Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông trong dạy học sinh học [tt]

.PDF
25
1373
102

Mô tả:

1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu có tính pháp lý: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và Điều 28 Luật Giáo dục năm 2005 về đổi mới phương pháp dạy học(PPDH). 1.2. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách mang tính thời sự của sự nghiệp giáo dục, đổi mới PPDH thành một ưu tiên chiến lược để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. 1.3. Xuất phát từ thực trạng đổi mới PPDH hiện nay còn rất chậm, đặc biệt là rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức cho HS nói riêng và bộ môn Sinh học nói riêng. Xuất phát từ những lí do trên và căn cứ vào đặc điểm ưu thế của môn học chúng tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông trong dạy học sinh học”. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Luận văn tổng quan tình hình nghiêu cứu những phương pháp dạy học hiện đại ở một số nước của một số tác giả như phương pháp tiếp cận môđun (modular Approach), phương pháp Graph (graph Methoda), tiếp cận hệ thống (systemic Approach), Kodơlova T.A (1978), Anaxtaxova L.P, Brunov ...các nghiên cứu này cho thấy dạy học theo cấu trúc hệ thống hiện nay trên thế giới ngày càng có vị trí quan trọng về lí luận cơ bản của PPDH hiện đại. 1 2.2. Ở Việt Nam Đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu đề cập đến các vấn đề lí luận như: Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Vũ Đức Lưu, Đặng Hữu Lanh, Lê Đình Trung và các tác giả nghiên cứu có liên quan đến rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức như: Trần Hoàng Xuân, Phạm Thị My, Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Xuân Hồng (2003)... Tuy nhiên, trong chương trình sinh học mới, đặc biệt Sinh học 11 THPT - Sinh học cấp cơ thể có nhiều tiềm năng cho việc rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức cho HS, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Xác định biện pháp hình thành kĩ năng HTH kiến thức trong dạy học Sinh học 11 THPT góp phần đổi mới PPDH bộ môn. 4. Phạm vi nghiên cứu Chương III: Sinh trưởng và phát triển; chương IV: Sinh sản – Sinh học 11 – THPT 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng HTH kiến thức và biện pháp rèn luyện trong dạy học Sinh học lớp 11 THPT. 5.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 11 và giáo viên sinh học THPT . 6. Vấn đề nghiên cứu Biện pháp rèn luyện HS kĩ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Sinh học 11 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 2 7. Giả thuyết khoa học Rèn luyện HS kĩ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Sinh học 11 qua sơ đồ, lập bảng hệ thống …sẽ nắm vững kiến thức và phát triển năng lực tư duy. 8. Nhiệm vụ nghiên cứu 8.1. HTH những cơ sở lí luận về rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức. 8.2. Xác định được thực trạng trong việc rèn luyện kĩ năng HTH ở trường THPT hiện nay. 8.3. Xác định các kĩ năng HTH kiến thức nói chung và trong sinh học 11 nói riêng. 8.4. Đề xuất những biện pháp hình thành từng loại kĩ năng để HTH kiến thức. 8.5. Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức đã đề xuất. 9. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 9.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài có liên quan, đặc biệt là tài liệu HTH kiến thức làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. 9.2. Phương pháp điều tra cơ bản Điều tra thực trạng về việc sử dụng SGK trong dạy học và rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức cho HS của GV cũng như ý thức học tập bộ môn ở HS THPT hiện nay bằng phiếu điều tra, bằng toạ đàm với giáo viên, học sinh, dự giờ để xác định thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng. 9.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 9.4. Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu 10. Những đóng góp mới của đề tài 3 10.1. Từ sự phân tích lôgic nội dung kiến thức cơ bản và mối quan hệ giữa các kiến thức trong chương III: Sinh trưởng và phát triển; chương IV: Sinh sản theo cấp cơ thể, làm cơ sở xác định các kĩ năng HTH kiến thức. 10.2. Đề xuất được nguyên tắc, quy trình rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức. 10.3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức. 10.4. Thiết kế mẫu giỏo ỏn rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức trong dạy học chương III: Sinh trưởng và phát triển; chương IV: Sinh sản. 11. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần: - Mở đầu - Nội dung luận văn gồm 3 chương - Kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo. Chương 1: CƠ SỞ CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC Trong chương này, luận văn tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở lí luận :phân tích khái niệm hệ thống, HTH kiến thức, vai trò HTH kiến thức; phân tích khái niệm kĩ năng, kĩ năng HTH kiến thức; cơ sở thực tiễn của rèn luyện HS kĩ năng HTH kiến thức trong dạy học cùng với việc xác định mục tiêu, cấu trúc chương trình, phân tích logic nội dung kiến thức phần Sinh trưởng và phát triển; Sinh sản làm cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc đến việc xác lập một quy trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức cho HS. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và bồi dưỡng năng lực hoạt động nhận thức sáng tạo về thế giới khách quan cho HS ở trường THPT. 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Hệ thống hoá kiến thức 1.1.1.1. Khái niệm hệ thống 4 Hệ thống là tổ hợp các yếu tố luôn tác động qua lại với nhau theo quan hệ hàng ngang và quan hệ trên dưới để tạo thành một chỉnh thể thống nhất và tồn tại trong một môi trường xác định. 1.1.1.2 Khái niệm hệ thống hoá kiến thức Hệ thống hoá là làm cho các kiến thức về các sự vật, hiện tượng, quan hệ,… trở nên có hệ thống. 1.1.1.3. Vai trò của việc hệ thống hoá kiến thức - Trong dạy học việc hệ thống hóa kiến thức được sử dụng để giáo viên tóm tắt tài liệu, sách giáo khoa một cách cô đọng. Đồng thời tổ chức cho học sinh nghiên cứu các nguồn tài liệu và diễn đạt những thông tin đọc được, gia công nó theo một định hướng nhất định để rút ra được những mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức. - Hệ thống hoá kiến thức giúp HS hình thành được kiến thức mới dưới góc độ mới, củng cố những điều đã học, sắp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ, lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức, biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ của chính mình khi nghiên cứu nội dung Sinh học. - Hệ thống hoá kiến thức sẽ có tác dụng rèn luyện học sinh những phẩm chất trí tuệ: + Rèn luyện kĩ năng đọc tóm tắt tìm ra ý chính, cơ bản, cốt lõi nhất trong tài liệu, sách giáo khoa. Đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức. + Hình thành và vận dụng thành thạo các thao tác tư duy cơ bản như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tượng hoá, xác lập các mối quan hệ… trên cơ sở đó phát triển năng lực tiếp nhận và giải quyết vấn đề, năng lực tự học và thói quen tự học, sáng tạo, giúp cho học sinh có thể tự học suốt đời. Đây là một trong những yêu cầu căn bản của lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học Sinh học nói riêng. 1.1.2. Kĩ năng 1.1.2.1. Kĩ năng 5 Là khả năng vận dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế để giải quyết một nhiệm vụ mới. 1.1.2.2. Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức Là khả năng vận dụng thành thạo, sáng tạo, có mục đích các thao tác phân chia sự vật, hiện tượng theo một trật tự logic chặt chẽ về nội dung, các yếu tố thành phần, mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự vật, hiện tượng, từ đó phối hợp chúng, khái quát chúng cũng theo một trật tự logic nhất định thành một chỉnh thể mới tuỳ theo mục đích cần hệ thống. 1.2. Cơ sở thực tiễn Phần này điều tra tìm hiểu tình hình GV cho HS sử dụng SGK để hướng dẫn HTH kiến thức, tình hình rèn luyện HS kĩ năng HTH kiến thức và điều tra về việc học tập của HS để tìm những nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy học Sinh học ở trường THPT. Quá trình điều tra được tiến hành vào năm học 2007- 2008 ở các trường chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm và một số trường thuộc các vùng miền khác nhau, có chất lượng dạy học khác nhau. 1.2.1. Việc dạy của giáo viên Kết quả điều tra tình hình GV cho HS sử dụng SGK để hướng dẫn HTH kiến thức cho thấy: ở trên lớp, SGK chỉ được sử dụng để HS tự đọc những nội dung kiến thức đơn giản(cũng không thường xuyên 27,5 % ) mà không yêu cầu HS gia công sử lý nội dung như phân loại tài liệu, phân tích tư liệu, tổng hợp( 0 %). Tình hình rèn luyện HS kĩ năng HTH kiến thức trong dạy học Sinh học, số GV rèn luyện HS kĩ năng HTH trong nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn thiện kiến thức cũng không thường xuyên chiếm tỉ lệ rất ít(12,5%) và tập trung chủ yếu ở trường THPT trong nội thành. Phần lớn GV chưa sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức trong quá trình dạy học. 6 1.2.2. Việc học của học sinh - Đa số học sinh không ham thích với môn học. - Chưa tách ra được nội dung kiến thức chính, bản chất từ tài liệu; chưa xác định được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức để có thể chắt lọc, cô đọng, HTH kiến thức thành hệ thống (80,93 %). - Số học sinh hiểu sâu kiến thức, có phương pháp học tập chủ động, sáng tạo chiếm tỉ lệ thấp, từ đó dẫn đến chất lượng lĩnh hội kiến thức, kết quả học tập thấp. Những tồn tại trên có thể do một số nguyên nhân sau: - Một bộ phận GV ý thức vươn lên cái mới, cái tích cực, cải tiến PPDH của còn mờ nhạt, lối dạy thông báo, giải thích kiến thức và lối học thụ động đang là thói quen phổ biến trong nhà trường hiện nay. - Các hoạt động chỉ đạo nghiên cứu, bồi dưỡng giảng dạy còn nặng về khai thác tìm hiểu nội dung, chương trình và SGK, thiếu một sự chuẩn bị đồng bộ đối với các mắt xích trong mối quan hệ rất chặt chẽ là mục tiêu - nội dung phương pháp - phương tiện dạy học. - Việc bồi dưỡng thay sách cho GV chủ yếu là tập trung vào kiến thức, thời gian còn ít, giáo viên trước khi tham gia các lớp tập huấn thay sách chưa được nghiên cứu kĩ chương trình và SGK mới, nhiều GV chưa coi việc tập huấn thay sách là nhiệm vụ và nhu cầu không thể thiếu đối với bản thân, còn vắng mặt tuỳ tiện...nên không thực sự có hiệu quả, mang tính hình thức, phong trào. - Việc rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức không dễ thực hiện, trong khi đó GV chưa có nhiều mẫu cụ thể để vận dụng. - Việc kiểm tra, củng cố, đánh giá và thi cử vẫn chưa đổi mới nhiều. Thi và kiểm tra còn nặng về tái hiện kiến thức (đánh giá và thi cử như thế nào sẽ có cách dạy, đối phó tương ứng). 7 - Về phía quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn quá chậm đổi mới, chưa khuyến khích, động viên, khen, chê kịp thời. 1.3. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và logic nội dung kiến thức phần Sinh học cơ thể( chương III: Sinh trưởng và phát triển; chương IV: Sinh sản Sinh học 11 ở trường Trung học phổ thông) Trong phần này luận văn đã xác định mục tiêu, cấu trúc chương trình, phân tích logic nội dung kiến thức phần sinh trưởng và phát triển, sinh sản ( Sinh học 11 ở trường THPT) làm cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và các bước của quy trình, các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức trong dạy học phần sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN HS KỸ NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN; CHƯƠNG IV: SINH SẢN – SINH HỌC 11 – THPT. Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất 4 nguyên tắc cơ bản của việc rèn luyện HS kĩ năng HTH kiến thức trong dạy học phần sinh học tế bào( chương III và chương IV). Trong đó đưa ra 3 mức độ hệ thống hoá kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó nhằm phù hợp với các đối tượng HS, giúp kích thích HS tích cực, tự lực tham gia học tập. Khi rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức phải dựa trên nguyên tắc và quy trình nhất định. Vì vậy, chúng tôi đề xuất 5 bước của quy trình HTH kiến thức và coi nguyên tắc, quy trình là hai khâu quan trọng đóng vai trò trung tâm trong rèn luyện HS kĩ năng HTH kiến thức. Các nguyên tắc, quy trình HTH kiến thức như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chỉ đạo việc rèn luyện HS kĩ năng HTH kiến thức. Ba biệp pháp cụ thể cùng 3 ứng dụng rèn luyện kĩ năng HTH cho HS trong khâu tiếp thu kiến thức mới, củng cố đáng giá, hoàn thiện kiến thức và hướng dẫn tự học ở nhà, làm cơ sở cho việc vận dụng soạn, giảng các bài học phần sinh trưởng và phát triển, sinh sản 8 (Sinh học 11). Đây cũng chính là quy trình tổ chức các bài thực nghiệm ở chương sau. 2.1. Những nguyên tắc và quy trình của việc rèn luyện học sinh kĩ năng hệ thống hoá kiến thức 2.1.1. Những nguyên tắc của việc rèn luyện học sinh kĩ năng hệ thống hoá kiến thức 2.1.1.1. Quán triệt mục tiêu khi rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức. Mục tiêu của mỗi bài học không chỉ hình thành những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà quan trọng hơn cả là việc phát triển tư duy để HS tự kiến tạo được kiến thức cho mình và vận dụng được kiến thức. Do đó, trong quá trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, giáo viên phải luôn bám sát mục tiêu của bài học và hình thành các thao tác phù hợp với nội dung bài học. 2.1.1.2. Phát huy được tính tích cực của học sinh. Các biện pháp áp dụng phải thể hiện sự liên kết hoạt động “thầy chủ đạo - trò chủ động”, thống nhất hoạt động dạy và hoạt động học ở trường phổ thông. Khi hệ thống hoá kiến thức điều quan trọng là đưa học sinh tham gia vào việc lập bảng, sơ đồ hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất. Bằng những chỉ dẫn hay hệ thống câu hỏi nhất là các câu hỏi phát triển kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, dựa vào đó học sinh sẽ xác định được nội dung và xác định mối quan hệ giữa các nội dung, qua đó lĩnh hội được kiến thức. 2.1.1.3. Nâng dần khả năng hệ thống hoá kiến thức từ mức lượng kiến thức đơn giản đến lượng kiến thức phức tạp Trong quá trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, tuỳ thuộc vào trình độ năng lực cụ thể của học sinh, giáo viên nâng dần yêu cầu các mức độ hệ thống hoá kiến thức từ dễ đến khó, không nóng vội 9 sẽ dễ làm cho học sinh chán nản khi không thực hiện được các yêu cầu giáo viên đặt ra. Chúng tôi đưa 3 mức độ hệ thống hoá kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó như sau: Mức 1: HS nghiên cứu các thông tin trong phạm vi của một mục trong SGK hay tài liệu học tập ( khối lượng kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức ít và đơn giản) rồi sơ đồ hoá hoặc lập bảng HTH dưới sự hướng dẫn của GV thông qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý hoặc các bài tập. Mức 2: HS nghiên cứu các thông tin có thể là cả bài học ( khối lượng kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức nhiều hơn và phức tạp hơn) rồi sơ đồ hoá hoặc lập bảng HTH dưới sự hướng dẫn của GV thông qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý hoặc các bài tập. Mức 3: Tự xây dựng bảng, sơ đồ hệ thống hoá kiến thức cho một chương, hoặc một chủ đề (lượng kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức nhiều hơn, phức tạp hơn mức 1 và 2) qua hướng dẫn của giáo viên. 2.1.1.4. Đảm bảo tính logic và cấp độ cơ thể trong chương III: Sinh trưởng và phát triển; chương IV: Sinh sản Về mặt logic hình thức cả 2 chương đều bắt đầu từ khái niệm sinh trưởng, phát triển, sinh sản tới cơ chế của mỗi quá trình, sau là các nhân tố ảnh hưởng tới các quá trình đó. Trong đó, cũng đã thể hiện được mối quan hệ giữa các kiến thức như hai quá trình sinh trưởng và phát triển tuy khác nhau nhưng có liên quan mật thiết, mối tương quan này ở các cơ thể khác nhau là không giống nhau và tùy thuộc vào môi trường. Trong tiến trình tổ chức bài học, các bước xây dựng hệ thống phải được sắp xếp thành một chỉnh thể theo một thứ tự nhất định như tính đến sự kế thừa nội dung từ những bài đã học, đang và sẽ học. Từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp thấp đến bản chất cấp cao. 10 Tóm lại, khi hệ thống hoá kiến thức phải đảm bảo được các nguyên tắc nêu trên. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đầy đủ các nguyên tắc đó, điều đó còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, trong khâu củng cố, luyện tập hay tổng kết, trong khâu kiểm tra đánh giá… Tuy nhiên, các nguyên tắc đó phải cố gắng thể hiện trong mỗi bảng, sơ đồ hệ thống hoá. 2.1.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa. 2.1.2.1. Quy trình chung Chúng tôi đưa ra quy trình rèn luyện kĩ năng HTH gồm 5 bước: Sơ đồ 2.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức Bước 11 Bước Xác định nhiệm vụ học tập Bước 2 Phân tích xác định nội dung kiến thức cần HTH Bước 3 Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức Bước 4 Chọn dạng diễn đạt 11 Bước 5 Hoàn thành sơ đồ, bảng HTH 2.1.2.2. Giải thích các bước 2.2. Nội dung của hệ thống hoá kiến thức Để hệ thống hoá kiến thức trong sách giáo khoa có thể dùng bảng hệ thống hay sơ đồ. Trong sơ đồ có sơ đồ hệ thống kiến thức và sơ đồ khái quát. 2.2.1. Yêu cầu của sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức 2.2.2 Xây dựng bảng hệ thống hoá kiến thức Để xây dựng bảng hệ thống hoá kiến thức chúng tôi hướng dẫn 5 bước như sau: Sơ đồ 2.4. Các bước xây dựng bảng hệ thống hoá kiến thức Bước 11 Bước Xác định nhiệm vụ học tập Bước 2 Phân tích, xác định nội dung kiến thức cần HTH Bước 3 Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức 12 Bước 4 Thiết lập các cột, các hàng Bước 5 Hoàn thành bảng HTH 2.2.3. Xây dựng sơ đồ để hệ thống hoá kiến thức Chúng tôi chú ý sơ đồ logic (graph nội dung), có ưu điểm vừa đảm bảo nội dung kiến thức, mối liên hệ chặt chẽ các yếu tố kiến thức thành phần, chính xác, khoa học, luôn thể hiện mối quan hệ của các yếu tố trong một chỉnh thể nhất định, vừa mang tính trực quan khái quát, vừa mang tính cụ thể nên có thể dùng để mô hình hoá các kiến thức học sinh cần lĩnh hội. HTH kiến thức bằng sơ đồ có tác dụng khắc phục tình trạng học máy móc, học thuộc lòng, giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, thiết lập được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, do đó HS nhớ kiến thức lâu. Là dạng tốt nhất để phát triển kỹ năng phân tích - tổng hợp trong dạy học, phát huy tối đa năng lực nhận thức độc lập cho học sinh. Chúng tôi hướng dẫn 3 bước khi lập sơ đồ logic (graph nội dung): Bước 1: Tổ chức các đỉnh Bước 2: Thiết lập các cung Bước 3: Hoàn thiện Graph 2.3. Biện pháp rèn luyện các kĩ năng cụ thể 2.3.1. Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định nội dung kiến thức cần được hệ thống hoá 2.3.1.1. Sử dụng câu hỏi gợi ý hướng dẫn để rèn luyện học sinh kĩ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ tài liệu đã đọc được 13 Đây là một biện pháp rất quan trọng trong rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức dưới dạng sơ đồ hoặc bảng hệ thống. Bởi vì, sẽ giúp HS rút ra được được đâu là kiến thức trọng tâm, cốt lõi, cơ bản nhất. Đồng thời có vai trò hết sức quan trọng để phát triển tính tự giác, tích cực, độc lập trong học tập của HS. Phân tích SGK, tài liệu tham khảo cho phép các em biết khai thác tất cả các nguồn cung cấp kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình để tự học, tự rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng, trau dồi thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức vốn thấm sâu trong nội dung kiến thức khoa học. Do đó việc đọc sách sẽ không hiệu quả nếu không biết tách ra nội dung chính yếu nhất. Khi yêu cầu HS đọc một nội dung kiến thức(có thể một đoạn sách, một chủ đề, một bài...) để tìm kiếm những kiến thức thuộc về mục tiêu cần đạt trong học tập, GV phải hướng dẫn HS tìm kiếm những kiến thức trong tài liệu, SGK bằng hệ thống câu hỏi hay các bài tập. Tuỳ thuộc các mục tiêu dạy học khác nhau mà giáo viên thiết kế loại câu hỏi, bài tập nào cho phù hợp. 2.3.1.2. Sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tách nội dung kiến thức từ kênh hình Khi quan sát tranh ảnh, hình vẽ… có nhiều chi tiết, nhưng cần nghiên cứu một hoặc một vài hiện tượng, thông tin trong đó, GV phải rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát và nhận biết. Để làm được điều đó GV phải dùng câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS quan sát và kể tên các chi tiết trong tranh ảnh, hình vẽ, nêu vai trò, nội dung, chức năng của từng chi tiết, tập trung vào những đối tượng đặc trưng nhất cần được HTH của tranh ảnh, hình vẽ. 2.3.2. Biện pháp rèn luyện kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức cần được hệ thống hoá Sau khi đã xác định được các nội dung kiến thức, khái niệm cơ bản cần HTH, phải hình thành kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung 14 kiến thức, các khái niệm đó. Để hình thành kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, các khái niệm GV hướng dẫn HS kiến tạo được kiến thức cho mình bằng câu hỏi hay bài tập. Khi cần xác định mối quan hệ đơn như quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan, bộ phận nào đó hoặc tác động qua lại giữa hai thành phần kiến thức thì nội dung câu hỏi hướng tới tìm ra được mối quan hệ qua lại một chiều giữa hai nội dung( hoặc hai mặt) cần nghiên cứu. Nếu là mối quan hệ nhiều chiều giữa các mặt khác nhau, giữa các đối tượng khác nhau phải dùng nhiều câu hỏi mới xác định được hết vấn đề. Điều này đặc biệt quan trọng trong khi rèn luyện HS kĩ năng lập sơ đồ hoá. 2.3.3. Biện pháp rèn luyện kĩ năng trình bày hệ thống kiến thức Để HS có kĩ năng trình bày hệ thống kiến thức, chúng tôi hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi để giúp HS sắp xếp kiến thức một cách logic trong bảng hoặc sơ đồ hoá. 2.4. Sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học chương III- Sinh trưởng và phát triển, chương IV- Sinh sản 2.4.1. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức trong khâu hình thành kiến thức mới: Sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng HTH cho HS trong khâu nghiên cứu tài liệu mới giúp HS tiếp thu kiến thức mới một cách logic, cô đọng, trọng tâm, có hệ thống, từ đó nhớ lâu và đồng thời phát triển được các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá..., phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập. 2.4.1.1. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng lập bảng 2.4.1.2 Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng lập sơ đồ hệ thống 2.4.2. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá trong khâu củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức 15 Giáo viên sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức cho HS để củng cố những điều đã học, sắp xếp thành hệ thống chặt chẽ, giúp HS lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức đó. Để giúp HS rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức, sau mỗi chương, mỗi bài, mỗi chuyên đề, GV có thể ra câu hỏi, các bài tập, phiếu học tập yêu cầu HS khái quát hoá, lập bảng so sánh, sơ đồ hoá kiến thức cho từng bài, từng chương, một vấn đề xuyên suốt một chương hay nhiều chương. 2.4.2.1. Rèn luyện kĩ năng kiến thức bằng lập bảng 2.4.2.2. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức bằng lập sơ đồ hệ thống 2.4.3. Sử dụng để tổ chức các hoạt động tự học ở nhà Việc tổ chức cho HS thực hiện các kĩ năng HTH kiến thức ở nhà có tác dụng giúp HS tìm hiểu trước bài mới, từ đó đảm bảo việc thực hiện tiết học trên lớp diễn ra rất nhẹ nhàng, đỡ tốn thời gian, HS sẽ chủ động tiếp thu bài một một cách hào hứng và đạt chất lượng cao hơn. Đó cũng là một biện pháp phát huy tối đa năng lực nhận thức độc lập cho học sinh. Hoặc có thể giao việc cho HS HTH kiến thức để chuẩn bị cho tiết ôn tập… 2.4.3.1. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức bằng lập bảng hệ thống hoá 2.4.3.2. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức bằng lập sơ đồ 2.5. Một số giáo án thực nghiệm( Phụ lục 3) Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Chương này trình bày mục đích, nội dung, phương pháp và kết quả thực nghiệm sư phạm đã tiến hành. 16 3.1. Mục đích thực nghiệm Hiện thực hoá và kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu ra 3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành soạn, giảng các bài học lý thuyết trong SGK lớp 11 phần sinh trưởng, phát triển và sinh sản theo hướng rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức. Trong khi thực nghiệm tại mỗi trường, chúng tôi đều cho tiến hành song song, cứ một lớp TN và một lớp ĐC. Số lượng, chất lượng học tập qua kiểm tra đầu vào là tương đương nhau. Lớp TN và ĐC đều do cùng một giáo viên dạy, chỉ khác nhau ở chỗ: Các lớp TN được rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức, còn các lớp ĐC các bài dạy tiến hành theo PPDH truyền thống (Diễn giảng, trần thuật, giảng giải) mà giáo viên đã soạn, giảng trong những năm học trước. 3.3. Kết quả thực nghiệm: Chúng tôi soạn thảo 7 bài kiểm tra trong đó 5 bài kiểm tra trong thực nghiệm, 2 bài kiểm tra sau thực nghiệm gồm các câu hỏi tự luận để đánh giá chất lượng nắm kiến thức phần sinh trưởng, phát triển và sinh sản của học sinh sau khi (phụ lục số ). Nội dung các bài kiểm tra có tác dụng giúp chúng tôi kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu và kết luận về hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng HTH kiến thức trong dạy học phần sinh trưởng, phát triển và sinh sản trường THPT. Cụ thể: - Trong thực nghiệm số bài được kiểm tra là 1893 bài, gồm 945 bài ở nhóm lớp TN và 948 bài ở nhóm lớp ĐC. - Sau thực nghiệm số bài được kiểm tra là 748 bài, gồm 374 bài ở nhóm lớp TN và 374 bài ở nhóm lớp ĐC. Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trong TN 17 Bài Phương số án 1 2 3 4 5 Tổng Các tham số đặc trưng Số bài M0 x± m s Cv(%) TN 184 6 6,03 ± 0,105 1,43 23,70 ĐC 181 5 5,51 ± 0,097 1,31 TN 195 7 6,09 ±0,093 ĐC 191 5 5,47 ± 0,096 1,33 24,32 TN 191 7 6,23 ± 0,101 1,39 22,37 ĐC 188 5 5,44 ± 0,094 1,29 23,77 TN 185 6 5,92 ± 0,089 1,22 20,53 ĐC 193 5 5,04 ± 0,081 1,12 22,29 TN 190 6 6,05 ± 0,079 1,09 18,04 ĐC 195 5 5,14 ± 0,096 1,35 26,26 TN 945 6,4 6,06 ± 0,042 1,29 21,26 ĐC 948 5 5,31 ± 0,042 1,29 24,40 23,79 1,30 21,42 dtn-đc td 0,52 3,58 0,62 4,59 0,79 5,72 0,88 7,37 0,91 7,29 0,75 12,6 Qua bảng tổng hợp số liệu cho chúng tôi rút ra nhận xét như sau: * Trị số trung bình ở các lớp thực nghiệm qua 5 lần kiểm tra đều cao hơn các lớp đối chứng. Ngược lại hệ số biến dị ở các lớp thực nghiệm nhỏ hơn so với các lớp đối chứng. Chứng tỏ HS các lớp TN tiếp thu kiến thức vững chắc hơn HS các lớp ĐC, chênh lệch trung bình cộng(dtn-đc) tăng dần từ lần kiểm tra đầu đến lần kiểm tra cuối, điều đó chứng minh HS ở các lớp TN tiếp thu kiến thức ngày càng tiến bộ hơn. * Hệ số td qua các lần kiểm tra đều cao hơn 3,33(với với n ≥ 30, α = 0,001 ta có t α = 2,921). Điều đó chứng tỏ sự sai khác giữa kết quả trung bình cộng ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là đáng tin cậy, sự tin cậy đó ngày càng cao nếu kĩ năng HTH của HS được rèn luyện thường xuyên và ở các em đã hình thành kĩ năng đó một cách vững chắc. Bảng 3.2. Tần xuất cộng dồn trong thực nghiệm 18 Điểm số xi Phương án 1 2 SL 3 4 5 6 7 8 9 10 n 14 84 235 265 223 99 20 5 94 TN 5 % SL 1 14 1,5 10,4 35,2 63,3 86,8 97,4 59 176 284 217 172 25 99,5 100 94 ĐC 8 % 0,11 1,6 7,8 26,4 56,3 79,2 97,4 100 Đồ thị 3.1. Đồ thị biểu diễn tần xuất cộng dồn trong thực nghiệm 100 Tần suất 90 cộng 80 dồn 70 60 50 40 30 TN 20 §C 10 0 Điểm 1 2 3 4 5 19 6 7 8 9 10 Nhận xét: Đồ thị biểu diễn kết quả kiểm tra các lớp TN luôn nằm phía dưới và bên phải của đồ thị biểu diễn kết quả của các lớp ĐC. Đồ thị biểu diễn kết quả của các lớp TN bắt đầu từ điểm 3 và kết thúc ở điểm 10. Trong khi đó ở các lớp ĐC đồ thị bắt đầu từ điểm 2 và kết thúc ở điểm 8. Từ những nhận xét trên có thể rút ra kết luận: Bằng phương pháp như đã thực nghiệm thu được kết quả cao hơn so với đối chứng trong quá trình dạy chương Sinh trưởng và phát triển, chương Sinh sản bằng cách rèn luyện HS kĩ năng HTH kiến thức ở các trường THPT. 3.3.1.2. Sau thực nghiệm Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm Bài Phương Số Các tham số đặc trưng số án bài M0 TN 185 7 6,23 ± 0,007 1,26 20,22 ĐC 187 6 5,34 ± 0,007 1,36 25,47 TN 189 7 6,19 ±0,007 1,25 20,02 ĐC 187 5 5,30 ± 0,007 1,24 23,40 TN 374 7 6,21 ± 0,007 1,26 20,12 ĐC 374 5,5 5,32 ± 0,007 1,30 24,44 1 2 Tổng x ±m s Cv(%) dtn-đc td 0,89 6,45 0,89 7,06 0,89 9,18 Nhận xét: Từ bảng tổng hợp số liệu ta có nhận xét sau: - Điểm trung bình ở lớp TN trong cả 2 lần kiểm tra đều cao hơn các lớp đối chứng (trung bình 2 lần kiểm tra ở các lớp ĐC lớp TN x x = 5,32, còn các = 6,21). - Hệ số biến dị ở các lớp thực nghiệm tính trung bình 2 lần kiểm tra nhỏ hơn các lớp ĐC(Cv(%)TN = 20,12 < (Cv(%)ĐC = 24,44) Điều này chứng tỏ đa số HS ở các lớp TN lĩnh hội kiến thức vững vàng hơn so với các lớp ĐC. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng