Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học trong phần ...

Tài liệu Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học trong phần

.PDF
87
3
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ PHẠM NGỌC TÂN THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC TRONG PHẦN “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ PHẠM NGỌC TÂN THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC TRONG PHẦN “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ngành: SƯ PHẠM VẬT LÝ Mã số: 102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. MAI HOÀNG PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN Với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè, sau một thời gian nghiên cứu và tìm tòi, tôi đã hoàn thành được đề tài của mình. Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn, ThS. Mai Hoàng Phương, đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành được đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thành phồ Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin được chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, người luôn ủng hộ, giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên có ích dành cho tôi. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng đề hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được những đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC .........................................................................................................1 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................3 MỞ ĐẦU............................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC MÔN VẬT LÝ THPT .......................................7 1.1. Một số vấn đề về tự học đối với học sinh ...............................................7 1.1.1. Khái niệm về tự học ........................................................................7 1.1.2. Vai trò của việc tự học đối với HS ...................................................9 1.1.3. Một số khó khăn trong việc tự học của HS ....................................11 1.1.4. Những điều kiện cần có cho việc tự học của HS............................12 1.1.5. Vai trò của giáo viên đối với việc tự học của HS...........................14 1.2. Website hỗ trợ tự học ............................................................................16 1.2.1. Khái niệm về Internet và Website ..................................................16 1.2.2. Ưu điểm của việc tự học qua Website ............................................21 1.2.3. Giới thiệu và đặc điểm một số Website, diễn đàn về vật lý hiện nay ở nước ta ............................................................................................................22 1.2.4. Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ tự học ......................................23 1.2.5. Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle.............................24 1.2.6. Giới thiệu một số phần hỗ trợ việc xây dựng Website hỗ trợ tự học ...........................................................................................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...............................................................................29 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC TRONG PHẦN “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..................................................................................................30 2.1. Xác định đặc điểm kiến thức phần “Động học chất điểm” trong chương trình vật lý lớp 10 trung học phổ thông.................................................................30 2.1.1. Vị trí và vai trò của phần “Động học chất điểm” ...........................30 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung trong phần “Động học chất điểm” ..........31 2.1.3. Chuẩn kỹ năng, kiến thức cần đạt đươc .........................................32 2.2. Xác định mục tiêu của Website .............................................................34 2.3. Xác định cấu trúc Website.....................................................................35 2.4. Xây dựng nội dung Website ..................................................................40 2.4.1. Nội dung chủ đề Chuyển động cơ ..................................................40 2.4.2. Nội dung chủ đề Chuyển động thẳng đều ......................................48 2.5. Hướng dẫn sử dụng Website để tự học .................................................69 2.5.1. Truy cập Website và đăng nhập .....................................................69 2.5.2 Hướng dẫn cài đặt một số phần mềm hỗ trợ ...................................71 2.5.3. Sử dụng Website để tự học.............................................................77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...............................................................................80 KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI .............................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................83 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình ảnh của một trang Web ............................................................19 Hình 2.1 Cấu trúc theo chủ đề của Website.....................................................36 Hình 2.2 Hình ảnh của một trang Bài giảng lý thuyết .....................................37 Hình 2.3 Hình ảnh của trang bài Tóm tắt lý thuyết .........................................38 Hình 2.4 Hình ảnh của một trang Phân dạng và phương pháp giải bài tập .....38 Hình 2.5 Hình ảnh của một trang Bài tập trắc nghiệm ....................................39 Hình 2.6 Hình ảnh của một trang Diễn đàn trao đổi........................................39 Hình 2.7 Một slide bài giảng điện tử chủ đề Chuyển động cơ ........................41 Hình 2.8 Một slide trong bài giảng điện tử chủ đề Chuyển động thẳng đều ...49 Hình 2.9 Giao diện bên ngoài của Website ....................................................70 Hình 2.10 Giao diện đăng nhập của Website ..................................................70 Hình 2.11 Giao diện chính của Website tự học ...............................................71 Hình 2.12 Cài đặt Adobe Flash Player - 1 ......................................................72 Hình 2.13 Cài đặt Adobe Flash Player - 2 ......................................................72 Hình 2.14 Cài đặt Adobe Flash Player - 3 ......................................................72 Hình 2.15 Cài đặt phần mềm hỗ trợ đọc file Java -1 .......................................73 Hình 2.16 Cài đặt phần mềm hỗ trợ đọc file Java -2 .......................................74 Hình 2.17 Cài đặt phần mềm hỗ trợ đọc file Java – 3 .....................................74 Hình 2.18 Cài đặt Lecture Maker Viewer -1 ...................................................75 Hình 2.19 Cài đặt Lecture Maker Viewer -2 ...................................................76 Hình 2.20 Cài đặt Lecture Maker Viewer - 3 .................................................76 Hình 2.21 Giao diện trước khi xem bài giảng điện tử .....................................78 Hình 2.22 Thông báo chặn Pop-up của trình duyệt Internet Explorer ...........78 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi xã hội ngày càng phát triển thì những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của con người cũng ngày càng tăng theo. Các hoạt động trong xã hội ngày nay cũng ngày càng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng hơn là số lượng. Do đó, giáo dục ngày càng được coi trọng hơn và cũng chịu nhiều yêu cầu hơn. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và tồn tại của một xã hội, nó là nền tảng của xã hội, quyết định sự phát triển của đất nước. Trong luật giáo dục 2005, Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”[9]. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi giáo dục phải tìm ra những phương pháp dạy và học một cách đúng đắn và phù hợp với điều kiện của đất nước. Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Nó thâm nhập và hỗ trợ gần như mọi hoạt động trong xã hội như văn hóa, kinh tế, giải trí, an ninh quốc phòng,.... Theo thống kê của Trung tâm internet Việt Nam – VNNIC của Bộ Thông tin và Truyền thông trên Website http://www.thongkeinternet.vn thì hiện nay ở nước ta có hơn 30 triệu thuê bao internet chiếm gần 36% dân số cả nước. Do đó, việc áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào trong dạy học là một xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin hiện nay được xem là một phương tiện dạy học hiện đại, hỗ trợ khá tốt cho quá trình tổ chức hoạt động nhận thức giữa thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện được những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại đang rất được chú ý và áp dụng . Điều này được thể hiện rõ trong nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...”[10]. Như vậy, ta thấy rằng việc rèn luyện và hỗ trợ cho học sinh hình thành tính tích cực, tư duy sáng tạo, khả năng tự học và sử dụng công nghệ thông tin cũng như internet vào dạy học sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Xuất phát từ vấn đề trên, đồng thời cũng từ mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng chất lượng dạy học hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông” để nghiên cứu thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “Động học chất điểm” của chương trình Vật lý lớp 10 trung học phổ thông nhằm tạo ra một công cụ hỗ trợ cho việc tự học, ôn luyện và kiểm tra kiến thức tại nhà của học sinh, từ đó góp phần hình thành thói quen tự học cũng như phương pháp tự học ở các em. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cở sở lý luận về việc tự học đối với học sinh phổ thông và thiết kế Website dựa trên hệ thống quản lý học tập Moodle. Phạm vị nghiên cứu: thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự học trong phần “Động học chất điểm” của chương trình Vật lý lớp 10 trung học phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về cơ sở lý luận của việc tự học đối với học sinh trung học phổ thông. - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng Website để hỗ trợ học sinh tự học. - Tìm hiểu về cách thiết kế Website dựa trên Moodle, việc sử dụng các phần mềm như Lecture Maker, Wondershare QuizCreator,... để tạo các dạng tài liệu học tập trên Website. - Thiết kế Website với nội dung chính là kiến thức phần “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, văn kiện về vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, về mô hình dạy – tự học. + Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên vật lý 10 nâng cao và cơ bản trong phần Động học chất điểm. + Tìm hiểu các giáo trình, các tài liệu hướng dẫn sử dụng Moodle và các phần mềm có liên quan đến việc xây dựng tài liệu và thiết kế Website. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: lắng nghe ý kiến, nhận xét và đóng góp của giáo viên hướng dẫn và giáo viên phổ thông có kinh nghiệm về đề tài. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC MÔN VẬT LÝ THPT 1.1. Một số vấn đề về tự học đối với học sinh 1.1.1. Khái niệm về tự học Có khá nhiều khái niệm về tự học, theo Từ điển giáo dục học [4] thì “tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo”, còn theo GS.Nguyễn Cảnh Toàn [18]: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình , rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Như vậy, ta có thể hiểu rằng tự học là một quá trình mà trong đó bản thân mỗi người phải vận dụng các khả năng, phẩm chất của mình để học tập, nghiên cứu, tiếp thu một kiến thức hay một lĩnh vực hiểu biết nào đó. Từ đó không chỉ giúp bản thân chiếm lĩnh được kiến thức, lĩnh vực đó mà còn tạo cơ sở để tiếp tục học tập tiếp thu một kiến thức mới, lĩnh vực mới hoặc tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về kiến thức hay lĩnh vực đó. Tự học là một hình thức học tập hoàn toàn không có sự truyền đạt kiến thức trực tiếp từ thầy sang trò mà người học phải tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động như tìm hiểu tài liệu, quan sát thực tế, làm các thí nghiệm, bài tập,... Tuy nhiên, đối với HS THPT thì do khả năng cũng như phương pháp để tự học chưa cao nên cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động tự học có thể chia thành hai dạng chính như sau: + Tự học không có hướng dẫn (tự học hoàn toàn) + Tự học có hướng dẫn (tự học không hoàn toàn) 1.1.1.1. Tự học không có hướng dẫn Người học phải tự mình học tập, nghiên cứu để có thể chiếm lĩnh các kiến thức mà hoàn toàn không có sự hướng dẫn của một ai khác. Người học có thể tự học thông qua tìm hiểu tài liệu, các hoạt động thực tế, tiến hành và quan sát các thí nghiệm, học hỏi từ kinh nghiệm của một người khác. Hình thức tự học này đòi hỏi người học phải có đam mê, tâm huyết cũng như phải có phương pháp học tập phù hợp và kiến thức cơ bản vững chắc về lĩnh vực đó. Do đó, hình thức tự học này thường gặp ở những người đã trưởng thành, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hoặc có thể là HS THPT yêu thích, say mê về một bộ môn nào đó như tin học, mỹ thuật, ca hát, thể thao,... Một số khó khăn của hình thức tự học này là [3, tr. 13]: + Có nhiều lỗ hổng kiến thức mà người học không thể tự nhận ra để khắc phục. + Khó khăn trong việc lập kế hoạch, kiểm tra tiến độ tự học. + Không tự đánh giá được kết quả học tập của mình. + Do đó, người học dễ chán nản và không tiếp tục tự học. 1.1.1.2. Tự học có hướng dẫn Đây là hình thức tự học mà người học có được sự giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp từ một người khác trong quá trình tự học của mình. Người hướng dẫn có thể cung cấp các tài liệu tham khảo, lời khuyên, phương pháp nghiên cứu cũng như đánh giá, kiểm tra quá trình tự học của người học để kịp thời nhắc nhở hay sửa chữa, giúp cho người học lĩnh hội các tri thức một cách nhanh nhất, đầy đủ và chính xác nhất có thể. Trong hình thức tự học có hướng dẫn có thể chia thành hai trường hợp sau: Tự học có hướng dẫn gián tiếp Do người hướng dẫn ở xa hay vì lý do nào đó không thể gặp trực tiếp người học được nhưng người hướng dẫn vẫn có thể giúp đỡ người học thông qua các hình thức khác như: gửi tài liệu, hướng dẫn qua internet, email, trao đổi qua điện thoại, tin nhắn,... Hình thức tự học này thường gặp ở sinh viên, nghiên cứu sinh, hoc tập từ xa,... Tự học có hướng dẫn trực tiếp Người học có thể gặp trực tiếp người hướng dẫn, do đó, người hướng dẫn có thể dễ dàng kiểm tra, đánh giá về kiến thức cũng như quá trình tự học của người học. Đây là hình thức tự học đơn giản, phù hợp với khả năng của HS THPT. 1.1.2. Vai trò của việc tự học đối với HS Trong xu thế giáo dục hiện đại ngày nay, phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, còn người dạy chỉ là người đóng vai trò định hướng, hỗ trợ đang ngày càng phát triển và mở rộng. Do đó, học sinh – người học – cũng cần phải chủ động và tích cực hơn để thích ứng với điều kiện học tập mới. Để làm được điều này thì việc tự học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tự học không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập hiện tại của học sinh mà xa hơn nữa, nó còn quyết định đến sự thành đạt của mỗi học sinh sau này. Tự học giúp học sinh giải quyết được mâu thuẫn lớn giữa kiến thức đồ sộ trong chương trình học với thời gian học ít ỏi ở nhà trường. Với thời lượng mỗi tiết dạy trong trường phổ thông hiện nay là 45 phút thì giáo viên không thể nào cung cấp hết các kiến thức cho học sinh. Do đó, đòi hỏi mỗi học sinh cần phải tích cực, chủ động trong học tập, tự mình chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung của bài mới và ôn tập lại các kiến thức của bài cũ. Điều này sẽ giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất. Ngoài ra, sự bùng nổ thông tin trong thời đại ngày nay còn làm cho người giáo viên không thể nào cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết trong môn học và trong cuộc sống cho học sinh. Và vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng tụt hậu thì việc học cách học, cách tự học là vô cùng cần thiết. Tự học còn giúp cho học sinh giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức một cách bền vững nhất. Kiến thức mà học sinh nhận được trong quá trình tự học là kết quả của sự hứng thú, tìm tòi và cố gằng của chính bản thân mình. Do đó sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn và hiểu rõ hơn. Không những vậy, khi đạt được những kết quả tốt trong học tập nhờ vào sự phấn đấu tự học của mình sẽ giúp các em phấn khởi, tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong quá trình tự học, học sinh không chỉ ôn tập lại những kiến thức đã được truyền đạt trên lớp mà còn phải vận dụng, tìm tòi, giải đáp những thắc mắc và các bài tập. Qua đó giúp cho việc bồi dưỡng khả năng tư duy và năng lực giải quyết vấn đề. Như V.I.Lenin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”, học tập là quá trình suốt đời. Do đó đòi hỏi mỗi người cũng như mỗi học sinh phải biết cách tự học. Sau khi kết thúc chương trình học phổ thông, đa phần các em sẽ học lên các bậc học cao hơn như cao đẳng, đại học,... Nếu như không biết cách tự học và có phương pháp tự học thích hợp thì học sinh sẽ khó thích nghi được với môi trường học tập đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên và vì vậy mà khó thu được kết quả học tập tốt. Tóm lại, tự học đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập của học sinh. Rèn luyện phương pháp tự học thích hợp sẽ giúp các em tự khẳng định mình và thành công hơn trong cuộc sống. Do đó, tự học đã trở thành phẩm chất bắt buộc phải có của mỗi học sinh. Tuy nhiên, để hình thành và phát huy tốt nhất khả năng tự học của học sinh còn cần có vai trò rất lớn của giáo viên. Chính vì vậy, mỗi giáo viên cần giúp các em tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp các tài liệu, phương tiện để hỗ trợ các em tự học tốt nhất. 1.1.3. Một số khó khăn trong việc tự học của HS [1] Tự học đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Tuy nhiên, đối với học sinh phổ thông, việc tự học vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Dưới đây là một số khó khăn mà các em thường gặp: - Thiếu thời gian Đây là khó khăn mà các em hay gặp phải nhất. Do khối lượng công việc trong một ngày tương đối lớn, các em phải học rất nhiều kiến thức ở rất nhiều môn, tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động hằng ngày. Đồng thời, ở lứa tuổi này, việc sắp xếp quỹ thời gian chưa hợp lý và ý thức quý trọng thời gian chưa cao cũng là một nguyên nhân quan trọng. Chính vì vậy, việc lập thời gian biểu một cách cụ thể, hợp lý, khoa học và tránh các hoạt động gây lãng phí thời là một cách khắc phục tốt khó khăn này, giúp các em có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc học tập. - Thiếu tài liệu hướng dẫn tự học Để việc tự học đạt kết quả cao thì phương pháp và cách thức tự học là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn việc tự học tiếp cận được tới học sinh. - Thiếu điều kiện học tập Điều kiện học tập mà học sinh cần để tự học có thể là các tài liệu, sách báo khoa học, mạng internet,... để các em tìm hiểu kiến thức và đặc biệt là các mô hình, dụng cụ thí nghiệm để giúp các em tìm hiểu một cách trực quan hơn. - Thiếu sự giúp đỡ khi gặp bế tắc Trong quá trình tự học, chắc chắn học sinh sẽ gặp rất nhiều các vấn đề mà tự mình không thể giải quyết được và phải cần tới sự giúp đỡ của người khác. Thông thường, đối với học sinh phổ thông chỉ có thể tìm được sự giúp đỡ từ giáo viên và bạn bè. - Thói quen ngại làm việc độc lập, thiếu tinh thần tự giác Trước đây, do phương pháp dạy học thụ động, một chiều, ít trao đổi và thảo luận nhóm nên học sinh thường ngại làm việc độc lập, thiếu tự tin, tinh thần tự giác và phụ thuộc nhiều vào giáo viên. - Thiếu khả năng tự đánh giá Đối với nhiều nguồn kiến thức lạ và khó, học sinh thường khó có thể kiểm tra kiến thức đó đúng hay sai. Ngoài ra, các em còn khó có thể tự đánh giá được kết quả của quá trình tự học của bản thân. 1.1.4. Những điều kiện cần có cho việc tự học của HS [2] Khi gặp những khó khăn trong việc tự học, học sinh thường hay chán nản, bế tắc, ý chí để duy trì việc tự học sẽ giảm dần. Để có thể tiếp tục quá trình tự học một cách lâu bền và hiệu quả, học sinh cần có được những điều kiện thiết yếu sau: - Nhận thức về tầm quan trọng của tự học Hành động là kết quả của nhận thức. Chính vì vậy, để có thể tiến hành viêc tự học và tự học có kết quả tốt thì học sinh cần nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc tự học đối với bản thân mình. Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, học sinh sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc tự học. Do đó, người giáo viên cần phải thường xuyên giáo dục cho các em về tầm quan trọng và mục đích của việc tự học thông qua một số hoạt động như: biểu dương, khen ngợi thành quả tự học của cá nhân hay tập thể, nêu những tấm gương tự học và đạt thành công nhờ tự học trong cuộc sống, thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động tự học của học sinh để giúp các em hình thành thói quen tự học. - Động lực tự học Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nào, để đạt đươc kết quả tốt thì chúng ta đều cần có động lực để tiến hành hoạt động đó. Tự học là một hoạt động đòi hỏi nhiều nỗ lực, sự yêu thích và kiên trì của học sinh. Để tạo được động lực trong việc học tập, giáo viên không chỉ cần khuyến khích bằng lời nói mà còn phải cụ thể hóa thông qua đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay chỉ chủ yếu dựa trên kết quả của các bài kiểm tra. Do đó, giáo viên cần khuyến khích việc tự học của học sinh thông qua chấm điểm thưởng thêm một số hoạt động như: + Giao các nhiệm vụ về nhà hay các vấn đề có liên quan tới nội dung học để học sinh tìm hiểu thêm. + Tổ chức các hoạt động thảo luận tại lớp và đánh giá tính tích cực của các em. + Đánh giá ý thức học tập và tính tích cực tham gia xây dựng bài trong giờ học của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đánh giá cần đảm bảo tính công bằng, sao cho học sinh nào thực hiện nhiều hơn, tích cực hơn thì sẽ có kết quả tốt hơn và đảm bảo cho tất cả học sinh đều có thể tham gia. Khi thấy được những kết quả tốt do quá trình nỗ lực, phấn đấu tự học của mình thì mỗi học sinh sẽ có được động lực to lớn, tích cực và chủ động hơn để tiếp tục quá trình tự học của mình. - Tài liệu Trong tự học, tài liệu được xem như một người thầy. Tài liệu là vấn đề hết sức quan trọng, nó là công cụ giúp học sinh tự học. Tài liệu tự học có thể là sách giáo khoa, sách tham khảo, các bài báo khoa học, và đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì mạng internet và các website là nguồn tài liệu có thể nói là gần như vô tận, phong phú và trực quan hơn rất nhiều so với các tài liệu dạng văn bản. Tuy nhiên, học sinh thường chưa biết cách tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng và chính xác cũng như xác định xem nguồn tài liệu đó có đủ tin cậy hay không. Giáo viên cần là người cung cấp hoặc giới thiệu các tài liệu, các địa chỉ web cho học sinh. Việc chuẩn bị kĩ lưỡng về tài liệu cho học sinh sẽ giúp cho học sinh tiết kiệm được thời gian tìm kiếm cũng như có được nhiều thông tin cần thiết hơn. Một tài liệu tự học cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau: + Có nội dung chính xác, rõ ràng và trình bày một các khoa học. + Dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu. + Phù hợp với đối tượng nghiên cứu. + Có tính cập nhật. 1.1.5. Vai trò của giáo viên đối với việc tự học của HS Việc hình thành và phát triển khả năng tự học là rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông, khi mà các em chuẩn bị lên các cấp học cao hơn đòi hỏi khả năng tự học, tự nghiên cứu rất nhiều. Tuy nhiên, các em khó có thể tự mình hình thành được phương pháp tự học một cách hiệu quả mà cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn. Người quan trọng nhất cần hướng dẫn và giúp đỡ các em về phương pháp cũng như nội dung tự học chính là giáo viên. Trong phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là trung tâm và gần như hoàn toàn truyền đạt kiến thức một chiều, còn đối với phương pháp dạy học mới hiện nay thì giáo viên chỉ là người định hướng cho quá trình học tập của các em, trong đó có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ cho các em hình thành khả năng tự học. Một số nhiệm vụ mà giáo viên cần phải thực hiện để giúp đỡ cho việc tự của học sinh [2]: - Chọn lọc kiến thức Với kiến thức khổng lồ của các môn học nói chung và Vật lý nói riêng thì việc tiếp thu hết các kiến thức là điều vô cùng khó khăn và lâu dài nếu không muốn nói là không thể. Tuy nhiên, bản thân học sinh lại khó có thể phân loại được các kiến thức nào là trọng tâm để tập trung vào tìm hiểu. Do đó, giáo viên cần giúp học sinh xác định được những kiến thức nào là quan trọng, đang cần tới và những kiến thức nào chưa cần tới. - Nắm bắt kiến thức Để học sinh có thể tìm hiểu về một vấn đề nào đó, cần phải trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản về vấn đề đó, nếu không các em sẽ không biết phải bắt đầu tìm hiểu từ đâu và như thế nào. Giáo viên chính là người cần phải cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản đó cũng như phương pháp để tiếp cận vấn đề. - Tạo niềm tin khoa học Khi tìm hiểu về một vấn đề nào đó, cho dù học sinh có thể kiểm tra tính đúng đắn của nó dựa trên cơ sở suy luận khoa học nhưng vẫn cần phải có sự củng cố niềm tin, chỉ khi nào có niềm tin khoa học thực sự về vấn đề đó thì học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và vận dụng nó để giải quyết các vấn đề tiếp theo. Để củng cố niềm tin khoa học, học sinh cần có sự tương đồng với suy luận giữa mình và bạn bè, sự khẳng định từ giáo viên và tốt nhất là những thí nghiệm được quan sát trực tiếp do giáo viên thực hiện hoặc tự mình thực hiện. - Định hướng hoạt động Cũng như những hoạt động hoạt động học tập khác, để việc tự học đạt kết quả cao thì cần phải có phương pháp thích hợp. Không có phương pháp thích hợp sẽ làm học sinh lúng túng, không biết phải tự học như thế nào, tốn nhiều thời gian và công sức mà kết quả không cao. Do đó, giáo viên cần chỉ đạo, định hướng cho hoạt động tự học của học sinh, giúp học sinh tìm được phương pháp tự học phù hợp với bản thân. - Kiểm tra và đánh giá Giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc tự học của học sinh để kịp thời giúp đỡ nếu học sinh cần, sửa chữa những sai sót cũng như phát hiện các lỗ hổng về kiến thức mà các em có thể gặp phải khi tự học. 1.2. Website hỗ trợ tự học 1.2.1. Khái niệm về Internet và Website 1.2.1.1. Internet Internet (Inter-network) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rộng trải khắp toàn cầu. Một mạng (Network) là một nhóm máy tính kết nối nhau, các mạng này liên kết lại với nhau bằng nhiều loại phương tiện và tốc độ truyền tin khác nhau. Do vậy có thể nói Internet là mạng của các mạng máy tính. Các mạng liên kết với nhau dựa trên bô giao thức (như là ngôn ngữ giao tiếp) TCP/IP (Transmision Control Protocol – Internet Protocol): giao thức điều khiển truyền dẫn – giao thức Internet. Bộ giao thức này cho phép mọi máy tính liên kết, giao tiếp với nhau theo một ngôn ngữ máy tính thống nhất giống như một ngôn ngữ quốc tế mà mọi người sử dụng để giao tiếp. Mạng Internet không chỉ cho phép chuyển tải thông tin nhanh chóng mà còn giúp cung cấp thông tin. Nó cũng là diễn đàn trao đổi và mạng toàn cầu đầu tiên.[12] Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Tháng 7 năm 1968, cơ quan quản lý dự án nghiên cứu cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ (ARPA – Advanced Research Project Agency) đã đề nghị liên kết 4 địa điểm: Viện Nghiên cứu Standford, Trường đại học Tổng hợp California ở Los Angeles, UC – Santa Barbara và Trường đại học Tổng hợp Utah. Bốn địa điểm trên được nối mạng vào năm 1969 và được gọi là mạng ARPANET, sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của mạng Internet ngày nay. ARPANET ngày càng phát triển sau đó khi có ngày càng nhiều máy tính nối vào. Tuy nhiên, vào thời gian này, một nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của công ty Xerox đã xuất hiện một kỹ thuật được sử dụng trong mạng cục bộ là Ethernet. Dần dần, Ethernet đã trở thành một chuẩn quan trọng để kết nối các mạng cục bộ. Sau đó thì DARPA (đặt tên lại từ ARPA) chuyển sang hợp nhất TCP/IP vào phiên bản hệ điều hành UNIX của Trường đại học Tổng hợp California. Với sự hợp nhất này, TCP/IP đã có thể dễ dàng tích hợp vào phần mềm hệ điều hành và TCP/IP trên Ethernet đã trở thành một cách thông dụng để trạm này nối với các trạm khác. Vào giữa thập kỉ 1980, giao thức TCP/IP được dùng trong một số kết nối khu vực – khu vực và cũng được dùng cho các mạng cục bộ. Thuật ngữ Internet được xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1974 khi mạng vẫn được gọi là ARPANET. Vào thời điểm này, ARPANET còn ở quy mô rất nhỏ. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được chọn vào năm 1980 khi Quỹ khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau và gọi là NSFNET. Mạng này chính là mạng Internet. Điểm quan trọng của NSFNET là cho phép mọi người cùng sử dụng chứ không chỉ các nhà khoa học, chuyên gia máy tính hay nhân viên cơ quan của chính phủ như trước đây. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và ARPANET chính thức ngừng hoạt động vào năm 1990. Ngày nay, mạng Internet phát triển ngày càng mạnh mẽ và thâm nhập vào mọi hoạt động của xã hội như: thương mại, chính trị, khoa học, giáo dục, văn hóa, quân sự,... Các công nghệ đang áp dụng trên Internet giúp cho Internet trở thành mạng liên kết vô số kho thông tin toàn cầu, có dịch vụ vô cùng phong phú về nội dung và hình thức. Đối với giáo dục hiện nay, Internet đang dần trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy và học. Ngày càng nhiều giáo viên chia sẻ bài giảng của mình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất