Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp dạy môn công nghệ 11...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy môn công nghệ 11

.DOC
10
1021
62

Mô tả:

TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐƠN VỊ:TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT ˜˜˜ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP DẠY VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Họ và tên người thực hiện: Lê Minh Huy Môn, lĩnh vực: Phương pháp dạy môn Công nghệ 11 Phước Long, ngày 20 tháng 4 năm 2015 Năm học 2011-2012 Trang 1 TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ trương của ngành giáo dục nước ta hiện nay là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để qua đó giúp ngành giáo dục nước nhà nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để thực hiện mục tiêu trên ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì việc đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc dạy học theo phương pháp truyền thống truyền thụ kiến thức một chiều ngày càng hạn chế, thay thế vào đó là sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tích tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm giúp cho học sinh phát triển toàn diện khả năng của mình, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để hưởng ứng tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực, trong đó việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng là một xu thế tất yếu. Chính vì thế nội dung sáng kiến kinh nghiệm này là sự kết hợp giữa đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng giúp cho tiết dạy trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, dẫn dắt học sinh đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động, từ đó giúp cho học sinh nắm bắt nội dung bài học một cách dễ dàng và hiệu quả. Trang 2 TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy PHẦN II NỘI DUNG 1/-Thực trạng của vấn đề: Từ khi thay đổi SGK, nội dung chương trình môn nghệ 11 có nhiều đổi mới. Tuy nhiên với điều kiện đồ dùng dạy học có sẵn của nhà trường còn nhiều hạn chế như chưa có mô hình trực quan để giảng dạy, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống chỉ tập trung vào tranh vẽ không mang lại hiệu quả cao trong việc giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức, từ đó chất lượng dạy học không được cao. Trong bài Hình chiếu trục đo của bộ môn Công nghệ 11, với nội dung tìm hiểu về cách vẽ các loại hình chiếu trục đo giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải nội dung của bài học đến cho học sinh, bởi vì mục tiêu chính của bài học là yêu cầu phải làm cho học sinh vẽ được các loại hình chiếu trục đo cho vật thể đơn giản. Nhưng do thời gian hướng dẫn học sinh vẽ ngắn nên học sinh tiếp thu bài hạn chế. Ngoài ra, để hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo, trong sách giáo khoa chỉ sử dụng các hình vẽ minh họa, cách vẽ tương đối khó và mất nhiều thời gian để hoàn thành hình vẽ, từ đó vẫn đến nhiều học sinh không vẽ được. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Sở GD-ĐT, nhà trường được cấp ngày càng nhiều phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể nhà trường đã bố trí lắp đặt máy chiếu ở phòng công nghệ để giáo viên sử dụng công nghệ thông tin ứng dụng vào bài giảng. Ngoài ra nhà trường còn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học. Từ đó giáo viên tự học, tự nghiên cứu, thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng một số phần mềm thông dụng ứng dụng vào bài giảng điện tử, làm cho bài dạy trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, giúp cho học sinh chú ý và hiểu bài một cách nhanh chóng. Trang 3 TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy Trong bài này theo phân phối chương trình được phân làm 2 tiết, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ trình bày phương pháp dạy học mà tôi thấy đạt hiệu quả nhất trong tiết 2, phần cách vẽ hình chiếu trục đo. 2/- Các biện pháp chính thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Qua các năm sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với bài giảng điện tử để dạy phần cách vẽ hình chiếu trục đo, tôi nhận thấy rằng các em yêu thích môn học hơn, ngay cả những học sinh thường xuyên không tập trung trong giờ học, xem nhẹ môn Công nghệ là môn học phụ giờ đã có thái độ học tập tích cực, tập trung học hơn và rất tích cực xây dựng bài. Bởi vì với các hình ảnh lồng ghép vào bài giảng các em thích thú và chú ý bài nhiều hơn. Đặc biệt là với nội dung trình bày cách vẽ hình chiếu trục đo có sử dụng nhiều hình vẽ minh họa rõ ràng, từ đó giúp cho học sinh dể dàng nắm bắt cách vẽ hình chiếu trục đo. Sau đây là kinh nghiệm giảng dạy của tôi trong năm học vừa qua, sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để dạy phần cách vẽ hình chiếu trục đo mà tôi thấy đạt hiệu quả cao nhất mà tôi từng áp dụng. *Cách vẽ hình chiếu trục đo: - Giáo viên giới thiệu cách vẽ HCTĐ cho vật thể trong SGK cho học sinh tìm hiểu. -Giới thiệu cho học sinh phương pháp vẽ HCTĐ đơn giản và dễ vẽ hơn. Cách trình bày bảng như sau: Các bước vẽ HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Do kích thước khổ giấy nhỏ nên các cột được trình bày riêng lẽ ở phần sau. + Các bước vẽ HCTĐ: 1. Vẽ hệ trục tọa độ cho từng loại HCTĐ. 2. Vẽ hình chiếu đứng lên X’O’Z’, kích thước theo hệ số biến dạng. Trang 4 TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy 3. Từ các cạnh của hình chiếu đứng vẽ các đường thẳng song song với O’Y’, kích thước theo hệ số biến dạng. (HCTĐ xiên góc cân các cạnh bị biến dạng còn một nửa, HCTĐ vuông góc đều các cạnh không bị biến dạng) 4. Nối các cạnh của hình vẽ theo hình chiếu đứng. 5. Xóa các đường nét phụ, tô đậm cạnh thấy của hình vẽ. + Cách vẽ HCTĐ xiên góc cân: Các bước vẽ HCTĐ xiên góc cân Z’ Bước 1 X’ O’ Y’ Z’ Bước 2 Z’ X’ O’ X’ Trang 5 Y’ O’ Y’ TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy Bước 3 Z’ Bước 4 X’ O’ Bước 5 Trang 6 Y’ TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy + Cách vẽ HCTĐ vuông góc đều: Các bước vẽ HCTĐ vuông góc đều Z’ Bước 1 O’ Y’ X’ Z’ Bước 2 O’ X’ Z’ O’ Trang 7 X’ Y’ Y’ TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy Bước 3 Z’ Bước 4 O’ X’ Bước 5 3/-Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm để đạt hiệu quả: Trang 8 Y’ TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy -Giáo viên chuẩn bị bài giảng điện tử mô tả từng bước vẽ cho cả 2 cách vẽ HCTĐ xiên góc cân và vuông góc đều. -Sử dụng phòng công nghệ trình chiếu để minh họa cho từng bước vẽ cho học sinh quan sát cả 2 loại hình chiếu trục đo xiên góc cân và vuông góc đều. -Sau khi hướng dẫn cách vẽ cho học sinh xong, giáo viên củng cố bài bằng cách cho học sinh một ví dụ để học sinh áp dụng vẽ ( Ví dụ như cho học sinh vẽ chữ T: gọi 2 học sinh lên bảng vẽ 2 loại hình chiếu trục đo xiên góc cân và vuông góc đều). Với cách vẽ này học sinh sẽ dễ hiểu , dễ vẽ và vẽ nhanh hơn so với cách giới thiệu trong sách giáo khoa rất nhiều. 4/-Khả năng ứng dụng, triển khai sáng kiến kinh nghiệm: Ngày nay hầu hết giáo viên trung học phổ thông đều được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia các lớp học tin học, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy giáo viên thực hiện dễ dàng, qua đó giáo viên tiết kiệm được thời gian cho học sinh ghi bài và có nhiều thời gian hơn cho việc mở rộng kiến thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức được nhiều hơn. Trang 9 TrườngTHPT Võ Văn Kiệt Giáo viên: Lê Minh Huy PHẦN III KẾT LUẬN 1.Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Với việc sử dụng phương pháp dạy học kết hợp như đã trình bày ở trên, trong những năm học vừa qua tôi đã khắc phục được những hạn chế đó là dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, sang phương pháp dạy học tích cực thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần thu hút học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Học sinh cảm thấy bài học lôi cuốn, sinh động, từ đó yêu thích môn học hơn, chủ động tìm tòi học hỏi góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2.Những kiến nghị, đề xuất: Để hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học, nhất là việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhà trường và sở giáo dục đào tạo cố gắng duy trì tổ chức phong trào thi thiết kế bài giảng điện tử để giáo viên có dịp giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Phước Long, ngày 20 tháng 4 năm 2015 Người thực hiện Lê Minh Huy Trang 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất