Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Internet Marketing Quản lý hoạt động thanh toán qua điện thoại di động...

Tài liệu Quản lý hoạt động thanh toán qua điện thoại di động

.PDF
13
988
84

Mô tả:

LOGO NGÂN HÀNGTọa NHÀ đàm NƯỚC VIỆT NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tháng 3/2015 1 Nội dung trình bày Thực trạng hoạt động thanh toán qua ĐTDĐ 1 Nội dung trình bày 2 3 Một số rào cản, trở ngại trong việc phát triển thanh toán qua ĐTDĐ Giải pháp phát triển thanh toán qua ĐTDĐ trong thời gian tới 2 1. Thực trạng hoạt động thanh toán qua ĐTDĐ Về cơ sở pháp lý  Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  Luật Các tổ chức tín dụng  Luật Giao dịch điện tử  Luật Viễn thông  Luật Công nghệ thông tin  Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng  Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt  Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử  Một số văn bản của các Bộ, ngành liên quan 3 1. Thực trạng hoạt động thanh toán qua ĐTDĐ Về cơ sở pháp lý (Tiếp)  Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với một trong các mục tiêu cụ thể là áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong đó có thanh toán qua ĐTDĐ.  Ngày 11/12/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán là cơ sở pháp lý để các tổ chức không phải ngân hàng kết hợp với ngân hàng cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán nói chung, bao gồm cả dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ.  NHNN cũng đã ban hành Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Quy định về việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; An toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet. 4 1. Thực trạng hoạt động thanh toán qua ĐTDĐ Về cơ sở hạ tầng thanh toán  NHNN đã thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, kết nối rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời, đảm bảo chính xác, an toàn và bảo mật, với số lượng giao dịch thanh toán ngày càng tăng của nền kinh tế.  Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking), phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.  Ngành viễn thông, công nghệ thông tin đã thiết lập được hệ thống hạ tầng kỹ thuật với mạng lưới rộng khắp, sẵn sàng đáp ứng các điều kiện cần thiết để triển khai các dịch vụ và phương tiện thanh toán mới trên phạm vi toàn quốc. 5 1. Thực trạng hoạt động thanh toán qua ĐTDĐ Phát triển các dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ  Tính đến cuối năm 2014, đã có khoảng 30 NHTM cung ứng dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ. Giá trị giao dịch bình quân thanh toán qua ĐTDĐ trong năm 2014 đạt khoảng 700.000 đồng/người/tháng (khách hàng cá nhân) và 5,8 triệu đồng/doanh nghiệp/tháng (khách hàng doanh nghiệp); tổng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ đạt gần 750.000 khách hàng.  Các ứng dụng thanh toán qua ĐTDĐ đã được các NHTM bước đầu triển khai có hiệu quả như chuyển tiền, chuyển khoản, thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm, ... 6 1. Thực trạng hoạt động thanh toán qua ĐTDĐ Phát triển các dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ (Tiếp)  Để đẩy mạnh thanh toán qua ĐTDĐ, từ năm 2008, NHNN đã chấp thuận cho 09 tổ chức không phải là ngân hàng được thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Ví điện tử thông qua kênh Internet và ĐTDĐ nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán các giao dịch TMĐT và chuyển tiền nhỏ lẻ của người dân.  Vừa qua, NHNN đã lựa chọn một số mô hình triển khai thí điểm phát triển một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn tại Việt Nam trên cơ sở hợp tác giữa NHTM và các tổ chức đối tác của NHTM, trong đó có thanh toán qua ĐTDĐ nhằm mục tiêu mở rộng, thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. 7 2. Một số rào cản, trở ngại trong việc phát triển thanh toán qua ĐTDĐ  Việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thanh toán qua ĐTDĐ của người dân còn chưa thực sự phổ biến do thói quen sử dụng tiền mặt cũng như tâm lý e ngại rủi ro.  Thanh toán qua ĐTDĐ hiện mới chủ yếu tập trung phát triển tại các thành phố, tỉnh thành lớn, nơi có tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ hàng cao.  Đa phần các dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ hiện nay chủ yếu được phát triển dựa trên nền tảng hệ thống tài khoản cá nhân của khách hàng tại các NHTM mà chưa vươn tới nhóm đối tượng dân cư không có tài khoản tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vốn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ thanh toán và ngân hàng. 8 2. Một số rào cản, trở ngại trong việc phát triển thanh toán qua ĐTDĐ (Tiếp)  Các dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ còn chưa đa dạng, phong phú. Quy trình thanh toán qua ĐTDĐ còn phức tạp, gây khó khăn cho người sử dụng khi thực hiện các thao tác thanh toán qua ĐTDĐ.  Còn nhiều website bán hàng TMĐT chưa hỗ trợ phiên bản di động, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi sử dụng ĐTDĐ để truy cập và thanh toán.  Hiện chưa có quy định cụ thể đối với việc sử dụng hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ dưới dạng chứng từ điện tử để giao nhận với khách hàng khi thực hiện thanh toán thẻ qua mPOS. 9 3. Giải pháp phát triển thanh toán qua ĐTDĐ trong thời gian tới  Hoàn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM nói chung và thanh toán qua ĐTDĐ nói riêng; Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và đảm bảo an ninh, an toàn cho các dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ.  Tập trung ưu tiên cho việc đầu tư, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thanh toán làm cơ sở cho việc phát triển thanh toán qua ĐTDĐ. 10 3. Giải pháp phát triển thanh toán qua ĐTDĐ trong thời gian tới (Tiếp)  Nghiên cứu, áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 đối với hệ thống thanh toán quan trọng, hệ thống ACH và các hệ thống bán lẻ khác nhằm tạo nền tảng cơ sở chuẩn hóa các hệ thống thanh toán khác theo ISO 20022.  Đẩy mạnh công tác giám sát, đảm bảo an toàn, thông suốt, hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng, các hệ thống truyền thông; Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Bộ, ngành, cơ quan chức năng trong việc nắm bắt thông tin, đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực TTKDTM nói chung và thanh toán qua ĐTDĐ nói riêng. 11 3. Giải pháp phát triển thanh toán qua ĐTDĐ trong thời gian tới (Tiếp)  Đẩy mạnh phát triển thanh toán qua ĐTDĐ thông qua việc khuyến khích phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ qua mPOS để thanh toán hàng hóa, dịch vụ; phát triển các phương thức thanh toán điện tử mới như thẻ trả trước, thẻ đa năng thanh toán qua ĐTDĐ; phát triển, mở rộng các mô hình ứng dụng các phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.  Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về TTKDTM nói chung và thanh toán qua ĐTDĐ nói riêng; nâng cao nhận thức người dân về các phương thức thanh toán mới, hiện đại, tạo sự chuyển biến căn bản của người dân về TTKDTM và thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay. 12 Xin cảm ơn! Xin cảm ơn! 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan