Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam t...

Tài liệu Sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 thpt tỉnh tuyên quang ( chương trình chuẩn)

.PDF
127
743
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ THẢO SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ- CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ THẢO SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ- CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) MÃ SỐ: 60 14 10 Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đình Tùng HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trịnh Đình Tùng - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Sự chỉ bảo ân cần của thầy là nguồn động viên giúp em hoàn thành tốt công việc. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô trong khoa Lịch sử nói chung đã truyền đạt cho em những kiến thức, kỹ năng học tập và nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng. Đó là nền tảng giúp em thực hiện đề tài này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Giáo dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội, BGH Trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên tỉnh Tuyên Quang, tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Do hạn chế về kỹ năng nghiên cứu khoa học của bản thân cũng nhƣ điều kiện khách quan không cho phép nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô và bạn bè để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2014 Học viên thực hiện Lê Thị Thảo 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh LSVN : Lịch sử Việt Nam SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông TP : Thành phố 4 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn.................................................................................. i Danh mục chữ viết tắt................................................................. ii Mục lục........................................................................................ iii Danh mục bảng........................................................................... vi Mở đầu....................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ- CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................. 12 1.1. Cơ sở lý luận........................................................................ 12 1.1.1. Di tích lịch sử - cách mạng trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT............................................................................... 12 1.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông......................... 22 1.2. Một số di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang cần khai thác, sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT....................................................................... 30 1.2.1. Danh mục những di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang cần khai thác, sử dụng trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT................................................... 30 1.2.2. Nội dung một số di tích lịch sử- cách mạng cần khai thác, sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT. (Phụ lục 2)................................................... 31 1.3. Thực tiễn việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phƣơng trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang.......................................................................................... 1.3.1. Thực trạng về di tích lịch sử nói chung và di tích lịch sử- 5 31 cách mạng thời kỳ 1945- 1954 nói riêng ở Tuyên Quang........... 31 1.3.2. Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng địa phƣơng trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT Tuyên Quang........................................................................................... 33 Chƣơng 2. MỘT SỐ HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ- CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN). THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................... 44 2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 trong khóa trình lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT............................................................................................ 44 2.1.1. Vị trí................................................................................... 44 2.1.2. Mục tiêu............................................................................. 45 2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954....................................................................................... 47 2.2. Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954.............................................................................. 50 2.2.1. Lựa chọn biện pháp phải căn cứ vào mục tiêu môn học.... 50 2.2.2. Biện pháp sử dụng phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng đối tƣợng học sinh......................................................... 51 2.2.3. Lựa chọn biện pháp sử dụng phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh................................................... 51 2.2.4. Biện pháp sử dụng phải kết hợp linh hoạt, sáng tạo với các phƣơng pháp dạy học khác................................................... 52 2.3. Một số hình thức sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh Tuyên Quang........................................................ 6 52 2.3.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang để dạy bài lịch sử nội khóa ở trƣờng THPT....... 52 2.3.2. Tiến hành bài lịch sử tại di tích lịch sử- cách mạng.......... 58 2.3.3. Tổ chức hiệu quả hoạt động tham quan học tập tại di tích lịch sử- cách mạng....................................................................... 63 2.3.4. Tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa......................... 66 2.3.5. Sử dụng tài liệu về di tích lịch sử- cách mạng để tổ chức dạ hội............................................................................................ 69 2.4. Một số biện pháp sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh Tuyên Quang........................................................ 70 2.4.1. Hƣớng dẫn học sinh sƣu tầm tƣ liệu về di tích lịch sử cách mạng.................................................................................... 70 2.4.2. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng tƣ liệu về di tích lịch sử cách mạng.................................................................................... 74 2.4.3. Hƣớng dẫn học sinh học tâp tại di tích cách mạng............ 79 2.4.4. Tổ chức hoạt động ngoại khoá tại di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống.................................................................. 80 2.4.5. Tổ chức ngoại khoá bằng trò chơi lịch sử.......................... 81 2.5. Thực nghiệm sƣ phạm........................................................... 81 2.5.1. Mục đích và yêu cầu bài học thực nghiệm........................ 81 2.5.2. Nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm................................ 81 2.5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm................................... 82 KẾT LUẬN................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 89 PHỤ LỤC ................................................................................... 92 7 DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG 1 Bảng 1.1: Kết quả xin ý kiến giáo viên.................................. 34 2 Bảng 1.2. Kết quả xin ý kiến học sinh................................... 39 3 Bảng 2.1. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm.............................. 83 4 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tính theo phần trăm (%)................ 83 5 Bảng 2.3. Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng....................................................... 8 Trang 84 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới phƣơng pháp dạy học là định hƣớng lớn nhất của Đảng ta trong lĩnh vực giáo dục của thế kỷ phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin ngày nay. Đảng đã rõ mục đích của nền giáo dục nƣớc ta là: xây dựng những con ngƣời thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát triển tiềm năng dân tộc và con ngƣời Việt Nam. Muốn thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong việc xây dựng con ngƣời Việt Nam mới, xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu của thời đại thì giáo dục cũng phải toàn diện. Bởi bất kỳ một dân tộc nào, dù phát triển đến đâu, một con ngƣời dù rất thành đạt nhƣng không am hiểu về lịch sử của dân tộc mình,tức là không đƣợc giáo dục một cách đầy đủ về ý thức dân tộc, ý thức công dân …Rất nhiều nhà khoa học đã đánh giá cao vai trò của bộ môn lịch sử và họ coi lịch sử là: “ Một trong bốn bộ môn quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ bên cạnh tiếng mẹ đẻ, địa lý và toán học”. Nguyên Tổng bí thƣ Ban chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mƣời đã chỉ rõ trong bài phát biểu tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ hai năm 1994: “Phải coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà trƣờng, nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh thiếu niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích khác, có hại cho sự nghiệp chung” Để nâng cao chất lƣợng bộ môn thì việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết. Quá trình đổi mới phải tiến hành thƣờng xuyên và đồng bộ, trong đó việc tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện trực quan có vai trò quan trọng nhất là đối với những tỉnh vùng sâu vùng xa, thiếu về trình độ thông tin nhƣ Tuyên Quang. Mà một trong những loại 9 phƣơng tiện có thể sử dụng tốt nhất là các di tích lịch sử- cách mạng có ở địa phƣơng. Tuyên Quang- mảnh đất ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây chứa số lƣợng di tích lịch sử- cách mạng khá lớn đặc biệt là những di tích về giai đoạn từ 19451954. Học sinh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có thể trực tiếp học qua các minh chứng đó một cách sinh động mà không cần phải hình dung. Tuy nhiên thực tế thì trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay cũng chƣa có một công trình nghiên cứu nào viết về đề tài này, chỉ có tập “ Giáo trình lịch sử địa phƣơng cấp 1 và cấp 2”, và bài viết của Đỗ Hồng Thái, Đại học sƣ phạm Thái Nguyên “ di tích cách mạng trong dạy học lịch sử”, tuy nhiên các đề tài này vẫn mang tính chung chung, chƣa thật rõ ràng, cụ thể, giáo viên cũng chƣa biết tận dụng những di tích lịch sử- cách mạng của địa phƣơng trong việc dạy học môn lịch sử. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng di tích lịch sử - cách mạng ở địa phƣơng trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (Chƣơng trình chuẩn), làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Di tích lịch sử- cách mạng cũng là một phƣơng tiện trực quan trong dạy học ở trƣờng phổ thông, nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều tài liệu nƣớc ngoài và trong nƣớc nói đến. 2.1. Các công trình đã nghiên cứu ở ngoài nước Phó tiến sĩ khoa học giáo dục Liên Xô M. Crugiăc trong cuốn “Phát triển tư duy học sinh như thế nào”, NXB Giáo dục Hà Nội, 1976 đã chỉ rõ việc sử dụng đồ dùng trực quan có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với phát triển tƣ duy học sinh. Ông đã khẳng định phƣơng pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phƣơng pháp tốt nhất đem lại sự phát triển tƣ duy cho học sinh. 10 Tiến sĩ giáo dục Liên Xô I.F. Kharlamop trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào”, NXB Giáo dục Hà Nội, 1979, đã nhấn mạnh “ Lời nói sinh động của giáo viên kết hợp với tính trực quan có hiệu quả to lớn trong việc dạy học… Nó còn góp phần rèn luyện tƣ duy, phân tích tập cho các em nhìn thấy bản chất của các đối tƣợng và hiện tƣợng ẩn sau các hình thức và biểu hiện bề ngoài, kích thích tính ham hiểu biết của các em”. I.Ia.Lence với “Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1982 cũng đã chỉ ra rằng dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện tri thức và phƣơng pháp hoat động. Ông khẳng định sự cuốn hút của các phƣơng tiện thông tin tạo hình trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. F.K.Kôrovkin khi nghiên cứu về “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” cũng khẳng định vai trò quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan. Tính trực quan là phƣơng tiện cơ bản để hình thành kiến thức lịch sử. Trong cuốn “Các phương pháp sư phạm” , NXB Thế giới, Hà Nội, 1999, GuyPalmade đã nhấn mạnh việc dạy học phải bắt đầu từ trực quan nhằm tạo ra trong óc trẻ một biểu tƣợng bền vững. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của các tác giả M.Alêxêep trong cuốn“ Phát triển tư duy của học sinh”, hay cuốn “Tư duy học sinh” của M.N. Sacđacốp, “Những cơ sở lý luận dạy học” do B.P.Exipốp chủ biên… đã khẳng định những cơ sở tâm lý của nhận thức trực quan sinh động trong học tập lịch sử khi tạo biểu tƣợng trong sáng và muôn màu, muôn vẻ về các sự vật, hiện tƣợng đang học. Có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tổ chức cho học sinh tri giác các di tích lịch sử và các di sản văn hóa. N.K.Crupxcaia coi công tác tham quan, học tập tại di tích lịch sử- văn hóa là một công tác quan trọng trong nhà trƣờng, là cách dạy cho học sinh đọc cuốn sách trong cuộc sống qua những trải nghiệm thực. 11 2.2. Các công trình đã nghiên cứu ở trong nước Trong giáo trình “Giáo dục học”, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, 1987, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã viết nhƣ sau: “ Các đồ dùng trực quan nếu đƣợc sử dụng khéo léo... tạo điều kiện cho học sinh nhớ lâu, giảm độ mệt nhọc, gây đƣợc mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú...” Nhƣ vậy các tác giả cũng đã nhấn mạnh đồ dùng trực quan trong đó có di tích cách mạng là điểm tựa trong nhận thức của học sinh. Trong cuốn “Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp II, III” xuất bản năm 1961, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh đã giành chƣơng VIII: “Ngoại khóa, thực hành trong bộ môn lịch sử” trong đó các tác giả cũng nêu lên thực trạng và một số biện pháp thực hiện nhƣ thăm quan viện bảo tàng, du lịch, sƣu tầm, thu thập và ghi chép tài liệu lịch sử. Trong cuốn “Phương pháp giảng dạy lịch sử” (Phần đại cƣơng) tập 1, 2 xuất bản năm 1966 của Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cƣờng.trong chƣơng II (tập 2) “Các phƣơng châm giảng dạy lịch sử ở trƣờng phổ thông”. Các tác giả một lần nữa khẳng định: Dạy lịch sử gắn liền với đời sống và cần phải liên hệ tri thức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với lịch sử địa phƣơng đặc biệt là các di tích lịch sử- cách mạng. Trong cuốn “Bảo tàng- di tích- lễ hội”, NXB Văn hóa- thông tin, 1992, Phan Khanh đã chỉ rõ: Di tích là tấm gƣơng lịch sử, để mỗi ngƣời đến chiêm ngƣỡng, dù một mình cũng phải soi bóng mình và tự vấn mình là đang làm gì để góp phần đóng góp cho sự trƣờng tồn, phát triển thịnh vƣợng của non nƣớc này. Các nhà lý luận về phƣơng pháp dạy học bộ môn thông qua nhiều bài viết trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nói riêng, các tạp chí khoa học nói chung đã đề cập đến phải đƣa phƣơng tiện trực quan vào giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông cũng nhƣ nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng đồ dùng trực 12 quan trong dạy học lịch sử dân tộc nhƣ: GS.TS Phan Ngọc Liên, GS.TS Nguyễn Thị Côi, PGS. TS Trần Vĩnh Tƣờng, TS Nguyễn Anh Dũng. TS Đặng Công Lộng, TS Trần Viết Thụ. Hay nhƣ trong cuốn “Di tích Lịch sử ở Tuyên Quang”, Phù Ninh ,NXB Văn hóa- Thông Tin Tuyên Quang, 1997, tác giả cũng đã trình bày các di tích lịch sử- cách mạng quan trọng, cũng nhƣ nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của các di tích lịch sử- cách mạng của nơi đƣợc coi là “ Bảo tàng cách mạng của cả nƣớc”. Các nhà lý luận về phƣơng pháp dạy học bộ môn thông qua nhiều bài viết trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nói riêng, các tạp chí khoa học nói chung đã đề cập đến phải đƣa nguồn lịch sử có ở địa phƣơng vào giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông đặc biệt là các phƣơng pháp có sử dụng phƣơng tiện trực quan cũng nhƣ nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học lịch sử dân tộc nhƣ: GS.TS Phan Ngọc Liên, GS.TS Nguyễn Thị Côi, PGS. TS Trịnh Đình Tùng, PGS. TS Trần Đức Minh, PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, PGS.TS Trần Vĩnh Tƣờng, TS Nguyễn Anh Dũng. TS Đặng Công Lộng, TS Trần Viết Thụ. Bên cạch đó còn có một số bài viết của Hoàng Thanh Hải đề cập đến việc “Sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử tại thực địa” ( số 2/ 1997), “Tổ chức hướng dẫn học sinh phổ thông tham gia các lễ hội xuân tại các di tích lịch sử văn hóa” (số 5/1997). Hai bài viết cùng với luận án Tiến sĩ “Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT tỉnh Thanh Hóa”, hay nhiều công trình khác nhƣ luận văn thạc sỹ của Lê Thị Hài : “Sử dụng di tích lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Hưng Yên”. “Sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở Hà Nội trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945 lớp 12 THPT” của Phạm Tú Linh,bài viết của Đỗ Hồng Thái, Đại học sƣ phạm- Đại học Thái Nguyên “Sử dụng di tích cách mạng trong dạy, học lịch sử ở trường THPT”. 13 Ở Tuyên Quang việc đƣa di tích lịch sử cách mạng ở khối THPT vào dạy học thì chƣa có, cũng nhƣ chƣa có một công trình nghiên cứu nào hƣớng dẫn giáo viên cũng nhƣ học sinh tổ chức các buổi học tập ở tại các di tích cách mạng của tỉnh .Trên địa bàn tỉnh hiện nay dƣới sự góp sức của dự án Việt – Bỉ thì cũng chỉ có tập giáo trình giảng dạy Lịch sử địa phƣơng cho cấp 1 và cấp 2, tuy nhiên cũng chỉ có một số bài với một số chuyên đề nhỏ nhƣ: “Cây số bảy anh hùng,khu di tích lịch sử Tân Trào, Tuyên Quang buổi đầu dựng nước...” 2.3 Đánh giá của tác giả về những công trình nghiên cứu nêu trên Qua việc nghiên cứu về việc sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học đặc biệt là thông qua di tích lịch sử- cách mạng của các tác giả nƣớc ngoài, và trong nƣớc chúng tôi rút ra kết luận: Thứ nhất ,các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sử dụng đồ dùng trực quan, và vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan đặc biệt là di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Nguồn tài liệu này nếu sử dụng hợp lý góp phần nâng cao kiến thức bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm và phát huy năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho học sinh. Thứ hai, các công trình trên đã chỉ ra những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng phổ thông, cũng nhƣ các hình thức tổ chức hƣớng dẫn học sinh chủ yếu qua 2 hình thức là giờ học nội khóa và hoạt động ngoại khóa. Mỗi hình thức này có cách thức triển khai khác nhau theo đặc điểm riêng của di tích lịch sử- cách mạng ở từng vùng. Thứ ba, các tác giả cũng đã đề xuất các quy trình để tiến hành để tổ chức một buổi học nội khóa có sử dụng di tích lịch sử- cách mạng cũng nhƣ cách thức tiến hành buổi học ngoại khóa tại thực địa và đối với mỗi di tích lịch sửcách mạng thì có quy trình cũng nhƣ cách tiến hành riêng tùy vào loại hình di tích đó. 14 Tuy nhiên chƣa có một tài liệu nào đi sâu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất: Cơ sở khoa học nào để khẳng định việc sử dụng di tích lịch sửcách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc có ở địa phƣơng là rất cần thiết? Thứ hai: Việc tổ chức, hƣớng dẫn học sinh trong giờ học lịch sử dân tộc có sử dụng di tích lịch sử- cách mạng cần theo những yêu cầu cơ bản nào để đạt đƣợc hiệu quả? Thứ ba: Thực tiễn việc tổ chức, hƣớng dẫn học sinh trong giờ học có sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở trƣờng THPT hiện nay có những ƣu điểm và hạn chế gì? Thứ tư: Nội dung nào trong giờ dạy học lịch sử dân tộc thì nên sử dụng di tích lịch sử- cách mạng, và hình thức tổ chức , hƣớng dẫn học sinh ở những nội dung đó nhƣ thế nào? Thứ năm: Có những phƣơng pháp sƣ phạm nào để hƣớng dẫn học sinh trong giờ học lịch sử dân tộc nói chung có sử dụng di tích lịch sử- cách mạng và trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1954 nói riêng, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang- tỉnh đƣợc coi là “ di tích cách mạng” của cả nƣớc. Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đã nhấn mạnh việc sử dụng tài liệu phƣơng tiện trực quan trong dạy học lịch sử và đƣa ra các hình thức, biện pháp sử dụng loại phƣơng tiện này. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở lí luận quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài. 2.4. Những vấn đề đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc, luận văn sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, trên cơ sở mục tiêu môn học,phân tích đặc điểm của môn lịch sử, đặc điểm tâm lý và đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh trong học tập môn Lịch sử dân tộc, yêu cầu đổi mới phƣơng pháp, phân tích vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử - cách mạng trong quá trình dạy 15 học môn lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông nói chung và giai đoạn từ 1945 đến 1954 nói riêng. Thứ hai, trên cơ sở khai thác một số di tích lịch sử - cách mạng ở Tuyên Quang, thực tiễn việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ,đề tài sẽ đánh giá chung về thực trạng sử dụng di tích lịch sử - cách mạng trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. Thứ ba, khai thác nội dung chƣơng trình, SGK Lịch sử 12 phần Lịch sử Việt Nam từ 1945- 1954 để lựa chọn những sự kiện lịch sử có liên quan đến các di tích lịch sử- cách mạng trong phạm vi của đề tài. Thứ tư, tìm hiểu cụ thể các di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang có thể sử dụng để phục vụ dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1945- 1954 lớp 12 trung học phổ thông ( Chƣơng trình chuẩn). Thứ năm, thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của biện pháp sƣ phạm đƣợc tiến hành trong luận văn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh Tuyên Quang ( Chƣơng trình chuẩn). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về trình độ của bản thân và thời gian có hạn, luận văn không có tham vọng đi sâu nghiên cứu tất cả các di tích lịch sử- cách mạng của tỉnh Tuyên Quang cũng nhƣ biện pháp sử dụng mà trên cơ sở nêu khái quát sẽ lựa chọn những di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang tiêu biểu có thể sử dụng để tìm hiểu nội dung và đề xuất một số biện pháp chủ yếu sử dụng chúng có hiệu quả nhất trong giờ học nội khóa theo hƣớng phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954. 16 Điều tra thực tế, tiến hành thực nghiệm sƣ phạm một bài lịch sử cụ thể ở trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Văn Huyên- TP Tuyên Quang. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sửcách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc dân tộc nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 nói riêng, đề tài tập trung đi sâu về các di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang có thể sử dụng trong dạy học phần LSVN từ 1945 đến 1954. Từ đó đề xuất một số hình thức, biện pháp sử dụng các di tích này nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: Tìm hiểu lý luận của các nhà Tâm lý học, giáo dục học, giáo dục Lịch sử viết về vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, di tích lịch sử- cách mạng nói riêng trong dạy học từ trƣớc đến nay. Khai thác nội dung chƣơng trình, SGK Lịch sử 12 phần Lịch sử Việt Nam từ 1945- 1954 để lựa chọn những sự kiện lịch sử có liên quan đến các di tích lịch sử- cách mạng trong phạm vi của đề tài. Tìm hiểu cụ thể các di tích lịch sử- cách mạng ở Tuyên Quang có thể sử dụng để phục vụ dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1945- 1954 lớp 12 trung học phổ thông ( Chƣơng trình chuẩn). Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của biện pháp sƣ phạm đƣợc tiến hành trong luận văn. 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 17 5.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài: Là lý luận của chủ nghĩa Mác, LêNin, Đảng cộng sản Việt Nam và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo và giáo dục lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 . Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu: đọc, sƣu tầm và phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet… về lý luận phƣơng pháp dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đặc biệt là lý luận về phƣơng pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử trong đó có sử dụng di tích lịch sử - cách mạng . 5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:  Phƣơng pháp quan sát: Dự giờ để thu thập thông tin, đánh giá khách quan tình hình dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT.  Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông, về thái độ của học sinh với môn học và nguyên nhân ảnh hƣởng đến thái độ học tập môn Lịch sử  Thực nghiêm sƣ phạm: Soạn bài, tiến hành thực nghiệm sƣ phạm một bài lịch sử cụ thể ở trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên trong đó có sử dụng di tích lịch sử- cách mạng một cách hợp lý.  Sử dụng toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 6. Giả thuyết khoa học Hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng THPT sẽ đƣợc nâng cao nếu đƣợc sử dụng các hình thức, biện pháp có sử dụng di tích lịch sử- cách mạng đặc biệt trong giai đoạn từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT. 7. Đóng góp của luận văn Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc nói chung và giai đoạn 1945 đến 1954 nói riêng. Phác họa bức tranh về thực tiễn sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 18 Xác định đƣợc các di tích lịch sử- cách mạng cần khai thác trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. Đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 ở trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. 8. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn. 8.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm phong phú thêm lí luận về sử dụng di tích lịch sử- cách mạng trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp bản thân và đồng nghiệp có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học lịch sử để nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm hai chƣơng. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di tích lịch sửcách mạng ở địa phƣơng trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT. Chƣơng 2: Một số hình thức, biện pháp sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh Tuyên Quang (Chƣơng trình chuẩn). Thực nghiệm sƣ phạm. 19 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ- CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Di tích lịch sử - cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THPT 1.1.1.1. Quan niệm về di tích và di tích lịch sử- văn hóa Về tên gọi chung, hiểu theo ý nghĩa ban đ ầu thì di tích là những “dấu vết, mảnh vụn” còn sót lại của các thời đại trƣớc gắn liền với những nhân vật, sự kiện, hiện tƣợng, biến cố lịch sử. Ta cũng dễ dàng nhận thấy, từ xa xƣa nhiều nƣớc trên thế giới đã đặt tên chung cho di tích lịch sử là dấu tích, dấu vết còn lại. Tiếng Pháp viết vestiges, tiếng Anh cũng viết vestiges,tiếng Nga viết pomiatnik, tiếng Trung Quốc viết cổ tích. Quá trình nghiên cứu di tích đã đƣợc các nhà sử học quan tâm từ rất lâu và đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau: Theo “Tự điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (Xuất bản năm 2006 thì: “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”. Theo hiến chƣơng Vơnije- Italia năm 1946 thì di tích bao gồm “ những công trình xây dựng riêng lẻ, những khu di tích ở đô thị hay nông thôn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử” [12- Tr50]. Điều này cho phép chúng ta khẳng định rằng di tích là những công trình có thật, là sản phẩm vật chất do con ngƣời sáng tạo ra cùng với cuộc sống lao động của mình. Di tích đƣợc phân bố ở khắp mọi nơi, bất kỳ đâu mà con ngƣời đã và đang sinh sống. Còn theo luật di sản văn hóa của nƣớc ta, Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/ 6/ 2001 quy định “ di tích là công trình được xây dựng, địa điểm và các di 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất