TÌNH HÌNH MẮC BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP Ở LỢN NÁI NGOẠI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH, HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2012 – 2017 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Vũ Hoàng Lân Thái Nguyên, năm 2016 i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THANH TIẾN Tên đề tài: TÌNH HÌNH MẮC BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP Ở LỢN NÁI NGOẠI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH, HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp : K44 - TY Khoa Khoá học : Chăn nuôi Thú y : 2012 – 2017 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Vũ Hoàng Lân Thái Nguyên, năm 2016 ii LỜI CẢM ƠN Trong quá tình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học. Được sự giúp đỡ giảng dạy nhiệt tình của các Thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hiện nghiên cứu thực đề tài. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Ban Giám Hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tất cả bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp em thực hiện đề tài và hoàn thiện cuốn khóa luận này. Em xin cảm ơn tới cấp ủy, chính quyền xã Ba trại, Ba Vì, Hà Nội, chủ trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Vũ Hoàng Lân đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành cuốn khóa luận này. Một lần nữa em xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, cùng mọi điều tốt đẹp nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Chu Thanh Tiến iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Lịch vệ sinh phòng bệnh của trại lợn nái........................................34 Bảng 4.2: Quy trình sử dụng vắc xin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho lợn con tại Trại................................................................................................ 35 Bảng 4.3. Cơ cấu đàn lợn qua các năm...........................................................41 Bảng 4.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất................................................. 42 Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn...............................................43 Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo lứa đẻ......................................44 Bảng 4.7: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo tháng theo dõi........................46 Bảng 4.8: Một số triệu chứng chính của lợn mắc bệnh đường hô hấp...........47 Bảng 4.9: Tỷ lệ lợn mắc hội chứng đường hô hấp theo tổ hợp lai..................48 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ mắc hội chứng của lợn nái.....49 Bảng 4.11: Hiệu quả của một số loại thuốc trong điều trị bệnh đường hô hấp 50 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự Kg Kilôgam Ml Mililít Nxb Nhà xuất bản % Phần trăm TT Thể trọng VTM Vitamin PRRS Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài....................................................................3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................... 4 2.1.1. Vai trò, chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp........................................ 4 2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng hô hấp ở lợn.....................................5 2.1.3. Nguyên tắc phòng và điều trị hội chứng viêm đường hô hấp ở lợn......18 2.1.4. Hai loại thuốc sử dụng điều trị trong đề tài...........................................22 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.....................................23 2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................23 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước......................................................... 25 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................28 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................28 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................28 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................28 vi 3.4.1. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở đàn lợn nái ngoại................................................................................................................28 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh đường hô hấp..........................................................................................29 3.4.3. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác đồ điều trị bệnh............................................................................................... 29 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................30 3.4.5 Công thức tính toán các chỉ tiêu theo dõi...............................................31 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................31 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 32 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất...........................................................32 4.1.1. Công tác phòng bệnh.............................................................................32 4.1.2. Điều trị một số bệnh trong thời gian thực tập.......................................36 4.1.3. Công tác chăn nuôi tại cơ sở thực tập...................................................41 4.2. Kết quả nghiên cứu khoa học...................................................................43 4.2.1. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh đường hô hấp tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, huyện Ba Vì, Hà Nội..............................................................................43 4.2.2. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh đường hô hấp theo lứa đẻ.....................44 4.2.3. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh đường hô hấp theo tháng theo dõi.......46 4.2.4. Một số triệu chứng chính của lợn mắc bệnh đường hô hấp..................47 4.2.5. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng viêm đường hô hấp theo tổ hộp lai...............48 4.2.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ của chuồng trại đến tỷ lệ mắc hội chứng viêm đường hô hấp của lợn ngoại sinh sản..............................................................49 vii 4.2.7. Hiệu quả của một số loại thuốc trong điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn ... 50 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................52 5.1. Kết luận....................................................................................................52 5.2. Kiến nghị..................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 54 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Nước ta là một nước nông nghiệp. Bên cạnh ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người, ngoài ra còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến. Chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình từ lâu đã gắn bó với người nông dân Việt Nam. Từ lâu con lợn được xem là biểu tượng cho sự dành dụm của người nông dân. Những năm gần đây, các trung tâm giống và các công ty liên doanh đã có nhiều nỗ lực trong việc nhập khẩu các giống lợn ngoại có năng suất cao để cải thiện đàn lợn hiện có ở nước ta. Rất nhiều trại chăn nuôi lợn kiểu công nghiệp đã được hình thành, tạo nên các vùng chăn nuôi. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về thức ăn, giống, chăm sóc quản lý, chuồng trại đã được áp dụng thành công. 2 Trong chăn nuôi lợn theo hình thức tập trung trang trại hiện này, các bệnh truyền nhiễm như dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, đóng dấu lợn... đều được khống chế một cách triệt để vì đã thực hiện quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh một cách nghiêm ngặt, nhưng một trong những trở ngại lớn cho hình thức chăn nuôi này là các bệnh ở đường hô hấp thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho các trại chăn nuôi lợn. Vì các bệnh đường hô hấp lây lan nhanh và tác động kéo dài đối với cơ thể lợn. Mầm bệnh tồn tại rất lâu trong cơ thể lợn cũng như môi trường bên ngoài làm cho việc phòng trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn, khi lợn bị bệnh chi phí điều trị cao, thời gian và liệu trình điều trị kéo dài. Đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta thì bệnh về đường hô hấp thường xuyên xảy ra và gây ra phổ biến ở lợn ngoại nuôi thịt theo hình thức tập trung trang trại. Để góp phần giảm bớt thiệt hại về kinh tế do các bệnh đường hô hấp gây ra ở lợn và nâng cao chất lượng thịt lợn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn nái ngoại và biện pháp điều trị bệnh tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Huyện Ba Vì, Hà Nội” 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn tại trại lợn CP Nguyễn Thanh Lịch. - So sánh hiệu lực điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác đồ điều trị bệnh. 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Các kết quả nghiên cứu bệnh đường hô hấp ở lợn là những tư liệu khoa học quan trọng phục vụ cho công tác phòng và trị bệnh này tại trại lợn Vì, Nguyễn Thanh Lịch, Huyện Ba Hà Nội trong những năm tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh của phác đồ từ đó áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi. - Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn nuôi, nâng cao kiến thức của bản thân. - Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Vai trò, chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định đến sự sống là có đủ lượng O2. Trong mỗi phút, cơ thể động vật cần 6 - 8ml O2 và thải ra 250ml CO2. Để có đủ lượng O2 thiết yếu này và thải ra được lượng CO2 ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp. Quy trình hô hấp của cơ thể lợn được chia thành 3 quá trình: - Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang. - Hô hấp trong: là quá trình sử dụng O2 ở mô bào. - Quá trình vận chuyển CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngược lại. Động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh thể dịch và được thực hiện bởi các cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường dẫn khí (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản) và phổi. Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm mạc đường hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để giữ bụi và dị vật có lẫn trong không khí. Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển động hướng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngoài. Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi… nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập vào sâu trong đường hô hấp. 5 Khí O2 sau khi vào phổi và khí CO2 thả ra được trao đổi tại phế nang. Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí. Một động tác hít vào và thở ra được gọi là một lần hít thở. Tần số hô hấp là số lần thở/phút. Tần số hô hấp ở lợn khỏe là: 10 - 20 lần/phút. Trong trường hợp lợn mắc bệnh hoặc gặp phải một số kích thích thì tần số hô hấp sẽ thay đổi có khi tăng lên hoặc giảm xuống. 2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng hô hấp ở lợn 2.1.2.1. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng hô hấp ở lợn Ho, khó thở là triệu chứng bệnh lý đặc thù của viêm đường hô hấp. Triệu chứng này có ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp ở lợn sau cai sữa, lợn choai và lợn nái. Ho là một phản xạ tống ra ngoài những vật lạ xâm nhập và gây kích thích niêm mạc đường hô hấp như chất tiết, bụi bẩn, vi khuẩn... Cung phản xạ ho bắt đầu từ những nốt nhạy cảm trên niêm mạc qua hệ thần kinh mê tẩu đến trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu, khí quản, cuống lưỡi, màng phổi, niêm mạc mũi đều có thể gây ho. Ho từng cơn do viêm thanh quản, viêm phế quản, lòng khí quản có nhiều đờm, ho đến lúc tống hết các chất kích thích đó. Ho mạnh, nhiều, vang thường do bệnh ở họng, ở khí quản, phế quản. Trường hợp này tổ chức phổi ít bị tổn thương. Ho yếu, tiếng trầm đục do tổ chức phổi bị tổn thương nặng, bị thấm ướt, tính đàn hồi giảm, màng phổi bị dính như trong bệnh viêm phổi, viêm màng phổi, lao, tỵ thư. Ho ngắn hay dài chủ yếu do thanh quản quyết định. Ho vang, gọn là do thanh quản khỏe, đóng kín. Ho kéo dài do thanh quản không đóng kín. Ho ướt do viêm khí quản, viêm phổi, có nhiều niêm dịch. Ho khan do viêm khí quản, viêm màng phổi, lao phổi... 6 Ho có biểu hiện đau gặp trong bệnh viêm màng phổi, họng thủy thũng nặng, viêm niêm mạc đường hô hấp nặng, biểu hiện lúc ho con vật khó chịu, cổ vươn dài chân, cào đất... Khó thở là một rối loạn hô hấp phức tạp với biểu hiện ra bên ngoài là thay đổi lực thở, tần số hô hấp, nhịp thở, thể thở. Hậu quả là cơ thể thiếu oxy, niêm mạc tím bầm, trúng độc toan tính. Hít vào khó: Do đường hô hấp trên hẹp, luồng khí đi vào khó khăn. Gia súc hít vào cổ vươn dài, vành mũi mở rộng, bốn chân dạng ra, lưng cong, ngực ưỡn. Do viêm thanh quản, phế quản, phổi thủy thũng hoặc do các bộ phận bên cạnh viêm sưng chèn ép làm cho đường hô hấp trên hẹp, gia súc hít vào khó. Thở ra khó: Do phế quản bị viêm, phổi mất tính đàn hồi. Gia súc thở ra khó khăn, bụng hóp lại, cung sườn nổi lên, lòi dom. Các bệnh thường gặp: phổi khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi. Thở khó hỗn hợp: Động tác hít vào và thở ra đều khó khăn, thường do các bệnh như viêm phổi, thủy thũng phổi, xung huyết phổi, tràn dịch phổi, tràn khí màng phổi, u phổi và những bệnh truyền nhiễm cấp tính làm giảm diện tích hô hấp và giảm tính đàn hồi của phổi (Hồ Văn Nam và cs, 1997) [17], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2003) [15]. Theo Lê Minh Chí (2004) [5] hội chứng hô hấp không nhất thiết gây ra những triệu chứng lâm sàng nói trên. Có khi gia súc bị viêm phổi nhưng ít biểu hiện ra ngoài. Đó là do năng lực của phổi vẫn đáp ứng đủ cho phần lớn chức phận nên quá trình viêm của phổi vẫn tương đối ổn định ở mức độ trung bình nếu con vật không bị stress, hay làm việc quá sức. Viêm phổi: bề mặt phổi và lớp màng ngực được lót một lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Nếu quá trình viêm phổi lan tới màng phổi thì gọi là 7 viêm màng phổi. Nếu lan rộng bệnh sẽ nặng, con vật có biểu hiện đau đớn ở vùng ngực. Ngoài ra, tần số hô hấp tăng gia súc thở khó đột ngột, chảy dịch mũi... cũng là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới phổi hay bệnh đường hô hấp. John Carr (1997) [11], Cù Hữu Phú và cs (2002) [22], Stan Done (2002) [24] cho biết: các hội chứng hô hấp có thể gây ra những tổn thất kinh tế đáng kể trong ngành chăn nuôi lợn ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong điều kiện chăn nuôi của chúng ta hiện nay, hầu như chưa có khu vực chăn nuôi tập trung nào có thể khống chế và loại trừ được hoàn toàn hội chứng hô hấp. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ hè - thu khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao. Để khống chế hội chứng hô hấp là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Bởi hội chứng này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: Dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, các yếu tố ngoại cảnh, môi trường khí hậu, các nguyên nhân do vi khuẩn, virút, ký sinh trùng, trong đó có yếu tố được xem là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố được xem là thứ phát. Hội chứng này do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ phát gây bệnh. Việc phân biệt cụ thể từng nguyên nhân rất khó khăn và chỉ có tính tương đối, chỉ nêu lên được yếu tố nào là chính xuất hiện trước và yếu tố nào là phụ xuất hiện sau, từ đó có biện pháp phòng trị kịp thời, hiệu quả. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp của lợn, việc xem xét thật đầy đủ các nguyên nhân này cho đến nay chưa thật thống nhất. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là lợn nái ngoại, có một số nguyên nhân chính sau: 2.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh * Nguyên nhân do vi khuẩn 8 Có nhiều tác giả khi nghiên cứu về hội chứng hô hấp ở lợn đều đưa ra nhận định: Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn hoạt động hô hấp ở lợn. “Trong số vi khuẩn gây hội chứng hô hấp ở lợn phải đề cập tới vai trò quan trọng của các vi khuẩn Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica, Haemophilus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis” (Cù Hữu Phú, 2002) [22]. Ngoài ra còn có vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây viêm phổi mãn tính ở lợn hay còn gọi là bệnh suyễn lợn... - Vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn (Pijoan C., 1992) [40], bệnh có tính chất lây lan mạnh, thường xảy ra khi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột. Triệu chứng của bệnh chủ yếu là con vật sốt cao, ho, khó thở, bụng hóp lại để thở, tần số hô hấp tăng. Giai đoạn sau của bệnh: xuất hiện các nốt xuất huyết, tụ huyết ở tai, bụng, phía trong đùi, có thể bị tiêu chảy. Thể mãn tính là thể đặc trưng thường thấy của bệnh do vi khuẩn gây ra , bênh ḥ tich chu yếu ơ phổi như : viêm phổi vơi cac ́ ̉ ̉ ́ ́ mưc đô ḥkhac nhau tư sưng đến thuy thung , nhục hóa hoặc gan hóa , nếu kế ́ ́ ̀ ̉ ̃ phát các loại cầu khuẩn có thể tạo thành các ổ viêm có mủ , ổ bã đậu. Mưc đô ḥ viêm khac nhau co thểtiến triển cua tưng ky tưng vung hoăc ḥ ơ ca trương phổi. ́ ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ̉̉ Màng phổi, bao tim viêm dinh vao lồng ngưc ḥ (Lê Văn Taọ, 2007) [25] ́ ̀ Theo Trần Văn Bình (2008) [4], lợn mắc bệnh ở thể này có biểu hiện đang bình thường đột nhiên kêu rống lên rồi lăn ra chết, sau khi chết xác lợn tím bầm, sùi bọt mép. Trường hợp này xảy ra khi mầm bệnh đã có sẵn ở cơ sở chăn nuôi. 9 - Vi khuẩn Bordetella brochiseptica gây bệnh viêm phổi, viêm teo mũi lợn từ sau cai sữa đến 5 tháng tuổi (Nicolet J., 1992) [39]. Triệu chứng của bệnh: con vật ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Nước mũi lúc đầu lỏng, về sau trở nên đặc, có lẫn máu mủ; xoang mũi, xương của hàm trên bị teo, méo mó, biến dạng, hàm dưới nhô ra, mõm nghiêng về một bên hoặc các vùng bị teo lại một cách đối xứng làm cho da bị nhăn lại, con vật khó lấy thức ăn. Bệnh có tỷ lệ chết thấp nhưng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của lợn (Cù Hữu Phú, 2002) [22]. - Vi khuẩn Haemophilus parasuis là nguyên nhân gây bệnh thể kín (Glasser’s) và viêm phổi lợn trong giai đoạn từ sau 2 tuần đến 4 tháng tuổi (Nicolet J., 1992) [39]. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là con vật bị viêm các khớp như khớp gối và khớp cổ chân, liệt do viêm khớp, khó thở. Ngoài ra, ở thể viêm phổi thường thấy sự có mặt của Haemophilus parasuis trong một số bệnh khác như viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Streptococcus spp, Staphylococcus spp gây ra. - Vi khuẩn Actinobacilus pleuropneumoniae gây bệnh viêm phổi màng phổi lợn (Nicolet J., 1992) [39], (Đặng Xuân Bình và cs, 2007) [3], (Cù Hữu Phú và cs, 2004) [23]: bệnh có tính chất lây lan mạnh, thường gây chết lợn choai; lợn nái, lợn trưởng thành cũng mắc bệnh nhưng ở thể nhẹ hơn. Bệnh xuất hiện trong đàn không có miễn dịch có thể gây cho 15 - 39% lợn mang triệu chứng lâm sàng như gầy yếu, sốt, kém ăn và khó thở. Một số lợn xuất hiện bệnh tích tím tái và một số con thấy bọt lẫn máu ở quanh mõm. Giai đoạn đầu chủ yếu là ho khan, sau đó bệnh tiến triển thì chuyển sang thể thở. Con vật thở rất khó khăn, thở thể bụng. Bệnh không gây chết nhiều nhưng lợn sinh trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn cao. Chết do mắc bệnh cấp tính thường xảy ra sau 4 - 6 tiếng sau khi có triệu chứng lâm sàng và trong nhiều trường hợp 10 lợn có thể chết mà không có dấu hiệu gì. Tỷ lệ chết có thể lên đến 30 - 50% lợn bệnh. Vi khuẩn gây bệnh có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí ở khoảng cách ngắn. Mầm bệnh có thể tồn tại qua thời gian dài trong nước lạnh ( 30 ngày ở 200C), nhiều giờ trong khí dung, tồn tại 4 ngày ở mô phổi và chất thải ra ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên Actinobacillus pleuropneumoniae có thể bị diệt nhanh chóng ở điều kiện khô và các hóa chất sát trùng thông thường. Khi mổ khám các ca bệnh cấp tính thấy các vùng tổ chức phổi không đều, thường đỏ thẫm, nhất là ở các thùy đuôi của phổi. Hoại tử có thể thấy ở các vùng này trong các ca nặng, bị bệnh lâu ngày. Màng phổi viêm dính có fibrin bao phủ trên bề mặt phổi, thường viêm dính lồng ngực kèm theo thẩm xuất dịch. Chẩn đoán bệnh có thể dựa trên quan sát các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các bệnh tích đặc trưng khi mổ khám. Nuôi cấy bệnh phẩm phân lập có thể cho kết luận chính xác. Các phản ứng huyết thanh học bao gồm phản ứng chẩn đoán kết hợp bổ thể và các xét nghiệm ELISA cũng thường được sử dụng. - Vi khuẩn Streptococcus suis gây các triệu chứng bệnh rất đa dạng bao gồm như nhiễm trùng máu cấp tính, viêm màng não, viêm đa khớp và viêm phổi ở lợn, thường dẫn đến chết đột ngột (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [6]. Lê Văn Tạo (2007) [25] cho biết để gây bệnh vi khuẩn Streptococcus suis sau khi vào cơ thể sẽ nhân lên tại hạch hạch nhân rồi vào máu gây nhiễm trùng 0 huyết, nên triệu chứng đầu tiên là sốt 40,6 - 41,7 C, triệu chứng thần kinh như run rẩy, đứng không vững, liệt, dẫn đến chết. Bệnh thường xảy ra cấp tính, gây chết lợn đột ngột. Bệnh có thể lây cho người và một số gia súc khác. Thể bệnh viêm não, màng não thường xảy ra ở lợn con từ 1 đến 3 tuần tuổi. Thể 11 viêm khớp, viêm phổi thường xảy ra ở lợn con sau cai sữa và lợn trưởng thành. Ngoài ra Streptococcus cũng là tác nhân gây bệnh đường sinh dục, sảy thai ở lợn nái, gây viêm vú... Streptococcus suis thường xuyên cư trú ở niêm mạc đường hô hấp trên của lợn khỏe mạnh. Mẫu bệnh phẩm thường lấy để phân lập Streptococcus suis là dịch mũi, trong khi hạch amidan không được sử dụng vì thường tạp nhiễm và có mặt nhiều loại vi khuẩn khác. Trịnh Phú Ngọc (2002) [18] cho biết vi khuẩn Streptococcus suis phân lập được mẫn cảm với penicilin và trong thực tế, khi sử dụng penicilin kết hợp dexamethasone điều trị bệnh do Streptococcus suis gây ra ở lợn, điều trị từng cá thể kết hợp với chăm sóc và nuôi dưỡng tốt có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Theo Trương Quang Hải và cs (2012) [10] trong 25 chủng vi khuẩn Streptococcus suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi mẫn cảm cao với ceftiofur (92,0%), florfenicol (88,0%), amoxicillin (88,0%) và amikacin (72,0%) nên có thể sử dụng một trong các kháng sinh trên để điều trị cho lợn khi mắc viêm phổi do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. - Vi khuẩn nguyên thủy Mycoplasma hyopneumoniae gây bệnh viêm phổi mãn tính (còn gọi là bệnh suyễn lợn) giai đoạn từ sau cai sữa đến khi trưởng thành, triệu chứng bệnh chủ yếu là ho dai dẳng, đặc biệt khi gặp thời tiết nóng ẩm, nuôi nhốt chật trội (Ross, 1992) [42]. Bệnh xảy ra chủ yếu ở thể mãn tính với triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày (có thể hàng tháng, hàng năm ở lợn nái), ho khan, ho chủ yếu vào sáng sớm và về đêm. Con vật vẫn ăn uống bình thường nhưng sinh trưởng chậm. Bệnh thường thấy dưới dạng mãn tính ở lợn và ít khi thấy ở lợn trước 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở đàn lợn giai đoạn đang lớn và giai đoạn trưởng thành. Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi do Mycoplasma biểu hiện ho khan và chậm lớn, không sốt hoặc ít có sự nguy hiểm về chức năng hô hấp nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng khi sức đề kháng giảm sút, xuất hiện các vi khuẩn kế 12 phát gây nên các dấu hiệu nặng hơn của dịch viêm phổi địa phương. Lợn biểu hiện sốt, mệt li bì, khó thở, da tím tái và chết. Bệnh thường lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc giữa các đàn trong cùng khu vực. Việc lây truyền từ con này sang con khác có thể hoàn toàn không có hiệu quả và đôi khi có thể không xảy ra giữa các con cùng chuồng. Tuy nhiên, sự lây truyền qua không khí hình như được coi là cách nhiễm bệnh của các đàn nuôi kín không có Mycoplasma. Việc chẩn đoán bệnh có thể đạt hiểu quả ở mức độ nhất định qua kiểm tra bệnh tích phổi ở lò sát sinh, nơi mà biểu hiện rõ các bệnh tích được thấy trong các thùy phổi. Bệnh tích viêm, tụ huyết ở phổi thường có màu đỏ hồng, có thể phát hiện dễ dàng. Tuy nhiên, kiểm tra bệnh tích của phổi ở lò sát sinh không cho phép xác định chính xác về thời gian lúc bắt đầu nhiễm bệnh ở trong đàn. Việc phân lập mầm bệnh thường khó thực hiện đối với Mycoplasma hyopneumoniae, nên phương pháp nuôi cấy ít khi được sử dụng phổ biến như một xét nghiệm chẩn đoán. Phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, với bệnh phẩm là tổ chức mô phổi lợn nghi mắc bệnh. Hoặc sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể hay kỹ thuật ELISA. * Nguyên nhân do virus - Nguyên nhân do virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp Theo Stan Done (2002) [24]: Các virus gây bệnh cho lợn thường xuyên nhất là virus gây bệnh cúm lợn (Swine Influenza) và virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS). Ngoài ra còn có một loại virus khác nữa là PCV2 (Porcine circo virút type 2). Kết quả nghiên cứu của Benfield (1992) [29], Li (2006) [38] cho thấy virus PRRS có quan hệ gần gũi về mặt sinh học, cấu trúc và di truyền với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan