Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại q...

Tài liệu Quản lý chất lượng giảng dạy môn tiếng việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6, thành phố hồ chí minh.

.PDF
122
785
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _____________________________________ Đinh Tiến Toàn LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _____________________________________ Đinh Tiến Toàn Chuyên ngành : Quản lý Giáo Dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP.HCM; - Các phòng, ban, Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM; - Quý thầy cô tham gia giảng dạy khóa 21 cao học ngành Quản lý Giáo dục; - Quý thầy cô là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại các trường tiểu học Nguyễn Huệ, Phú Lâm, Him Lam, Võ Văn Tần, Lam Sơn, Phạm Văn Chí quận 6 đã hỗ trợ, cộng tác, và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài; - PGS.TS. Đoàn Văn Điều đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết thực hiện đề tài. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 Tác giả Đinh Tiến Toàn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ........................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 6 1.1.1. Vấn đề quản lý chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học....................... 6 1.1.2. Vấn đề quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt của trường tiểu học ở Việt Nam ..................................................................................... 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 11 1.2.1. Chất lượng – Chất lượng giáo dục ..................................................... 11 1.2.2. Chất lượng giảng dạy .......................................................................... 14 1.2.3. Quản lý chất lượng giảng dạy ............................................................. 15 1.3. Chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học ............... 21 1.3.1. Khái quát về Giáo dục Tiểu học ......................................................... 21 1.3.2. Chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học ........ 24 1.4. Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học .. 29 1.4.1. Chức năng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học ... 29 1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ................... 31 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 6 TP. HỒ CHÍ MINH ................................................................................................... 37 2.1. Khái quát về Giáo dục Tiểu học tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh ... 37 2.2. Thực trạng chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 40 2.2.1. Thực trạng về hoạt động thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt của GV. 42 2.2.2. Thực trạng về những biện pháp kích thích hoạt động học tập của HS môn Tiếng Việt ................................................................................. 46 2.2.3. Thực trạng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 5............................ 48 2.2.4. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong giờ học Tiếng Việt .. 50 2.2.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS....................................................................................... 51 2.3. Thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 .............. 53 2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu môn học ................................................ 53 2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng việt ...................... 54 2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt ... 57 2.3.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt.... 59 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt ..................................................................................................... 61 2.4. So sánh tương quan giữa các yếu tố quản lý của Hiệu trưởng với kết quả hoạt động giảng dạy của GV ..................................................................... 62 2.5. So sánh cách đánh giá về các yếu tố quản lý của Hiệu trưởng và kết quả hoạt động giảng dạy của GV theo tham số nghiên cứu............................. 67 2.6. Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng việt của HS lớp 5 tại một số trường tiểu học ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.............................................. 70 2.6.1. Mẫu khảo sát tổng số 732 HS ............................................................. 70 2.6.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 72 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN 6 TP. HỒ CHÍ MINH................................................................................................................... 78 3.1. Các cơ sở của việc đề xuất giải pháp......................................................... 78 3.1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 78 3.1.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 80 3.1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 82 3.2. Một số giải pháp ........................................................................................ 83 3.2.1. Giải pháp 1. Cải tiến việc quản lý mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh ................ 84 3.2.2. Giải pháp 2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh ..................................... 85 3.2.3. Giải pháp 3. Quản lý kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh ..................................... 86 3.2.4. Giải pháp 4. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh ........................ 88 3.2.5. Giải pháp 5. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh ........................ 89 3.2.6. Giải pháp 6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học tại quận 6 TP.Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 90 3.2.7. Giải pháp 7. Đào tạo, bồi dưỡng GV một cách hệ thống và hiệu quả .......................................................................................................... 91 3.2.8. Giải pháp 8. Tăng cường nhận thức cho HS về vai trò của môn Tiếng Việt đối với sự phát triển nhân cách của các em .............................. 93 3.2.9. Giải pháp 9. Bồi dưỡng GV và CBQL về dạy học môn Tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD& ĐT ban hành .............. 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 99 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký tự viết tắt Nội dung viết tắt 1 BDGD Bồi dưỡng giáo dục 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 CT Chính tả 6 ĐLTC Độ lệch tiêu chuẩn 7 GD – ĐT Giáo dục - Đào tạo 8 GD THCS Giáo dục Trung học Cơ sở 9 GV Giáo viên 10 GV và CBQL Giáo viên và Cán bộ quản lý 11 HS Học sinh 12 HSG Học sinh giỏi 13 N Số khách thể tham gia nghiên cứu 14 NCL Ngoài công lập 15 ND Nội dung 16 Nxb Nhà xuất bản 17 PPDH Phương pháp dạy học 18 QL Quản lý 19 TB Trung bình cộng 20 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 21 UBND Uỷ ban nhân dân 22 UDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin Ghi chú DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.10. Bảng 2.11. Bảng 2.12. Bảng 2.13. Bảng 2.14. Bảng 2.15. Bảng 2.16. Bảng 2.17. Bảng 2.18. Bảng 2.19. Bảng 2.20. Bảng 2.21. Bảng 2.22. Bảng 2.23. Đánh giá của GV và CBQL về mức độ GV thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng....................................................................................... 42 Đánh giá của GV, CBQL về việc bảo đảm tính hệ thống của bài giảng ................................................................................................. 44 Đánh giá của GV và CBQL về việc kích thích tính tích cực của HS .......................................................................................................... 46 Đánh giá của GV và CBQL về các biện pháp giảng dạy của GV .... 48 Đánh giá của GV và CBQL về việc dụng phương tiện kỹ thuật vào giờ dạy học của GV .......................................................................... 50 Đánh giá mức độ GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS .................................................................................. 51 Quản lý mục tiêu môn học Tiếng Việt lớp 5 .................................... 53 Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn tiếng Việt lớp 5 ........................ 54 Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt .................. 57 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt ................... 59 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt ......................................................................................... 61 Các yếu tố của kết quả hoạt động giảng dạy của GV ....................... 63 Các yếu tố quản lý của Hiệu trưởng ................................................. 64 Tương quan giữa các yếu tố của chức năng quản lý với kết quả việc quản lý giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 .................................................. 64 So sánh cách đánh giá về kết quả hoạt động giảng dạy của GV theo tham số công việc ........................................................ 68 So sánh cách đánh giá về các yếu tố quản lý của Hiệu trưởng theo tham số công việc ..................................................................... 68 So sánh cách đánh giá về kết quả hoạt động giảng dạy của GV theo tham số thâm niên công tác .............................................................. 69 So sánh cách đánh giá về các yếu tố quản lý của Hiệu trưởng theo tham số thâm niên công tác .............................................................. 69 Kết quả phân loại điểm số theo mức độ đạt được ............................ 72 Kết quả của từng câu trắc nghiệm .................................................... 73 Kết quả phân tích theo chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 ................ 75 So sánh kết quả phân tích dựa vào một số chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo giới tính ........................................................................... 76 So sánh kết quả bài trắc nghiệm phân tích dựa vào một số chuẩn giảng dạy tiếng Việt lớp 5 theo tham số trường ............................... 76 DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1: Hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường học ..................................... 19 Hình 2: Vòng tròn Deming .................................................................................. 20 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lĩnh vực Giáo dục Đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là “Quốc sách hàng đầu”. Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, có nhiều khâu, nhiều việc cần phải nghiên cứu, tiến hành một cách đồng bộ, khoa học. Trong đó, công tác quản lý ở một đơn vị trường học là một khâu, một việc hết sức quan trọng để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tiểu học là bậc học cơ sở, là nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân, vì vậy, công tác quản lý chất lượng giảng dạy ở nhà trường tiểu học cần được coi trọng và quan tâm đúng mức. Điều 27 (Mục 2, Luật Giáo dục 2005) có nêu: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở” [19]. Chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học giữ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với cả phụ huynh và bản thân nhà trường được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Chất lượng giúp cho phụ huynh, học sinh (HS), giáo viên (GV) và nhà trường có được các lợi ích sau: Đối với phụ huynh và HS, chất lượng có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về sản phẩm đầu ra của trường học. Đối với Nhà trường, chất luợng giảng dạy được xem là một tài sản có giá trị rất lớn, bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của phụ huynh, HS và những tổ chức khác trong xã hội. Môn Tiếng Việt là môn học không những giúp HS phát triển nhận thức mà còn phát triển các đặc điểm nhân cách để trở thành một người có ích cho xã hội sau này. Một trường tiểu học giảng dạy có chất lượng cần phải giảng dạy môn Tiếng Việt có chất lượng (tất nhiên các môn học khác cũng phải được tiến hành đồng bộ trong mối tương quan giáo dục toàn diện). Tiếng Việt là một môn học nền tảng quan trọng ở bậc học tiểu học. Không ít báo cáo đề cập đến hiện trạng vẫn còn một số HS bị hạn chế trong những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Điều này ảnh 2 hướng rất lớn không chỉ đến kết quả học tập các bộ môn khác mà còn ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Muốn đảm bảo chất lượng học tập Tiếng Việt của HS, ngoài hoạt động trực tiếp của GV đứng lớp, hoạt động quản lý chất lượng dạy học cần phải được nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Cùng với các hoạt động quản lý nhà trường ở những phương diện khác như giáo dục đạo đức, tổ chức, cơ sở vật chất, v.v.. Thực tế ở các trường tiểu học mà chúng tôi chọn làm mẫu khảo sát cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của việc giảng dạy bộ môn, những điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy, học tập bộ môn cũng như tác động của yếu tố quản lý để nâng chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học hiện nay vẫn chưa giành được sự quan tâm đúng với vai trò và vị trí của nó. Từ những lý do vừa nêu, chúng tôi chọn đề tài Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích góp phần giải quyết những hạn chế và bất cập trên. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận quản lý chất lượng dạy học, khảo sát thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Tp.HCM, đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 nhằm đảm bảo được mục tiêu chất lượng đề ra. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Việc quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở các trường tiểu học tại quận 6 Thành Phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập. Khi xác định được thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, chúng ta có thể đề xuất một số giải pháp quản lý để góp phần làm cho việc quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở 3 trường tiểu học đảm bảo mục tiêu đề ra đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5. 5.2 Khảo sát thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 một số trường tiểu học tại quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh. 5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 của một số trường tiểu học. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở một số trường tiểu học ở quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh. Các trường tiểu học được khảo sát nghiên cứu gồm: Nguyễn Huệ, Phú Lâm, Him Lam, Võ Văn Tần, Lam Sơn, Phạm Văn Chí. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Thu thập những tài liệu, dữ liệu liên quan đến vấn đề hoạt động quản lí chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài. - Cách thức tiến hành: Phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận để triển khai, nghiên cứu thực tiễn, qua đó khái quát các nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Thu thập thông tin từ nhà QL, GV và HS lớp 5 về: + Thực trạng chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 của một số trường tiểu học. + Thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 của một số 4 trường tiểu học ở quận 6. + Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Đối tượng điều tra: Khảo sát hoạt động quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 qua các nhà quản lý, GV và HS lớp 5 bằng cách trả lời những câu hỏi trên phiếu phiếu phỏng vấn. Công cụ điều tra và cách thức tiến hành: Giai đoạn 1: Thăm dò thử, được tiến hành bằng bảng hỏi mở (bảng thăm dò ý kiến). Tác giả luận văn tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin, soạn thang đo và bảng hỏi mở gồm 5 câu hỏi: - Thầy/Cô đánh giá chung về chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học như thế nào? - Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học? - Làm thế nào để nâng cao việc quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học? - Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giảng dạy môn học? - Sĩ số HS có phải là rào cản trong mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học? Tiến hành điều tra trên 20 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, cùng 30 GV. Sau khi thu thập các dữ liệu, tác giả soạn được 3 thang, gồm 52 câu để GV tự đánh giá hoạt động giảng dạy và 41 câu đánh giá về chức năng quản lý của hiệu trưởng. Đồng thời, người nghiên cứu cũng tiến hành tìm hiểu các nội dung liên quan bằng biện pháp xin ý kiến các chuyên gia. Giai đoạn 2: Thăm dò chính thức được tiến hành thông qua bảng hỏi đóng gồm 3 mẫu sau:  Mẫu 1 dành cho 181 GV gồm 52 câu để họ tự đánh giá hoạt động giảng dạy về mức độ GV thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng, sự kích thích tính tích cực của HS (bởi GV), sự kích thích HS làm việc nhóm của GV, việc bảo đảm tính hệ thống 5 của bài giảng của GV, ứng dụng kỹ thuật vào giờ học của GV, GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và 41 câu đánh giá về chức năng quản lý của hiệu trưởng về mức độ quản lý của Hiệu trưởng; Công tác tư tưởng của Hiệu trưởng; Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng; Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng.  Mẫu 2 dành cho 72 cán bộ quản lý, gồm 52 câu để đánh giá hoạt động giảng dạy về mức độ GV thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng; sự kích thích tính tích cực của HS (bởi GV); sự kích thích HS làm việc nhóm của GV; việc bảo đảm tính hệ thống của bài giảng của GV; việc ứng dụng kỹ thuật vào giờ học của GV; GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và 41 câu tự đánh giá về chức năng quản lý của hiệu trưởng về mức độ quản lý của Hiệu trưởng; Công tác tư tưởng của Hiệu trưởng; Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng; Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng.  Mẫu 3: Trắc nghiệm kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 của 732 HS lớp 5 các trường tiểu học Nguyễn Huệ, Phú Lâm, Him Lam, Võ Văn Tần, Lam Sơn, Phạm Văn Chí. 7.2.2. Phương pháp trắc nghiệm Bài trắc nghiệm khảo sát kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 về một số kiến thức và kỹ năng của môn học được thực hiện trên 732 HS tại 6 trường tiểu học trên nhằm thêm một thông số cho việc xem xét chất lượng giảng dạy và quản lý chất lượng dạy học bộ môn (trên cơ sở trắc nghiệm thăm dò nhóm nhỏ 30 HS). 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Mục đích: Nhằm thống kê, xử lý, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu. Cách thức tiến hành: sử dụng phần mềm SPSS for Win phiên bản 13.0 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Vấn đề quản lý chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học Quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường tiểu học nói riêng là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhất là ở những nước phát triển. Từ 1993, trong chuyên luận “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, Harol Koontz đã dành phần quan tâm khá đặc biệt cho vấn đề quản lý chất lượng [12]. Gần đây, trong báo cáo “Primary Schools Lack Quality Science Teachers” của Hội Hoàng gia, Viện Hàn lâm khoa học Vương quốc Anh cho biết đa số các trường tiểu học của Anh không có GV chuyên khoa học cần thiết để cung cấp một nền giáo dục khoa học có chất lượng cao [45]. Từ sự phân tích giáo dục khoa học và toán học trong giáo dục Tiểu học và những năm đầu của Trung học Cơ sở, tác giả báo cáo nêu lên sự thiếu hụt nghiêm trọng của các GV chuyên khoa học trong các trường học tiểu học Anh. Tác giả của báo cáo này cũng khuyến cáo tất cả các trường tiểu học cần có GV chuyên khoa học. Và theo họ để làm được việc này, số lượng GV chuyên khoa học phải tăng gấp ba lần so với số GV hiện có. Trong nghiên cứu Influence of School Teaching and Quality on Children's Progress in Primary School [26], Pam Sammons và các cộng sự đã mô tả ảnh hưởng quan trọng của việc giảng dạy đối với những tiến bộ nhận thức và sự phát triển xã hội/hành vi của HS 6 tuổi (lớp 1) đến 10 tuổi (lớp 5) trong các trường học tiểu học ở Anh. Tác giả của nghiên cứu này này trình bày các kết quả phân tích định lượng dựa trên mẫu gồm 1160 trẻ em từ năm lớp 1 đến lớp 5 của giáo dục bậc tiểu học. Các phân tích khám phá các mô hình kết hợp giữa kết quả của trẻ em và các số đo rộng hơn của các đặc tính nhà trường tổng thể bắt nguồn từ bảng hỏi GV và báo cáo kiểm tra của Ofsted cho mẫu con của trường. Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu theo chiều dọc lớn hơn của giáo dục mầm non và tiểu học hiệu quả (EPPE 3-11) được tài trợ bởi DCSF. Đó là một nghiên cứu theo dõi về sự phát 7 triển nhận thức và xã hội / hành vi của trẻ em từ độ tuổi từ 3 đến 11, nghiên cứu tác động của các trường mầm non trường tiểu học và gia đình trên nhiều kết quả cho một mẫu quốc gia gồm 2500 + trẻ em ở Anh trong độ tuổi từ 3 và 11. Với luận án “Does Teaching Values Improve the Quality of Education in Primary Schools”, tiến sĩ Neil Hawkes đã nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu giáo dục giá trị có cải thiện kết quả chất lượng giáo dục hay không. Neil Hawkes tìm kiếm bằng chứng để phân tích xem giáo dục đạo đức trong các giá trị tích cực, trong các hình thức giáo dục giá trị, là cơ sở cho các mục đích phát triển nền giáo dục có chất lượng. Theo ông, vấn đề quan trọng là nghiên cứu xem xét liệu giáo dục giá trị có thể tạo điều kiện cho HS nội tâm hóa và hành động theo quy tắc đạo đức cá nhân; giáo dục giá trị có thể có tác động chất lượng tích cực về thái độ và hành vi của người lớn và các HS trong các trường tiểu học công lập. Đồng thời, qua nghiên cứu trên, Neil Hawkes đã khẳng định: giáo dục giá trị có thể có một tác động đáng kể về chất lượng giáo dục [22]. Khẳng định vai trò của chất lượng và đánh giá đánh giá chất lượng, Alexander W.Astin cho rằng để đạt đến sự hoàn hảo không thể không tiến hành sự đánh giá chất lượng [1]. Cùng quan điểm Alexander W.Astin, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trong “Hội thảo bảo đảm chất lượng bên trong” tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12-13 tháng 3 năm 2007, phân tích đánh giá sự cần thiết của việc đảm bảo chất lượng và các biện pháp để đảm bảo chất lượng trong hoạt động giáo dục [33]. Với tài liệu “Quản lí giáo dục và trường học”, Trần Kiểm – một chuyên gia, một nhà khoa học quản lý giá dục đã cung cấp những luận điểm cơ bản về quản lý giáo dục, trường học, vấn đề quản lý nhà trường [16]. Vài năm sau, trong “Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trần Kiểm lại tiếp tục cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục không chỉ những vấn đề thiết yếu, nền tảng của hoạt động quản lý giáo dục mà ông còn có những trang phân tích thực tiễn một cách sắc sảo và thuyết phục từ góc nhìn của khoa học quản lý [17]. Những vấn đề cơ bản, nền tảng của khoa học quản lý giáo dục cũng được ông trình bày một cách 8 hệ thống với giúp cho nhà quản lý và những người quan tâm có một hiểu biết cơ bản, hệ thống về quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng [18]. Lý luận về quản lý cũng được tác giả Nguyễn Lộc quan tâm, ông cung cấp cho người đọc những khái niệm, những thuật ngữ, những cơ sở lý luận của khoa học quản lý, phân tích hoạt động quản lý từ góc độ lý luận [20]. Tập trung vào giáo dục tiểu học, Đặng Huỳnh Mai và các tác giả khác trình bày và phân tích về vấn đề đổi mới quản lý Giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững [21]. Hội nhập quốc tế đã mang đến những thời cơ và thách thức cho mọi ngành nghề. Từ góc độ giáo dục, nhiều nhà khoa học quản lý và nhà quản lý đã khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng trường học chất lượng cao vì một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc Dân tộc trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và vai trò của hoạt động quản lý nhà trường trong việc xây dựng trường học chất lượng cao [32]. Có thể nói những tài liệu trên tuy không trực tiếp bàn đến hoạt động quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 nhưng những cơ sở lý luận, nguyên tắc quản lý, phương pháp tổ chức quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,… mà các tài liệu trên nêu ra là những căn cứ khoa học quý giá không thể thiếu cho việc nghiên cứu về quản lý chất lượng giảng dạy các bộ môn ở trường tiểu học nói chung và quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt 5 nói riêng. Chất lượng giảng dạy (Quality teaching), như mọi hoạt động, chất lượng là yếu tố luôn luôn được coi trọng hàng đầu của nhà trường. Chất lượng GV và sức mạnh của lãnh đạo trường học được công nhận là lớn nhất là yếu tố quyết định thành công của trường học. Các nghiên cứu được biết đến đều chung nhận định: chất lượng giảng dạy có tác động có thể đo lường trên kết quả của HS. Các vấn đề liên quan đến chất lượng GV và lãnh đạo trường ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn của chu kỳ giảng dạy, từ thu hút GV vào nghề để phát triển và duy trì liên tục trong các trường học. Để cải thiện tính công bằng trong kết quả giáo dục, GV có năng lực chuyên môn cao cũng phải làm việc trong các trường học nơi cần thiết nhất bao gồm các trường học vùng sâu, vùng xa và những nơi có hoàn cảnh khó khăn. Nâng cao chất lượng GV và lãnh đạo nhà trường đòi hỏi hành động để: Thu hút những 9 ứng viên "giỏi nhất và thông minh nhất” vào giảng dạy; Đào tạo GV tương lai của chúng ta thông qua giáo dục chính quy đẳng cấp thế giới; Sắp xếp những GV và lãnh đạo nhà trường có chất lượng vào các trường học nơi cần họ nhất; Phát triển kỹ năng và kiến thức của GV thông qua học tập nghề nghiệp khi đang dạy; Giữ lại GV và lãnh đạo nhà trường có chất lượng trong các trường học [42]. Các báo cáo tổng kết năm học, các báo cáo đánh giá, các nghiên cứu về giảng dạy về quản lí hoạt động giảng dạy ở nhà trường đều không thể không đề cập tới vấn đề chất lượng và quản lí chất lượng giáo dục và đào tạo của một nhà trường. Có thể nói mặc dù không trình bày cụ thể về chất lượng giảng dạy bộ môn nhưng các tài liệu nêu trên cho thấy: Khi nói đến chất lượng đào tạo là nói đến đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy cần được đào tạo một cách hệ thống, chuyên nghiệp và toàn diện; Tri thức và kỹ năng tiếp thu được sẽ làm cho nhận thức, hành vi về mặt xã hội ngày càng phát triển theo mong đợi của xã hội; Muốn HS tiếp thu tốt, người dạy và nhà giáo dục cần giúp đỡ các em phát triển niềm tin vào những gì các em học là tốt đẹp và cần thiết cho cuộc sống; Việc quản lý chất lượng của các cấp quản lý sẽ giúp cho hoạt động giảng dạy có hiệu quả hơn. 1.1.2. Vấn đề quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt của trường tiểu học ở Việt Nam Giáo dục tiểu học Việt Nam có lịch sử hơn một thế kỉ, trong đó trên sáu mươi năm thuộc chính quyền cách mạng. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, tiếng Pháp là chuyển ngữ chính thức trong các trường học ở Việt Nam, kể cả trường tiểu học. Từ năm 1945 đến 1954, các trường tiểu học trong cả nước gồm 5 lớp, Tiếng Việt được giảng dạy là quốc ngữ. Sau 3 lần cải cách vào những năm 1956, 1979 và 1986, ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt và Văn học chính thức được gọi là môn Tiếng Việt. Lịch sử dạy Tiếng Việt mới có trên 60 năm. Môn Tiếng Việt chính thức công nhận mới trên 10 năm. Môn Tiếng Việt ở tiểu học quả thật còn non trẻ so với các môn học khác ở cùng cấp như Toán, Thể dục, Thủ công… (dù Tiếng Việt tồn tại hàng ngàn năm và ai cũng nói tiếng Việt từ khi còn trẻ thơ) [37, tr.31-32]. 10 Trong lịch sử phát triển của mình, tiếng Việt đã lần lượt gạt bỏ mọi trở ngại do lịch sử xã hội gây ra, tận dụng mọi cơ hội để vươn lên trở thành ngôn ngữ hoàn chỉnh và thống nhất, đáp ứng nhu cầu là công cụ giao tiếp và công cụ tư duy cho toàn dân tộc. Từ khi môn Tiếng Việt đã chính thức được công nhận, bắt đầu có quan niệm hoàn chỉnh hơn về dạy học Tiếng Việt là rèn cho HS cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết [10, tr.214]. Đánh giá chất lượng giáo dục qua sự phát triển, qua kết quả học tập mà HS đạt được là việc làm khó, đòi hỏi kinh nghiệm và hiểu biết của GV, sự kết hợp giữa kết quả đánh giá của GV với kết quả đánh giá của các bậc cha mẹ và tự đánh giá của HS theo những nguyên tắc thống nhất [13, tr.68-69]. Trong hệ thống giáo dục đại trà với quy mô đào tạo mở rộng, nhiều người cho rằng nên dùng khái niệm chất lượng với nghĩa tương đối, tức là chất lượng liên quan đến việc đáp ứng mục tiêu và gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương, của xã hội ở từng giai đoạn nhất định [21, tr.42]. Tiếng Việt là một môn học bên cạnh các môn học khác trong nhà trường. Vì vậy, đánh giá chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cùng với việc phải căn cứ vào những đặc thù riêng biệt của bộ môn, nó tất yếu phải chịu sự quy định của đánh giá chung. Mặc dù tên gọi môn Tiếng Việt được chính thức đưa vào năm 1986, nhưng tiếng Việt là mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ để trở thành một ngôn ngữ có những yếu tố mang tính khoa học và hệ thống. Hiện nay, có nhiều tác giả phân tích các yếu tố của tiếng Việt, nhưng thực tế các cấp quản lý chưa đưa những yếu tố này thành những mục tiêu và tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá kết quả học tập một cách chi tiết. Mặt khác, như trên đã nêu đánh giá chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt cũng sẽ phải thuộc hệ thống chung, không thể tách khỏi hệ thống. Chất lượng là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Từ các năm 2006, 2007, 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn kiến thức kỹ năng [30], Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học [29], Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học [28], Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, Lớp 5 [7],... Những quy định trên đã được đúc kết từ thực tiễn quản lý 11 giảng dạy và giáo dục nên có thể nói tuy đấy là văn bản pháp quy nhưng người nghiên cứu cũng có thể tìm thấy ở đấy các luận điểm khoa học, các cơ sở lý luận của hoạt động quản lý. Có thể thấy, càng về sau việc hướng dẫn đánh giá chất lượng học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học càng có sự thống nhất chỉ đạo hướng dẫn từ Bộ (Vụ Tiểu học), tỉnh thành: phòng giáo dục tiểu học thuộc sở giáo dục và đào tạo đến huyện thị và nhà trường tiểu học. Ta có thể không khó khăn khi tìm những văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại HS cùng các đề thi tham khảo được biên soạn và giới thiệu từ Bộ, Sở dùng cho đánh giá. Nhưng hầu như khó có thể tìm thấy văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng giảng dạy các bộ môn nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Chính sự thiếu vắng này không thể không có những ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Đấy cũng chính là một lý do khiến chúng tôi chọn vấn đề Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Chất lượng – Chất lượng giáo dục Chất lượng là một vấn đề rất trừu tượng, không ai nhìn thấy được và cảm nhận được nó một cách trực tiếp bằng các giác quan của mình, không thể đo lường bằng những công cụ đo thông thường. Vì vậy, nhiều học giả đã cố gắng lý giải chất lượng thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra. Chất lượng là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [39]. Chất lượng là một khái niệm được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Chất lượng có thể được xem như là sự phù hợp với nhu cầu, sự phù hợp với mục đích hay mục tiêu. Chất lượng được xem xét như là sự hài lòng của người chiêm ngưỡng sự vật hoặc sử dụng chúng. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” [34, tr.37-38].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng