Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở vn....

Tài liệu Tiểu luận nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở vn.

.DOC
10
108
108

Mô tả:

Mục lục Lời nói đầu Nội dung I. Lý luận chung về kinh tế thị trường và sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1. Cơ sở lý luận 1.1 Kinh tế thị trường là gì? 1.2 Những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. 1.3 Ưu điểm của kinh tế thị trường. 1.4 Nhược điểm của kinh tế thị trường. 2. Sự cần thiết chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 1 LỜI MỞ ĐẦU Một trong những nội dung lớn của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng là xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới. Đảng ta đã xác định, chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH, có tác dụng to lớn trong việc động viên nhân dân xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. Hiện nay, trong các thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nước đóng góp vào GDP vẫn luôn chiếm tỉ trọng chủ yếu. Song trên thực tế, kinh tế nhà nước chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường. Việc chuyển nền kinh tế nước ta vận hành theo kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là phù hợp với tính chất khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế. Để đổi mới nền kinh tế nước ta từ tập trung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn.Trên cơ sở nghiên cứu những học thuyết về vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường va sự tìm hiểu qua các tài liệu tham khảo, em đã chọn đề tài : “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam” Do những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên đề án của em không thể tránh khỏi những sai sót, mong được sự góp ý của thầy để đề án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 2 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1. Cơ sở lý luận 1.1.Kinh tế thị trường là gì? Lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến các kiểu tổ chức kinh tế xã hội. Kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Trong đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường. Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa trong đó các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hóa. Chính trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin (NEP) đã chỉ ra rằng: phải sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lênin đã sử dụng đến khái niệm kinh tế tiền tệ. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. 1.2 Những đặc trưng chung của kinh tế thị trường Trong kinh tế thị trường các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao. Giá cả thị trường do thị trường quyết định là chủ yếu. Trong kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu. Cạnh tranh có tác dụng điều chỉnh linh hoạt việc sản xuất, kích thích việc cải tiến kĩ thuật và phân phối lại thu nhập quốc dân. Kinh tế thị trường chịu sự chi phối của quy luật vốn có của kinh tế hàng hóa đó là: quy luật cung-cầu, quy luật giá trị và quy luật lưu thông tiền tệ. Kinh tế thị trường đang phát triển dưới chủ nghĩa tư bản. Hay nói cách khác chủ nghĩa tư bản đã biết sử dụng kinh tế thị trường . Nhưng kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại. Ưu điểm kinh tế thị trường Kinh tế thị trường thúc đẩy việc cải tiến kĩ thuật tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm hàng hóa phong phú đa dạng, giá thành hạ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát tiển nhanh. Kinh tế thị trường thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển nhanh chóng làm cho sự chuyên môn hóa và hiệp tác hóa ngày càng cao. Kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất cao độ, Các mối quan hệ kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát tiển nhanh. 3 Nhược điểm kinh tế thị trường Mặc dù với những ưu điểm không thể phủ nhận như trên, nền kinh tế thị trường cũng không tránh khỏi những khuyết tật cố hữu. Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận vừa là động lực vừa là mục đích của các chủ thể kinh tế vì lợi nhuận kích thích các chủ thể kinh tế ra sức cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề làm sản phẩm hàng hóa thêm phong phú đa dạng mà giá trị bị giảm xuống. nhưng cũng vì lợi nhuận họ bất chấp mọi thủ đoạn, những gian trá giả dối trong kinh doanh. Bản chất thị trường là bất bình đẳng, kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết. Trong cạnh tranh ai không cải tiến kĩ thuật, năng suất thấp, giá trị cao thì lỗ, trở thành người nghèo và ngược lại. Qua đó sự phân biệt giàu nghèo gia tăng mà tệ nạn xã hội cũng dễ phát triển. Nền kinh tế thị trường có cơ cấu không hợp lý, mất cân đối. Những nghành nghề nào trong xã hội đem lại lợi nhuận cao sẽ có nhiều người tham gia và ngược lại. Kinh tế thị trường tạo sự ô nhiễm môi trường. Do mục đích người sản xuất muốn có lợi nhuận cao nhất, họ phải tiết kiêm chi phi triệt để. Cũng một phần do các nguyên nhân trên nền kinh tế thị trường không tránh khỏi những đợt sóng khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, suy thoái về kinh tế. 2. Sự cần thiết chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam Kinh tế thị trường tồn tại trong thời kỳ quá độ và ngay cả dưới chủ nghĩa xã hội. Sự tồn tại của kinh tế thị trường dựa trên hai cơ sở đó là: sự phân công lao động xã hội không mất đi mà ngày càng phát triển. Và cơ sở thứ hai đó là: sự tách biệt nhất định về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Sự khác nhau về quản lý đòi hỏi họ phait sử dụng quan hệ hàng-tiền để tính toán kết quả kinh tế. Kinh tế thị trường không những tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng trước đây ở Việt Nam(trước năm 1986) nền kinh tế Việt Nam được vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đặc trưng của cơ chế Việt Nam. Nhà nước giao kế hoạch cho các doanh nghiệp nhà nước, cung cấp vật tư, tiền vốn và cả sức lao động cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạch nhà nước, lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù. Việc phân phối được bao cấp qua giá. Phân phối mang tính chất bình quân. Điều đó đã làm triệt tiêu mất động lực của sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng kinh tế. trước tình hình đó đại hội Đảng VI (1986), Đảng ta đã chủ trương đổi mới xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Việc chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô 4 của nhà nước hợp với xu thế chung của thời đại ngày nay và có nhiều tác dụng. Đó là: xóa bỏ được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc,thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hóa sản xuất. Đồng thời nâng cao tính chủ động sáng tạo của các chủ thể kinh tế và thúc đẩy sự cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế. Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội đặc biệt có tác dụng to lớn là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1. Nền kinh tế thị trường gắn với tính chất xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường địng hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại (xã hội XHCN). Mặc dù nền kinh tế nước ta còn lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại (do những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường tự do). Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hóa giản đơn và kinh tế thị trường tự do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Mặt khác thế giới đang nằm trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, cho nên sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta phải theo định hướng XHCN là cần thiết và khách quan. Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường dịnh hướng XHCN ở nước ta. 2. Nền kinh tế nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại, cho nên cần có dự quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế. Đồng thời chính nó sẽ bảo đảm định hướng phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN. Kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt, là “ mạch máu” của lĩnh vực kinh tế. Cùng với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cần coi trọng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, đặt chúng trong mối quan hệ gắn bó, hữu cơ, thống nhất, không tách rời, biệt lập. 3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Trong kinh tế thị trường tư bản cũng có nhiều hình thức phân phối nhưng trong đó phân phối theo giá trị (phân phối theo tư bản và giá trị 5 sức lao động) là chủ yếu. Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì kinh tế thị trường cũng có nhiều hình thức phân phối. đó là: Phân phối theo lao động (trả công theo kết quả lao động) Phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi và tập thể. Phân phối theo nguồn lực đóng góp như góp vốn. Trong tất cả các hình thức phân phối trên hình thức phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo. 4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN. Mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường. và chụi sự chi phối của quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh trạnh. Thông qua các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, cùng với việc sử dụng các lực lượng kinh tế Nhà nước tác động lên mối quan hệ cung- cầu thực hiện sự điều tiết nền kinh tế thị trường. 5. Mở cửa hội nhập kinh tế thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đang diễn ra quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thể giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước đẻ khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực,tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. 6. Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã hội. Để thực hiện công bằng xã hội phải thực hiện tốt chính sách xã hội gắn nghĩa vụ với quyền lợi hưởng thụ để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Thực hiện xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giau hợp pháp. Phải có chiến lược quốc gia về dan số và sức khỏa . Phải có chính sách trợ cấp cho người có công với cách mạng, người già cô đơn và người tàn tật. Gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa giáo dục, phải xây dựng văn hóa lao động và văn hóa kinh doanh. 6 III. THỰC TRẠNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1. Thực trạng của kinh tế thị trường ngày nay Nếu như văn kiện đại hội Đảng IX đưa ra mục tiêu là đến 2005 hình thành một bước thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay kinh tế thị trượng định hướng XHCN đã được xây dựng bước đầu. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, luật pháp, chính sách và cơ chế vận hành của kinh tế thị trường được xây dựng tương đối đồng bộ. Một số loại thị trường mới được hình thành như thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản… Cân đối vĩ mô của nền kinh tế tương đối ổn định sản xuất và tiêu dùng, tích lũy và tiêu dùng, thu và chi ngân sách, xuất và nhập khẩu. Kinh tế thị trường hiện nay còn có những mặt yếu kém: thể chế kinh tế chưa đồng bộ. biểu hiện : thị trường tiền tệ, bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ còn chậm phát triển, quản lý của nhà nước còn bất cập. một số nguyên tắc của thị trường còn bị vi phạm. An ninh về mặt năng lượng, thương mại dự trữ quốc gia vẫn chưa vững chắc, giá cả thị trường còn biến động. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém. Phân công lao động – cơ sở của kinh tế thị trường vẫn chưa phát triển.Có khoảng trên 50 % lao động trong nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém. 2. Mục tiêu phấn đấu và những giải pháp cơ bản để hình thành phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN 2.1 Mục tiêu phấn đấu Văn kiện đại hội Đảng X đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa của sự nghiệp phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, để đến năm 2010 thực hiện bằng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010. Phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Xác định nhiêm vụ trọng điểm đến năm 2010, đồng thời đề ra những giải pháp mới để tạo được bước chuyển cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 7 2.2 Những giải pháp cơ bản để hình thành, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Đó là: Thực hiện đa dạng hóa quan hệ sở hữu – một trong những cơ sở của kinh tế thị trường. gắn liền với việc đa dạng hóa sơ hữu chúng ta sử dụng gắn liền với cơ chế kinh tế nhiều thành phần cho phép chúng ta khai thác các nguồn lực: vốn, khoa học công nghệ , kinh nghiệm quản lý…để phát triển kinh tế thị trường. Đẩy mạnh phân công lại lao động xã hội theo tính quy luật tức là tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp. Đây cũng là tạo ra cơ sở cho kinh tế thị trường phát triển. Để khắc phục tình trạng cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (giao thông bến cảng và kho hàng). Theo C.Mac: giao thông phát triển đến đâu thì thị trường phát triển đến đó. Hình thành đồng bộ các loại thị trường và vận hành thông suốt các loại thị trường: Một là: phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ theo hướng đẩy mạnh tự do hóa thương mại. Hai là: phát triển thị trường tài chính đồng bộ an toàn và có hiệu quả . Ba là: phát triển thị trường vốn, huy động vốn đầu tư có thể qua kênh tín dụng thông qua thị trường chứng khoán. Bốn là: phát triển thị trường tiền tệ hiện đại và đa dạng hóa. Năm là: phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở luật đất đai, luật xây dựng và nhà ở. Sáu là: phát triển thị trường hàng hóa sức lao động gắn với cung – cầu về lao động. thực hiện đa dạng hóa giao dịch về việc làm. Người lao động có quyền chọn việc làm thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động. Bảy là: thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp, đẩy mạnh việc xuất khẩu. Tám là: phát triển thị trường khoa học công nghệ theo luật sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán những sản phẩm khoa học công nghệ. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. 8 KẾT LUẬN Qua những năm chuyển biến đổi sang nền kinh tế thị trường chúng ta đã thu được thành tựu rất đáng tự hào( mức tăng trưởng kinh tế là 7% đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc). Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, đến nay kinh tế thị trường của nước ta vẫn còn là nền kinh tế tế thị trường sơ khai. Nói kinh tế thị trường sơ khai là để phân biệt với nền kinh tế thị trường văn minh. Nền kinh tế thị trường văn minh là nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở luật pháp đầy đủ, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lĩnh vực sản xuất để tăng của cải vật chất cho xã hội, thì kinh tế thị trường sơ khai là nền kinh tế thị trường được thực hiện trên cơ sở pháp luật chưa đầy đủ, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lĩnh vực lưu thông, vì đó là lĩnh vực nhanh chóng mang lại lợi nhuận cao nhất. Và cũng vì thế mặt trái của nó là buôn lậu, đầu cơ, tham nhũng ngày càng phổ biến. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta bộc lộ khá nhiều ưu điểm hơn nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, đó là xây dựng được một nền kinh tế phát triển mạnh đi đôi với giải quyết các vấn đề chính trị xã hội như công bằng xã hội, một môi trường sống lành mạnh luật pháp nước ta chưa hoàn thiện. Dưới dự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước chúng ta hi vọng nền kinh tế thị trường sơ khai định hướng xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn hẳn rất nhiều nền kinh tế thị trường văn minh ở một số nước phát triển hiện nay. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2002 2. Văn kiện đại hội Đảng IX, X . 3. Phạm Xuân Nam ( chủ biên) – tác giả đổi mới kinh tế ở xã hội, thành tựu vấn đề và giải pháp – nhà xuất bản khoa học xã hội. 4. Trần Du lịch: kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi – nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 5. Tạp trí cộng sản số 4 tháng 2/ 2000. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan