Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện hoà vang, th...

Tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện hoà vang, thành phố đà nẵng

.PDF
73
1
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN HOÀ VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành học (Chuyên ngành Khoá GVHD Sinh viên thực hiện Lớp : Địa Lý Học : Địa Lý Du Lịch) : 2018-2022 : ThS. Nguyễn Đặng Thảo Nguyên : Đồng Thị Mỹ Duyên : 18CDDL2 Đà Nẵng – năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, không sao chép của ai do tôi tự nghiên cứu, đọc, phân tích tài liệu, tổng hợp và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong khóa luận tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, chương trình phần mềm và những kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 09 tháng 05 năm 2022. Đồng Thị Mỹ Duyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khoá luận “Tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”, bên cạnh quá trình nổ lực của bản thân em luôn luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô cùng với những lời động viên, khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè trong những lúc em gặp khó khăn. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô khoa Địa Lý - Đại học Sư Phạm đã truyền thụ những kiến thức cơ bản, tạo tiền đề giúp em hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, chu đáo của cô ThS. Nguyễn Đặng Thảo Nguyên đã luôn đồng hành cùng em để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế, những khó khăn trong thời điểm dịch bệnh và bản thân có nhiều thiếu sót nên nội dung báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên để cho bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 09 tháng 05 năm 2022 Đồng Thị Mỹ Duyên MỤC LỤC PHẦN MỘT MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Nhiệm vụ ..................................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2 4.2.1 Về nội dung ..................................................................................................2 4.2.2. Giới hạn về không gian ...............................................................................2 4.2.3. Giới hạn về thời gian ...................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 5.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu .............................3 5.2. Phương pháp biểu đồ, bản đồ ............................................................................3 5.3. Phương pháp thực địa ........................................................................................3 6. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................3 6.1. Ở Việt Nam ........................................................................................................3 6.2. Ở Đà Nẵng .........................................................................................................4 7. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................................4 PHẦN HAI NỘI DUNG ................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ......................................................................................5 1.1. Các khái niệm ....................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch ......................................................................5 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................5 1.1.3. Khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa .........................................................5 1.2. Du lịch cộng đồng ..............................................................................................5 1.2.1. Khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng .........................................................5 1.2.2. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng ..........................6 1.2.3. Đặc điểm phát triển du lịch cộng đồng .......................................................7 1.3. Một số kinh nghiệm, thực tiễn trong khai thác tài nguyên du lịch và phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và Đà Nẵng ..............................................................8 1.3.1. Ở Việt Nam .................................................................................................8 1.3.2. Ở Đà Nẵng .................................................................................................10 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................................11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN HOÀ VANG, TP ĐÀ NẴNG ..............................12 2.1. Giới thiệu huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng ......................................................12 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................12 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội..........................................13 2.2. Tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng ..................................................................................................................20 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .......................................................................20 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa .......................................................................24 2.2.3. Các loại sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng được xây dựng từ các tài nguyên du lịch .....................................................................................................26 2.2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế từ việc khai thác tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng .........................29 2.3. Thực trạng phát triển DLCĐ tại huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng ...................32 2.3.1. Lao động ....................................................................................................32 2.3.2. Doanh thu và lượt khách du lịch cộng đồng của huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng ....................................................................................................................33 2.3.3. Các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Hoà Vang .....................................36 2.3.4. Nhận xét về những kết quả đạt được và hạn chế của phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng ......................................................39 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................................42 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN HOÀ VANG, TP. ĐÀ NẴNG. ...................................................43 3.1. Định hướng phát triển DLCĐ huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng .......................43 3.1.1. Định hướng chung .....................................................................................43 3.1.2. Định hướng về giai đoạn và khu vực phát triển du lịch cộng đồng ..........44 3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng .....46 3.2.1. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch ....................46 3.2.2. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng .....................................47 3.2.3. Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy định của luật pháp ..........................................................................48 3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch cộng đồng ................................................................................................48 3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng của địa phương .49 3.2.6. Giải pháp phát triển quy mô và quy hoạch phát triển các cụm DLCĐ tại huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng ...........................................................................50 3.2.7. Giải pháp xử lý chất thải, rác thải, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch cộng đồng bền vững ............................................................................................52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................................53 PHẦN BA KẾT LUẬN ................................................................................................. 54 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSHT& CSVCKT: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật DLCĐ: Du lịch cộng đồng HĐND: Hội đồng nhân dân KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên KDL: Khu du lịch TP: Thành phố UBND: Uỷ ban nhân dân VQG: Vườn quốc gia DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1. Bản đồ hành chính Huyện Hoà Vang. .......................................................... 12 Hình 2. 2. Bản đồ phân bố các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Hoà Vang ..... 23 Hình 2. 3. Bản đồ phân bố điểm tài nguyên du lịch văn hoá huyện Hoà Vang ............ 24 Hình 2. 4. Bản đồ phân bố các điểm du lịch cộng đồng huyện Hoà Vang ................... 38 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Tình hình lao động từ 15 tuổi trở lên huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng năm 2018-2020 ...................................................................................................................... 32 Bảng 2. 2. Tổng doanh thu du lịch của TP. Đà Nẵng 04 tháng đầu năm 2022 ............. 33 Bảng 2. 3. Lượng khách du lịch đến TP. Đà Nẵng 04 tháng đầu năm 2022 ................. 34 Bảng 2. 4. Doanh thu và lượt khách du lịch cộng đồng của huyện Hoà Vang 04 tháng đầu năm 2022 theo ước tính của đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hoà Vang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. ......................................................... 34 Biểu đồ 2.1. Tình hình lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng từ năm 2018-2020 .......................................................................................................... 32 Biểu đồ 2.2. Doanh thu và lượt khách du lịch cộng đồng của huyện Hoà Vang ước tính theo đề án phát triển DLCĐ huyện Hoà Vang năm 2021-2025, định hướng đến năm 2030. .............................................................................................................................. 35 PHẦN MỘT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch cộng đồng là hoạt động của một cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, hay cũng có thể nói đây là loại hình du lịch trong đó cộng đồng địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng và quản lý du lịch. Loại hình này được phát triển trên cơ sở văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho người dân bản địa với giá trị về tinh thần và vật chất vượt xa những loại hình du lịch thông thường. Du lịch cộng đồng tại Việt Nam xuất hiện từ những năm 1990 tại một số tỉnh, thành phố như Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam, đến nay đã mở rộng trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Du lịch cộng đồng đã giúp khai thác, phát huy, giới thiệu và góp phần bảo tồn, lưu giữ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, du lịch cộng đồng còn là một loại hình du lịch được nhiều tỉnh, thành phố lựa chọn để phát triển du lịch, trong đó không thể không kể đến TP. Đà Nẵng là một thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch sinh thái… Nhận thấy được những ưu điểm và lợi thế của du lịch cộng đồng, TP. Đà Nẵng đã bắt kịp xu thế và triển khai phát triển đa dạng hơn các hoạt động của du lịch cộng đồng. Thành phố đã và đang phát triển du lịch cộng đồng ở các khu vực Thọ Quang Mân Thái, Nam Ô, huyện Hòa Vang. Cụ thể, thành phố Đà Nẵng đã khai thác phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của dân tộc Cơ-tu, tại khu vực Thọ Quang - Mân Thái và khu vực Nam Ô phát triển du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động văn hoá biển Trong đó, điển hình là khu vực huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng có những lợi thế về tài nguyên du lịch để khai thác và phát triển du lịch cộng đồng. Mặc dù có nhiều điều kiện, tài nguyên du lịch thuận lợi nhưng hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, trong đó phải kể đến giá trị văn hóa của người Cơ-tu. Hoạt động khám phá văn hóa dân tộc Cơ-tu tại huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng mới chỉ dừng lại ở việc đưa du khách đi xem chứ chưa thực sự trải nghiệm đầy đủ về những giá trị văn hóa bản địa, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Vì vậy, cần phải tiếp tục tìm hiểu, khai thác thêm những tài nguyên vốn có của huyện Hoà Vang TP. Đà Nẵng để phát triển du 1 lịch. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em xin lựa chọn đề tài " Tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan về lý luận và những công trình nghiên cứu trong nước đã có liên quan đến đề tài, mục tiêu chủ yếu của khóa luận là tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng của huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng một cách hiệu quả và hợp lý. 3. Nhiệm vụ - Tổng quan các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch và du lịch cộng đồng. Nêu ra các thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở một số địa phương. - Tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. - Nhận xét về những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc khai thác tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hoà vang, TP. Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp hợp lý để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Về nội dung Tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. Nhận xét tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. 4.2.2. Giới hạn về không gian Đề tài tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. 2 4.2.3. Giới hạn về thời gian Đề tài tìm hiểu tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng tại huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng từ giai đoạn 2018 - 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu Đây là phương pháp em dùng để thực hiện bước đầu tiên trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu của khoá luận em tiến hành xác định nguồn tài liệu tìm, tìm kiếm và lựa chọn những nội dung cần thiết nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn. Từ các nguồn tài liệu thu thập được từ sách, báo, website, hình ảnh, bản đồ và các công trình nghiên cứu đã có em tiến hành phân tích, tổng hợp đưa ra các nội dung phù hợp với đề tài của khoá luận. 5.2. Phương pháp biểu đồ, bản đồ Từ những nội dung thông tin đã phân tích, tổng hợp được, em tiến hành vẽ biểu đồ, các bản đồ bằng phần mềm mapinfo để minh hoạ trực quan các nội dung cần thiết làm rõ các vấn đề của khoá luận. 5.3. Phương pháp thực địa Ở phương pháp này, em có cơ hội đi tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm thực tế về văn hoá và cảnh quan thiên nhiên ở xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang. Từ đó, em thu thập được một số tư liệu về sản phẩm du lịch cộng đồng, đặc điểm phát triển của du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang. 6. Lịch sử nghiên cứu 6.1. Ở Việt Nam Ở Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch cộng đồng như sau. Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Đường Lâm, Hà Nội” của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018) trong khoá luận tốt nghiệp ngành Văn hóa Du lịch, đề tài này chủ yếu tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng, xác định tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng, đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc nhận diện các vấn đề tồn tại và những nguyên của chúng và đề xuất những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Đường Lâm, Hà Nội. Bên cạnh đó còn có “Đề tài nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam” (2018) của tác giả Phạm Thị Lấm trong luận văn thạc sĩ ngành 3 Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, đề tài đã làm rõ các nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng, thực trạng phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, còn có “Đề tài quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng tỉnh Gia Lai” (2020) của tác giả Đặng Thị Mỹ Hiệp, trong đề tài này tác giả đã làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về DLCĐ ở tỉnh Gia Lai và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về DLCĐ. 6.2. Ở Đà Nẵng Ở Đà Nẵng, có các đề tài nghiên cứu về du lịch cộng đồng tại TP. Đà Nẵng như sau: Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên “Đánh giá mức độ tham gia và nhận thức cộng đồng địa phương về hoạt động du lịch ở Nam Ô – TP. Đà Nẵng” của nhóm sinh viên Trần Linh và Nguyễn Anh Tú, Khoa Địa Lý – Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đề tài đã tổng quan cơ sở lý luận về sự tham gia và nhận thức của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Đánh giá thực trạng mức độ tham gia và nhận thức của cộng đồng địa phương khu vực Nam Ô, thành phố Đà Nẵng về hoạt động du lịch. Nhưng vẫn chưa có đề tài nào tìm hiểu về tài nguyên du lịch và thực trạng du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tài nguyên du lịch và du lịch cộng đồng. Chương 2. Thực trạng tài nguyên du lịch và phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. 4 PHẦN HAI NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. [2] 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.” [2] 1.1.3. Khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.” [2] 1.2. Du lịch cộng đồng 1.2.1. Khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng Tại Việt Nam, khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên được đề cập đến trong Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng được Tổng cục Du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế”. [1] Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, TS.Võ Quế đã rút ra khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của mình: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”. [1] 5 1.2.2. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 1.2.2.1. Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hoá có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên thiên nhiên và văn hoá được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm. Đối với điều kiện tài nguyên tự nhiên và văn hoá sẽ được xem xét dưới góc độ về số lượng, chủng loại và góc độ giá trị về mức độ quý hiếm, về truyền thống văn hóa của tài nguyên văn hóa. [1] 1.2.2.2. Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán và trình độ học vấn, trình độ văn hóa, ý thức, trách nhiệm về vai trò và vị trí của bản thân đối sự bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương. [1] 1.2.2.3. Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách. Quyết định đến lợi ích kinh tế thu được. Sự tương tác về văn hóa trong quá trình giao lưu và bảo tồn văn hóa, trao đổi kinh nghiệm và văn minh phát triển. [1] 1.2.2.4. Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. Ảnh hưởng đến môi trường để phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời các chính sách làm ảnh hưởng đến nhận thức của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Đảm bảo sự hài hòa trong quá trình bảo vệ tài nguyên du lịch, chia sẻ lợi ích và đảm bảo mối quan hệ gắn kết. 1.2.2.5. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan Nguồn nhân lực trọng điểm có đủ sức để giúp người dân địa phương nâng cao hiểu biết, học hỏi thêm được kinh nghiệm để phát triển du lịch cộng đồng. 6 1.2.3. Đặc điểm phát triển du lịch cộng đồng 1.2.3.1. Du lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá. Du lịch cộng đồng là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụng dịch vụ tại chỗ, phát triển văn hoá, tôn trọng văn hoá địa phương, du lịch cộng đồng thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá; cần có chính quyền địa phương tham gia để người dân có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá, vệ sinh cộng đồng. 1.2.3.2. Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng Cộng đồng là chủ thể quản lý di sản dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tôn trọng; cộng đồng có quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy có quyền tham gia vào các hoạt động du lịch. 1.2.3.3. Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng Lợi nhuận thu được từ du lịch được chia sẻ công bằng cho cộng đồng để bảo vệ môi trường; cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp để tái đầu tư cho địa phương ngoài hỗ trợ của Chính phủ. 1.2.3.4. Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu du nhập. 1.2.3.5. Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng Du lịch cộng đồng là do cộng đồng tổ chức quản lý; du lịch cộng đồng là thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch. 1.2.3.6. Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước Hỗ trợ kinh nghiệm và vốn đầu tư; hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng. Hiện nay, có nhiều tên gọi khác nhau có liên quan đến du lịch cộng đồng như: Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-Based Tourism); Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community-Development in Tourism); Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 7 (Community-Based Ecotourism); Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (CommunityParticipation in Tourism); Du lịch núi dựa vào cộng đồng (Community-Based Mountain Tourism). Tuy tên gọi khác nhau nhưng có một số vấn đề cơ bản giống hoặc tương đồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển du lịch và cộng đồng. [1] 1.3. Một số kinh nghiệm, thực tiễn trong khai thác tài nguyên du lịch và phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và Đà Nẵng 1.3.1. Ở Việt Nam Tại Việt Nam những năm qua, sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng có chiều hướng tăng trưởng nóng. Nhiều địa phương đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội kết hợp với thế mạnh sẵn có về bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên và điều kiện văn hoá đã tập trung phát triển mô hình du lịch cộng đồng với nhiều nội dung đa dạng, hấp dẫn. Tiêu biểu phải kể đến tỉnh Lào Cai với các địa điểm du lịch cộng đồng như: bản Cát Cát, bản Dền, bản Hồ ở Sa Pa. Tỉnh Sơn La với cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Hòa Bình với bản Lát, TP. Đà Nẵng với làng chài Nam Ô, các bản dân tộc Cơ-tu ở huyện Hòa Vang. Tỉnh Quảng Nam với làng rau hữu cơ Thanh Đông (TP. Hội An), rừng dừa Bảy Mẫu (TP. Hội An). Du lịch cộng đồng đã được lồng ghép trong những chương trình du lịch (tour) do các công ty lữ hành tổ chức với mong muốn khách hàng có thêm trải nghiệm về văn hóa bản địa. Đây là một cách rất phù hợp cho sự phát triển của các hoạt động du lịch cộng đồng. Đây là sự kết hợp tạo ra sự hấp dẫn lớn, sự khác biệt của mỗi điểm đến, về cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, cùng với các làng nghề truyền thống đã nhận được sự quan tâm và yêu thích của khách du lịch. Nhiều du khách đã lựa chọn tham gia các tour có hoạt động du lịch cộng đồng thay vì việc đi các tour truyền thống như trước đây. Hoạt động du lịch cộng đồng cũng đáp ứng nhu cầu riêng biệt của một bộ phận du khách, nhất là người trẻ, mong muốn được khám phá, tìm hiểu văn hóa, lối sống đặc sắc của cư dân các vùng miền. Vì thế chỉ trong thời gian ngắn, hoạt động du lịch cộng đồng nhanh chóng phát triển mạnh tại nhiều địa phương, thu hút đông đảo khách du lịch cả trong và ngoài nước. Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu kể trên, thực tế cũng xuất hiện tình trạng một số nơi chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan còn chậm vào cuộc, người dân nhiều khi quá sốt sắng dẫn đến làm du lịch với tâm lý mạnh ai nấy làm, hoặc theo kiểu phong trào, kinh doanh với tầm nhìn ngắn hạn, không được hoạch định có bài bản khiến 8 việc phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế. Điều hấp dẫn và thu hút du khách lựa chọn hình thức du lịch cộng đồng là việc du khách được trải nghiệm một không gian sống mới mang đậm dấu ấn của văn hóa bản địa. Thay vì được nghỉ dưỡng tại khách sạn với các phương tiện hiện đại, ăn những món ăn họ đã biết khi ở quê nhà, khi đến với du lịch cộng đồng, du khách lại có nhu cầu được sinh hoạt trong ngôi nhà truyền thống của người dân bản địa, không chỉ tham quan, tìm hiểu mà còn được tham trải nghiệm lao động sản xuất, thưởng thức các món ăn đặc sắc do chính người dân địa phương chế biến với gia vị đặc trưng, mua sản vật của địa phương để kỷ niệm, làm quà. Bên cạnh đó, tại một số nơi lại đang có cách hiểu, cách làm chưa tương xứng. Cụ thể là tình trạng đua nhau xây dựng các homestay (một loại hình lưu trú tại nhà của người dân bản địa) phục vụ khách du lịch theo kiểu “tây” với các món ăn “tây”, nhập hàng hóa từ nơi khác về bán cho du khách để có lợi nhuận cao hơn. Điều này đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều như: thứ nhất đó không phải là điều du khách đang chờ đợi, thứ hai không phù hợp với bản sắc văn hoá của Việt Nam, nếu cứ tiếp tục lối kinh doanh thiếu bản sắc, chắp vá, cóp nhặt này sẽ gây mai một văn hoá địa phương và hoạt động du lịch cộng đồng sẽ lụi tàn nhanh chóng. Bên cạnh đó, một số cơ sở khi phát triển hoạt động du lịch chưa đúng cách gây ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Cụ thể là việc đua nhau mở nhạc trong lễ hội truyền thống, không sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình, điều này gây ảnh hưởng đến bầu không khí yên bình của làng quê và không phù hợp với không khí lễ hội truyền thống tại địa phương. Ở một số nơi, người dân đã biết tận dụng khai thác lợi thế của địa phương mình để làm du lịch, nhưng lại thiếu tính tổ chức, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kỹ năng, lại nóng vội thu lợi nhuận dẫn đến tình trạng nhà nhà đua nhau làm du lịch, người người đều có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, thậm chí tạo nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, thu hút khách bằng mọi giá. Bên cạnh đó là hiện tượng chèn ép, tăng giá xảy ra ở một số nơi, chất lượng dịch vụ không bảo đảm, nhất là về an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch vụ lưu trú chưa thực sự được chú trọng, gây ức chế cho du khách. Một số trường hợp vì lợi nhuận trước mắt đã xuất hiện tình trạng người dân ở một số địa phương đã bỏ nghề truyền thống, vốn là nét đặc sắc riêng của cộng đồng bản địa, để chạy theo du lịch, khiến cho sự đa dạng về cơ cấu ngành nghề đã bị thu hẹp, đơn điệu, mai một, làm giảm tính hấp dẫn của chính địa phương. 9 Cụ thể ở tỉnh Quảng Bình, do sức hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên tại đây cho nên nhiều năm liền số lượng du khách tới địa phương này ngày một gia tăng; du lịch cộng đồng phát triển mạnh và tăng trưởng nhanh trong vòng ba năm trở lại đây. Tại các xã như Phúc Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, nhiều người dân vốn sinh sống bằng nông nghiệp và đi rừng, nhưng trước xu thế phát triển mới của hoạt động du lịch cộng đồng và sức hấp dẫn của cơ hội cải thiện thu nhập đã chuyển sang làm du lịch mà thiếu sự tìm hiểu, chuẩn bị. Nhiều gia đình đã vay mượn kinh phí xây dựng homestay, thậm chí xây homestay trên đất chiếm dụng trái phép từ hành lang đường giao thông, hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất kinh doanh sai quy định, dẫn đến tình trạng homestay xuất hiện mất kiểm soát và cung vượt quá cầu, đồng thời chính quyền địa phương cũng gặp khó khăn trong việc quản lý. Quan trọng hơn, do thiếu tính toán về lượng du khách cũng như thiếu kiến thức về làm du lịch, cho nên dù số tiền đầu tư bỏ ra lớn nhưng nguồn thu từ homestay rất hạn chế không đủ trang trải hoạt động và khấu hao tài sản khiến nhiều gia đình sa vào cảnh nợ nần. Nhiều homestay rơi vào tình trạng không thể phát triển cũng không thể phá bỏ vì nếu đóng cửa thì không thu hồi được vốn, mà tiếp tục duy trì thì tốn kém vì trang thiết bị xuống cấp... Đây cũng là một khó khăn mà không ít địa phương đang gặp phải. Chưa kể có địa phương do du lịch cộng đồng tăng trưởng quá nóng dẫn đến nhiều hậu quả như: tiềm năng du lịch của địa phương bị khai thác cạn kiệt, an ninh trật tự mất kiểm soát, chất lượng dịch vụ không bảo đảm vì lượng khách quá tải, ô nhiễm môi trường do cơ sở hạ tầng yếu kém. [15] 1.3.2. Ở Đà Nẵng Hoạt động DLCĐ ở thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ nhất ở huyện Hoà Vang. Có tám điểm hoạt động DLCĐ với nhiều loại hình hoạt động mới mẻ như homestay ALăng Như, khu cắm trại Yên Retreat ở xã Hòa Bắc; tiệm Bến với dịch vụ giải khát, chụp hình, cắm trại ở xã Hòa Phong; dịch vụ leo núi Wildtrek, trang trại Mẹ Ken, homestay Trại Điên, An Nhiên Farm ở xã Hòa Ninh và homestay tại nhà cổ Tích Thiện Đường ở xã Hòa Nhơn.[10] Khi tham gia hoạt động DLCĐ ở huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như: trải nghiệm ở nhà sàn và trải nghiệm các hoạt động giao lưu văn hoá của người Cơ-tu, uống rượu cần, trải nghiệm đan lát, dệt thổ cẩm, chế biến các món ăn truyền thống. Hoạt động du lịch ở huyện Hoà Vang đã và đang góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo sức hút với du khách trong và ngoài nước. 10 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương một của khoá luận đã nghiên cứu được các vấn đề sau: Đầu tiên, chương một của khoá luận đã làm rõ các khái niệm: “tài nguyên du lịch”, “tài nguyên du lịch tự nhiên”, “tài nguyên du lịch văn hoá”, “khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng”, những hiểu biết về khái niệm đó là cơ sở để em nhận biết đúng các tài nguyên du lịch có thể khai thác để phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. Bên cạnh đó, chương một của khoá luận cũng đã làm rõ được đặc điểm, điều kiện hình thành và phát triển của du lịch cộng đồng, từ những đặc điểm này, em có thể vận dụng vào phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển cũng như tình hình hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng đã phát triển như thế nào. Từ đó nêu ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại của hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng trong quá trình phát triển. Không những thế, chương một đã tiếp cận được một số kinh nghiệm, thực tiễn trong khai thác tài nguyên du lịch và phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và TP. Đà Nẵng. Từ những kinh nghiệm và thực tiễn khai thác du lịch cộng đồng, em có thể đánh giá các tài nguyên phục vụ cho quá trình phát triển du lịch cộng đồng ở đây một cách hiệu quả hơn. 11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN HOÀ VANG, TP ĐÀ NẴNG 2.1. Giới thiệu huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Hòa Vang nằm ở phía Tây TP. Đà Nẵng, có vị trí địa lý: nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có toạ độ từ 15 055’ đến 16013’ độ vĩ Bắc và 107049’đến 108013’ kinh độ Đông. • Phía Đông giáp quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn. • Phía Tây giáp huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam • Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và thị xã Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam • Phía Bắc giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. [26] Huyện Hòa Vang có 11 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 xã: Hòa Bắc, Hòa Châu, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phong (huyện lỵ), Hòa Phú, Hòa Phước, Hòa Sơn và Hòa Tiến. Huyện Hoà Vang nằm ở vị trí phía Tây thành phố Đà Nẵng- trung tâm kinh tế văn hoá của miền Trung, nằm rất gần với các điểm du lịch nổi tiếng như Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Huyện Hoà Vang cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 20km, cách cảng Tiên Sa khoảng 25 km thuận lợi cho việc kết nối du lịch và giao thương sản vật với các vùng khác trong và ngoài nước. Hình 2. 1. Bản đồ hành chính Huyện Hoà Vang. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất