Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của nguyễn hải nhật...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của nguyễn hải nhật huy

.PDF
56
1
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ NGA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TÔI NGỒI ĐÂY CHỜ CƠN BÃO TỚI CỦA NGUYỄN HẢI NHẬT HUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ NGA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TÔI NGỒI ĐÂY CHỜ CƠN BÃO TỚI CỦA NGUYỄN HẢI NHẬT HUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Minh Hiền Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Minh Hiền. Những kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả khóa luận Cao Thị Nga LỜI CẢM ƠN Đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau thời gian theo học ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và đã hoàn thành khóa luận với sự giúp đỡ từ rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Ngô Minh Hiền thuộc Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi suốt quá trình nghiên cứu tại trường. Lời cuối tôi xin cảm ơn những người bạn thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 4 6.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp ........................................................................... 4 6.2. Phương pháp loại hình .............................................................................................. 4 7. Bố cục của luận văn ..................................................................................................... 4 NỘI DUNG ...................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 5 TIỂU THUYẾT NGUYỄN HẢI NHẬT HUY TRONG DÒNG CHẢY ........................ 5 TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT VỀ ĐÔ THỊ .................................... 5 1.1. Một số điểm nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đô thị ........ 5 1.2. Nguyễn Hải Nhật Huy – “gương mặt mới” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đô thị ..................................................................................................................... 6 1.2.1. Con đường đến với văn chương ............................................................................. 6 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật ............................................................................................ 7 1.2.3. Tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới – cái nhìn mới về đô thị Việt Nam đương đại của Nguyễn Hải Nhật Huy .............................................................................. 8 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 10 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÔI NGỒI ĐÂY CHỜ CƠN BÃO TỚI CỦA NGUYỄN HẢI NHẬT HUY ............................................................................... 10 2.1. Con người chấn thương ........................................................................................... 10 2.1.1. Sang chấn tâm lý .................................................................................................. 10 2.1.2. “Biến thái” nhân tính và bản ngã ......................................................................... 14 2.2. Con người hướng thiện ........................................................................................... 23 2.2.1. Suy tư về lẽ sống – chết ....................................................................................... 23 2.2.2. Khát khao những điều tốt đẹp .............................................................................. 25 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 28 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG ................................................. 28 TÔI NGỒI ĐÂY CHỜ CƠN BÃO TỚI CỦA NGUYỄN HẢI NHẬT HUY .................. 28 3.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................................ 28 3.1.1. Không gian đô thị ................................................................................................. 28 3.1.2. Không gian gia đình ............................................................................................. 31 3.1.3. Không gian ảo ...................................................................................................... 33 3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................................... 34 3.2.1. Thời gian thực tại ................................................................................................. 34 3.2.2. Thời gian phi thực tại ........................................................................................... 36 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................................... 38 3.3.1. Ngôn ngữ “phủi bụi”, trần trụi ............................................................................. 38 3.3.2. Ngôn ngữ vay mượn, pha tạp ............................................................................... 40 3.4. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................................. 41 3.4.1. Giọng giễu nhại .................................................................................................... 41 3.4.2. Giọng triết lí, suy ngẫm ........................................................................................ 43 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 48 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra sự thay đổi tích cực cho văn học Việt Nam, đặc biệt là tiểu thuyết. Đầu tiên là đổi mới quan niệm về con người, con người từ điểm nhìn sử thi chuyển sang điểm nhìn đời tư cá nhân khắc họa con người như một bản thể tự nhiên. Thứ hai là đổi mới về thể loại tiểu thuyết, tiểu thuyết có kết cấu đồ sộ, trường thiên chuyển sang kết cấu ngắn, từ kể lại nội dung chuyển sang viết nội dung, dung hợp nhiều kỹ thuật viết mới như lồng ghép, cắt dán, liên văn bản, giễu nhại… Thứ ba là đổi mới về bút pháp nghệ thuật, sử dụng nhiều bút pháp mới như: huyền thoại, trào lộng, tượng trưng... Tất cả góp phần đổi mới thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam. Tiểu thuyết viết về đề tài đô thị không phải bây giờ mới xuất hiện. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, ngọn gió phương Tây thổi vào nền văn học Việt Nam, làm xuất hiện một tầng lớp trí thức Tây học yêu thích và sáng tác văn học. Từ đó, không gian vốn dĩ đã quen thuộc - nông thôn nhường chỗ cho một không gian mới - đô thị. Tiểu thuyết viết về đô thị đầu tiên phải nhắc đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, tiếp theo đó là các tiểu thuyết như Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương (Đặng Trần Phất), Kim Anh lệ sử (Trọng Khiêm), Phồn hoa mộng tỉnh (Dương Tự Giáp),... Bước sang những năm 30 của thế kỉ XX, tiểu thuyết viết về đề tài đô thị mới trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn với một số tác phẩm như: Đoạn tuyệt, Bướm (Nhất Linh), Thanh Đức (Khái Hưng)... Cũng trong giai đoạn đó, đề tài đô thị trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,... hiện thực cuộc sống hiện lên như nó vốn có. Trong số những tác phẩm viết về đề tài này thì Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất thể hiện đúng tinh thần đô thị. Bước sang thế kỉ XXI, nhà văn trẻ thuộc thế hệ 8X – Nguyễn Hải Nhật Huy đã viết về đề tài đô thị với hai tiểu thuyết Cô gái Hà Nội mập mặc burpa (2016) và Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới (2018). Trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới, Nhật Huy đã bắt nhịp được cuộc sống đô thị và phản ánh vào tác phẩm những vấn đề nhức nhối của giới trẻ hiện nay. Điều đáng nói ở đây là anh đã diễn tả rất chân thật và tự nhiên cái không gian đô thị, đồng thời khám phá được chiều sâu trong nội 1 tâm nhân vật với những thương tổn do cuộc sống đô thị mang lại. Có thể nói Nguyễn Hải Nhật Huy đã kể lại sống động câu chuyện về đô thị hôm nay mà hẳn bất cứ ai cũng thấy hình bóng mình trong đó. Với mong muốn khám phá hình tượng nhân vật và một số phương thức nghệ thuật của tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới để hiểu thêm về con người, cuộc sống, không gian, thời gian của tiểu thuyết viết về đô thị. Đồng thời ghi nhận những dấu ấn mới mẻ và độc đáo của Nguyễn Hải Nhật Huy trong dòng chảy văn học đương đại. Vậy nên người viết chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tác phẩm Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đánh giá. Năm 2021, tác giả Nguyễn Thùy Trang trong Hình tượng con người chấn thương trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy đã tập trung phân tích cặn kẽ những biểu hiện và nguyên nhân chấn thương tâm lí của con người trong tiểu thuyết trên cơ sở đối chiếu văn bản với thực tiễn để thấy mặt trái của sự phát triển đô thị thời 4.0. Ám ảnh về cái chết và mất khả năng hòa nhập là biểu hiện của những chấn thương tâm lí. Nguyên nhân của chấn thương này xuất phát từ việc bùng nổ các công trình đô thị. Nhân vật Thái Vũ liên tục muốn tự tử trên chính khu chung cư cao cấp tầng mười bảy của mình bởi vì “càng sống trong không gian ngột ngạt, bê – tông và số hóa đó, con người càng cảm thấy mơ hồ, trống rỗng.” [25, tr.645]. Tác giả cũng đồng thời chỉ ra lối tư duy độc đáo cùng với nghệ thuật biểu đạt mới lạ của Nguyễn Hải Nhật Huy. Nguyễn Thùy Trang đã phát hiện trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới dự báo một phương thức giao tiếp kiểu mới được Nguyễn Hải Nhật Huy xây dựng qua lối viết. Đó là lối viết chứa đầy các cuộc hội thoại: “Nguyễn Hải Nhật Huy đã đa dạng các phương thức giao tiếp: truyền thống và hiện đại. Bên cạnh giao tiếp truyền thống là nói chuyện trực tiếp – mặt đối mặt (face to face), nhà văn chủ yếu sử dụng các hình thức đối thoại gián tiếp với phương thức giao tiếp hiện đại, gồm: nhắn tin/ gọi qua điện thoại, chat qua facebook, gửi email, đăng trạng thái/ thông báo của cá nhân lên mạng xã hội instagram, facebook…” [25, tr.652]. 2 Sự khen ngợi của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh: “Cuộc sống trong tiểu thuyết tràn ngập hơi thở và tình tiết đương đại, chuyển động trong một cốt truyện ly kỳ. Cuốn sách hàng trăm trang dày đặc những câu văn đắt giá, sâu sắc. Văn phong có lúc lại gây hồi hộp hay bật cười.” [22]. Lời tán dương của BTV Diệu Thủy trong buổi tọa đàm với Nguyễn Hải Nhật Huy: “Tiểu thuyết có hai điểm làm tôi thích thú. Trước hết là cái không khí đô thị đậm đặc. Chúng ta sống trong đô thị hằng ngày, hít thở bầu không khí đô thị, phập phồng theo nhịp đập đô thị, đưa những cái đó vào trang viết không dễ. Không phải cứ nói đến trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, tắc đường – kẹt xe... là sẽ ra đô thị, dù đó là những thứ đặc sản “chất lừ”. Nhưng Huy đã “vào được chuyện”, đã lột tả được cái hồn cốt của đô thị hiện nay...” [28]. Nhà phê bình văn học Thanh Tâm cho rằng: “Trong tiểu thuyết này, ngôn ngữ phủi bụi, trần trụi đi thẳng vào câu chuyện, vì thế tác phẩm đi đến đời sống gần nhất. Những đối thoại, câu chuyện bê nguyên ngôn ngữ đời sống vào, không có tu từ, nên không khí đời sống đậm đặc trong tác phẩm” [7]. Nguyễn Hoàng Diệu Thủy nhận xét: “Giọng văn trong sách rất hoạt, khiến cho đời sống đô thị ở đây sống động.” [7]. Qua khảo sát có thể thấy các tác giả đều đánh giá cao năng lực đổi mới trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Hải Nhật Huy. Tuy vậy các công trình chỉ dừng lại ở việc đánh giá, nhận định một vài khía cạnh của tác phẩm chứ chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết một cách cụ thể và toàn diện. Vì thế, việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới sẽ xem xét tác phẩm một cách toàn diện hơn để thấy được đặc điểm của tác phẩm cũng như những mới mẻ của Nguyễn Hải Nhật Huy trong tiểu thuyết này. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu những nét nổi bật, độc đáo của thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới. Từ đó, xem xét, đánh giá những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Hải Nhật Huy trong tiểu thuyết và những đóng góp của nhà văn (nếu có) đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2017. 3 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là: Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy được biểu hiện ở các phương diện: Hình tượng nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu. 6. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp Xem xét, lý giải, đánh giá những nét nổi bật về hình tượng nhân vật và một số phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy nhằm rút ra những nhận định khái quát. 6.2. Phương pháp loại hình Dựa trên những nguyên tắc, đặc điểm chung về mặt thể loại, thẩm mỹ của tiểu thuyết trong bối cảnh mà nó tồn tại để xác định sự vận động của tiểu thuyết Nguyễn Hải Nhật Huy trong dòng chảy tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Hải Nhật Huy trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đô thị. Chương 2: Hình tượng nhân vật trong Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy. Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật trong Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của Nguyễn Hải Nhật Huy. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT NGUYỄN HẢI NHẬT HUY TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT VỀ ĐÔ THỊ 1.1. Một số điểm nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đô thị Sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, tiểu thuyết viết về đề tài đô thị xuất hiện trở lại đã khẳng định chất lượng qua một số tiểu thuyết nổi trội. Bức tranh đô thị và con người thị dân mang một hình hài mới với những cảm quan đặc biệt hơn, cùng một lực lượng tham gia sáng tác khá hùng hậu. Ngay từ những năm đầu đổi mới Ma Văn Kháng với các tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, chứa đựng nhiều trăn trở về thời cuộc, khắc hoạ một xã hội băng hoại đạo đức khi con người mãi chạy theo tiền tài, danh vọng mà bỏ qua các giá trị về đạo đức và nhân phẩm. Một số nhà văn như Hồ Anh Thái với Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột, Những đứa con rải rác trên đường, Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Đỗ Phấn với Vắng mặt, Rừng người, Chảy qua bóng tối, Gần như là sống, … đã lột tả chân thật cuộc sống và con người đô thị một cách cụ thể và sắc nét. “Hình ảnh đô thị và chân dung người thị dân đương đại trong những tác phẩm của họ không phải bao giờ cũng đẹp, thường xấu là đằng khác, …” [15]. Sang thế kỉ XXI, các nhà văn trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, 9X có Phong Điệp, Dương Thụy, Trần Nhã Thụy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Danh Lam, Vũ Đình Giang, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Bích Hậu... đã kế thừa và tiếp nối nhà văn đi trước khi viết về đề tài đô thị. Không gian đô thị giờ đây không còn bó hẹp ở những thành thị quen thuộc như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng nữa mà các nhà văn đã mở rộng không gian đô thị từ đô thị địa phương đến đô thị nước ngoài. Đất diễn được mở rộng, các nhà văn mới tha hồ thỏa sức chắp bút với hàng loạt các sáng tác như: Lạc chốn thị thành, Nhật kí nhân viên văn phòng (Phong Điệp), Oxford thương yêu (Dương Thụy), Sự trở lại của vết xước (Trần Nhã Thụy), Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy), Giữa dòng chảy lạc (Nguyễn Danh Lam), Song song (Vũ Đình Giang), Nháp, Kín (Nguyễn Đình Tú), Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy) … Đô thị trong giai đoạn này không chỉ là một lát cắt nhỏ bé về gia đình, 5 trường học, cơ quan, công ty, khu phố mà đã mở rộng ra một thủ đô (Lạc chốn thị thành), một thành phố (Oxford thương yêu). Trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đô thị, mỗi giai đoạn có những biểu hiện và tính chất khác nhau. Hầu hết các tác giả đều cho người đọc thấy được một đô thị đang vỡ ra, nhộn nhạo, đầy rẫy những bất ổn trong ranh giới giữa sự phát triển và hệ lụy. Trong các đô thị đó con người hiện lên đầy chân thực như nó vốn có, không bị thần thánh hóa, lí tưởng hóa với đầy đủ các kiểu người: con người biến chất, mất hết nhân tính, con người cô đơn, con người chán ghét và chối bỏ đô thị, con người tìm kiếm bản ngã... “Thế nhưng, nhìn một cách tổng thể thì thành tựu của tác phẩm viết về đô thị vẫn chưa tương xứng với một nguồn hiện thực đô thị đa dạng và phong phú, nhất là hiện nay những vấn đề đô thị và thị dân đang được mọi giới, mọi ngành quan tâm sâu sắc và vẫn còn là một mảnh đất màu mỡ đầy hứa hẹn đang vẫy gọi các nhà văn tiếp tục cày xới và gieo hạt đem lại những vụ mùa bội thu cả về số lượng lẫn chất lượng” [6]. 1.2. Nguyễn Hải Nhật Huy – “gương mặt mới” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đô thị 1.2.1. Con đường đến với văn chương Nguyễn Hải Nhật Huy là một nhà văn trẻ sinh năm 1987 tại Đà Nẵng. Anh làm nghề lập trình viên từ năm mười sáu tuổi. Đầu năm 2016 Nguyễn Hải Nhật Huy mới bắt đầu viết. Anh khởi sự viết văn như một thú vui bởi vì “nếu không viết ra thì mọi thứ vẫn cứ tự động nảy sinh trong đầu tôi thế thôi” [30]. Tiểu thuyết đầu tay của anh có tên là Cô gái Hà Nội mập mặc burqa. Mặc dù đây là tác phẩm đầu tay nhưng Nguyễn Hải Nhật Huy đã chứng minh được khả năng kể chuyện và xây dựng cấu trúc trong tiểu thuyết của mình. Đến với tiểu thuyết thứ hai – Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới, “Nguyễn Hải Nhật Huy cho thấy một sự lên tay rõ rệt trong kỹ năng viết, độ sâu của tư tưởng, lẫn cách xây dựng nhân vật và phạm vi câu chuyện” [30]. Văn phong hài hước cùng với những câu chuyện li kì là đặc trưng trong các tiểu thuyết của Nguyễn Hải Nhật Huy. Tuy nhiên, đến với tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới tác giả đã không chỉ tập trung vào “chuyện” mà còn tập trung vào vấn đề được đặt ra trong câu chuyện. Với tinh thần “nhận thức lại” hiện thực, Nguyễn Hải Nhật Huy đã nêu và giải quyết rốt ráo những “vấn đề thời sự” tồn tại trong đô thị mà tiêu biểu là hai thành phố Đà Nẵng và Sài Gòn. Có thể nói, thời đại 6 ngày nay cần những nhà văn trẻ như Nguyễn Hải Nhật Huy để có thể miêu tả đô thị một cách chân thật nhất - điều mà ai cũng cảm nhận được tuy nhiên thật khó để diễn tả. Tác giả Huỳnh Trọng Khang đã khẳng định ảnh hưởng cũng như khả năng của Nguyễn Hải Nhật Huy như sau: “Vừa nói đã vang, ấy là trường hợp Nguyễn Hải Nhật Huy” [13]. 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật Đối với Nguyễn Hải Nhật Huy, nhà văn phải biết tự làm mới mình góp phần đổi mới văn chương nghệ thuật. Để trở thành một nhà văn chân chính, tác giả phải là người không ngừng nổ lực và phát triển bản thân. Nguyễn Hải Nhật Huy tự nhận bản thân “vẫn còn vụng” trong cách viết. Vì vậy, anh luôn cố gắng trau dồi rèn luyện. Anh mở rộng phạm vi đọc kể cả những thể loại không phải sở thích của mình: “Trước đó tôi đọc nhiều, nhưng thường là kiểu “genre fiction” như Harry Potter, Chúa Nhẫn, các series của Kim Dung vân vân… Chính để đầu tư cho việc viết mà tôi phải mở rộng phạm vi đọc ra. Tôi bắt đầu đọc Trần Dần, Salman Rushdie, Kafka, Haruki Murakami, Junot Díaz…” [30]. Nhờ việc đọc nhiều thể loại và nhiều tác giả khác nhau anh đã học hỏi được nhiều điều. Anh nhận ra rằng: “Bạn không nhất thiết cứ phải kể một lô một lốc theo dòng sự kiện, mà bạn thích thể hiện kiểu gì cũng được, thay đổi góc nhìn, đổi ngôi, pha tạp ngôn ngữ, bỏ bớt chi tiết, lôi cả ghi chú vào quá trình kể chuyện…” [30] thậm chí “nhiều khi cứ bừa phứa tí lại hay” [30]. Cảm xúc chính là yếu tố không thể thiếu trong sáng tác văn học. “Mỗi khi nghe nhạc tôi lại tưởng tượng ra các tình huống, các câu chuyện có yếu tố drama phù hợp với không khí của bài nhạc đang nghe. Cho đến bây giờ và có lẽ sẽ luôn luôn như thế, việc nghe nhạc đóng một vai trò quan trọng, nhiều khi là chủ chốt trong quy trình viết của tôi” [30]. Âm nhạc là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Hải Nhật Huy cũng không ngoại lệ. Anh khẳng định tác động của âm nhạc đối với các sáng tác của mình: “Như tôi đã nói, việc nghe nhạc giúp tôi chìm sâu vào trong cảm xúc tôi cần có để viết. Không có gì chạm vào cảm xúc và tâm trạng của tôi nhanh và trực tiếp như âm nhạc” [30]. Đối với Nguyễn Hải Nhật Huy, tiểu thuyết phải là “sự thật ở đời”. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Hải Nhật Huy cố gắng phản ánh cuộc sống một cách chân thật nhất. “Tôi cố gắng phần nào miêu tả hai thành phố đúng như hiện thực của 7 nó ở thời điểm tôi viết” [30]. Anh tin rằng ở thời đại nào cũng có những vấn đề riêng của nó. Nếu “ở thời thực dân và thời chiến tranh, vì hoàn cảnh lịch sử và vì vật chất không đầy đủ, nên người ta phải dùng thuốc phiện và con bài yêu nước, giải phóng dân tộc” [30] thì “ở thời đại này của chúng ta, hiện thực mang cái theme của tiêu thụ” [30]. Còn “truyền thông, giải trí, văn hóa đại chúng… là công cụ cai trị của các tập đoàn, cũng giống như hệ thống tuyên truyền của các chính quyền” [30]. Với tinh thần đó, những vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết đều có ý phanh phui và tố cáo cái xấu, cái ác, những tệ nạn xã hội. Con người trong tiểu thuyết luôn đa diện, phức tạp, chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Nguyễn Hải Nhật Huy khẳng định: “Giữa một đô thị và một nền văn hóa sống bên trong nó có một mối liên quan qua lại” [30]. Các nhân vật xây dựng trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống. Vì vậy, các nhân vật thường có tính cách phức tạp, đa diện mà bất cứ người đọc nào cũng có thể bắt gặp bóng hình mình trong đó. “Chín trên mười thanh niên văn phòng ở Sài Gòn sẽ cảm thấy mình tương đồng về hoàn cảnh sống với Thái Vũ, anh ta là điển hình của những con người đang sống trong cái môi trường đó” [30]. 1.2.3. Tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới – cái nhìn mới về đô thị Việt Nam đương đại của Nguyễn Hải Nhật Huy Ở những năm đầu đổi mới, tiểu thuyết viết về đô thị hiện lên với nhiều băn khoăn, trăn trở trong sự chuyển mình từ nông thôn lên thành thị. Những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cho thấy rõ sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, Mùa lá rụng trong vườn viết về đô thị khi gia đình truyền thống đang bị đặt trong nguy cơ rạn nứt vì sự chuyển động của một đô thị mới. Nguyễn Hải Nhật Huy là một nhà văn trẻ trưởng thành trong “bầu khí quyển” của đô thị. Vì vậy, khi viết về tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới anh miêu tả về những vấn đề của hai thành phố đúng với bản chất của nó mà không đặt trong sự đối sánh giữa thành thị và nông thôn. Nguyễn Hải Nhật Huy đã kiến tạo một không gian đô thị mới mẻ, khác lạ, đa diện và phong phú. Các tiểu thuyết trước đây chỉ đề cập đến những người trẻ chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa khiến họ trở thành những kẻ bị tha hóa, cô đơn, lạc loài, …thì tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới, quá trình đô thị hóa không 8 chỉ tác động đến người trẻ mà ngay cả những thế hệ đi trước cũng đã dần trở nên “biến chất”. Dường như ranh giới giữa truyền thống và hiện đại đã bị xóa nhòa chỉ còn là những vết loang lỗ do sự hiện đại hóa mang lại. Đô thị trong văn chương đương đại thường nhắc đến những vấn đề như con người cô đơn, con người tìm kiếm chính mình, con người suy đồi đạo đức… cho đến những vấn đề xã hội như tiền tài, danh vọng, tình dục… Những vấn đề này đã dần trở nên quá quen thuộc đối với bạn đọc. Đến với đô thị trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới, những vấn đề “nóng hổi”, mới lạ sẽ được Nguyễn Hải Nhật Huy “bắt mạch”. Đó là những con người bị sang chấn tâm lí, những con người mặc cảm thừa hay vấn đề truyền thông và internet cùng cơ chế thị trường mới mới lạ, sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về đô thị thời 4.0. 9 CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÔI NGỒI ĐÂY CHỜ CƠN BÃO TỚI CỦA NGUYỄN HẢI NHẬT HUY 2.1. Con người chấn thương 2.1.1. Sang chấn tâm lý Theo Freud chấn thương tâm lí là “một trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời của những cá nhân nhất định” [3]. Những chấn thương đó có thể có nguồn gốc từ quá khứ thời thơ ấu hoặc xuất phát từ hiện tại. Trong tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới những chấn thương tâm lí và mặc cảm thừa của con người được Nguyễn Hải Nhật Huy đã thể hiện rất rõ. Đổ vỡ trong gia đình khi còn nhỏ đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhân vật Thái Vũ. Anh thường xuyên thực hiện những cuộc du hành “xuyên không trở về quá khứ” để kể lại một cách chi tiết và tỉ mỉ những ám ảnh quá khứ. Hình ảnh người bố dắt tay con rình xem vợ mình có làm gì lăng loàn không đã ăn sâu vào tiềm thức của một đứa trẻ. “Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ, cỡ sáu hay bảy tuổi gì đấy, bà má tôi có lần đi chơi cùng đám bạn cũ thời đại học. Trong đám bạn đấy có một ông vốn là người yêu cũ của bả. Thế là ông ba tôi nổi cơn ghen, nhưng ổng khoan chưa làm chuyện to lên. Ổng bí mật rình rập theo dõi bà má tôi xem có làm chuyện gì lăng loàn không. Điên ở chỗ, là ổng dắt tôi theo” [10, tr.150]. Mọi kí ức hiện về một cách rõ nét và chậm rãi như vừa mới trải qua: “Tôi nhớ tôi ngồi trên xe máy cùng ổng, ngồi chờ trong một góc đường tối, đối diện đường tàu, gần cái quán nhậu mà bà má tôi đang nhậu cùng bạn bè. Ngồi lâu lắm, tôi chẳng nhớ bao lâu. Xong rồi, đến lúc bả đi ra thì đứng dung dăng dung dẻ trò chuyện với bạn bè này kia. Ông ba tôi bèn bỏ lại cái xe và dắt tôi qua đường để mở rộng góc nhìn. Ổng nghĩ ra cái trò đừng ở cạnh đường ray xe lửa giả vờ đang đái bậy. Gọi là giả thôi nhưng ổng đái thật. Ổng đứng đái dưới một cái cột điện tối om và bắt tôi đứng bên cạnh, đái cùng luôn. Tàu chạy qua rầm rập. Tôi vẫn còn nhớ như in, cái bóng tối đó. Nó thật là trập trùng. Và cái âm thanh chát chúa của bánh thép nghiến trên đường ray thép. Và cái hình ảnh ông ba tôi vừa đái vừa nhìn dáo dác” [10, tr.150]. Trong trường hợp này, tâm hồn nhạy cảm cùng với trí tưởng tượng của một đứa trẻ mới lớn đã khiến Thái 10 Vũ lớn lên với nhiều ẩn ức trong lòng. Quá khứ đó đã trở thành những vết thương tinh thần ám ảnh cả cuộc đời anh. Theo Cathy Caruth: “Chấn thương mô tả một kinh nghiệm choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa” [3]. Quỳnh - một cô bé mười sáu tuổi đã phải chứng kiến cái chết khủng khiếp của mẹ mình. Lật từng đoạn kí ức Quỳnh miêu tả: “…máu, máu như người ta làm đổ một xô nước giữa sân, tóc và những mảnh sọ vỡ ở bên dưới tôi, cách biệt bởi cái lan can và bốn tầng lầu. Cái xác của má tôi, bả nằm dưới sân lạo xạo sỏi, giữa vũng máu chảy rộng ra nhiều hướng như những cái xúc tu của một con bạch tuột đỏ thắm. Tóc bả dài thành một vệt đen bê bết, cổ bả gãy, đầu bả quẹo sang một bên, dị dạng. Bụng bả mang theo Bể Cá” [10, tr. 368]. Hình ảnh người bố trần truồng nằm bên cạnh một người phụ nữ khác đã giải thích cho cái chết của mẹ. Nỗi đau của Quỳnh tăng lên cấp số mũ. Quỳnh liên tiếp bị va đập từ vết thương này đến vết thương khác. Song song với những chấn thương trong quá khứ là những chấn thương do đô thị hiện đại mang lại. Thái Vũ cảm thấy nghẹt thở với không gian đô thị tràn ngập tổ mối, xe cộ, tiếng ồn, bảng quảng cáo… Anh chán ngấy với tất cả những gì mà xã hội tô vẽ cho anh. Tất cả mọi người đều gán cho anh một “nhãn mác” mang tên “thành công” tức là phải có lương cao, chung cư cao cấp, nội thất sang trọng, xe hơi, đồ hiệu, … Càng ngày những “cái nhãn” càng trở nên nhiều khiến anh trở nên mệt mỏi, lãnh đạm và bất cần khi phải “cố gắng duy trì các kiểu”. Theo quan điểm của Cady Caruth: “Có những biến cố trong đời không được chủ thể nhận thức trải nghiệm trọn vẹn và tức thì, trong quá khứ, thì thỉnh thoảng trong tiềm thức, nó nổi lên, hiện về bằng những phiến đoạn, những phân mảnh qua những hình ảnh, những cơn ác mộng, những sự sợ hãi lặp đi lặp lại… Đó là biểu hiện của chấn thương” [3]. Những thước phim quay chậm về hình ảnh của bố cứ liên tục tái diễn trong cuộc đời Thái Vũ. “Tôi nằm và nhìn thấy cái sàn nhà trắng toát phủ màu hồng của ánh đèn. Tôi thấy mặt tôi là một vùng tối thắm in trên đó. Mặt tôi là một vùng tối thẳm. Trong một thoáng, tôi nghĩ tôi vừa nhìn thấy mặt ông ba tôi. Và rồi tôi nghe thấy tiếng đoàn xe lửa tu xình xịch và cái bóng ổng đang đứng đái in trên cái phông nền nhập nhoạng ác liệt đó” [10, tr.84]. Đã hơn hai mươi năm trôi qua, hình ảnh về người cha đứng bên đường ray xe lửa vẫn cứ lặp đi lặp lại trong đầu anh ngay cả khi anh đang “ân ái”: “Thỉnh thoảng tôi không thấy con Anna 11 mà thấy hình ảnh ông ba tôi đứng đái bên đường ray xe lửa.” [10, tr.238]. Ảo ảnh và “giọng nói khác” là biểu hiện của chấn thương tâm lí mà Quỳnh trải qua. Quỳnh sống với trong một khoảng thời gian dài với cảm giác mình bị theo dõi hoặc điều khiển liên tục bởi ti vi, radio, máy tính hoặc bất kì cái gì truyền thông tin. Quỳnh thiết lập một ma trận nhân vật với những cái tên bí hiểm như: Óng Ánh, Phản Binh, Nhân Dạng, Điểm Sáng Tỏ, Bể Cá, Tín Hiệu… Quỳnh nghĩ ra cuộc chiến mà chỉ có cô đơn độc chiến đấu và hàng loạt những hành động rối rắm, khó hiểu. Trong đầu Quỳnh có một giọng nói không thôi “lải nhải”, dày vò tinh thần của cô. Theo Cady Caruth: “Hội chứng sau chấn thương hay kinh nghiệm chấn thương là sự trải nghiệm muộn màng của chấn thương, làm cho chấn thương luôn được gia bội, trở đi trở lại, giằng xé tâm can chủ thể trong đời sống hiện tại” [3]. Những chấn thương trong tâm lí thời thơ ấu đã khiến Thái Vũ trở thành một người đàn ông hận thù, lãnh đạm, ích kỉ và ghen tuông. Anh trở nên ghét bỏ mẹ mình: “Không lẽ bả không biết bả đã hại đời tôi như thế nào, từ hồi tôi còn là đứa con nít” [10, tr.53], cùng với lòng nghi ngờ người yêu: “Tôi không biết ngoại trừ những lúc ở cạnh tôi ra, em làm gì. Ẻm có đang tiếp tục nhắn tin với một thằng khác hay không” [10, tr.53]. Anh phản ứng lại với từng hành động, tin nhắn, cuộc gọi… của người yêu mình với những người đàn ông khác. Những cơn ghen của Thái Vũ đã thôi thúc anh hành động bằng cách đập phá đồ đạc, rình rập người yêu và thậm chí là đánh người. Chấn thương mà Quỳnh trải qua đã khiến cô trở thành con người vô cảm trong các mối quan hệ xung quanh, hận thù và căm ghét bố mình và trở thành kẻ “bất cần đời”. Quỳnh sẽ đi trộm máy Play Station mỗi đêm, đánh người nếu nghi ngờ đó là Phản Binh. Càng ngày Quỳnh càng chìm sâu vào thế giới hư ảo. Xây dựng con người chấn thương tâm lí, Nguyễn Hải Nhật Huy muốn khám phá thế giới nội tâm đa diện, phức tạp, đầy rẫy những tổn thương của con người hiện đại. Đồng thời tác giả còn muốn thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm đối với các nhân vật trước những biến chuyển của đời sống đô thị đã tạo ra nhiều sự xáo trộn trong tâm hồn. Dễ dàng nhận thấy, những sang chấn trong tiểu thuyết của Nguyễn Hải Nhật Huy không đến từ những vết thương thể xác mà là kết quả của những nỗi dằn vặt âm thầm tích tụ trong một thời gian dài từ quá khứ cùng với những tác động do cuộc sống đô thị mang lại. 12 Cùng với sang chấn tâm lí, mặc cảm “thừa” luôn tồn tại trong tâm thức của các nhân vật. Biểu hiện của mặc cảm “thừa” là cảm giác cô đơn và cảm thấy bản thân vô nghĩa, vô ích. Những sang chấn tâm lí khiến cho các nhân vật cảm thấy mình cô đơn. Tác giả Trần Nhật Thu khi phân tích nhân vật chấn thương đã khẳng định: “Sẽ không phải là quá lời nếu cho rằng cô đơn là một trong những phẩm tính của con người hiện đại” [21, tr.97]. Cô đơn vì khác biệt khác biệt trong suy nghĩ và tâm hồn được Nguyễn Hải Nhật Huy khắc họa rõ nét qua nhân vật Thái Vũ. Anh khao khát được một cuộc trò chuyện với mẹ, được gợi nhắc về tuổi thơ thế nhưng “Họ không bao giờ muốn nghe bạn nói về giáo sư Snape hoặc tình bạn giữa Doraemon và Nobita chẳng hạn” [10, tr.53]. Hệ thống giá trị mà mẹ Thái Vũ quan tâm là tiền tài, danh vọng, địa vị, là điều kiện vật chất đủ đầy. Không chỉ cô đơn trong mối quan hệ gia đình, Thái Vũ cũng cô đơn trong mối quan hệ tình cảm. Mi cũng chỉ đạo Thái Vũ trở thành một thằng đàn ông ra trò, có “tổ mối”, có xe hơi, có công việc ổn định và mức lương cao. Mi thích “tổ mối” còn Thái Vũ thì không. Thái Vũ không hiểu tại sao Mi lại không ngừng nổ lực biến cuộc đời của anh giống như “một thằng ba mươi tuổi có thu nhập cao” [10, tr.83]. Nỗi cô đơn xuất phát từ khác biệt trong tâm hồn khiến cho người với người không có một sự đồng cảm và thấu hiểu nào. Cả nhân vật Thái Vũ và Quỳnh đều cảm thấy không có ai lắng nghe và thấu hiểu họ. Sau nhiều lần cố gắng hòa hợp, anh nhận ra rằng: “Mình chẳng thể hòa hợp được gì cả” [10, tr.129]. Nhân vật Quỳnh cũng có những cảm xúc tương tự, Quỳnh cảm thấy đơn độc vì phải một mình chiến đấu với cuộc chiến này: “Lâu dần, Bể Cá mất hết kiên nhẫn, nó giúp tôi ít lâu rồi sợ quá biến mất luôn, để lại tôi một mình cố gắng bẻ ngược cán cân của cuộc chiến vốn dĩ đang hoàn toàn nghiêng về Hoàng Cột Điện” [10, tr.96]. Cô tự hỏi: “Nỗi cô đơn xuất phát từ tôi hay từ Q? Hay là cả hai?” [10, tr.87]. Cảm giác cô đơn giống như phản ứng tự vệ của bản thân. Cả Quỳnh và Thái Vũ đều chìm trong cô đơn tạo cho mình vỏ bọc tránh xa những ô tạp ngoài kia, che giấu những nỗi đau tinh thần. Sang chấn tâm lí cũng tạo nên những “cá thể” cảm thấy bản thân thật nghĩa và vô ích. Cả Thái Vũ và Quỳnh đều cảm thấy bản thân thừa thãi trong cuộc sống này và họ nghĩ đến cái chết như một cách tốt nhất để kết thúc cuộc sống. Thái Vũ đã nuôi ý định tự tử suốt mười hai năm: “Mười hai năm đó nuôi dưỡng trong tôi khát 13 vọng nhảy lầu.” [10, tr.67]. Thái Vũ mất niềm tin vào cuộc sống vì “đếch có gì trụ lại bên bạn vô điều kiện”. Cách cuối cùng là phải đơn độc vật lộn với cuộc sống này, nhưng nếu anh đã kiệt lực và quá mệt mỏi thì “cái chết trở thành một lựa chọn rất khả dĩ”. Bởi vì “Nếu tôi cứ mệt mỏi như thế nãy mãi, thì thà chết còn hơn” [10, tr.53]. Quỳnh cũng có những cảm xúc tương tự, cô tìm cách nhanh chóng kết thúc cuộc chiến này cũng là lúc cô sẽ chết bởi khi đó cô quá mệt mỏi. Những tiếng thét đầy bất lực của Quỳnh vang lên, cô khao khát tìm một câu trả lời cho cuộc sống chính mình: “Cái cuộc chiến này, rốt cuộc thì có ý nghĩa gì với tôi chứ? Tại sao tôi cứ phải đâm đầu vào, gánh chịu biết bao tai ương mặc dù tôi chẳng muốn?” [10, tr.316]. Cô tự nhận mình là một sinh vật hữu cơ “nương nhờ” vào một vật chủ tên Q, là Thùng Rác Đầy nơi cất chứa những mệt mỏi của cuộc đời. Có thể thấy, cách “muốn” kết thúc cuộc sống của các nhân vật cũng chính là cách “muốn” kết thúc những chấn thương tâm lí mà các nhân vật đã trải nghiệm. 2.1.2. “Biến thái” nhân tính và bản ngã Đọc tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới bạn đọc có thể thấy xuất hiện nhiều kiểu nhân vật tha hóa. Một trong những biểu hiện của con người tha hóa đó chính là mất đi bản năng tính thiện, không còn nguyên vẹn cái thiện vốn có. Đầu tiên, Nguyễn Hải Nhật Huy đã xây dựng một hệ thống nhân vật bị tha hóa bởi đồng tiền. Có thể thấy, vì tiền các nhân vật sẵn sàng làm những công việc “thất đức dịch hạch”, tạo một sợi dây “lừa đảo” một cách rất chuyên nghiệp, rất “văn minh”. Doanh nghiệp sẽ mặc kệ hành động của mình có đúng hay sai, có trái với lương tâm hay không, chỉ có một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Để quảng cáo cho sản phẩm của mình thay vì tập trung vào chất lượng người ta sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để thuê truyền thông quảng bá về sản phầm đó. “Bạn nên biết rằng một doanh nghiệp hàng tiêu dùng thường bỏ hơn một nửa chi phí hoạt động của nó cho mục đích quảng cáo và PR” [10, tr.100]. Những quảng cáo rất hấp dẫn, ấn tượng, thu hút như: “Vitameen! Thơm lừng trái cây, năng động mỗi ngày”, “Sữa chua ăn Yukul! – bổ sung canxi, vui gym, đẹp hơn mỗi ngày!”, “SML Milk – sữa thật SẠCH MÊ LY từ cao nguyên”, “SML Milk – sáng và chiều, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể”, ... rải rác khắp thành phố nhất là dọc con sông nhằm “cần mẫn thôi miên” con người. Một trong số những sự thật đằng sau bảng quảng cáo “đầy chất lượng” là 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất