Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Qhdvi_chapxv_tochuc...

Tài liệu Qhdvi_chapxv_tochuc

.PDF
22
270
135

Mô tả:

Ch−¬ng XV c¬ cÊu tæ chøc qu¶n lý ®iÖn lùc quèc gia 15.1 HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỆN 15.1.1 Tổng quát 1. Thủ tướng chính phủ: - Thực hiện quyền chủ sở hữu vốn, tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp điện lực của nhà nước, do các doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài ngành điện lực nắm giữ cổ phần chi phối; - Ban hành các Nghị định, Quy định, Quy chế, Cơ chế để quản lý các hoạt động điện lực và sử dụng điện, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điện lực, biểu giá điện bán lẻ và quyết định các Chính sách về giá điện; 2. Bộ Công nghiệp: - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm: i) Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển điện lực Quốc Gia (QHĐ) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ii) Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền của Bộ trong hoạt động điện lực và sử dụng điện; iii) Tổ chức lập biểu giá điện bán lẻ và nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách về giá điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; iv) Quyết định khung giá phát điện, bán buôn điện, phí truyền tải - phân phối điện và phí các dịch vụ phụ; v) Quản lý công tác điều tiết hoạt động điện lực và sử dụng điện; vi) Ban hành các quy định, hướng dẫn để quản lý hoạt động của thị trường điện lực cạnh tranh; vii) Tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, các chế độ, chính sách và các quy định của pháp luật tại các đơn vị điện lực; viii) Giải quyết các khiếu nại trong hoạt động điện lực và sử dụng điện... 3. Vụ Năng lượng và dầu khí, Cục Điều tiết Điện lực thuộc Bộ Công nghiệp trực tiếp giúp Bộ Trưởng thực hiện các chức năng nhà nước nêu trên: 4. Các đơn vị điện lực do EVN quản lý (Chi tiết xem mục 15.1.5) 5 C¸c ®¬n vÞ ®iÖn lùc ngoµi EVN: - Bao gåm c¸c C«ng ty ph¸t ®iÖn BOT, IPP cña c¸c doanh nghiÖp trong n−íc vµ n−íc ngoµi. C¸c c«ng ty nµy ®Òu ph¶i tu©n thñ c¸c quy ®Þnh trong giÊy phÐp ®Çu t− vµ giÊy phÐp ho¹t ®éng ®iÖn lùc do Bé KH&§T, Bé C«ng nghiÖp cÊp, chÞu sù ®iÒu tiÕt cña Côc ®iÒu tiÕt ®iÖn lùc, ngoµi nhiÖm vô cung cÊp ®iÖn t¹i chç theo quy ®Þnh cña giÊy phÐp, nÕu cã ®Êu nèi víi hÖ thèng ®iÖn quèc gia, c¸c C«ng ty nµy cã mèi quan hÖ b×nh ®¼ng víi EVN th«ng qua hîp ®ång mua b¸n ®iÖn (PPA), chÞu sù ®iÒu ®é vËn hµnh cña Trung t©m §iÒu ®é hÖ thèng ®iÖn quèc gia. Khi ph¸t sinh nh÷ng vÊn ®Ò liªn quan ®Õn ph¸t ®iÖn, gi¸ ®iÖn, EVN vµ c¸c C«ng ty nµy tù th−¬ng th¶o, dµn xÕp, nÕu kh«ng ®−îc th× b¸o c¸o XV-1 Bé C«ng nghiÖp hoÆc Thñ t−íng ChÝnh phñ xem xÐt gi¶i quyÕt. ViÖc EVN ph¶i ký PPA dµi h¹n víi c¸c C«ng ty nµy lµ mét vÊn ®Ò hÕt søc rñi ro cho EVN v× khi thiÕt lËp thÞ tr−êng ®iÖn lùc c¹nh tranh, nÕu kh«ng ®−îc thay ®æi PPA sÏ cã nh÷ng bÊt lîi lín cho EVN vÒ mÆt kinh tÕ - tµi chÝnh 15.1.2. Hạ tầng kỹ thuật của ngành điện 1 Về nguồn điện: Đến tháng 7/2005 hệ thống điện (HTĐ) có tổng công suất đặt nguồn điện là 11.286MW, trong đó nguồn thuộc EVN là 8.847MW (chiếm 78,4%) và các nguồn ngoài EVN là trên 2.400 MW (21,6%). Cơ cấu nguồn đến cuối năm 2004 là: thuỷ điện 37,2%; nhiệt điện than và dầu 18,5%; tuabin khí 39,9% và các nguồn diesel và khác 4,4%. Tuy hệ thống hiện có tỷ lệ dự phòng khoảng xấp xỉ 20% tổng công suất đặt toàn hệ thống nhưng do tỷ lệ thuỷ điện cao, một số nhà máy thuỷ điện lớn phải ưu tiên cho chống lũ nên vào cuối mùa khô tỷ lệ dự phòng còn rất thấp, hầu như không đáng kể, một số khu vực cục bộ sẽ có khả năng thiếu nguồn. Do tiến độ đầu tư xây dựng các dự án nguồn hiện nay đều bị chậm so với tiến độ kế hoạch nên khả năng thiếu điện vào cuối mùa khô các năm 2006, 2007 và 2008 có thể sẽ xảy ra căng thẳng hơn. Từ 2010 trở đi, do có hàng loạt nguồn lớn được đưa vào vận hành, hệ thống điện Việt Nam sẽ có đủ dự phòng công suất nguồn, đây sẽ là một thuận lợi cho sự ra đời thị trường phát điện cạnh tranh. 2 Về lưới điện: Trong những năm gần đây vốn đầu tư phát triển lưới điện đã tăng đáng kể, lưới điện truyền tải đã phát triển mạnh, trục xương sống 500kV Bắc - Nam đã được xây dựng 2 mạch, nhiều đường dây và trạm 220, 110kV được xây dựng góp phần giảm đáng kể tình trạng quá tải lưới truyền tải gây sự cố trong hệ thống điện. Tuy nhiên, hiện nay lưới điện truyền tải vẫn chưa được quy hoạch, thiết kế và xây dựng đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1. 3 Về hệ thống thông tin, đo lường điều khiển và hệ thống đo đếm: Hiện nay hệ thống này còn chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của một thị trường điện, khả năng đo đếm và điều khiển từ xa còn rất hạn chế. Để có thể bắt đầu thị trường điện, hệ thống thông tin đo lường và truyền dẫn số liệu phải được đầu tư đồng bộ để các đơn vị tham gia thị trường có thể kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị trường điện. Đồng thời cần trang bị các phần mền tính toán mới nhất phục vụ cho công tác vận hành hệ thống và vận hành thị trường, lắp đặt các thiết bị đo đếm nhằm phục vụ cho công việc thanh toán giữa người bán và người mua trong thị trường. 15.1.3. Tổ chức thị trường trong đầu tư phát triển nguồn, lưới điện 1. Hiện tại và trong tương lai, theo quy định của Luật Điện lực, không còn độc quyền trong đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện phân phối. Chính phủ và các Bộ quản lý nhà nước về điện lực sẽ thực hiện các giải pháp thích hợp, tạo điều kiện cho việc thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu, mở rộng thị trường cạnh tranh trong đầu tư phát triển các nhà máy phát điện, lưới điện phân phối, nhất là ở vung nông thôn, miền núi, hải dảo; 2. Các dự án thủy điện, nhiệt điện có trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hoặc địa phương đã được phê duyệt, tuy không phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn XV-2 nhà đầu tư, nhưng các tổ chức, cá nhân đều được tự lựa chọn dự án để nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình Bộ Công nghiệp xem xét cấp giấy phép đầu tư xây dựng. Đối với các công trình thủy điện, nhiệt điện lớn nằm ở các vị trí quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, EVN lựa chọn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, tuy nhiên, khả năng cân đối vốn cho các dự án này từ nay đến năm 2010 và các năm sau là hết sức khó khăn, cho nên EVN sẽ chuyển một số dự án cho các đơn vị khác thực hiện; 3. Thị trường đầu tư nguồn điện đã được mở rộng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tham gia. Tính đến tháng 6 năm 2005, các dự án nguồn điện đang thi công xây dựng do EVN làm chủ đầu tư chỉ có 13 công trình gồm: Tuyên Quang (342 MW), Sơn La (2400 MW), Bản Vẽ (320 MW), Buôn tua sha (86 MW), Rào Quán (64 MW), A Vương (210 MW), Sông Ba Hạ (220 MW), Sê San 3 (260 MW), Pleikrông (100 MW), Buôn Kướp (280 MW, Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW), đuôi hơi Phú Mỹ 2-1 MR (150 MW), nhiệt điện Ô Môn (300 MW) và dự kiến sẽ khởi công trong năm 2005 thêm 6 công trình nữa. Ngoài các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư còn có khoảng 70 chủ đầu tư là các công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công nghiệp thỏa thuận cho phép triển khai đầu tư xây dựng 134 dự án thủy điện IPP với tổng công suất 2393 MW, trong đó: i) có 4 dự án của TCTy Sông Đà đã phát điện là Cần Đơn, Ri Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu với tổng công suất là 105,4 MW; ii) có 3 dự án đưa vào vận hành cuối năm 2005 với tổng công suất 22,5 MW; iii) có 33 dự án sẽ hoàn thành đưa vào vận hành năm 2006 với tổng công suất là 541,8 MW; iv) có 15 dự án sẽ hoàn thành đưa vào vận hành năm 2007 với tổng công suất là 246,9 MW; 4. Đối với các dự án lưới điện truyền tải hiện nay và trong tương lai có thể không mở ra thị trường cạnh tranh đầu tư và cũng không tiến hành cổ phần hóa vì lưới điện truyền tải do nhà nước độc quyền. Đối với lưới điện phân phối, hiện nay chủ yếu vẫn do các Công ty phân phối điện đầu tư phát triển, chưa có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư, nhưng do nhà nước không nắm giữ độc quyền, nên trong những năm sắp tới sẽ từng bước tiến hành cổ phần hóa đồng bộ với lộ trình cổ phần hóa các Điện lực tỉnh, thành phố để đa dạng hóa hình thức đầu tư, quản lý. 15.1.4 Tổ chức thị trường trong sản xuất, kinh doanh điện: 1. Thực hiện chủ trương, đường lối đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng, từ cuối những năm 1990 đầu năm 2000, trong hệ thống điện Việt Nam đã xuất hiện các nhà máy phát điện độc lập (IPP), xây dựng vận hành chuyển giao (BOT), liên doanh và tính đến tháng 7/2005, tổng công suất của các nhà máy phát điện IPP, BOT, JV của các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân trong và ngoài nước tham gia vào hệ thống điện Việt Nam đã lên đến trên 2300 MW, chiếm khoảng gần 17% tổng công suất nguồn điện; điện năng sản xuất đạt gần 10 tỷ kWh, chiếm gầm 20% tổng lượng điện năng sản xuất ra trong hệ thống điện Việt Nam. Hiện tại thị trường phát điện cạnh tranh chưa được hình thành, XV-3 do vậy các nhà máy điện IPP, BOT, JV ký hợp đồng bán điện dài hạn (từ 3-5 năm) cho EVN theo mức giá mà thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp quy định. 2. Trong nội bộ EVN, từ năm 2001 đến năm 2004 các nhà máy phát điện của EVN hoạt động theo Quy chế giá hạch toán nội bộ do HĐQT của EVN ban hành. Sau khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế giá hạch toán nội bộ, các nhà máy điện đã phấn đấu giảm đáng kể các chi phí, tiết kiệm được nhiên liệu và vốn đầu tư sửa chữa. Cũng nhờ có quá trình tập dượt hạch toán theo Quy chế giá hạch toán nội bộ mà các nhà máy phát điện có thể chuyển sang giai đoạn tự hạch toán trong sản xuất điện năng để chào giá cạnh tranh theo quy định của HĐQT Tổng công ty. Hiện tại 7 nhà máy điện Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà, Thác Mơ, Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Bà Rịa đã chuiyển thành 7 Công ty phát điện hạch toán độc lập, chuẩn bị cho bước cổ phần hóa từ 2006 - 2007. 3. Từ cuối năm 2004, đến nay EVN đang tiến hành thử nghiệm thị trường phát điện cạnh tranh trong nội bộ các nhà máy phát điện của EVN, theo đó, từng nhà máy phát điện, Công ty phát điện được EVN giao kế hoạch sản xuất 95% tổng lượng điện năng có thể phát ra, còn 5% phải thực hiện chào giá cạnh tranh theo quy định của HĐQT. Các nhà máy điện ngoài EVN vận hành trong hệ thống điện quốc gia tiếp tục thực hiện phương thức vận hành theo các quy định trong hợp đồng đã ký với EVN. 4. Do khối lượng điện năng chào giá cạnh tranh còn nhỏ, lại chưa được thanh toán và hạch toán, nên chưa tạo được động lực khuyến khích vật chất đối với từng nhà máy phát điện trong nội bộ EVN và các nhà máy chưa thực sự quan tâm đến chào giá cạnh tranh. 15.1.5 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo Quyết định số 562/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 14/CP ngày 27/01/1995 của Chính phủ. EVN là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành kinh doanh điện (bao gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện. Hiện nay, EVN có 58 đơn vị thành viên, bao gồm: - 11 đơn vị hạch toán phụ thuộc. - 20 công ty thành viên hạch toán độc lập. - 05 công ty cổ phần do EVN giữ cổ phần chi phối. - 03 công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên (TNHH NN MTV) được chuyển đổi từ các doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp của EVN. - 06 đơn vị sự nghiệp bao gồm các viện và các trường. - 13 Ban quản lý dự án nguồn và lưới điện. XV-4 1. Về cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của EVN bao gồm: Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Cơ quan Tổng Công ty; và các đơn vị thành viên. Khối phát điện Tính đến 31/12/2004, EVN sở hữu và quản lý 14 nhà máy điện với tổng công suất 8.516 MW, chiếm 86,36% công suất đặt toàn hệ thống, đạt sản lượng 39,9 tỷ kWh, chiếm 86,43% lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Theo lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, từ cuối năm 2004 và đầu năm 2005, EVN đã thực hiện cổ phần hoá Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, chuyển sang mô hình công ty TNHH NN MTV Nhiệt điện Cần Thơ và chuyển sang mô hình công ty thành viên hạch toán độc lập 07 nhà máy phát điện khác (gồm thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện Thác Mơ, thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Uông Bí, nhiệt điện Ninh Bình, nhiệt điện Bà Rịa). Hiện nay, EVN đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều nhà máy điện mới theo Tổng sơ đồ V (hiệu chỉnh) nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải quốc gia. Khi hoàn thành, tùy theo đặc điểm địa lý, kỹ thuật, EVN sẽ giao các nhà máy này cho các đơn vị thành viên hiện có quản lý vận hành hoặc thành lập thêm các đơn vị thành viên mới. Khối truyền tải điện Khối truyền tải điện bao gồm 4 Công ty truyền tải điện 1, 2, 3 và 4 hạch toán phụ thuộc EVN, có trách nhiệm quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải cấp điện áp 500 kV, 220 kV và một phần lưới điện 110kV. Do địa bàn rộng, các Công ty truyền tải tổ chức các Truyền tải điện khu vực quản lý lưới điện theo địa bàn tỉnh, thành phố hoặc khu vực một vài tỉnh lân cận. Một số trạm biến áp lớn cũng được tổ chức thành đơn vị trực thuộc riêng biệt, cụ thể: - Công ty Truyền tải điện 1 có 10 Truyền tải điện khu vực và 2 trạm biến áp Hà Đông, Chèm; - Công ty Truyền tải điện 2 có 6 Truyền tải điện khu vực và trạm 500kV Đà Nẵng; - Công ty Truyền tải điện 3 có 6 Truyền tải điện khu vực và trạm 500kV Pleiku; - Công ty Truyền tải điện 4 có 4 Truyền tải điện khu vực và trạm 500kV Phú Lâm. Khối điều độ Để điều hành hoạt động của hệ thống điện quốc gia, EVN đã tổ chức hệ thống điều độ theo 3 cấp: - Cấp Điều độ quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn bộ hệ thống điện Quốc gia do Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (Ao) đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc đảm nhiệm. - Cấp Điều độ miền chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ hệ thống điện Quốc gia do các Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc, miền Nam và miền Trung (gọi tắt là A1, A2, A3 là đơn vị trực thuộc của Ao) đảm nhiệm. XV-5 - Cấp Điều độ phân phối chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp Điều độ hệ thống điện miền tương ứng do các Trung tâm hoặc Phòng điều độ của các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố độc lập, các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc các Công ty điện lực miền 1, 2, và 3 đảm nhiệm. Khối công ty điện lực EVN hiện có 10 công ty điện lực với chức năng chính là phân phối và kinh doanh điện năng. Các công ty điện lực là các công ty thành viên hạch toán độc lập, quản lý lưới điện phân phối đến cấp điện áp 110kV, mua điện đầu nguồn theo giá bán điện nội bộ của EVN và bán điện cho khách hàng theo giá quy định của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình tổ chức của các công ty điện lực gồm các loại hình sau. Khối tư vấn xây dựng điện Khối tư vấn xây dựng điện của EVN bao gồm Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3 và 4, và Viện Năng lượng. Các công ty tư vấn xây dựng điện là các công ty thành viên hạch toán độc lập, có chức năng thực hiện công tác tư vấn xây dựng các dự án nguồn và lưới điện. Viện Năng lượng là cơ quan nghiên cứu quy hoạch, phát triển ngành điện và thực hiện công tác tư vấn chủ yếu ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, được tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu. Khối ban quản lý dự án Các Ban Quản lý dự án thủy điện gồm có Ban Quản lý dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La và các Ban Quản lý dự án thuỷ điện 1, 2, 3, 4, 5, 6 quản lý các dự án theo địa bàn và lưu vực các dòng sông. Các Ban Quản lý dự án nhiệt điện gồm Ban Quản lý dự án nhiệt điện 1 quản lý các dự án nhiệt điện Phả Lại 2, nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh (ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án với các công ty cổ phần) và các dự án nhiệt điện khác do EVN giao. Ban Quản lý dự án nhiệt điện 3 quản lý cụm các dự án nhà máy điện khu vực Phú Mỹ và Trung tâm nhiệt điện Ô Môn. Các Ban Quản lý dự án lưới điện Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam làm nhiệm vụ quản lý dự án các công trình lưới điện theo từng miền. 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh Về quản lý vốn và tài sản, EVN được Nhà nước giao vốn và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ chế tự cân đối tài chính tự vay tự trả. EVN giao vốn và nguồn lực cho các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trên cơ sở vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao, thực hiện quyền điều động vốn và tài sản phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị, điều lệ của CTy TNHH 1TV và các phương án vay vốn, sử dụng vốn được Hội đồng quản trị phê duyệt. Các đơn vị đã chuyển thành CTy TNHH 1TV chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo toàn, phát triển vốn của Nhà nước do HĐQT của EVN quy định trong Điều XV-6 lệ. Các đơn vị đã cổ phần hóa do EVN giữ cổ phần chi phối, hoặc không chi phối, EVN đều phải cử người đại diện của mình quản lý phần vốn của Nhà nước tại CTy Cổ phần. EVN quản lý tập trung khấu hao các Nhà máy điện trực thuộc và lưới điện từ 66 kV trở lên, thực hiện đầu tư theo phân cấp thông qua các ban quản lý dự án chuyên trách và kiêm nhiệm. Về quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ, EVN thực hiện hạch toán tổng hợp, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các nhà máy điện, EVN thực hiện cơ chế giá hạch toán nội bộ và bắt đầu triển khai chào giá bán điện theo quy định của thị trường nội bộ EVN. Đối với các công ty truyền tải điện và các đơn vị phụ trợ, EVN giao kế hoạch và khoán chi phí thực hiện nhiệm vụ. Đối với các công ty điện lực, EVN thực hiện kinh doanh bán điện theo giá quy định của Thủ tướng Chính phủ, mua điện đầu nguồn theo giá nội bộ của EVN do HĐQT của EVN qui định. - Khối hạch toán tập trung gồm các nhà máy điện chưa cổ phần hóa hoặc chưa chuyển thành Công ty TNHH 1TV, các Công ty Truyền tải điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Trung tâm công nghệ thông tin .... 3. Phân tích đánh giá các ưu điểm, hạn chế về các vấn đề cơ cấu tổ chức, khuôn khổ pháp lý và hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích đánh giá các ưu điểm Đối với khối nhà máy điện, cơ chế chỉ huy điều hành tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác, điều hành kinh tế hệ thống điện, điều tiết thuỷ nhiệt điện, thuận tiện cho việc quản lý kỹ thuật và phối hợp tốt giữa các hoạt động về khai thác vận hành và đầu tư. EVN đã xây dựng được hệ thống các nhà máy điện đa dạng về loại hình, gồm có thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, tua bin khí, góp phần tăng tính linh hoạt trong điều hành hệ thống và an toàn trong việc bảo đảm an ninh năng lượng. Ngành điện đã có được đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, nắm vững và điều hành tốt quá trình sản xuất điện tại các nhà máy điện. Đối với khối truyền tải điện, các công ty truyền tải được tổ chức theo miền là phù hợp với đặc điểm địa lý của nước ta, và có điều kiện tập trung tăng cường công tác quản lý kỹ thuật góp phần nâng cao tính đồng bộ của lưới điện truyền tải. Cơ chế khấu hao tập trung giúp EVN có điều kiện đầu tư phát triển lưới truyền tải đồng bộ, đủ năng lực cung cấp điện ổn định. Đối với khối điều độ, các hệ thống SCADA/EMS dùng để chỉ huy điều độ chưa thực sự phát huy được hiệu quả do chưa được trang bị đồng bộ. Đối với khối các công ty điện lực, cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh hiện nay đã đáp ứng được vai trò phân phối điện năng đến khách hàng sử dụng điện, các dự án điện khí hóa nông thôn đã đạt những kết quả tốt, đồng thời tạo điều kiện cho các Công ty Điện lực tập trung được nguồn lực trong việc phát triển có trọng điểm và XV-7 vận hành có hiệu quả hệ thống lưới điện phân phối trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp. Đối với việc phát triển nguồn và lưới, việc các Ban Quản lý dự án thực hiện quản lý dự án theo vùng tạo điều kiện cho các Ban Quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ dự án do nắm bắt các cơ chế chính sách quản lý của từng địa phương theo lãnh thổ, quản lý công tác tư vấn và công tác xây dựng theo từng địa bàn, và giúp các Ban Quản lý dự án xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý dự án chuyên sâu và có năng lực. Phân tích đánh giá các hạn chế Việc quản lý sản xuất đối với các nhà máy điện vẫn theo cơ chế tập trung bao cấp chưa khuyến khích tính chủ động, tích cực trong vận hành và sửa chữa để khai thác tốt nhất năng lực thiết bị hiện có tại nhà máy. Mặc dù đã được phân cấp mạnh nhưng các nhà máy điện vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào EVN trong các quyết định đầu tư và điều hành sản xuất tại nhà máy. Năng suất lao động tại các nhà máy điện thấp do số lượng lao động lớn, đặc biệt là lao động của các nhà máy nhiệt điện than. Đối với khối truyền tải điện, do còn cơ chế hạch toán phụ thuộc, các đơn vị không được chủ động hoàn toàn trong công tác lập kế hoạch, sửa chữa và cải tạo nâng cấp đường dây và trạm. Ngoài ra, mô hình tổ chức và sản xuất của các Công ty truyền tải rất khác nhau làm cho việc đánh giá hiệu quả quản lý và chuẩn hoá chi phí thông qua định mức khó khăn, có thể dẫn đến lãng phí về trang bị, vật tư dự phòng. Mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại các Công ty truyền tải chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nên chưa tạo ra các động lực đủ mạnh khuyến khích các Công ty truyền tải giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Hiệu quả kinh doanh thuộc khối truyền tải điện không đánh giá được do chưa phân tách được chi phí truyền tải riêng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của EVN. Với mục đích dài hạn là đa dạng hóa sở hữu ngành điện và thiết lập thị trường điện, việc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia, một đơn vị thuộc EVN có chức năng điều hành hệ thống và điều hành thị trường là chưa đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch và công bằng đối với môi trường cạnh tranh. Đối với khối các Công ty Điện lực, mô hình tổ chức hạch toán với EVN chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp, các Công ty Điện lực hạch toán độc lập, và các Điện lực tỉnh, thành phố hạch toán phụ thuộc như hiện nay làm giảm thấp tính chủ động và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Điện lực. Ngoài ra, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước giao cho các Công ty Điện lực chưa được xem là thước đo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh do chưa có cơ chế hạch toán tách phần hoạt động công ích và còn “bù chéo” trong giá bán điện nội bộ. Bộ máy tổ chức, lực lượng lao động ở các Công ty Điện lực còn cồng kềnh, năng suất lao động thấp, và còn nhiều chồng chéo trong đầu tư, phát triển và quản lý bán điện ở nông thôn. Đối với việc phát triển nguồn và lưới, các Ban Quản lý dự án thủy điện chưa có sự phối hợp trong quản lý khai thác các bậc thang thủy điện trên cùng một dòng sông, XV-8 làm lãng phí tài nguyên nước và hạn chế hiệu quả đầu tư. Các Ban Quản lý dự án lưới điện chưa nắm bắt nhu cầu phát triển phụ tải và yêu cầu cấp điện, quản lý dự án thụ động, phối hợp với cơ quan quản lý vận hành chưa tốt, vì vậy không nâng cao được hiệu quả đầu tư. Các Ban Quản lý dự án nguồn và lưới còn chưa thật sự quản lý dự án theo đúng kế hoạch, việc phối hợp đồng bộ giữa các giai đoạn, các hạng mục các khâu triển khai trong một dự án còn lúng túng, chưa thể hiện được tính chủ động trong điều hành dự án đồng bộ và có hiệu quả. Việc phối hợp giữa Ban Quản lý dự án nguồn điện và Ban chuẩn bị sản xuất, giữa Ban Quản lý dự án lưới điện với Công ty truyền tải hoặc Công ty điện lực chưa tốt làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án. Công tác quản lý việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thẩm tra trình duyệt chậm, chất lượng chưa cao, chưa đủ năng lực kiểm tra tư vấn gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Đối với các dự án nguồn điện (nhất là các dự án thủy điện) chưa chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật tiếp nhận và quản lý vận hành nhà máy. Cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại chưa khuyến khích các đơn vị tích cực chủ động phối hợp đồng bộ trong quản lý vận hành và đầu tư, làm phân tán nguồn lực và tăng chi phí quản lý, không phát huy hết hiệu quả các công trình được đầu tư. Một số qui định, qui chế, việc giao và điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm chưa khuyến khích các đơn vị chủ động tìm nguồn vốn đầu tư, kịp thời mở rộng khả năng sản xuất và cung ứng điện nhất là đối với các đơn vị hạch toán độc lập. Tính chất bao cấp vẫn chưa được loại bỏ hết, trong điều hành từ Tổng công ty xuống các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên xuống các đơn vị trực thuộc. Về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách hiện tại chưa đồng bộ. Cơ sở pháp lý cao nhất cho các hoạt động điện lực và cho sự giám sát khách quan của Chính phủ đối với các hoạt động điện lực là Luật Điện lực mới vừa có hiệu lực từ 01/07/2005. Nhiều văn bản qui phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư và quản lý ngành Điện, cũng như thúc đẩy cạnh tranh còn chậm được ban hành và sửa đổi. Cơ chế xây dựng và phê duyệt giá điện chưa hợp lý, không phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh điện năng. Đây là yếu tố cơ bản hạn chế các nhà đầu tư không thuộc thành phần kinh tế nhà nước tham gia sản xuất kinh doanh điện năng. Mối quan hệ giữa việc thực hiện quyền đại diện trực tiếp vốn nhà nước và quyền quản lý nhà nước của các Bộ, ngành còn bị chồng chéo. Giá điện không tăng được theo lộ trình điều chỉnh giá điện làm cho EVN gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới (đầu tư khoảng 1 tỷ USD/năm). Với cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và do số lượng lao động lớn, năng suất lao động của EVN thấp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao và chưa ổn định. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh của toàn EVN năm 2004 chỉ đạt khoảng 6,5%. Vì vậy, với mục tiêu là tạo điều kiện để các đơn vị thành viên được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, sản xuất kinh doanh có lãi EVN cần phải được chuyển đổi sang một mô hình tổ chức mới. Đồng thời ngành XV-9 điện cần được cải cách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài EVN tham gia vào hoạt động điện lực, từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh. Với khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới của EVN, phát triển thị trường điện là giải pháp tích cực để thu hút đầu tư vào ngành điện. 15.2 CẢI CÁCH TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỆN 15.2.1 Tiến trình cải cách ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 1995-2005 Trong những năm gần đây tốc độ tăng nhu cầu điện ở Việt Nam đạt mức khá cao, giai đoạn 1995 - 2000 điện thương phẩm tăng bình quân 15%/năm, giai đoạn 20002004 tốc độ tăng trung bình đạt 15,2%. Dự báo tốc độ nhu cầu điện vẫn tăng cao, đến năm 2010 nhu cầu điện đạt mức 112 tỉ kWh, đến năm 2020 đạt khoảng trên 250 tỉ kWh. Để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn vào nguồn và lưới điện, trung bình là khoảng 3 tỉ USD/năm. Đây là một áp lực rất lớn đối với ngành điện và Chính phủ, do vậy ngay từ cuối những năm 1990 Nhà nước đã chủ trương đã dạng hóa các hình thức sở hữu, đưa cạnh tranh vào các hoạt động điện lực nhằm giải quyết vấn đề về nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện, thu hút các nguồn vốn đầu tư cũng như sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả. Mô hình tổ chức quản lý hiện tại của ngành điện là mô hình liên kết dọc, cả ba khâu phát điện - truyền tải - phân phối và kinh doanh điện đều do một tổng công ty nhà nước quản lý, hạch toán kinh doanh chưa được tách bạch rõ ràng. Vì vậy, chi phí ở từng đơn vị trong dây chuyền phát điện - truyền tải - phân phối điện không được hạch toán riêng rẽ nhằm đánh giá hiệu quả từng khâu. Do hạch toán toàn ngành nên hiệu quả đầu tư của từng dự án cũng khó xác định, trách nhiệm bảo toàn vốn không do các đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm. Mô hình này chưa tạo ra các cơ chế khuyến khích để các đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh giảm giá thành để nâng cao tính cạnh tranh. Vì vậy, cần có một kế hoạch tổng thể tái cơ cấu lại ngành điện để chống độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, tăng quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trong từng khâu của dây chuyền nhằm tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao của nhu cầu điện, nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện đặc biệt là nguồn điện là rất lớn, khả năng đáp ứng vốn từ chính phủ rất khó đảm bảo. Vì vậy, cần có cơ chế thích hợp để thu hút các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế vào ngành điện trước mắt là cho khâu phát điện. Cần thiết cơ cấu lại mô hình tổ chức ngành điện để tách biệt các khâu trong mô hình liên kết dọc để tạo nên thị trường cạnh tranh trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh điện, thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác vào các dự án điện. Điểm lại quá trình phát triển ngành điện Việt Nam những năm qua cho thấy việc hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan nằm trong một quá trình tổng thể nhằm từng bước cải cách ngành điện, với các bước đi cụ thể như sau: - Năm 1995: Chính phủ đưa ra mục tiêu cải tổ ngành điện, sau đó được cập nhật năm 1997. XV-10 15.2.2. 1. - Năm 1995: thành lập Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. - Năm 2003: Bắt đầu tiến hành cổ phần hóa, thương mại hóa các công ty trong EVN. - Năm 2004: Thông qua Luật Điện lực, chuẩn bị lộ trình phát triển thị trường điện lực cạnh tranh. - Năm 2005: Thành lập Cục Điều tiết điện lực. Lộ trình cải cách thị trường điện Quan điểm lựa chọn các giai đoạn phát triển thị trường Việc lựa chọn các giai đoạn phát triển thị trường điện tại Việt Nam được căn cứ trên các quan điểm chính sau đây: a) Phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành điện của Chính phủ. Việc phát triển thị trường điện tại Việt nam phải thỏa mãn được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của Chính phủ về tái cơ cấu ngành điện với các mục tiêu chính là: - Tăng cường thu hút vốn đầu tư tư nhân, giảm gánh nặng đầu tư của nhà nước cho ngành điện; - Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện; - Phát triển thị trường điện với mức độ cạnh tranh tăng dần trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện, tiến tới xóa bỏ độc quyền và bao cấp trong hoạt động điện lực; tăng quyền lựa chọn mua điện cho khách hàng sử dụng điện; - Đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày càng cao; - Đảm bảo phát triển ngành điện một cách bền vững. b) Phát triển thị trường qua từng cấp độ. Luật Điện lực có hiệu lực ngày 1 tháng 7/2005 đã khẳng định “Thị trường điện lực được hình thành và phát triển theo thứ tự các cấp độ sau đây: thị trường phát điện cạnh tranh, thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh”. Việc xây dựng các bước đi cụ thể của thị trường phải theo đúng trình tự các cấp độ thị trường với tính cạnh tranh tăng dần và đích cuối cùng là thị trường bán lẻ điện hoàn chỉnh. c) Đảm bảo ổn định. Phát triển thị trường điện phải được tiến hành từng bước thận trọng không gây đột biến, xáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Dự kiến các giai đoạn phát triển thị trường điện Với các quan điểm như trên, các giai đoạn hình thành và phát triển thị trường điện trong tương lai tại Việt Nam được xác định qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một cấp độ như quy định trong Luật điện lực. Mỗi cấp độ thị trường điện sẽ được phát XV-11 triển qua hai bước: bước thử nghiệm và hoàn chỉnh tiếp. Với các giai đoạn phát triển như trên, dự kiến lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện tại Việt nam như sau: Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ năm 2009 - 2010. Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2010 đến năm 2015. Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến t ừ 2016-2020. Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025. Giai đoạn 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025. Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến sau năm 2025. Các giai đoạn phát triển thị trường điện tại Việt Nam được mô tả ở Hình 1. Hình 15.1. Các giai đoạn phát triển thị trường điện tại Việt Nam 3. Bước 1 M5 M6 Bước 2 Bước 1 TT bán lẻ thử nghiệm M4 TT bán buôn thử nghiệm Bước 2 TT phát điện hoàn chỉnh TT nội bộ EVN Bước 1 M3 TTĐ bán buôn hoàn chỉnh M2 Bước 2 TT bán lẻ hoàn chỉnh GĐ2: TT Bán buôn điện cạnh tranh GĐ1: TT Phát điện cạnh tranh một người mua M1 GĐ3: TT Bán lẻ điện cạnh tranh Nội dung các giai đoạn phát triển thị trường điện 1) Giai đoạn 1 - Bước 1: Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) để thử nghiệm cạnh tranh giữa các đơn vị phát điện hiện tại của EVN. Tuy nhiên, để thị trường phát điện nội bộ (một người mua) đạt hiệu quả thì các nhà máy điện của EVN cần được tách ra hạch toán độc lập để giá thành sản xuất điện của từng nhà máy được hạch toán rõ ràng và không ảnh hưởng lẫn nhau. Mức độ cạnh tranh ở giai đoạn này còn thấp. Tới cuối giai đoạn này các nhà máy điện hiện tại của EVN cần được tổ chức lại thành các công ty phát XV-12 điện nhà nước độc lập, cổ phần, liên kết để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh có sự tham gia của các IPP, BOT, BOO, JV ngoài EVN. Các công ty truyền tải điện sẽ tách ra hạch toán độc lập. EVN sẽ giữ vai trò là Đơn vị mua buôn điện (duy nhất). Vai trò điều tiết trong giai đoạn này là rất cần thiết mặc dù thị trường chỉ mang tính thử nghiệm trong nội bộ EVN. Các qui định về hoạt động điều tiết sẽ dần được đưa vào áp dụng. Mục tiêu của giai đoạn này là để thử nghiệm hoạt động thị trường điện, tạo điều kiện cho các đơn vị phát điện làm quen với hoạt động độc lập trong thị trường điện cạnh tranh, chuẩn bị các điều kiện và cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh, kiểm nghiệm các qui định thị trường và các qui định cho hoạt động điều tiết. Trong giai đoạn thị trường nội bộ, cần nhanh chóng thực hiện cạnh tranh phát triển nguồn điện theo nguyên tắc chi phí tối thiểu để đảm bảo thu hút đầu tư; ngoài ra, trong giai đoạn này, để thu hút đầu tư phát triển nguồn điện, các hợp đồng PPA dài hạn cần tiếp tục được áp dụng cho các nguồn điện mới, trong khi giá bán buôn của thị trường nội bộ chưa thực sự là tín hiệu cho các nhà đầu tư. 2) Giai đoạn 1 - Bước 2: Sau khi thị trường điện thử nghiệm được thực hiện một thời gian nhất định, khi các điều kiện tiên quyết cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (một người mua) đã được đáp ứng, sẽ cho phép các nhà máy điện độc lập tham gia chào giá để bắt đầu hình thành thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Khâu truyền tải vẫn tiếp tục do EVN đảm nhiệm. Với việc EVN giữ vai trò là Đơn vị mua buôn (duy nhất) thì việc tiếp tục quản lý truyền tải là hoàn toàn phù hợp và không có mâu thuẫn lợi ích do các NMĐ thuộc EVN đã được tách thành các công ty độc lập. Đến giai đoạn này cơ quan điều tiết phải có đủ khả năng thực hiện toàn bộ chức năng của mình theo quyết định về chức năng nhiệm vụ của cơ quan điều tiết do Thủ tướng chính phủ phê duyệt. 3) Giai đoạn 2 - Bước 1: Trước khi chuyển đổi từ mô hình thị trường phát điện cạnh tranh (một người mua) sang mô hình bán buôn điện cạnh tranh, một số lượng hạn chế các đơn vị phân phối và các khách hàng lớn được lựa chọn để hình thành thị trường bán buôn điện thử nghiệm. Lúc này trên thị trường đã có nhiều người mua buôn điện. Đơn vị mua buôn (duy nhất) của EVN tiếp tục đảm nhiệm mua điện để bán cho các công ty phân phối không lựa chọn thử nghiệm. Các công ty truyền tải điện sẽ được nghiên cứu để sát nhập thành một công ty truyền tải điện duy nhất thuộc EVN. EVN tiếp tục quản lý các công ty phân phối trực thuộc, vận hành hệ thống và vận hành thị trường. 4) Giai đoạn 2 - Bước 2: Sau khi thử nghiệm thành công thị trường bán buôn thử nghiệm sẽ mở rộng ra áp dụng cho toàn quốc. Các công ty phân phối sẽ phải cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị phát điện và ngược lại các đơn vị phát điện cũng phải cạnh tranh với nhau để bán điện cho các công ty phân phối. Đơn vị mua duy nhất sẽ trở thành một Đơn vị mua buôn bình thường. EVN từ giai đoạn này thuần tuý chỉ quản lý các hoạt động truyền tải, vận hành hệ thống và vận hành thị trường. Trong giai đoạn này sẽ hình thành các đơn vị kinh doanh bán buôn điện để cạnh XV-13 tranh trong khâu bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện là những đơn vị không quản lý lưới điện mà chỉ thực hiện các hợp đồng tài chính song phương với các đơn vị phát điện và các đơn vị phân phối nhằm quản lý rủi ro về giá điện trên thị trường. 5) Giai đoạn 3 - Bước 1: Trong giai đoạn này, một số khu vực lưới phân phối sẽ được lựa chọn để hình thành thị trường cạnh tranh bán lẻ thử nghiệm. Trong khu vực thử nghiệm tuỳ theo quy mô sử dụng điện các khách hàng sẽ dần được cho phép để được quyền lựa chọn người cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện). Chức năng kinh doanh bán lẻ điện của các công ty phân phối được lựa chọn sẽ được tách khỏi chức năng quản lý và vận hành lưới phân phối, các đơn vị bán lẻ sẽ cạnh tranh với nhau để bán điện tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn. Cạnh tranh trong khâu phát điện và bán buôn điện sẽ diễn ra tương tự giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh. 6) Giai đoạn 3 - Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ được phát triển từ thị trường khu vực thử nghiệm. Trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, tuy theo quy mô sử dụng điện, các khách hàng sử dụng điện sẽ được dần cho phép để lựa chọn người cung cấp điện cho mình. Ngoài các đơn vị phân phối, các hộ tiêu thụ lẻ được phép trực tiếp mua điện từ thị trường. Trong giai đoạn này trên thị trường xuất hiện thành phần mới là các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện. Các đơn vị này mua điện từ các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường và bán lại cho khách hàng tiêu thụ. Đây là mức độ cạnh tranh cao nhất của thị trường điện, mọi khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp và cạnh tranh trong hoạt động điện lực diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện, bán buôn điện và bán lẻ điện. 15.3 15.3.1 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN Mối quan hệ giữa quy hoạch và thị trường điện 1. Theo quy định của Luật điện lực: i) Quy hoạch phát triển điện lực do Bộ Công nghiệp lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ii) Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh cũng do Bộ Công nghiệp lập, trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt; iii) Việc đầu tư xây dựng tất cả các dự án nguồn, lưới điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Thị trường điện lực cạnh tranh chỉ có thể phát triển được khi thực hiện đầy đủ và có kết quả Quy hoạch phát triển điện lực. 2. Quy hoạch phát triển điện lực phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu tiêu thụ điện, không phụ thuộc vào yêu cầu cải cách cơ cấu tổ chức quản lý ngành điện lực, trong khi đó lộ trình phát triển thị trường điện lực cạnh tranh lại phụ thuộc vào quá trình cải cách cơ cấu tổ chức của ngành điện. Không có sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện, không cần phải xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực. Không có cải cách cơ cấu tổ chức quản lý trong ngành điện lực, không hình thành và phát triển được thị trường điện lực cạnh tranh. XV-14 3. Do nhu cầu điện ngày càng cao, khối lượng các công trình nguồn, lưới điện trong Quy hoạch ngày càng lớn, nhu cầu vốn đầu tư đòi hỏi ngày càng nhiều, trong khi đó khả năng đáp ứng vốn của Nhà nước chỉ khoảng dưới 50%, nên không cải cách cơ cấu tổ chức quản lý, không đa dạng hóa hình thức đầu tư, sở hữu theo hướng thị trường cạnh tranh sẽ khó thực hiện có kết quả và hiệu quả Quy hoạch phát triển điện lực. 4. Như vậy, giữa quy hoạch phát triển điện lực và thị trường điện lực cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc cải cách cơ cấu tổ chức quản lý ngành điện lực, hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh chính là để thực hiện có kết quả và hiệu quả Quy hoạch phát triển điện lực. Quy hoạch phát triển điện lực là gốc, còn thị trường điện lực cạnh tranh là một trong những điều kiện quan trọng, tiên quyết để thực hiện quy hoạch có hiệu quả. 15.3.2 Một số thông tin về nghiên cứu quy hoạch điện trong một số thị trường điện phát triển Tùy thuộc vào cấp độ phát triển của thị trường điện, ở các nước khác nhau có các mô hình quy hoạch phát triển điện lực khác nhau. Lấy ví dụ quy hoạch ở bang Maine ở Mỹ là bang có thị trường điện phát triển. Bang Maine đã thông qua bộ luật về cải tổ ngành điện, và không có quy hoạch nguồn tổng hợp (integrated resource planning). Bộ Bảo vệ Môi trường của bang thẩm định các vị trí xây dựng nhà máy điện phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường. Ủy Ban Công Ích (Public Utilities Commission - PUC) của bang tiến hành mở thầu nguồn điện. Vì vậy, PUC không tham gia trực tiếp vào công tác quy hoạch để xác định các loại hình nguồn điện. Tuy nhiên, nếu phụ tải trên thị trường bán lẻ không đủ, PUC sẽ tham gia vào công tác quy hoạch để xác định tỉ lệ các loại hình nguồn điện. Đơn vị thắng thầu phải đáp ứng tất cả các yêu cầu, vì vậy đơn vị thắng thầu có gánh nặng là phải lập kế hoạch và phải có biện pháp tránh rủi ro về giá và rủi ro về thị trường. Về quy hoạch phát triển lưới điện ở cấp bang, các dự án về truyền tải công cộng trên 100kV phải thông qua PUC. Về quy hoạch phát triển lưới điện ở cấp vùng, ISO-New England (ISO-NE) và NEPOOL phối hợp công tác quy hoạch và quá trình xem xét phê duyệt. Ủy Ban Điều Tiết Liên Bang (FERC) sẽ xác định các mức thu hồi chi phí cho các công trình này. Ở Úc, cơ quan vận hành thị trường NEMMCO công bố các thông tin về lưới điện, phụ tải dự báo, giá thị trường dự báo và khả năng của thị trường đáp ứng với phụ tải dự báo ở báo cáo cơ hội đầu tư thị trường (Statement of Opportunities). Tất cả các thông tin này được NEMMCO thu thập từ các công ty quản lý lưới điện. Các công ty phát điện dựa vào thông tin từ báo cáo cơ hội đầu tư thị trường để nghiên cứu khả năng đầu tư vào các dự án nguồn điện. Các công ty quản lý lưới điện chịu trách nhiệm quy hoạch phát triển lưới điện. Cơ quan điều tiết giám sát việc đầu tư vào XV-15 lưới điện thông qua việc xét duyệt doanh thu của các công ty quản lý lưới điện và báo cáo quy hoạch phát triển lưới điện. Ở các nước Mỹ la tinh, nhà nước lập quy hoạch định hướng với mục tiêu tối ưu về mặt xã hội. Ở Chi lê, Ủy Ban Năng Lượng Quốc Gia lập quy hoạch định hướng cho hai hệ thống điện quốc gia. Nhà nước yêu cầu nhà đầu tư trình dự án cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Đây không phải là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên các nhà đầu tư có dự án được cơ quan có thẩm quyền thẩm định sẽ có lợi thế đối với các tổ chức tài chính. Khi thị trường điện ở Chi lê phát triển ở cấp độ cao, quy hoạch định hướng đóng vai trò là cơ sở để xác định giá của cơ quan điều tiết và là cơ sở cho việc đàm phán giữa các bên. Về phát triển nguồn điện, nói chung thị trường điện có thể tạo tín hiệu tốt để thu hút đầu tư phát triển nguồn điện, tuỳ thuộc vào thiết kế và quy định thị trường, hệ thống truyền tải điện và nhiên liệu, quản lý nhu cầu và chính sách điều tiết. Quy hoạch phát triển lưới điện vẫn được thực hiện tập trung ở các cấp độ phát triển của thị trường. 15.3.3 Các đề xuất Đối với Việt Nam, tùy thuộc vào cấp độ phát triển thị trường mà quy hoạch phát triển điện lực sẽ có các hình thái khác nhau. Sau đây là một số đề xuất đối với việc quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện ở các cấp độ khác nhau của thị trường. Ở các cấp độ phát triển ban đầu của thị trường điện, việc quy hoạch phát triển nguồn điện vẫn nên được thực hiện tập trung như hiện nay. Đối với cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh - thị trường cơ quan mua duy nhất, Bộ Công nghiệp trình Chính phủ Qui định đấu thầu nguồn điện và Quy hoạch nguồn chi phí nhỏ nhất. Các dự án mới về nguồn điện và lưới điện được phát triển theo trình tự sau: - Cơ quan mua duy nhất dự báo tải và lập kế hoạch ngắn hạn các nhu cầu công suất nguồn mới, - Công ty truyền tải dự báo ngắn hạn các nhu cầu phát triển lưới, - Viện Năng lượng xây dựng quy hoạch trung và dài hạn về nguồn, lưới và các phát triển quy hoạch ngành, - Chính phủ thông qua Quy hoạch Quốc gia nguồn và lưới, Cơ quan điều tiết trình Bộ Công nghiệp thông qua các quy hoạch ngắn hạn và công bố rộng rãi tất cả các thông tin này cho các nhà đầu tư, - Cơ quan mua duy nhất chịu trách nhiệm phát triển nguồn điện theo quy hoạch bằng cách tiến hành mở thầu mua công suất các dự án nguồn điện, XV-16 - Cơ quan điều tiết hoặc chính phủ giám sát việc mua công suất nguồn mới dựa theo những điều khoản của Qui định đấu thầu nguồn điện và Quy hoạch nguồn chi phí thấp nhất. - Cơ quan mua duy nhất đảm bảo việc cung cấp công suất nguồn mới cho hệ thống qua các hợp đồng mua bán điện có thời hạn, đơn vị thắng thầu sẽ tiến hành xây dựng và vận hành các dự án nguồn điện hoặc các dự án lưới điện mới theo các hợp đồng mua bán điện có thời hạn nêu trên, - Công ty truyền tải đầu tư phát triển lưới theo qui hoạch. Giá mua của cơ quan mua duy nhất là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các dự án phát triển điện lực. Cơ quan mua cần xác định cơ chế định giá thích hợp để các nhà đầu tư thu hồi được chi phí cố định đầu tư vào dự án thông qua phí công suất. Đối với thị trường cạnh tranh bán buôn, Cơ quan vận hành hệ thống và Cơ quan vận hành thị trường chịu trách nhiệm dự báo tải và nghiên cứu phát triển hệ thống nhằm cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư của các thành phần tham gia thị trường. Cơ quan vận hành hệ thống hợp đồng với Viện Năng Lượng xây dựng quy hoạch nguồn và lưới và phát triển quy hoạch ngành. Sau khi được Chính phủ hoặc Cơ quan điều tiết thông qua, các Quy hoạch nguồn và lưới được công bố rộng rãi cho các nhà đầu tư. Để đảm bảo đủ công suất dự phòng, trong các giai đoạn này, Cơ quan điều tiết, Cơ quan vận hành thị trường và Cơ quan vận hành hệ thống có thể xem xét các cơ chế định giá liên quan đến phí công suất như cơ chế trả phí công suất năm, cơ chế đảm bảo công suất lắp đặt yêu cầu đối với từng cơ quan mua điện có tính đến dự phòng hệ thống, cơ chế trả phí công suất theo giờ. 15.4 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QHĐVI Ngành điện mà trong đó Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giữ vai trò chủ đạo hiện nay, được thành lập năm 1995 theo Nghị định 14/CP. TCT, là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành kinh doanh điện (bao gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện. Về sản xuất điện tăng từ 27,561 tỷ kWh (năm 2000) lên đến 46,740 tỷ kWh năm 2004, tốc độ tăng bình quân là 14,7%. Về cơ cấu điện năng sản xuất, tỷ trọng sản lượng thủy điện giảm dần từ 54,8 % năm 2000 còn 37,9% năm 2004. Trong những năm qua sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho các ngành kinh tế và sinh hoạt của nhân dân không ngừng tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000-2004 là 15,3%, cao hơn so với 14,9%/năm giai đoạn 1996XV-17 2000. Điện thương phẩm tăng từ 22,4 tỷ kWh năm 2000 lên tới 39,7 tỷ kWh năm 2004, trong 4 năm tăng gấp 1,76 lần. Về trình độ công nghệ TCT không ngừng đổi mới sử dụng các thiết bị công nghệ mới song song với các thiết bị công nghệ thế hệ cũ đang tồn tại trong dây chuyên sản xuất kinh doanh điện. Về lực lượng lao động không ngừng tăng mạnh cả về chất lượng và số lượng. 15.4.1 Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực của TCT ĐLVN: 1- Hiện trạng cơ cấu lực lượng lao động: Từ năm 1995 đến năm 2004, tốc độ tăng lao động bình quân của TCT là 4,64%/năm. Tính đến 31/12/2004, tổng số lao động của 54 đơn vị trong toàn TCT là 82.080 người. Trong đó : Số lao động nữ là 15.214 người chiếm 18,35 % ; Số công nhân là 50.532 người chiếm 60,95 %; Số lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh điện là 68.316 người chiếm 82,4 %; Số lao động của khối sản xuất kinh doanh khác và khối Ban QLDA, đơn vị sự nghiệp là 14.592 người chiếm 11,86 %; Số lao động trực tiếp sản xuất là 54.744 người chiếm 66,03 %; Số lao động gián tiếp là 20.984 người chiếm 25,31 %; Số lao động phục vụ phụ trợ là 7.180 người chiếm 8,66 %. Về trình độ lao động đến thời điểm cuối năm 2004 là: Trên đại học 315 người ; Trình độ đại học là 17.709 người; Trình độ Trung học-Cao đẳng là 12.967 người; Trình độ CNKT là 40.360 người; Trình độ khác là 11.557 người. Trình độ đại học, sau đại học/Trung học cao đẳng, CNKT và trình độ khác lần lượt theo tỷ lệ1/ 0,73/2,27/0,65 Về độ tuổi lao động: độ tuổi bình quân của toàn ngành là 31 tuổi, đặc biệt là đội ngũ công nhân. Cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi như sau: Dưới 30 tuổi chiếm 35 %; Từ 30-39 tuổi là 33,79 %; Từ 40-49 tuổi là 22,3 %; Từ 50-59 tuổi là 8,82 %; Trên 59 tuổi là 0,09 %. 2- Công tác đào tạo để nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ CBCNV để đáp ứng nhu cầu sản xuất điện: Về số lượng: hàng năm bổ sung lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu đào tạo của TCT ở trình độ công nhân kỹ thuật (2600 người), trung học chuyên nghiệp (1200 người) và một phần cao đẳng, đại học cho các công trình điện mới, vùng sâu, vùng xa. Về chất lượng: hàng năm đào tạo nâng bậc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng 30-40 nghìn lượt CBCNV tại các đơn vị đào tạo trong nước và nước ngoài, nâng trình độ từ đại học lên thạc sỹ, tiến sỹ 40-50 người, từ công nhân, trung học, cao đẳng lên đại học khoảng 2000 người. XV-18 15.4.2 Dự báo phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2006-2010 có xét triển vọng 2025: 1- Cơ sở để xây dựng dự báo phát triển nguồn nhân lực: Qui hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025 (Tổng sơ đồ qui hoạch điện VI). Theo kết quả dự báo của TSĐ VI các chương trước (phương án cơ sở) như sau: từ năm 2006-2010 nhu cầu điện thương phẩm tăng 16,3%, nhu cầu sản xuất điện tăng 16 %; từ năm 2010 đến 2020 nhu cầu điện thương phẩm tăng 10,2 %, nhu cầu điện sản xuất 10,1 % và từ năm 2021 đến 2025 nhu cầu điện thương phẩm tăng 8,2 % và nhu cầu điện sản xuất tăng 8,0%. TCT thành tập đoàn điện lực Việt Nam theo quan điểm tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, từng bước khẳng định vị thế trong nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài hoạt động trên các lĩnh vực: - Sản xuất kinh điện năng - Kinh doanh viễn thông công cộng - Kinh doanh tài chính - Sản xuất chế tạo thiết bị điện, thiết bị điện lực và thiết bị viễn thông - Một số ngành nghề kinh doanh khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm: Xây lắp điện, tư vấn xây dựng điện, công nghệ thông tin, bất động sản và các ngành nghề khác v...v. 2- Dự báo nguồn nhân lực: i) Phương pháp dự báo: Dùng phương pháp thống kê tốc độ tăng NSLĐ bình quân (12 %) và phương pháp chuyên gia. Dự báo tốc độ tăng NSLĐ: Giai đoạn 1 từ năm 2006 -2010 và 2010-2015: Phương án 1 ( phương án thấp) tốc độ tăng NSLĐ là 15 %; Phương án 2 ( phương án cao) tốc độ tăng NSLĐ là 20 %. Giai đoạn 2 từ năm 2015 đến 2020 và 2020 đến 2025: Phương án 1(phương án thấp) tốc độ tăng NSLĐ là 10 %; Phương án 2 (phương án cao) tốc độ tăng NSLĐ là 12 %. ii) Dự báo nguồn nhân lực: Dự báo nguồn nhân lực của toàn TCT và các lĩnh vực sản xuất điện trong các giai đoạn như sau: XV-19 Bảng 15.1 Nội dung LLLĐ (người): - Phương án 1 -Phương án 2 LLLĐ sản xuất điện - Phương án 1 -Phương án 2 LLLĐ trong khối phát điện - Phương án 1 -Phương án 2 LLLĐ trong khối truyền tải điện - Phương án 1 -Phương án 2 LLLĐ trong khối phân phối điện - Phương án 1 -Phương án 2 2004 82908 2010 2015 2020 2025 88016 68810 74643 46599 72062 41228 66289 34651 74814 58489 63447 39609 61252 35043 56345 29453 11222 8773 9517 5941 9188 5257 8452 4418 7481 5849 6345 3961 6125 3504 5635 2945 56110 43866 47585 29707 45939 26283 42259 22090 68879 9514 6900 52465 i) Dự báo cơ cấu trình độ lao động : Theo số liệu thống kê năm 2004 tỷ lệ trình độ đại học, sau đại học/Trung học cao đẳng, CNKT và trình độ khác là:1/ 0,73/2,27/0,65. Theo xu hướng giáo dục thời đại, yêu cầu của ngành điện và phương pháp chuyên gia thì tỷ lệ đó theo các phương án như sau: Phương án 1: Giai đoạn 2006-2010: 1/ 0,57/1,14/0,14 Giai đoạn 2010-2015: 1/0,5/1 Giai đoạn 2015-2020: 1/0,55/0,67 Giai đoạn 2020-2025: 1/0,45/0,36 Phương án 2: Giai đoạn 2006-2010: 1/ 0,5/1 Giai đoạn 2010-2015: 1/0,55/0,67 Giai đoạn 2015-2020: 1/0,45/0,36 Giai đoạn 2020-2025: 1/0,30/0,23 XV-20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan