Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam...

Tài liệu Quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam

.PDF
190
318
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THANH LÝ QUẢN LÝ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THANH LÝ QUẢN LÝ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 01 14 Cán bộ hướng dẫn:1. GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc 2. PGS.TS. Đặng Bá Lãm HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Tác giả Nguyễn Thanh Lý i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể giảng viên, cán bộ, viên chức, các đồng nghiệp của tôi ở Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và các thầy, cô, anh, chị, em ở các đơn vị trong ĐHQGHN đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu sinh. Tôi chân thành kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và PGS.TS. Đặng Bá Lãm là những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức Cán bộ và các phòng ban chức năng khác thuộc cơ quan ĐHQGHN, các trường thành viên đã tận tình động viên, giúp đỡ cung cấp tư liệu và số liệu để tôi hoàn thành phần thực nghiệm trong bản luận án này. Tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè trong thời gian tôi thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2015 Người tri ân Nguyễn Thanh Lý ii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL Cán bộ quản lý ĐH Đại học ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GV Giảng viên GDĐH Giáo dục đại học QL Quản lý QLGD Quản lý Giáo dục SV Sinh viên TC Tổ chức VH Văn hóa VHĐH Văn hóa đại học VHTC Văn hóa tổ chức VN Việt Nam iii MỤC LỤC Lời cam đoan ..............................................................................................................i Lời cảm ơn .....................................................................................................ii Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ...................................................................... iii Mục lục ......................................................................................................... iv Danh mục bảng ............................................................................................ vii Danh mục biểu đồ và sơ đồ ......................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM .......................................................... 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa tổ chức của các cơ sở giáo dục..... 7 1.1.1. Ở nước ngoài ........................................................................................ 7 1.1.2. Ở trong nước ...................................................................................... 13 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài........................................................ 16 1.2.1. Văn hóa tổ chức .................................................................................. 16 1.2.2. Quản lý, đại học Việt Nam và quản lý đại học. ................................... 18 1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa tổ chức của đại học ở Việt Nam ..................................................................................................................... 23 1.3.1. Mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức của đại học ở Việt Nam .............. 23 1.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của đại học .............................. 25 1.3.3. Nhận diện văn hóa mạnh của một tổ chức biết học hỏi ……………...34 1.3.4. Đặc điểm văn hóa tổ chức và giá trị cốt lõi của các đại học ở Việt Nam.......... 36 1.3.5. Quản lý văn hóa tổ chức của đại học ở Việt Nam ............................... 44 1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam ...................................................................................................... 44 Kết luận chương 1 ........................................................................................ 58 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM .................................................................. 60 iv 2.1. Giới thiệu khái quát về các đại học ở Việt Nam và trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội .......................................................................................... 60 2.1.1. Các đại học ở Việt Nam...................................................................... 60 2.1.2. Đại học Quốc gia Hà Nội.................................................................... 64 2.1.3. Khái quát chung về mô hình cấu trúc và cơ chế vận hành của hai đại học quốc gia và ba đại học vùng.................................................................... 2.2. Giới thiệu về khảo sát ............................................................................ 67 2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 68 2.2.2. Mẫu và đối tượng khảo sát.................................................................. 68 2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................... 69 2.2.4. Phương pháp tổ chức khảo sát ............................................................ 70 2.3. Kết quả khảo sát .................................................................................... 74 2.3.1. Thực trạng quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam qua sử dụng công cụ đánh giá văn hóa tổ chức của Quinn và Cameron .................. 74 2.3.2. Thực trạng kĩ năng quản lý văn hóa tổ chức của các mẫu đại học ở Việt Nam được lựa chọn nghiên cứu .................................................................... 89 Kết luận chương 2 ........................................................................................ 97 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ................................................................. 97 3.1. Những định hướng cho việc xây dựng các giải pháp quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt nam .................................................................. 97 3.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp ............................................................. 97 3.2.1. Nguyên tắc thống nhất, tập trung ........................................................ 97 3.2.2 Nguyên tắc toàn diện, đồng bộ ............................................................ 98 3.2.3. Nguyên tắc tôn trọng sự đa dạng, tinh thần sáng tạo và dân chủ ......... 98 3.2.4. Nguyên tắc kiên trì, liên tục, tích cực ................................................. 98 3.2.5. Nguyên tắc lấy việc phát huy vai trò hạt nhân, lãnh đạo của hệ thống tổ chức Đảng làm căn bản ................................................................................ 99 v 3.3. Các giải pháp quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 99 3.3.1. Giải pháp 1: Nhận thức và chuyển biến nhận thức về quản lý nhà trường đại học thông qua quản lý văn hóa đại học. ....................................... 99 3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện cơ chế hoạt động liên thông liên kết giữa các đơn vị theo phương thức đào tạo theo tín chỉ. ............................................. 104 3.3.3. Giải pháp 3: Phát triển các hoạt động liên ngành, đa ngành. ............. 108 3.3.4. Giải pháp 4: Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động tương thân tương ái, giao lưu giữa các đơn vị và các thế hệ. ........................................ 112 3.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng những quy định về quản lý điều hành và sử dụng các nguồn lực.. .................................................................................. 114 3.3.6. Giải pháp 6: Thực hiện các bước quản lý văn hóa tổ chức của đại học. ................................................................................................................... 122 3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các giải pháp ......................... 128 3.5. Kết quả thử nghiệm giải pháp 5 “Xây dựng những quy định về quản lý điều hành và sử dụng các nguồn lực” trong quản lý Đại học Quốc gia Hà Nội. ................................................................................................................... 133 3.5.1. Mục đích thử nghiệm........................................................................ 133 3.5.2. Nội dung và quy trình thử nghiệm .................................................... 133 3.5.3. Quy trình xử lý số liệu ...................................................................... 136 3.5.4. Kết quả thử nghiệm .......................................................................... 139 Kết luận chương 3 ...................................................................................... 141 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 149 PHỤ LỤC ................................................................................................. 155 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các năng lực quản lý then chốt .................................................... 73 Bảng 2.2. Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí Đặc điểm nổi bật .......... 75 Bảng 2.3. Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí lãnh đạo đại học ........... 77 Bảng 2.4. Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí Quản lý nhân viên ........ 79 Bảng 2.5. Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí Gắn kết trong đại học ... 82 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí Chiến lược nhấn mạnh ......... 84 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí Tiêu chuẩn thành công . 87 Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về kĩ năng quản lý (MSAI) dành cho các nhà quản lý giáo dục trong các ĐH .............................................................................. 90 Bảng 3.1. Mức độ hợp lý và khả thi của các giải pháp ................................ 130 vii DANH MUC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ đạt được trung bình của tiêu chí Đặc điểm nổi bật ....... 76 Biểu đồ 2.2. Mức độ đạt được trung bình của tiêu chí Lãnh đạo đại học ...... 78 Biểu đồ 2.3. Mức độ đạt được trung bình của tiêu chí Quản lý nhân viên .... 80 Biểu đồ 2.4. Mức độ đạt được trung bình của tiêu chí Gắn kết trong đại học 83 Biểu đồ 2.5. Mức độ đạt được trung bình của tiêu chí Chiến lược nhấn mạnh ..................................................................................................................... 85 Biểu đồ 2.6. Mức độ đạt được trung bình của tiêu chí Tiêu chuẩn thành công ............................................................................................................. 88 Biểu đồ 2.7. Dữ liệu nhóm MSAI trung bình................................................ 94 Biểu đồ 2.8. Dữ liệu các chiều MSAI của các nhà quản lý ........................... 96 Biểu đồ 3.1: Các tiêu chí đánh giá VHTC của ĐH (trước thử nghiệm) ....... 139 Biểu đồ 3.2: Các tiêu chí đánh giá VHTC của ĐH (sau thử nghiệm) ......... 139 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá, xã hội thông tin và thế giới phẳng thì dịch vụ giáo dục ĐH đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và phát triển theo chiều hướng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa cũng làm xuất hiện nhiều nhà cung cấp chương trình đào tạo, bằng cấp thông qua công nghệ thông tin và truyền thông… Những tác động này sẽ làm thay đổi các quan niệm truyền thống về giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng. Các trường ĐH phải trở nên “mở” hơn để phối hợp hợp tác với nhau nhiều hơn để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường giáo dục trong nước và quốc tế. Từ đó làm thay đổi phương thức, quan niệm, ứng xử của nhà lãnh đạo cũng như của từng cá nhân thành viên của một cơ sở giáo dục ĐH. Cũng trong bối cảnh này, yêu cầu về đào tạo liên ngành cấp thiết hơn bao giờ hết khi gia tăng các vấn đề phức tạp của thế giới đòi hỏi sự giải quyết liên ngành, đa ngành. Xu thế chung của khoa học ngày nay trên thế giới là tính chuyên sâu càng cao thì tính tích hợp, liên ngành cũng càng cao. Bản chất của khoa học và giáo dục là hướng tới giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Những vấn đề căn bản và cấp thiết mà cuộc sống đặt ra trên quy mô toàn cầu cũng như trong phạm vi đất nước đã và đang vượt quá tầm giải quyết của các nghiên cứu đơn ngành chuyên biệt, ví dụ các vấn đề liên quan đến việc khám phá bản chất của con người; các vấn đề phát triển bền vững; sử dụng tài nguyên, quản lý và chia sẻ các nguồn lực; bảo vệ môi trường; quản lý xã hội vv... đều là các lĩnh vực đòi hỏi sự tích hợp, liên ngành cao của các ngành khoa học thuộc cả lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn. Đặc biệt trong các ngành khoa học mới và công nghệ mũi nhọn, như khoa học sự sống, khoa học môi trường, khoa học chính trị, khoa học quản lý, khoa học phát triển, khu vực học, nghiên cứu VH, công nghệ nano, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vv... tính liên ngành thể hiện rất rõ. Mặt khác, để đào tạo, phát triển con người toàn diện cần có sự kết hợp giữa các khoa học tự nhiên và xã hội, 1 nhân văn. Vì vậy nhu cầu về tổ chức ĐH đào tạo đa ngành đa lĩnh vực xuất phát trước hết từ yêu cầu khách quan của khoa học và cuộc sống. Lịch sử phát triển GDĐH của Việt Nam từ sau khi giành được độc lập chủ yếu là các ĐH đơn ngành hoặc đơn lĩnh vực, cả nước có một ĐH Tổng hợp. Song cùng với những biến đổi của bối cảnh xã hội nói chung, GDĐH nói riêng, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của KHCN khiến hệ thống ĐH muốn phát triển bền vững cần có hệ thống mang tính tổ hợp, triển khai được các chương trình có tính liên lĩnh vực, liên ngành. Ở Việt Nam hiện có hai thuật ngữ phân biệt hai thiết chế GDĐH: 1/ Trường ĐH là thiết chế ĐH theo cơ cấu 3 cấp: cấp trường ĐH, cấp khoa, cấp tổ bộ môn. 2/ ĐH là thiết chế ĐH theo cơ cấu 4 cấp: cấp ĐH, cấp trường thành viên, cấp khoa và cấp tổ bộ môn. Điều này được thể hiện trong Luật GDĐH: “Cơ cấu tổ chức của đại học gồm: Hội đồng ĐH, Giám đốc, phó giám đốc, Văn phòng, ban chức năng, ĐH thành viên; viện nghiên cứu khoa học thành viên, Trường cao đẳng thành viên; khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Phân hiệu (nếu có) và Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn” (Điều 15)[21]. Như vậy ĐH là một trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó mỗi lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực do một đơn vị tổ chức đào tạo và nghiên cứu. Với cơ cấu đó, ĐH– thiết chế đại học gồm nhiều trường đại học thành viên - có thể kết hợp nhuần nhuyễn những thế mạnh của các ngành đào tạo và nghiên cứu cơ bản với các ngành đào tạo và nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ, giữa các ngành khác nhau thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội & nhân văn. Đây là thế mạnh mà các ĐH hay viện nghiên cứu đơn ngành không thể có được và là tiền đề về cơ cấu tổ chức cho việc liên thông, liên kết giữa các đơn vị nói trên. Đặc trưng nổi bật của ĐH là tăng cường liên thông, liên kết, phát huy cao độ được ưu thế của mô hình và cơ cấu đa ngành đa lĩnh vực, tạo nên sự đồng 2 thuận, đoàn kết, nhất trí cao trong hệ thống tổ chức, chia sẻ, quản lý và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, tạo nên xung lực phát triển mới của tổ chức đặc thù này. Nghiên cứu văn hoá của một tổ chức là một vấn đề không đơn giản và là một vấn đề tất yếu của quá trình quản lý nhưng nghiên cứu văn hoá của nhiều đơn vị trong một tổ chức thì càng phức tạp hơn, cần phải nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống. Theo các nhà nghiên cứu thì mỗi khía cạnh của VHTC có thể được coi là điều kiện môi trường quan trọng tác động đến hệ thống và các tiểu hệ thống và việc xem xét VHTC là một công cụ hữu ích. Các yếu tố văn hóa được chọn lọc và tạo ra có vai trò như một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi ứng xử lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa thành viên với lãnh đạo. Theo đó, lãnh đạo ĐH xác định VHTC như một mục tiêu để quản lý dựa trên việc xây dựng các giá trị cần phải đạt tới của một tổ chức có văn hoá cao thông qua các hoạt động tổ chức và quản lý ĐH. Lãnh đạo ĐH cần xác định VHTC là công cụ để quản lý đại học. Đã có một số công trình nghiên cứu về VHTC nói chung về văn hoá nhà trường nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về văn hoá của thiết chế ĐH gồm nhiều trường thành viên. Vì vậy nghiên cứu “Quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam” là cần thiết và cấp bách. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và các giải pháp cụ thể để hình thành và phát triển văn hóa tổ chức đặc thù với giá trị cốt lõi là sự cộng tác, hợp tác của các ĐH ở Việt Nam hiện nay nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của một thiết chế giáo dục đại học gồm nhiều trường đại học và đơn vị thành viên. 3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Giá trị văn hoá nào của ĐH có ý nghĩa quyết định sự thành công của thiết chế đại học này? Tại sao? 2. Thực trạng văn hóa và thực trạng quản lý văn hóa của các ĐH ở VN như thế nào? Những điểm mạnh và hạn chế? Nguyên nhân? 3 3. Làm thế nào để xây dựng thành công văn hóa (đặc biệt là giá trị văn hoá cốt lõi quyết định thành công của mô hình) của các ĐH ở VN như một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mô hình đại học đầy ưu thế này? 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Văn hóa của các đại học ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý văn hóa của Đại học với giá trị văn hóa cốt lõi là cộng tác, hợp tác. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận của mô hình VH của ĐH, và quản lý văn hóa của ĐH. - Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý VHTC của ĐH ở VN hiện nay - Đề xuất các giải pháp quản lý VH của các ĐH ở Việt Nam. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thúc đẩy được sự hợp tác, cộng tác, trở thành thuộc tính đặc trưng VH trong các ĐH ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng mô hình khung giá trị của Quinn và Cameron về VHTC sẽ phát huy cao độ được ưu thế của các ĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tạo động lực phát triển mới của ĐH ở Việt nam hiện nay. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1/- Trường hợp nghiên cứu (case study) được lựa chọn là Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vì văn hóa là đặc thù của mỗi tổ chức. 2/- Phạm vi sử dụng khung lí thuyết: Competing values framework -CVF được sử dụng trong luận án và được dịch là “Khung giá trị”. Khung giá trị ban đầu của Robert Quinn và John Rohrbaugh (1983) là sự kết hợp hai biến tố, tạo nên một đồ thị 2x2 với bốn yếu tố. Biến tố giá trị đầu tiên biểu đạt giá trị của sự linh hoạt, sự tự do và sự năng động, đối lập với biến tố đầu cuối là sự ổn định, mệnh lệnh và kiểm soát. Biến tố thứ hai được đánh dấu bởi sự hướng nội, sự hòa nhập và sự thống nhất, đối lập với biến tố này ở đầu cuối là sự hướng ngoại, sự khác biệt và thi đua. Nghiên cứu sau đó của Cameron và Quinn [42] về tổ chức vào bốn loại văn hóa chính dựa trên bốn khung khác nhau, là sự kết hợp của hai 4 biến giá trị trong khung giá trị của Robert Quinn và John Rohrgough. Mỗi khung sẽ đại diện cho những giả định cơ bản, niềm tin và giá trị khác nhau của văn hóa tổ chức. Từ khung giá trị này họ thiết kế ra bộ công cụ đánh giá VHTC (OCAI), bộ công cụ này chia thành 6 đặc điểm và mỗi đặc điểm có 4 câu hỏi về 4 loại văn hóa. Trong phạm vi luận án, tác giả đã Việt hóa Bộ công cụ đánh giá VHTC và thêm bớt cho phù hợp với nội dung giá trị văn hóa hợp tác cộng tác của luận án. 3/- Thời gian đánh giá thực nghiệm giải pháp là từ tháng 7/ 2013 – 02/2015. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tra cứu các văn kiện của Đại hội Đảng các khóa, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương có liên quan đến đề tài. Thu thập và phân tích các nguồn tài liệu, nghiên cứu trong và ngoài nước; các dự án, chuyên đề, tạp chí, kỷ yếu, bài viết... và trên mạng internet có liên quan đến đề tài. Phương pháp này sẽ giúp tác giả hệ thống hóa lý luận về VHTC của các ĐH ở VN. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Thực tiễn VHTC của đại học cần được kiểm định trong thực tế qua việc lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng ĐH, do đó cần phải tiến hành khảo sát bằng các phiếu hỏi. Qua việc đánh giá của những người được hỏi đã cho thấy khá rõ thực trạng VHTC của các ĐH hiện nay đang ở đâu và tương lai sắp tới là gì. Điều tra bằng phiếu hỏi trưng cầu ý kiến của 200 cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên và học viên cao học của ĐH. - Phương pháp chuyên gia: Vấn đề nghiên cứu của đề tài khá phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, và khó định lượng được chính xác nên cần phải có ý kiến tư vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm. Hơn nữa, trong một số trường hợp, kết quả khảo sát cần phải có sự bình luận sâu của các chuyên gia (kết hợp giữa định tính và đinh lượng) thì mới làm rõ được bản chất 5 của hiện tượng quan sát. Do đó, tác giả sử dụng phương pháp này thông qua các hội thảo, phỏng vấn sâu. - Nghiên cứu sản phẩm: Tuyên ngôn sứ mệnh, văn bản pháp quy, hồ sơ văn hóa…của các đại học. - Phương pháp thử nghiệm: Tác giả đã tiến hành thử nghiệm 1 giải pháp. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Tác giả tiến hành nghiên cứu tại ĐHQGHN. 8.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu, dữ kiện Phương pháp thống kê toán học: dùng phần mềm thống kê SPSS phân tích, xử lý, so sánh, tổng hợp rút ra những nhận định. 9. Những luận điểm bảo vệ - Văn hoá vừa là phương tiện và là động lực phát triển của mỗi tổ chức. VHTC mà giá trị cốt lõi là VH hợp tác, cộng tác trong các ĐH – Thiết chế đại học gồm nhiều trường đại học thành viên - ở VN như một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mô hình ĐH đầy ưu thế này, đây là loại văn hoá hợp tác được tất cả các đơn vị thành viên, tạo thành một thể thống nhất để trở thành các cơ sở đào tạo đầu tàu và trọng điểm của cả nước, đào tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng, kĩ năng tốt đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới và hội nhập quốc tế. - Có thể quản lý được VHTC của ĐH mà giá trị cốt lõi là cộng tác, hợp tác tác động đến tính liên thông liên kết của các tổ chức con trong ĐH theo các bước: Thực hiện các bước quản lý văn hóa tổ chức; Vận dụng các giải pháp để xây dựng một loại VHTC đặc thù, duy trì phát triển VHTC đã thay đổi. 10. Những đóng góp mới của luận án 10.1 .Về lý luận a/ Luận án đã hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam (hay văn hóa đại học – một thiết chế đại học gồm nhiều trường đại học thành viên) b/ Đưa ra các thành tố cấu thành VHTC của ĐH. c/Trình bày được quy trình quản lý VHTC của ĐH trong bối cảnh hiện nay. 6 d/ Tính cộng tác, hợp tác giữa các đơn vị thành viên của ĐH được xác định là giá trị cốt lõi của VHTC của ĐH 10.2.Về thực tiễn a/Mô tả và đánh giá được thực trạng quản lý VHTC của ĐHQGHN theo khung giá trị của Quinn và Cameron. b/ Luận án đề xuất các giải pháp quản lý VHTC cho ĐH ở Việt Nam hiện nay. c/ Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở cho việc đề xuất và hoạch định một số chính sách và cơ chế quản lý mới, đồng thời cũng là dữ liệu quan trọng để xây dựng nội dung giảng dạy về quản trị ĐH hiện nay. 11. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các bài báo khoa học, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa tổ chức của các cơ sở giáo dục 1.1.1. Ở nước ngoài Đề tài VHTC trong các ĐH còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên lại rất phổ biến ở nước ngoài. Qua nghiên cứu và phân tích tài liệu, tác giả phân loại các nghiên cứu về VHTC nhà trường như sau: Các nhà lý thuyết cho rằng hiểu biết VH của một tổ chức là nền tảng cho hiểu biết về tổ chức. Theo Schein [84] VH có thể được định nghĩa như một mô hình các giả định cơ bản được chia sẻ và lĩnh hội bởi một nhóm khi nó giải quyết các vấn đề về thích ứng bên ngoài và tích hợp bên trong, đủ tốt để được coi là có hiệu lực và vì thế được giảng dạy cho các thành viên mới như là cách nhận thức đúng đắn, suy nghĩ, và cảm thấy có liên quan đến những vấn đề này. Ngày nay, gần như không thể phân tích các tổ chức hiện đại mà không đề cập đến VHTC của nó. Tuy nhiên, việc phân tích VHTC phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo Jones, VHTC là "tập hợp các giá trị và các chuẩn mực điều khiển tương tác các thành viên tổ chức với nhau và với những người bên ngoài tổ chức” [66, tr.195]. Theo Shein [84], các yếu tố sau đây là quan trọng nhất trong việc xác định nền văn hóa tổ chức nhất định, bao gồm: quy tắc hành vi, định mức, nhóm, giá trị, các quy tắc, mô hình ngôn ngữ, biểu tượng, nghi lễ chính thức và lễ kỷ niệm. Lý do tại sao VHTC đã trở nên phổ biến vì nó kết nối giữa các loại VH thích hợp và hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Cũng theo Jones [66], "VHTC ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức bởi vì (a) Có thể mang lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh, (b) Cải thiện cách thức cấu trúc tổ chức, và (c) Tăng cường động lực của nhân viên để theo đuổi lợi ích tổ chức [66, tr.222]. Ngoài ra, không có VHTC phổ quát áp dụng cho tất cả các loại tổ chức vì các loại tổ chức khác nhau đòi hỏi các loại VH khác nhau. Vì vậy, mỗi tổ chức nên cố gắng tìm một nền VH thích hợp nhất cho tổ chức đó. Việc phân tích VHTC 8 của ĐH là cần thiết để xem các nền VH này cho phép thực hiện tối ưu của các mục tiêu của trường hay không. Cuốn sách “Hiểu về VHTC trường đại học: trường hợp của Croatia” của tác giả Vesna Kovac do nhà xuất bản học thuật quốc tế Peter Lang, năm 2006 được lấy cảm hứng từ những thay đổi sắp xảy ra của các ĐH Croatia trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa, đó là một nỗ lực để được đứng trong khu vực GDĐH châu Âu. Tác giả phân tích các khái niệm VHTC của ĐH, xác định nó như một hiện tượng mà do sức mạnh quy định và kiểm soát đặc biệt của nó – đóng vai trò như một biến quan trọng đối với sự thích ứng của các ĐH với nhu cầu hiện tại của các thiết lập bên ngoài. VHTC của một ĐH có thể được xác định, đánh giá, và giải thích, những gì là quan trọng hơn, nó có thể được sửa đổi và thay đổi theo hướng mong muốn. Phân loại VHTC chủ yếu theo các loại hình quản trị hay lãnh đạo ĐH, nó chứng tỏ rất tốt các kết nối giữa các hiện tượng quan sát. Tác giả trình bày và giải thích kết quả của một cuộc khảo sát thực nghiệm đã được thực hiện với 476 giáo sư ĐH từ tất cả các ĐH Croatia. Kết luận mang lại tiền đề cho các ĐH để phát triển các đặc tính mong muốn của VHTC ĐH, chỉ ra một số thay đổi cụ thể để VHTC có thể đối phó với tình hình hiện nay [90]. Marina Toma’s Folch và Georgetaion [74] “Phân tích VHTC của ĐH: Hai mô hình GDĐH ở châu Âu” tập trung vào hai dự án nghiên cứu, kiểm tra VHTC bằng phương tiện của hai mô hình phân tích khác nhau – một ở bậc ĐH và một ở bậc khoa – được thực hiện trong bốn năm tại các ĐH công Catalonian (Tây Ban Nha). Cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp cho hai cuộc điều tra cũng được xem xét với nhận xét cả trên khía cạnh tích cực và tiêu cực của từng công trình. Các tác giả cuối cùng chỉ ra hai phương pháp nghiên cứu khác nhau xác định các tính năng phổ biến và khác nhau trong hai bối cảnh, và kết quả của phân tích này có thể được sử dụng như một công cụ phương pháp luận cho nghiên cứu trong tương lai về VHTC trong bối cảnh GDĐH. Mô hình đã được phát triển ở mức độ toàn cầu của các ĐH và ở cấp tổ chức nhỏ, tức là một bộ 9 phận ĐH. Các tác giả cũng đồng tình với Schein [84] khi ông cho rằng sự phát triển của các tổ chức ĐH xuất phát từ sự cần thiết để thích ứng với các yêu cầu đa dạng của xã hội, điều này là lý do cho sự cần thiết của sự thay đổi VH. Trong các nghiên cứu về VHTC ĐH, đáng lưu ý là luận án TS của Audronė Poškienė, với đề tài “VHTC ĐH – yếu tố giáo dục phức tạp của GDĐH”. Các đối tượng nghiên cứu là VHTC ĐH, yếu tố giáo dục phức tạp của GDĐH. Mục tiêu nghiên cứu là xác định khả năng của VHTC ĐH - yếu tố giáo dục phức tạp của GDĐH. Các nhiệm vụ nghiên cứu: thực hiện phân tích lý thuyết của hệ thống GDĐH và nghiên cứu các đặc điểm cụ thể của nó với các giá trị; sự phân loại ĐH như một tổ chức GDĐH; phân tích VHTC và bản chất của nó; tiếp xúc với các cấu trúc của VHTC ĐH; đánh giá khả năng VHTC ĐH như một yếu tố giáo dục phức tạp của GDĐH; điều tra các nền VH của ĐH Công nghệ giáo dục Kaunas là một yếu tố phức tạp. [36] Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu nổi bật như nghiên cứu về VHTC của Khoa kỹ thuật dân sự thuộc ĐH Zagreb của hai tác giả Antic Miljenko và Anita Cerić. Bài viết này phân tích VHTC của Khoa và khám phá xem loại VH này có cho phép thực hiện tối ưu của các mục tiêu của Khoa không. Theo một cuộc khảo sát trình bày trong bài báo này, các GV hài lòng vừa phải với mối quan hệ giữa các cá nhân, với lựa chọn của nhân viên mới, với cơ hội để thăng tiến công việc và với các nghi lễ tại Khoa. Tuy nhiên, các GV không hài lòng với hệ thống giá trị. Ngoài ra, một tỷ lệ phần trăm cao các GV nghĩ rằng nên xây dựng quy định rõ ràng về hành vi cho sinh viên. Angel A. Berrio (2003), Barbara Fralinger và Osman Ferda Beytekdn lại đánh giá VHTC ĐH sử dụng khung giá trị tại ĐH Bang Ohio Mở rộng và tại một khoa thuộc ĐH Rowan và ĐH Ege. Khung giá trị được sử dụng để xác định loại VHTC được thể hiện bởi các GV. Khuôn khổ đánh giá VHTC thống trị dựa trên bốn loại VH: thân tộc, thứ bậc, thường quy và thị trường. Các nghiên cứu về VHTC cho thấy rằng nhiệm vụ, mục đích và mục tiêu chiến lược của một tổ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất