Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học công lập khối ngành kinh tế tại ...

Tài liệu Quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học công lập khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh

.PDF
317
3
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÂM THỊ KIM LIÊN QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÂM THỊ KIM LIÊN QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 6214 0114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn 2. TS. Nguyễn Thị Tứ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN .....................9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề QL CTSV ..................................................................9 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 35 1.3. Lý luận về CTSV ............................................................................................. 51 1.4. Lý luận về QL CTSV ở trường ĐH .................................................................. 55 1.5. Đặc điểm của hoạt động QL CTSV ở trường ĐH............................................. 78 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 81 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................. 82 2.1. Khái quát về các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ......... 82 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ................................................................................................ 84 2.3. Thực trạng về CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ........................................................................................................................ 91 2.3.1. Về mảng nộng dung hành chính đối với SV .................................................. 91 2.3.2. Về mảng hoạt động rèn luyện của SV............................................................ 95 2.3.3. Về mảng các chế độ, chính sách đối với SV………………………………100 2.4. Thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ...................................................................................................................... 103 2.4.1. Nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ............................................................. 103 2.4.2. Thực trạng chung của QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM …………………………………………………………………...104 2.4.3. Thực trạng thực hiện các nội dung QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ………………………………………………………107 2.5. Một số hạn chế trong QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM .......................................................................................................... 125 2.6. Nguyên nhân hạn chế đến hiệu quả QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối nghành kinh tế tại Tp. HCM ................................................................................. 137 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 144 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................... 146 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM .............................................................................................. 146 3.2. Một số nguyên tắc đề xuất các giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ............................................................................ 151 3.3. Giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ...................................................................................................................... 153 3.3.1. Giải pháp n ng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc QL CTSV cho CBQL, GV, NV...................................................................................................... 153 3.3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức thực hiện và tăng cường ứng dụng CNTT trong QL CTSV ở các trường ĐH.......................................................................................... 156 3.3.3. Giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy QL CTSV ............................................. 163 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp QL CTSV ..................................................... 171 3.5. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ................................... 172 3.6. Thực nghiệm một số biện pháp trong giải pháp đổi mới QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM ...................................................... 184 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 206 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 208 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Cán bộ quản lý CBQL Công tác sinh viên CTSV Điểm trung bình ĐTB Đại học ĐH Giảng viên GV Học sinh sinh viên HSSV Nhân viên NV Phần trăm % Quản lý QL Sinh viên SV Thứ tự TT Thực tập tốt nghiệp TTTN Công nghệ thông tin CNTT Tín chỉ TC Thành phố Hồ Chí Minh Tp. HCM DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG TT TRANG 1 Bảng 2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu chính. 84 2 Bảng 2.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu bổ trợ. 85 3 Bảng 2.3. Cách quy điểm từng c u trong bảng hỏi CBQL, GV, NV (thang điểm 5). 90 4 Bảng 2.4. Cách quy điểm từng c u trong bảng hỏi SV (thang điểm 5). 90 5 Bảng 2.5. Thực trạng công tác tổ chức hành chính đối với SV. 91 6 7 8 Bảng 2.6. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động rèn luyện của SV. Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV. Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của hoạt động QL CTSV. 95 100 103 9 Bảng 2.9. Thực trạng chung của QL CTSV. 104 10 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hành chính đối với SV. 107 11 Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện của SV. 113 12 13 14 15 Bảng 2.12. Thực trạng quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV. Bảng 2.13. Một số hạn chế QL hành chính đối với SV theo đánh giá của SV. Bảng 2.14. Một số hạn chế trong QL hoạt động rèn luyện đối với SV theo đánh giá của SV. Bảng 2.15. Một số hạn chế trong QL việc thực hiện các chế độ, 119 125 127 132 chính sách đối với SV theo đánh giá của SV. 16 17 Bảng 2.16. Một số hạn chế trong QL CTSV trên bình diện chung theo đánh giá của CBQL - GV - NV. Bảng 2.17. Đánh giá của SV về việc đáp ứng nhu cầu của SV trong QL CTSV tại trường ĐH. 134 136 18 Bảng 2.18. Nguyên nh n chủ quan. 138 19 Bảng 2.19. Nguyên nh n khách quan. 141 20 Bảng 2.20. Một số yếu tố khách quan khác. 142 21 Bảng 3.1. Cách tính điểm của công cụ khảo sát. 173 22 Bảng 3.2. Đánh giá về các biện pháp trong từng giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM. 173 23 Bảng 3.3. Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp QL CTSV. 177 24 Bảng 3.4. Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp QL CTSV. 180 25 Bảng 3.5. Thang điểm đánh giá thực nghiệm. 192 Bảng 3.6. Kết quả so sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức 26 độ hiệu quả của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối 193 với SV trên bình diện chung. Bảng 3.7. Kết quả so sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức 27 độ hài lòng của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối 194 với SV trên bình diện chung. Bảng 3.8. Kết quả so sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức 28 độ hiệu quả của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối 196 với SV trên bình diện chung (CBQL, GV, NV). 29 Bảng 3.9. Kết quả so sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ hài lòng của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối 197 với SV trên bình diện chung (CBQL, GV, NV). Bảng 3.10. So sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ 30 nhanh chóng của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối 198 với SV trên một số nội dung cụ thể (SV). Bảng 3.11. So sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ 31 nhanh chóng của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối 200 với SV trên một số nội dung cụ thể (CBQL, GV, SV). Bảng 3.12. So sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ hiệu 32 quả của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV 202 trên một số nội dung cụ thể (SV). Bảng 3.13. So sánh giữa trước và sau thực nghiệm về mức độ hiệu 33 quả của việc QL và giải quyết các thủ tục hành chính đối với SV trên một số nội dung cụ thể (CBQL, GV, NV). 204 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH TÊN BIỂU ĐỒ TT TRANG 1 Sơ đồ 1.1. Các chức năng QL nhà trường. 41 2 Sơ đồ 1.2. Chu trình kiểm tra. 43 3 Sơ đồ 1.3. Ph n cấp QL tại trường ĐH. 66 4 Sơ đồ 3.1. Quy trình thực hiện giao dịch hành chính một cửa. 158 5 6 Sơ đồ 3.2. Mô hình hệ thống giao dịch điện tử SV - Nhà trường trong CTSV. Sơ đồ 3.3. Qui trình đăng ký đơn bằng hệ thống giao dịch điện tử SV - Nhà trường. 162 190 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong “Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020” của Đảng ta, phát triển giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu; trong đó, phát triển và n ng cao chất lượng nguồn nh n lực, nhất là nguồn nh n lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Giáo dục và đào tạo được xem là dịch vụ công, phục vụ lợi ích của tất cả mọi người, thực hiện chính sách công bằng xã hội. Quá trình dịch chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế QL tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống. Hệ thống giáo dục cũng phải thay đổi để đáp ứng sự phát triển về kinh tế, xã hội; trong đó, giáo dục ĐH đã có những bước phát triển rõ rệt; các loại hình trường, hình thức đào tạo ngày càng đa dạng; quy mô tăng nhanh, chương trình đào tạo phong phú và từng bước được chuẩn hóa; khai thác được nhiều nguồn lực xã hội,… Tuy nhiên, như báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng nhận định: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội,… Chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. QL nhà nước về giáo dục còn bất cập”. Nguyên nh n của tình trạng ấy đã được chỉ ra từ Đại hội X là “do còn thiếu một tầm nhìn tổng thể, một kế hoạch đồng bộ, dẫn đến cách đổi mới chắp vá” [28; 29]. Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc d n được đặt ra như một đòi hỏi bức thiết và vấn đề phải được tiến hành đồng bộ trên nhiều phương diện; đặc biệt, đổi mới QL giáo dục, trong đó đổi mới việc QL “người học” - Đối tượng (đồng thời là chủ thể) của hoạt động giáo dục có ý nghĩa sống còn đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, là đòn bẩy cho việc n ng cao chất lượng, đổi mới giáo dục, bởi vì “người học là trung t m” của quá trình giáo dục, đào tạo. Các trường ĐH ở Việt Nam đã gặp những khó khăn nhất định khi áp dụng quy trình đào tạo tín chỉ trong điều kiện cơ chế QL, trình độ QL chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng công nghệ thông tin có giới hạn. 2 Trong bối cảnh chung, CTSV không tránh khỏi những bất cập, nhất là khi các trường chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. QL CTSV trong đào tạo tín chỉ phải là quản lý “động”, không theo các định chế cứng, khuôn mẫu nên một số chức năng và cách QL cũ không còn phù hợp, cần được thay thế bằng những chức năng và cách QL mới nhưng trên thực tế việc đổi mới diễn ra còn chậm. Việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận có giới hạn và công việc vừa chồng chéo, vừa bỏ sót dẫn đến g y lãng phí nguồn lực, làm giảm tính hiệu quả trong quản lý. Được xác định là “Một bộ phận quan trọng chủ yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”[4]; CTSV trở nên chính thống, bài bản hơn khi Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành “Quy chế HSSV các trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy” kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ - BGDĐT ngày 13/8/2007 [7]; (sau đây gọi tắt là Quy chế 42 của Bộ Giáo dục & Đào tạo). Nhiều nhà QL ở trường ĐH vẫn quan niệm rằng: Công tác đào tạo là then chốt, CTSV là hỗ trợ, trong khi CTSV là một phần quan trọng của quá trình giáo dục, đào tạo; phải song hành, bổ trợ cho đào tạo và tương thích với đào tạo. Đặc thù của các trường ĐH khối ngành kinh tế là vẫn chịu sự QL của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhưng đa số đều trực thuộc bộ, ngành liên quan; chịu sự QL, điều hành của cơ quan chủ quản và thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của của ngành dọc. SV học tại các trường thuộc khối ngành kinh tế chịu áp lực học tập khá lớn do đặc thù ngành nghề, nhu cầu của xã hội cũng như sự cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Uy tín; tinh thần thượng tôn pháp luật; thái độ phục vụ; sự chính xác; tính hiệu quả và lợi thế thương mại được tạo ra bởi nguồn nh n lực thuộc khối ngành kinh tế sẽ định vị thương hiệu của cơ quan, doanh nghiệp. Nguồn nh n lực thuộc khối ngành kinh tế, vì vậy đặc biệt cần trau dồi năng lực, đạo đức nghề nghiệp ngay trong quá trình học ĐH. Vấn đề QL CTSV tại các trường ĐH thuộc khối ngành kinh tế phải kịp thời đổi mới, thích ứng để đáp ứng việc phát triển năng lực cho người học. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu cải tiến QL CTSV; qua tìm kiếm dữ liệu và 3 khảo sát, nhận thấy đ y là vấn đề tại các trường ĐH, cao đẳng trong cả nước, đặc biệt là trong các trường ĐH khối ngành kinh tế ở Tp. HCM - Trung t m kinh tế lớn nhất nước, với môi trường năng động, rất cần được quan t m để tìm giải pháp, người nghiên cứu chọn đề tài “QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM” để nghiên cứu với mong muốn góp phần đưa QL CTSV đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện đối với SV. 2. Mục đích nghiên cứu X y dựng luận cứ khoa học và các giải pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM. 4. Giả thuyết khoa học Thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Nếu áp dụng các giải pháp QL CTSV đồng bộ, hệ thống ở toàn bộ các kh u của quá trình đào tạo và dựa theo hướng quản lý các dịch vụ cho người học, đáp ứng nhu cầu SV thì sẽ góp phần đảm bảo và từng bước n ng cao chất lượng công tác QLSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QL, QL giáo dục, QL nhà trường, CTSV, QL CTSV. X y dựng luận cứ khoa học, khung lý thuyết về QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM. 5.2. Đánh giá thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM hiện nay. 5.3. X y dựng các giải pháp QL CTSV và thực nghiệm một số biện pháp QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM. 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng khảo sát 6.1.1. Chủ thể QL (thành phần liên quan trực tiếp đến công tác quản lý SV): Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách CTSV, Phòng Đào tạo, Phòng CTSV, Trung t m Hỗ trợ SV, Khoa QLSV, GV cố vấn, ban cán sự lớp SV. Ngoài ra, Đoàn Thanh niên, Hội SV đóng vai trò phối hợp, hỗ trợ chủ thể quản lý. 6.1.2. Khách thể QL (thành phần được QL): SV hệ đào tạo ĐH chính quy theo học chế tín chỉ tại 04 trường ĐH thuộc phạm vi khảo sát. 6.2. Phạm vi khảo sát Tiến hành khảo sát 04 trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM: Trường ĐH Ng n hàng Tp. HCM, Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM, Trường ĐH Kinh tế Luật Tp. HCM, Trường ĐH Tài chính - Marketing. 6.3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu Nghiên cứu các giải pháp QL CTSV theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng CTSV hiện nay trên cơ sở quy định về “Nội dung công tác HSSV” tại Chương III Quy chế 42 của Bộ Giáo dục & Đào tạo [7] và chỉ tập trung nghiên cứu ở các nội dung căn bản sau: - QL hành chính đối với SV - QL hoạt động rèn luyện của SV - QL chế độ, chính sách đối với SV. 6.4. Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 10/2012 - 8/2016 7. Phƣơng pháp tiếp cận 7.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Nghiên cứu QL CTSV trong mối liên hệ có tính thống nhất trong từng nội dung QL CTSV. Trong đó, ba nhóm nội dung QL CTSV được nghiên cứu (QL hành chính đối với SV; QL hoạt động rèn luyện của SV; QL chế độ, chính sách đối với SV) là những bộ phận cấu thành nên QL CTSV và có mối quan hệ với các nội 5 dung QL khác trong nhà trường. Nội dung QL CTSV chứa đựng đầy đủ các chức năng QL nhà trường tạo nên một chỉnh thể đồng bộ, khoa học. Nghiên cứu giải pháp QL CTSV tại các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế ở Tp. HCM như một nh n tố trong tổng thể QLSV các trường ĐH trên cơ sở ph n tích đối tượng thành các bộ phận trong một chỉnh thể. 7.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự ra đời, phát triển của QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM trong những khoảng thời gian, không gian cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nơi các trường hoạt động để điều tra khách quan nhất. Nghiên cứu QL CTSV và nghiên cứu giải pháp QL CTSV cần đặt trong bối cảnh đổi mới giáo dục, chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 7.3. Quan điểm thực tiễn Việc nghiên cứu phải xuất phát từ việc giải quyết các vấn đề của thực tế QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM và các biện pháp được x y dựng phải phù hợp với tình hình của các trường. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 8.1.1. Mục đích Ph n tích, tổng hợp lý thuyết; ph n loại và hệ thống hóa lý thuyết từ tài liệu, công trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo, sách báo, chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược giáo dục, các dữ liệu trên internet,... nhằm x y dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 8.1.2. Yêu cầu Nghiên cứu các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu. Cụ thể: - Nghiên cứu các tài liệu mang tính định hướng, quan điểm, chủ trương như: Văn kiện Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,... 6 - Nghiên cứu cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục 2009, Luật Giáo dục ĐH 2010, các Điều lệ, Quy chế của trường ĐH, Quy chế HSSV, “Đề án đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” của Chính phủ,... - Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL nhà trường, QLSV. - Các quan điểm và mô hình QLSV, CTSV. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8.2.1.1. Mục đích Đ y là phương pháp chủ đạo của đề tài. Bảng hỏi được x y dựng dựa trên hệ thống c u hỏi nhằm đánh giá thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM. 8.2.1.2. Yêu cầu Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo ý kiến chuyên gia, người nghiên cứu tiến hành x y dựng bảng hỏi. Các c u hỏi chi tiết và cụ thể được cấu trúc thành một bảng c u hỏi điều tra; thông qua việc trả lời, các khách thể sẽ đánh giá thực trạng QL CTSV. Bảng hỏi được x y dựng cho nhóm khách thể là SV; nhóm chủ thể là CBQL, GV, NV thực hiện CTSV. 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn 8.2.2.1. Mục đích Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ hơn thực trạng QL CTSV tại các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM, làm cứ liệu dẫn chứng cho số liệu khảo sát từ phương pháp điều tra bảng hỏi. Trên cơ sở đó, có những định hướng cụ thể hơn trong việc đề xuất các giải pháp nhằm n ng cao hiệu quả QL CTSV. 8.2.2.2. Yêu cầu Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học; căn cứ vào kết quả nghiên cứu từ phương pháp bảng hỏi, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn s u 05 chuyên gia và phỏng vấn các đối tượng khác, bao gồm: 30 SV, 20 CBQL, GV, NV thực 7 hiện CTSV. Đối tượng phỏng vấn chọn ngẫu nhiên tại bốn trường ĐH được khảo sát nhằm đảm bảo tính khách quan. 8.2.3. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích chứng minh tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp nhằm thực hiện giải pháp QL đã x y dựng trong Luận án. Chọn lựa định hướng biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện QL CTSV và biện pháp cải tiến bộ máy tổ chức hoạt động của phòng CTSV từ mô hình tổ chức “cỗ máy” sang mô hình “cơ thể sống” linh hoạt, mềm dẻo để tiến hành thực nghiệm trong thời gian một năm tại Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM. 8.4. Phƣơng pháp thống kê toán học Phần mềm SPSS phiên bản 20.0 sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc ph n tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa yêu cầu định lượng và tính khách quan trong quá trình nghiên cứu. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9.1. Đóng góp mới của đề tài Đề tài có nội dung nghiên cứu mang tính cấp thiết, đặc biệt trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phù hợp với chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực công tác của người nghiên cứu. Về mặt lý luận: - Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan; x y dựng, bổ sung và làm phong phú cơ sở lý luận hình thành việc QL CTSV tại các cơ sở giáo dục ĐH. - Phân tích được sự cần thiết, tính phù hợp của việc đổi mới QL CTSV hiện nay. Về mặt thực tiễn: - Phân tích thực trạng của QL CTSV. Đánh giá thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức đối với QL CTSV tại các trường ĐH thuộc phạm vi nghiên cứu. 8 - Đề xuất các giải pháp QL CTSV là cơ sở để đổi mới QL CTSV, đáp ứng nhu cầu người học ở các trường ĐH thuộc đối tượng nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 9.2. Những luận điểm bảo vệ - Vấn đề QL người học là vấn đề mấu chốt của việc triển khai đào tạo. - Thực trạng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế. - Để góp phần n ng cao chất lượng QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM cần có cơ chế, giải pháp đồng bộ, phù hợp với cách thức đào tạo tín chỉ và đặc điểm của loại hình trường ĐH công lập khối ngành kinh tế. - Những giải pháp được đề xuất trong việc QL CTSV ở các trường ĐH công lập khối ngành kinh tế tại Tp. HCM cần thiết và khả thi. 9 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề QL CTSV 1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài về QL CTSV 1.1.1.1. Những nghiên cứu về CTSV Theo tài liệu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) về CTSV thì cho tới đầu thế kỷ 19, CTSV hay dịch vụ SV vẫn là chức năng tương đối mới. Tại các trường ĐH, chỉ có một số GV, NV hành chính giải quyết những công việc ngoài công việc giảng dạy như chỗ ở, dịch vụ ăn uống, tư vấn và kỷ luật SV. Nền giáo dục ĐH thời thuộc địa thường dành cho những ai có đủ điều kiện tài chính, thời gian và không chú trọng đào tạo toàn diện [108]. Khi số lượng SV bậc ĐH tăng lên nhanh chóng, đòi hỏi phải có tổ chức quản lý; bắt đầu ở Mĩ đã hình thành các hội nữ sinh, hội nam sinh và hội SV. Đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi phải hình thành hệ thống hỗ trợ SV; từ đó đã khai sinh công tác hỗ trợ SV. Những NV hành chính b y giờ không những chịu trách nhiệm về chỗ ăn, chỗ ở của SV mà còn chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của SV, những thứ đã trở thành nhu cầu thiết yếu của SV trong các trường ĐH. Giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, kiểm tra, định hướng, hỗ trợ nghề nghiệp, bố trí việc làm, hỗ trợ tài chính và những dịch vụ cho người khuyết tật đều trở thành những dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu SV. Tuy nhiên, quan niệm về sự hợp nhất của những chương trình và dịch vụ SV với những hoạt động giảng dạy đã không được xem xét đúng mức, dẫn đến sự không đồng nhất trong công tác giảng dạy và hỗ trợ SV, tiếp tục g y ảnh hưởng tiêu cực lên mối quan hệ trong công việc giữa đội ngũ giảng dạy và hỗ trợ, phục vụ; vì vậy, trong những năm 1990, trọng t m của CTSV hướng tới việc tăng cường kết quả học tập của SV và sự gắn kết giữa đội ngũ giảng dạy với những nhóm chuyên viên khác trong trường ĐH. Giai đoạn này, khoa học kỹ thuật, giáo dục từ xa và những tác động của chúng đối 10 với CTSV đã đem lại những đổi mới vượt trội trong công tác QLSV. Những năm 1990 đã diễn ra cuộc cách mạng trong sự phát triển thông qua việc sử dụng máy tính, phương tiện thông tin liên lạc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong giáo dục ĐH. Để làm một số công việc hay giao dịch, SV không cần đến trường mà có thể thực hiện ngay tại ký túc xá bằng cách sử dụng dịch vụ trên mạng internet. Sau thế chiến thứ hai, trường ĐH tiếp tục trở nên đa dạng hơn vì những cựu chiến binh trở về đã vào học ở bậc ĐH bằng ng n sách nhà nước. Trong một phần tư cuối của thế kỷ 20, SV từ nhiều thành phần khác nhau vào học ở bậc ĐH tiếp tục được tăng lên ở khắp các trường ĐH trên thế giới. Kết quả là những chuyên gia mới được thuê để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng SV và giúp họ trở thành những SV xuất sắc. Mức độ của các hoạt động CTSV và các chương trình được phát triển trong một quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu tiếp cận giáo dục ĐH, trong bối cảnh văn hóa và khả năng của các cơ sở hạ tầng được cung cấp để hỗ trợ SV. Ngoài ra, hoạt động SV khác nhau nên được phát triển để hài hòa với môi trường đào tạo của tổ chức và do đó, n ng cao kết quả học tập của SV. Duy trì tỷ lệ theo học và tốt nghiệp cao hơn sẽ là kết quả, minh chứng cho sự cam kết và sử dụng đúng đắn các nguồn tài nguyên. UNESCO đề cập đến vai trò và những nội dung cơ bản của CTSV, bao gồm: Hỗ trợ học thuật (tư vấn giáo dục); tiếp nhận SV; dịch vụ cho SV lớn tuổi; dịch vụ nhà sách; hoạt động, tổ chức SV; tư vấn hướng nghiệp; các chương trình dự bị ĐH; học tập từ dịch vụ cộng đồng; dịch vụ tư vấn; trung t m hỗ trợ học thuật; dịch vụ ăn uống; dịch vụ cho người khuyết tật; hỗ trợ tài chính; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ SV quốc tế; dịch vụ SV d n tộc thiểu số; tuần sinh hoạt công d n; hoạt động thể thao, giải trí; kỷ luật SV; ký túc xá; quy trình đăng ký và lưu trữ hồ sơ; trung t m phụ nữ [114]. Như vậy, cách nhìn nhận của UNESCO về CTSV là gắn kết công tác giảng dạy và hỗ trợ SV; đa dạng hóa các dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu người học; hỗ trợ họ n ng cao kết quả học tập và phát triển toàn diện. Một nghiên cứu của nhóm tác giả Muhammed Ehsan Malik, Rizwan Qaiser Danish, Ali Usman thuộc trường ĐH Punjab - Pakistan (2010) đã sử dụng thang đo 11 SERVQUAL (đo lường sự hài lòng thông qua chất lượng dịch vụ và chất lượng cảm nhận) để đo những yếu tố của chất lượng tổ chức SV ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV. Kết quả chỉ ra rằng, SV hài lòng với các yếu tố như phương tiện hữu hình, mức độ cam kết, độ tin cậy và sự cảm thông. Tuy nhiên SV chưa hài lòng với các yếu tố như cơ sở vật chất, phòng lab, phòng máy tính, căng - tin của trường [103]. Sự đo lường này là yếu tố cần thiết để cải thiện chất lượng phục vụ SV. Một nghiên cứu khác của Tác giả Barramzadehs (2010) nghiên cứu nh n tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV về dịch vụ website của trường, một trong những hình thức để tổ chức SV trong nhà trường. Nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra mô hình nghiên cứu chung cho các trường ĐH. Nghiên cứu khảo sát trên 270 SV, kết quả cho thấy SV chỉ thật sự tin tưởng khi hệ thống thông tin có thể diễn ra tốt. Điều này cho thấy công tác quản lý học vụ và người học được quan t m khá nhiều và được thực hiện một cách có hệ thống ở một số nước. [Trích lại, 90]. Trong nghiên cứu của tác giả Michelle Cooper về “Dịch vụ hỗ trợ SV tại trường cao đẳng cộng đồng: Một chiến lược để tăng sự bền bỉ của SV và đạt mục tiêu” vào năm 2010; Tác giả cho rằng trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu và thực hành đã chứng minh rằng việc tổ chức SV là quan trọng đối với sự thành công trong học tập của SV tại trường ĐH. Cũng theo tác giả, trong tổ chức SV thì học tập, hướng dẫn và tư vấn cho dịch vụ hỗ trợ là quan trọng nhất. Cải thiện dịch vụ tại trường cao đẳng cộng đồng là rất quan trọng bởi vì hầu hết SV nhập học với sự hạn chế kiến thức, khả năng để tham gia một cách hiệu quả trong khóa học. Nghiên cứu của Pascarella và Terenzini cho thấy rằng các tổ chức có thể tăng cường kinh nghiệm học tập của SV bằng cách cung cấp các hướng dẫn rộng rãi trong kỹ năng học tập như kỹ năng QL thời gian, kỹ năng cơ bản, kỹ năng học tập và tư duy phê phán chiến lược. Như vậy, tác giả Michelle Cooper dẫn nguồn Pascarella và Terenzini bày tỏ quan điểm chú trọng đến phát triển kỹ năng mềm cho SV như một bộ phận quan trọng trong n ng cao chất lượng dịch vụ SV [98]. Nhóm tác giả Mussie T. Tessama, Kathryn Ready, Wei - choun (2012) nghiên cứu nh n tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV về các hình thức tổ chức SV.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất