Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ t...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần bình minh huyện mỹ đức thành phố hà nội.

.PDF
69
171
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------ LƢU THỊ NHUNG Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Khóa học: Chính quy Chăn nuôi thú y Chăn nuôi thú y 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------ LƢU THỊ NHUNG Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Lớp: Khoa: Khóa học: Giảng viên hƣớng dẫn: Chính quy Chăn nuôi Thú y K45 - CNTY Chăn nuôi Thú y 2013 - 2017 ThS. Nguyễn Thu Trang Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và Trại lợn nái ngoại Bình Minh, Mỹ Đức - Hà Nội. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ, động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thu Trang đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể thày cô giáo khoa chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Trại lợn nái Bình Minh, Mỹ Đức - Hà Nội chủ trang trại cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Lƣu Thị Nhung ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2014 - 2016) ................. 4 Bảng 4.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng bầu ...................................... 33 Bảng 4.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ ........................................ 34 Bảng 4.3. Tình hình đẻ của đàn lợn nái .......................................................... 35 Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con ............................................... 35 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về khối lượng lợn con ............................................ 36 Bảng 4.6. Lịch phòng bệnh trại lợn nái ........................................................... 38 Bảng 4.7. Lịch tiêm phòng vaccine trong trại ................................................. 39 Bảng 4.8. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con ............................................. 40 Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái ...................... 43 Bảng 4.10. Kết quả phòng và điều trị bệnh trên đàn lợn con ......................... 45 Bảng 4.11. Kết quả thực hiện công tác khác ................................................... 49 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự CP: Charoen Pokphand G: Gram Kg: Kilogam Ml: Mililit Nxb: Nhà xuất bản STT: Số thứ tự TNHH: Trách nhiệm hữu hạn MMA: Agalacti - Mastitis - Metritisa TT: Thể trọng ĐVT: Đơn vị tính iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 1 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 2 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 2 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển trại chăn nuôi Bình Minh ................... 2 2.1.1.1. Quá trình thành lập ............................................................................... 2 2.1.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại................................................................. 2 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại ............................................................... 3 2.1.2. Đối tượng và kết quả sản xuất của trại .................................................... 3 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến nội dung chuyên đề ....................................................... 4 2.2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề ................................................................ 4 2.2.1.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ................................................................... 4 2.2.1.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ .................................................. 23 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................... 26 2.2.2.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 26 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 28 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.....30 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 30 v 3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 30 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 30 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 30 3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 30 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 32 4.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng ................................................................ 32 4.2. Tình hình đẻ của đàn lợn nái .................................................................... 34 4.3. Số lượng và khối lượng con của các loại lợn nái ..................................... 35 4.3.1. số lượng lợn con của các loại lợn nái .................................................... 35 4.3.2. Khối lượng lợn con của các loại lợn nái ............................................... 36 4.4. Công tác phòng bệnh ................................................................................ 37 4.4.1. Vệ sinh phòng bệnh ............................................................................... 37 4.4.2. Công tác phòng và trị bệnh bằng vaccine ............................................. 39 4.5. Công tác chẩn đoán và diều trị bệnh cho lợn ........................................... 40 4.5.1. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái .................................. 40 4.5.1.1. Bệnh viêm tử cung lợn ....................................................................... 40 4.5.1.2. Bệnh viêm vú ..................................................................................... 41 4.5.1.3. Bệnh sót nhau ..................................................................................... 42 4.5.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ở lợn con ..................................... 44 4.5.2.1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con ........................................................... 44 4.5.2.2. Bệnh viêm phổi .................................................................................. 44 4.6. Công tác khác ........................................................................................... 45 4.6.1. Đỡ lợn đẻ ............................................................................................... 45 4.6.2. Thao tác mài nanh, bấm số tai và tiêm sắt cho lợn con ........................ 46 4.6.3. Thiến lợn đực ........................................................................................ 46 4.6.4. Phát hiện lợn nái động dục và thụ tinh nhân tạo cho lợn nái ................ 47 vi 4.6.4.1. Phát hiện động dục ............................................................................. 47 4.6.4.2. Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái ............................................................ 48 4.6.4.3.Quy trình xuất bán lợn ........................................................................ 48 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 52 II. Tài liệu dịch ................................................................................................ 53 III. Tài liệu tiếng nước ngoài .......................................................................... 53 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một ngành có truyền thống lâu đời và phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn đã gắn bó mật thiết với đời sống bà con nông dân. Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất khí biogas làm nhiên liệu đốt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như: lông, da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta, chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công. Nâng cao chất lượng chăn nuôi lợn nái sinh sản để có đàn con nuôi thịt sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao, đây cũng chính là mắt xích quan trọng để tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng của đàn lợn. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú y, giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thu Trang, chúng tôi đã thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần Bình Minh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề - Nắm được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đẻ và giai đoạn nuôi con. - Trau dồi kiến thức thực tế, kinh nghiệm chuyên môn. - Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi. 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển trại chăn nuôi Bình Minh 2.1.1.1. Quá trình thành lập Trang trại chăn nuôi lợn Bình Minh nằm trên địa phận xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Trại được thành lập năm 2008, là trại lợn gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Sỹ Bình làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của công ty chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trại. 2.1.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại Trại lợn có khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho công nhân, bếp ăn các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 5400 lợn thịt bao gồm: 9 chuồng mỗi chuồng có 9 ô, 8 ô kích thước 7m × 7m/ô, 1 ô khích thức 3m × 7m/ô. Hệ thống chuồng trại cho 1200 nái bao gồm: 6 chuồng lợn đẻ mỗi chuồng có 56 ô kích thước 2,4m × 1,6m/ô, 2 chuồng nái chửa mỗi chuồng có 560 ô kích thước 2,4m × 0,65m/ô, 3 chuồng cách ly, 1 chuồng đực giống. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc… 3 Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 6 quạt thông gió. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích 1,5m², cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần đươc lắp hệ thống chống nóng. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng. Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, đầu mỗi chuồng có 1 bể riêng để pha thuốc cho lợn uống phòng khi lợn ốm. Nước tắm, nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu của trại được tổ chức như sau: 01 chủ trại. 01 quản lý trại. 03 kỹ thuật. 01 kế toán. 01 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại. 7 công nhân và 19 sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau ở các khu nái, khu hậu bị, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trại. 2.1.2. Đối tượng và kết quả sản xuất của trại - Đối tượng: lợn nái, lợn hậu bị, lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa. - Trong 3 năm gần đây kết quả sản xuất của trại như sau: 4 Bảng 2.1. Tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2014 - 2016) STT Loại lợn Số lƣợng (con) 2014 2015 2016 1 Lợn đực giống 15 21 24 2 Lợn nái hậu bị 59 60 159 3 Lợn nái sinh sản 1149 1150 1163 Tổng đàn 1223 1231 1346 Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất, vì do trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên, đặc biệt lợn nái hậu bị tăng lên số lượng lớn nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng từ 15 con ở năm 2014 lên 24 con ở năm 2016 là do số lợn nái tăng khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con đực giống đã kém chất lượng khiến công ty phải cung cấp thêm lợn đực giống cho trại. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc có liên quan đến nội dung chuyên đề 2.2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 2.2.1.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái  Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa + Phương pháp phát hiện có chửa: Phát hiện lợn có chửa có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. Nếu phân biệt được lợn nái có chửa một cách chính xác, kịp thời ngay sau khi phối 5 giống sẽ tác động biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp với quy luật phát triển của bào thai để nâng cao khả năng sinh sản cho đàn lợn nái. Còn nếu không có chửa thì có kế hoạch phối giống kịp thời. Thời gian có chửa của nái bình quân là 114 ngày, người ta chia thời gian chửa thành 2 thời kỳ: Chửa kỳ 1: là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên Chửa kỳ 2: là thời gian chửa từ ngày 85 đến khi đẻ Có nhiều phương pháp phát hiện động dục nhưng trong thực tế thường dung phương pháp căn cứ vào chu kỳ động dục của lợn nái: tức là sau khi phối giống cho lợn nái 21 ngày mà lợn nái không động dục lại thì coi như lợn nái có chửa, tuy nhiên khi chẩn đoán bằng phương pháp này cần kết hợp với các biểu hiện bên ngoài của lợn nái sau khi phối giống: ở những lợn sau khi phối giống có biểu hiện mệt mỏi, thích ngủ, từ kém ăn sang phàm ăn, lông da ngày càng bóng mượt, tính tình thuần hơn, dáng đi nặng nề thì đó là những lợn nái có chửa. Ngược lại khi quan sát thấy lợn nái sau khi ăn không chịu nằm, tai cúp, đuôi luôn ve vẩy, âm hộ có biểu hiện hơi xung huyết thì có thể lợn nái chưa có chửa, cần theo dõi để phối giống kịp thời và cần chú ý các trường hợp sau xảy ra:  Hiện tượng động dục giả: là hiện tượng những lợn nái sau khi phối giống đã đạt kết quả nhưng vẫn có biểu hiện động dục.  Hiện tượng chửa giả: là hiện tượng những lợn nái sau khi phối giống không đạt kết quả nhưng không có biểu hiện động dục. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thể vàng buồng trứng tồn tại lâu, kìm hãm tuyến yên tiết FSH làm cho bao noãn không phát triển và thành thục nên không có biểu hiện động dục. + Quy luật sinh trưởng và phát dục của bào thai: 6 Năm 1954 G.A.Smit đã chia thời kỳ phát triển thai của lợn làm 3 giai đoạn: giai đoạn phôi thai, tiền thai và thai. Đòng thời trên cơ sở nghiên cứu của mình, kết hợp với các tài liệu khác Smit đã kết luận sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể lợn trong giai đoạn phôi thai và tiền thai không đều bằng giai đoạn thai. Giai đoạn phôi thai (1 - 22 ngày): đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử bắt đầu phân chia nhanh chóng từ một khối tế bào thành các lá phôi. Đồng thời ở thời kỳ này nhau thai chưa hình thành, nên cơ thể mẹ chưa có sự bảo vệ hợp tử. Phôi thai chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như thức ăn thối mốc, hư hỏng sẽ làm cho thai trúng độc và chết, hoặc thức ăn có giá trị dinh dưỡng không đầy đủ, như thiếu một loại vitamin nào đó cũng có thể làm cho bộ phận trứng đã thụ tinh đình trệ phát triển và chết. Cho nên ở giai đoạn này phải chú ý khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đầy đủ, khoa học. Giai đoạn tiền thai (23 - 38 ngày): ở giai đoạn này bắt đầu hình thành các cơ quan bộ phận của cơ thể. Từ các lá phôi ngoài hình thành nên ống thần kinh đầu, lưng, tai, mắt và thần kinh ngoại biên của đầu. Từ các lá phôi trong entoderma hình thành nên ống tiêu hóa và ruột, những nhánh lồi của nó tạo thành gan và phổi. Từ các lá phôi giữa mesoderma hình thành thận, phần lớn bộ xương và cơ quan sinh dục. Thời kỳ này nhau thai đã được hình thành, nên đã có sự liên hệ giữa cơ thể mẹ và con, lợn mẹ đã có thể bảo vệ được cho phôi thai. Giai đoạn thai nhi (ngày thứ 39 - đẻ): đây là giai đoạn bào thai phát triển nhanh nhất về thể tích và khối lượng, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận và hình thành đầy đủ đặc điểm của giống. Theo các công trình nghiên cứu cho thấy, khối lượng thai nhi lúc sơ sinh lớn gấp 2 lần khối lượng bào thai lúc 3 tháng. Thành phần hóa học của bào thai lợn cũng có sự thay đổi đáng kể theo sự tăng lên của tuổi. Tỷ lệ nước có xu hướng giảm dần, trong 7 khi đó các thành phần như lipit, protit và khoáng có xu hướng tăng lên. Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái ở thời kỳ cuối rất quan trọng, nó quyết định khối lượng sơ sinh. + Những biến đổi của cơ thể mẹ trong thời gian có chửa: Trong quá trình có chửa lợn mẹ không động dục, quá trình đồng hóa chiếm ưu thế hơn so với quá trình dị hóa. Quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể lợn mẹ trong thời gian mang thai tăng lên. Đồng thời với quá trình trao đổi nhiệt là sự tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn mẹ tăng dần. Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể lợn nái có chửa như nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng, mức độ dinh dưỡng... cường độ và thời gian tác động của mỗi yếu tố nêu trên sẽ phản ánh lên các quá trình diễn ra trên cơ thể mẹ và cơ thể phôi thai trong tất cả các giai đoạn phát triển của nó. + Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái có chửa: Việc chăm sóc lợn nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn nuôi. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn nái có chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với nái hậu bị còn cần thêm dinh dưỡng cho bản thân tiếp tục lớn. Giai đoạn chửa kỳ 1: thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như: hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống, khi đẻ ra chứa nhiều phôi thai khô. Thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn đến hiện tượng tiêu phôi và làm nái trở lên mập mỡ. Dùng khẩu phần có tỷ lệ protein là 13 - 14%, năng lượng trao đổi không dưới 2900 kcal/kg thức ăn hỗn hợp. 8 Giai đoạn chửa kỳ 2: đây là giai đoạn thai lớn sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu mẹ để phát triển, do vậy việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này rất quan trọng. Khác với chửa kỳ 1, thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu mở rộng (đối với nái đẻ lứa đầu). Thời kỳ này tầm vóc nái nặng nề nên chuồng trại phải khô, tránh mưa, gió lùa, mật độ phù hợp, theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục, chuẩn bị chuồng đẻ. Khẩu phần của thời kỳ này giống chửa kỳ 1 nhưng mức ăn tăng lên từ 15 - 20%. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa/ngày chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau: giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn chửa, tình trạng sức khỏe lợn nái, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn. Ví dụ nái chửa kỳ 2 cho ăn nhiều hơn nái chửa kỳ 1, lợn nái gầy cho ăn nhiều hơn nái bình thường, mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới 15oC thì cho lợn ăn nhiều hơn 0,3 - 0,5 kg thức ăn so với nhiệt độ 25 - 30oC để tăng khả năng chống rét cho lợn. Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể ăn tăng hơn từ 10 - 15% vì ngoài cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể lợn mẹ. Thức ăn của lợn nái chửa yêu cầu nhiều thành phần, mùi vị phải thơm ngon, không bị thối mốc hư hỏng, thức ăn có phẩm chất tốt. Trước khi lợn nái đẻ cần giảm số lượng thức ăn, nhưng cần duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách cho ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Không cho lợn nái có chửa ăn các loại thức ăn có chất độc, thức ăn bị ôi, các chất kích thích dễ gây sảy thai. Không cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 35 ngày đầu sau khi phối giống có chửa. 9 + Công tác thú y đối với nái chửa: Từ 3 - 5 ngày trước ngày đẻ dự kiến, chuồng đẻ cần cọ rửa sạch phun thuốc sát trùng Crezin 5% hoặc bằng các loại thuốc sát trùng khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ. Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng. Hàng ngày quan sát phát hiện những biểu hiện không bình thường của lợn, kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt xem lợn có sốt nóng không. Công tác tiêm phòng: Tiêm phòng định kỳ các loại vaccine dịch tả, tụ - dấu, lepto 2 lần/nái/năm. Chú ý không tiêm phòng cho lợn nái những loại vaccine trên khi lợn nái mang thai ở giai đoạn sau 60 ngày phối giống (trừ trường hợp có dịch xảy ra). Cần tiêm vaccine E. coli cho lợn nái chửa vào lúc 6 tuần và 2 tuần trước khi đẻ, liều lượng: 2 ml/con, tiêm bắp. - Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái đẻ - Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn: Công tác chuẩn bị trước khi đỡ đẻ cho lợn: Căn cứ vào lịch phối giống để dự kiến ngày đẻ của lợn một cách chính xác, để phân công người trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời khi cần thiết, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. + Chuẩn bị chuồng cho lợn nái đẻ: Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ, tẩy rửa vệ sinh khử trùng toàn bộ chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh và tiêu độc để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi cho lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ một tuần cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ. Lợn nái được lau rửa đất hoặc phân dính trên người, dùng khăn thấm nước, xà phòng lau sạch bầu vú 10 và âm hộ. Làm như vậy tránh nguy cơ lợn con mới sinh nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có chứa vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh cho lợn nái chúng ta chuyển lợn nái sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới. + Chuẩn bị ô úm lợn con: ô úm có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết con, đặc biệt là những ngày mới sinh lợn con còn yếu, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt thích hợp. Vào những ngày dự kiến đẻ cần chuẩn bị xong ô úm của lợn con, kích thước ô úm: 1,2 - 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh. + Chuẩn bị dụng cụ Cần chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ sau: dao, kéo, cồn sát trùng, kìm bấm nanh, kìm bấm số tai, cân để cân khối lượng sơ sinh, khăn mặt hoặc vải màn, đèn thắp sáng, khay dựng dụng cụ, xô chậu đựng nước, sổ sách, các loại thuốc như thuốc trợ đẻ, thuốc trợ sức, thuốc kháng sinh... - Trực và đỡ đẻ cho lợn Trực đẻ rất cần thiết có thể hỗ trợ lợn nái trong những trường hợp bất thường. Quan sát sát biểu hiện của lợn nái khi sắp đẻ, để có kế hoạch trực đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái. Những biểu hiện khi lợn nái sắp đẻ: Khi lợn nái sắp đẻ bụng đặc biệt to, khi lợn nằm thai cử động nhiều. Trước khi đẻ 20 ngày, bầu vú to dần, đến lúc sắp đẻ thì bầu vú căng và hướng ra ngoài có màu đỏ hồng. Trước khi đẻ 3 - 5 ngày bầu vú bắt đầu cứng. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày nếu vắt thấy có sữa, bộ phận sinh dục bên ngoài dãn lỏng, 2 bên gốc đuôi lõm xuống. Khi thấy lợn có biểu hiện bắt đầu cắn ổ, đi lại không yên, có hiện tượng đái són là lúc lợn sắp đẻ: 10 giờ (đối với lợn chửa lứa đầu) 11 và 5 - 6 giờ đối với lợn đẻ nhiều lứa. Khi lợn tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước nhờn là lợn bắt đầu đẻ, cần bố trí theo dõi đỡ đẻ kịp thời. Những biểu hiện khi lợn đẻ: Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Khi thai ra rốn tự đứt, lợn là loài đa thai nhưng lợn đẻ từng con một, cách khoảng 10 - 15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình kéo dài từ 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì xem xét tác động ngay. Khi lợn đẻ, lợn con tự làm rách nhau thai để ra, nhưng cũng có khi cả màng thai và lợn con ra cùng một lúc, gọi là hiện tượng đẻ bọc, lúc này cần nhanh chóng xé bọc tách màng thai ra tránh hiện tượng lợn con bị ngạt. Lợn đẻ ở trạng thái bình thường là đầu ra trước cùng với 2 chân trước úp xuống hoặc ngửa lên. Khi lợn nái đẻ hay nằm, nhưng cá biệt có con đứng và đi lại, trong trường hợp này cần tác động cho lợn nằm xuống như có thể xoa nhẹ vào mông, bụng để lợn nằm xuống đẻ. - Kỹ thuật đỡ đẻ và chăm sóc lợn con khi sinh ra Sau khi đẻ lợn sơ sinh được xách dốc ngược đầu cho nước nhờn trong xoang miệng và mũi chảy ra ngoài, không chảy ngược vào khí quản gây nghẽn đường thở. Việc sách dốc ngược cũng giúp máu dồn về não nhờ đó não không bị liệt. Nên nắm chặt cuống rốn, tránh chảy máu khi cuống rốn đứt rời cuống nhau, nên quan sát kỹ để phát hiện lợn con bị ngạt như da tím tái, dãn cơ, heo mền nhũn không cử động. Gặp trường hợp này nhanh chóng dùng khăn lau móc nhớt trong xoang miệng, mở rộng miệng và dùng tay bóp lồng ngực 60 lần/phút để tạo sự thông phổi. Có thể tác động như thế trong vòng 15 - 20 phút kết hợp với việc lau. Khi thấy lợn con bắt đầu cử động tiến hành lau chất nhày toàn thân, cột rốn cách thành bụng 4cm và cắt rốn cách chỗ buộc 1cm. Chỉ cột rốn và kéo 12 cắt rốn được sát trùng cẩn thận. Sau khi cắt rốn kiểm tra lại xem rốn có bị rỉ máu vì cột không chặt, nhúng rốn vào dung dịch cồn Iốt 5% để sát trùng. Lợn sơ sinh được cắt bỏ 8 răng nhằm tránh đau bú mẹ khi bú. Nên úm lợn con nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh nhằm tránh tình trạng lợn con tiêu hao năng lượng để chống lạnh, nhiệt độ úm khoảng 30 - 33oC, nên cho lợn con bú ngay khi chúng ủi nhau tìm sữa vì đói. Lau sạch vú bằng thuốc sát trùng trước khi cho lợn con bú. Làm vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng khi lợn nái đẻ xong, lợn nái cần giữ cho thoáng mát, tránh nóng, tránh lạnh, tránh gió lùa mưa tạt. Phải cho tất cả lợn con được bú sữa đầu vì sữa đầu chỉ sản xuất trong khoảng 24 giờ sau khi đẻ và lợn con chỉ hấp thu sữa đầu tốt nhất trong 24 giờ sau sinh. Cắt đuôi cho lợn con trong vòng 24 giờ sau sinh để giảm stress cho lợn con. Sử dụng kéo bấm đã được sát trùng để cắt đuôi cho lợn con cách khớp nối với cơ thể 2,5cm, bôi thuốc sát trùng vào vết thương. Đuôi sẽ lành trong vòng 7 - 10 ngày, cắt đuôi quá ngắn hay quá đài đều không tốt. Bấm số tai: là phương pháp thông dụng để đánh dấu trong việc theo dõi quản lý đàn lợn vĩnh viễn. Cân khối lượng sơ sinh và ghi chép sổ sách cẩn thận.  Xử lý những trường hợp những trường hợp bất thường khi lợn nái đẻ:  Các biện pháp can thiệp khi lợn đẻ khó Các nguyên nhân đẻ khó có thể do: chuồng chật, lợn mẹ thiếu vận động hoặc xương chậu của lợn hẹp, lợn mẹ quá béo do ăn quá nhiều tinh bột, thiếu Ca, P; lợn nái già nên khi đẻ co bóp của cơ yếu, không đủ sức đẩy thai ra. Cũng có thể là thai quá to ngôi thai không thuận, hoặc thai chết. Những trường hợp này thường có biểu hiện: nước ối có màu đỏ, sau 2 - 3 giờ rặn đẻ mà thai không ra, thai ra nửa chừng không ra hết vì con to, thai ra 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan