Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bow tie vào quản trị rủi ro của tổng thầu đối vớ...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bow tie vào quản trị rủi ro của tổng thầu đối với công tác xây dựng của hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (epci) dự án xây dựng giàn khoan khai thác tại việt nam

.PDF
80
1
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BOW-TIE VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA TỔNG THẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CỦA HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, MUA SẮM, CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT (EPCI) DỰ ÁN XÂY DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Huy Sinh viên thực hiện: Võ Hoàng Long Mã số sinh viên: 1611884 Năm học 2021-2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 2 4. Câu hỏi đặt ra: 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 6. Phương pháp nghiên cứu: 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 3 CHƯƠNG 1: 4 1.1 4 Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trên thế giới: 1.1.1 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí: 1.1.2 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí: 1.2 4 4 1.1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về rủi ro: 5 1.1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về quan trị rủi ro: 5 Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trong nước: 7 CHƯƠNG 2: 9 2.1 Phương pháp tiếp cận: 9 2.2 Quy trình nghiên cứu: 9 2.3 Phân loại rủi ro: 10 2.4 Thiết kế nghiên cứu: 11 2.4.1 Thiết kế thang đo: 11 2.4.2 Thiết kế phiếu khảo sát: 12 2.4.3 Chọn mẫu và phương pháp thu thập mẫu: 17 2.4.3.1 Chọn mẫu: 17 2.4.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 17 2.5 Phương pháp xử lí dữ liệu 18 2.5.1 Xử lý dữ liệu thứ cấp: 18 2.5.2 Xử lý dữ liệu sơ cấp: 18 CHƯƠNG 3: 20 3.1 Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khi: 20 3.1.1 Khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh: 20 3.1.1.1 Khái niệm về rủi ro: 20 3.1.1.2 Phân loại rủi ro: 20 3.1.2 Thiệt hại và phân loại thiệt hại do rủi ro gây ra: 23 3.1.2.1 Khái niệm về thiệt hại: 23 3.1.2.2 Phân loại thiệt hại: 23 3.1.2.3 Lựa chọn phương pháp xác định giá trị thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra: 25 3.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí: 25 3.1.3.1 Khái niệm và phân loại hợp đồng EPC: 25 3.1.3.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí: 26 3.1.4 Quản trị rủi ro trong các hợp đồng EPCI: 27 3.1.4.1 Khái niệm: 27 3.1.4.2 Quy trình quản trị rủi ro: 28 3.2 Thực tiễn quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí của thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 29 3.2.1 Thực tiễn quản trị rủi ro của Petronat, Malaysia: 29 3.2.2 Thực tiễn quản trị rủi ro của dự án Sakhalin, Nga: 29 3.2.3 Thực tiễn quản trị rủi ro qua dự án Genesis của Mỹ tại vịnh Mexico: 29 3.2.4 Thực tiễn quản trị rủi ro qua nghiên cứu Pramendra Srivastava, Ấn Độ: 29 3.2.5 Các mô hình quản trị rủi ro trên thế giới đã áp dụng: 30 3.2.6 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam: 30 CHƯƠNG 4: 32 4.1 Thực trạng rủi ro của Tổng thầu trong công tác xây dựng thuộc hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015: 32 4.2 Thực trạng quản trị rủi ro của Tổng thầu trong công tác xây dựng thuộc hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam: 36 4.2.1 Thực trạng hoạt động xác định, nhận diện rủi ro: 36 4.2.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro: 36 4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro: 36 4.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của Tổng thầu: 36 4.2.5 Đánh giá những mặt làm được và hạn chế trong quản trị rủi ro của Tổng thầu áp dụng trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam: 37 4.2.5.1 Những mặt làm được: 37 4.2.5.2 Những mặt còn hạn chế: 38 CHƯƠNG 5: 39 5.1 Hoàn thiện phương pháp xác định rủi ro qua nghiên cứu định lượng: 39 5.1.1 Nhận diện rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí thực tế đã triển khai ở Việt Nam: 39 5.1.2 Phân loại rủi ro: 41 5.1.3 Kiểm định sự tin cậy thang đo: 41 5.1.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các rủi ro kỹ thuật: 42 5.1.3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các rủi ro quy trình: 44 5.1.3.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các rủi ro tổ chức: 45 5.1.3.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các rủi ro tài chính: 46 5.1.3.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các rủi ro quản lý dự án: 47 5.1.3.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các rủi ro chất lượng và an toàn sức khỏe môi trường: 48 5.1.3.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các rủi ro bên ngoài: 50 5.1.3.8 Kết luận và bài học rút ra từ kiểm định thang đo thông qua kết quả phỏng vấ khảo sát: 51 5.2 Hoàn thiện các phương pháp đo lường rủi ro: 51 5.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro: 53 5.3.1 Giải pháp kiểm soát rủi ro R13: hư hỏng dụng cụ, máy móc trong quá trình thi công xây dụng: 56 5.3.2 Giải pháp kiểm soát rủi ro R16: chậm các hạng mục CPM: 57 5.3.3 Giải pháp kiểm soát rủi ro R19: mất an toàn lao động trong thời điểm có khối lượng công việc lớn, khó kiểm soát: 5.3.4 Giải pháp kiểm soát rủi ro R20: tai nạn cháy nổ, rò rỉ khí độc: 58 59 5.3.5 Giải pháp kiểm soát rủi ro R23: ý thức người lao động kém, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn: 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 1. Kết luận: 69 2. Kiến nghị 70 3. Bàn luận: 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và phát triển khai thác dầu khí là một trong những hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro, đòi hỏi công nghệ tiên tiến và thường phải hợp tác liên doanh với nước ngoài. PetroVietnam đóng vai trò là đại diện nước chủ nhà quản lý hoạt động khai thác dầu khí, ngoài ra còn tham gia với vai trò là nhà đầu tư trong hầu hết các hợp đồng, dự án tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trong nước. Tùy thuộc vào đặc thù của từng hợp đồng, tỷ lệ tham gia phổ biến của PetroVietnam trong khoảng 25-50%. Việc đảm bảo an toàn nguồn vốn, đầu tư có lời tránh rủi ro thất thoát, là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt là PetroVietnam là đại diện phần vốn của nước chủ nhà. Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có khoảng 100 hợp đồng dầu khí (riêng giai đoạn 2011-2015 là 34 hợp đồng), trong đó 90% hợp đồng PSC. Hợp đồng PSC là hợp đồng chia sản phẩm, các bên cử ra nhà điều hành: đa số là một công ty nước ngoài và PetroVietnam là đại diện bên nước sở tại. Như vậy bình quân mỗi năm có khoảng 5 - 7 dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí, trong đó hợp đồng Tổng thầu EPCI là ký kết giữa chủ đầu tư và Tổng thầu trong giai đoạn phát triển khai thác mỏ dầu khí đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Do đó việc nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Cũng giống như quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư nói chung, quản trị rủi ro của hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí là một quy trình có hệ thống bao gồm: xác định hay nhận diện rủi ro, định lượng rủi ro, phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro một cách khoa học nhằm tối đa hóa khả năng và kết quả của các sự kiện thuận lợi và tối thiểu hóa khả năng và ảnh hưởng của những biến cố gây bất lợi tới việc thực hiện các cam kết theo hợp đồng các mục tiêu của dự án đặt ra. Đây là một trong các công việc đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phát triển khai thác dầu khí trên biển Việt Nam, đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, các quá trình giải ngân của dự án kéo dài, việc chia sẻ thông tin và công nghệ không đầy đủ và có các khác biệt trong khả năng gánh chịu 1 rủi ro của các bên, điều kiện môi trường có nhiều biến động. Thực tế hiện nay, hầu như chưa có các đề tài nghiên cứu đề cập và giải quyết thỏa đáng đến vấn đề này. Vì vậy, “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BOW-TIE VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA TỔNG THẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CỦA HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, MUA SẮM, CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT (EPCI) DỰ ÁN XÂY DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC TẠI VIỆT NAM” là một vấn đề vừa có tính cấp thiết vừa có tính thời sự cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp quản trị rủi ro có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn nhằm né tránh, giảm thiểu hay khắc phục tác hại của rủi ro trong quá trình xây dựng của hợp đồng EPCI thuộc dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam giúp cho Nhà thầu thực hiện được đúng các cam kết trong hợp đồng xây dựng công trình phát triển khai thác mỏ dầu khí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhà thầu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rủi ro có thể gây ra thiệt hại và các giải pháp quản trị rủi ro của Tổng thầu trong quá trình xây dựng của hợp đồng EPCI. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam từ năm 2006 tới năm 2017 do các Tổng thầu thực hiện. 4. Câu hỏi đặt ra: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của đồ án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã bàn tới vấn đề lý luận quản trị rủi ro như thế nào? (2) Hợp đồng EPCI có đặc điểm gì? Rủi ro đối với nhà thầu là gì? (3) Quá trình xây dựng khi thực hiện hợp đồng EPCI của dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam có đặc điểm riêng gì? Có những rủi ro nào có thể gặp phải và công tác quản trị rủi ro đã thực hiện như thế nào? (4) Cần đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro nào để giúp các Tổng thầu EPCI quản trị được rủi ro? 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần giải quyết các nhiệm vụ đặt ra như sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Thiết lập quy trình nghiên cứu của đề tài luận án. Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về quản trị rủi ro trong công tác xây dựng của hợp đồng EPCI. Nhận diện, phân tích và định lượng rủi ro của Tổng thầu trong công tác xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác dầu khí Việt Nam và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro này. Đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro của Tổng thầu trong công tác xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác dầu khí tại Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực thi các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra của đề tài gồm: Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong công tác xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác dầu khí. Sử dụng các phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi, chuyên gia và ứng dụng các phần mềm mô phỏng để nhận diện, phân tích và định lượng rủi ro trong công tác xây dựng của các hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác dầu khí Việt Nam. Sử dụng các phương pháp mô phỏng, chuyên gia, dự báo… để lựa chọn giải pháp quản trị rủi ro nhằm né tránh, giảm nhẹ hay khắc phục tác hại của rủi ro đối với công tác xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương 2 để chi tiết hóa việc xây dựng và thiết kế mô hình nghiên cứu, các bước trong quy trình nghiên cứu. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện thêm các lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro nói chung và gắn với công tác xây dựng của hợp đồng EPCI dự án dự án xây dựng giàn khoan khai thác dầu khí nói riêng. 3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo, công cụ quản lý cho các nhà Tổng thầu, cho các nhà quản lý trong công tác xây dựng của thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển và khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trên thế giới: Hợp đồng EPCI là một hình thức của hợp đồng EPC được áp dụng cho các dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí. Các đề tài liên quan đến EPCI chưa được nghiên cứu nhiều trên thế giới bởi do tính chất đặc thù của ngành công nghiệp dầu khí đó là tính bảo mật, cạnh tranh giữa các công ty dầu khí. Tính chất đặc thù của ngành công nghiệp dầu khí khi nghiên cứu về EPCI là các nhà nghiên cứu phải có kinh nghiệm khinh qua dự án, trực tiếp chỉ đạo dự án và phải ở nhiều khâu khác nhau của dự án như thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt. Hiện nay các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều trong các tài liệu của hiệp hội kỹ sư dầu khí SPE (Society of petroleum Engineers) và trong các quy trình quản lý dự án của các công ty dầu khí trên thế giới như BP, Exxon Mobil, Chevron... 1.1.1 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí: Đối với việc nghiên cứu và thực hiện hợp đồng thiết kế mua sắm, chế tạo và lắp đặt EPCI được nhiều chuyên gia nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Radicioni, P. Panico, R. Roldi (2011) với việc áp dụng hình thức quản trị “Fast track” để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng EPCI, Jefferies, A. T., Desalos, A. P., Van Der Linden, C. (2004) nêu lên sự phức tạp trong quá trình triển khai hợp đồng EPCI khi thực hiện dự án TLP (Giàn khai thác định hướng) với công nghệ phức tạp, mực nước sâu hơn 300m... Mossolly, M. (2013) cho rằng triển khai hợp đồng EPCI sẽ đối mặt với sự phức tạp về công nghệ và sự phức tạp vể quy mô tổ chức. 1.1.2 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí: 5 1.1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về rủi ro: Có nhiều các nghiên cứu khác nhau về rủi ro như Amos and Dents (1997), Santoso, Ogunlana và Minato (2003), Serceau, A., & Pelleau, R. (2002), T. A. Akinremi, R. Anderson, A. Olomolaiye, và L. Adigun, Risk Management as an Essential Tool for Successful Project Execution in the Upstream Oil Industry, (2015) SPE-171749-MS. 1.1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về quan trị rủi ro: Qua quá trình nghiên cứu các mô hình quản trị rủi ro của các tác giả khác nhau trên thế giới, Trịnh Thùy Anh (2012) đã tổng hợp rất nhiều các mô hình quản tri rủi ro trên thế giới chỉ ra các điểm khác nhau về phương pháp, quy trình quản trị rủi ro trong hình 1.1. 6 Hình 1. Các quan điểm khác nhau về quá trình quản trị rủi ro dự án (Trịnh Thùy Anh 2012) 7 1.2 Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trong nước: Lê Đặng Thức (2017) “Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam” với quan điểm xác định rõ các rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng EPCI qua đó tìm ra các giải pháp hạn chế, ngăn chạn và giải quyết khi rủi ro xuất hiện. Tác giả đã hệ thống hóa, nhận diện được khá đầy đủ các rủi ro gắn với việc thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí ở 3 thêm lục địa Việt Nam với nhiều đặc điểm đặc thù (68 rủi ro) thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi, công cụ phân tích nhân tố khám phá EFA. Chỉ ra được 6 rủi ro (phân loại theo nguyên nhân) thường xuyên xuất hiện và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến việc thực hiện các dự án khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam là: Re1: Các rủi ro do điều kiện địa chất: địa chất thủy văn (các dòng hải lưu, mực nước), địa chất công trình nơi đặt giàn khoan (gặp phải vùng khí nông...). Re2: Rủi ro do sai sót trong thiết kế, đặc biệt ảnh hưởng đến chi tiết kỹ thuật của các thiết bị trong gói thiết bị quan trọng cần thời gian mua sắm dài (LLI), kết cấu chân đế và khối thượng tầng của giàn khoan. Rp3: Rủi ro do năng lực nhà cung cấp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và các dịch vụ sau khi trao thầu; Rc22: Rủi ro do chậm các hạng mục thuộc đường găng trong bảng tiến độ (CPM); Rc7: Rủi ro do mất an toàn trong thi công, đặc biệt ở các thời điểm có khối lượng công việc cao, khối lượng nhân công lớn; Ri4: Rủi ro do thời tiết biển. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro trong việc thực hiện các hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam nhằm đáp ứng các cam kết của tổng thầu với chủ đầu tư, bao gồm: Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro và đưa ra được một số giải pháp kiểm soát rủi ro (2 tuyến phòng thủ, 4 giải pháp) nhằm tránh né, giảm nhẹ hay khắc phục thiệt hại của rủi ro trong các hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam có tính khả thi. Kết luận chương 1: Mặc dù quá trình tìm hiểu của em là chưa đầy đủ song có thể nói rằng đây là lĩnh vực quản trị tương đối mới mẻ nên số đề tài và công trình nghiên cứu liên quan chưa nhiều. Tất cả các đề tài nói trên đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản, phân tích thực trạng các rủi ro và đưa ra một số giải pháp kiểm soát rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động xây dựng, giao thông, khai thác dầu khí... các nghiên cứu đã cung cấp phương pháp quản trị rủi ro chung bao gồm 8 các bước nhận dạng, đánh giá, giải pháp quản trị. Các giải pháp tập trung vào việc phòng ngừa, quản trị rủi ro mà chưa đi sâu vào xử lý, phòng ngừa các thiệt hại do rủi ro gây ra. Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện các dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí và chưa có đề tài nào nghiên cứu rủi ro trong công tác xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam. Với đề tài này, em sẽ phải nghiên cứu và tìm ra mô hình quản trị rủi ro phù hợp trong đó tập trung vào phần giải pháp. Giải pháp đó phải quản trị triệt để được rủi ro ở các tình huống xảy ra, thậm chí là trước khi xảy ra dưới dạng phòng ngừa rủi ro, dưới góc độ của Tổng thầu EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam. 9 CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Phương pháp tiếp cận: Em đã tiến hành phân tích những ưu nhược điểm của các mô hình quản trị rủi ro điển hình của một số tác giả trên thế giới đã đưa ra, tham khảo thực tiễn quản trị rủi ro của một số Công ty trên thế giới để nhận dạng rủi ro gắn với Tổng thầu thực hiện hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam, từ đó đưa ra phương pháp kiểm soát rủi ro phù hợp với điều kiện Việt Nam. 2.2 Quy trình nghiên cứu: Nghiên cứu các dự án ở Việt Nam để Lựa chọn đề tài và nghiên cứu tìm ra danh sách các rủi ro định tính Lập phiếu khảo sát và bắt đầu gửi Nhận kết quả khảo sát và tiến hành phiếu dùng SPSS để xử lý số liệu Cronbachs’s Alpha Loại bỏ các biến làm giảm hệ số Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha > 0,7 Cronbach’s Alpha < 0,7 Xây dựng mô hình 2 phòng tuyến 4 giải pháp cho các biến 10 Bước 1: Nghiên cứu định tính. Thống kê tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các nghiên cứu liên quan. Đặc biệt tập trung vào các khái niệm về rủi ro, phương pháp quản lý rủi ro, giới hạn nghiên cứu... Thông qua các nghiên cứu, thiết lập danh sách rủi ro trong các nghiên cứu. Bước 2: Nghiên cứu định tính 9 dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí ở Việt Nam thực hiện Hợp đồng EPCI. Phân tích thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro của Tổng thầu trong các dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam. Thống kê các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án dựa vào tài liệu của Lê Đặng Thức (2017). Bước 3: Nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở phân tích định lượng, bước này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để xác định danh sách rủi ro của Tổng thầu trong xây dựng thuộc hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam. Bước này đo lường tần suất xuất hiện và mức ảnh hưởng các rủi ro bằng cách sử dụng kỹ thuật thu thập bằng bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 30 đơn vị (n=30). Bước 4: Nghiên cứu định lượng. Sử dụng công cụ SPSS để nhận dạng các phân bổ về tần suất, mức ảnh hưởng từ kết quả phỏng vấn, tiếp đó áp dụng phân tích độ nhạy Cronbach Alpha để tính toán mức ảnh hưởng của từng nhân tố gây nên rủi ro đối với mục tiêu cam kết của Tổng thầu. Trên cơ sở đó sàng lọc ra các nhân tố có khả năng xảy ra nhiều nhất. Bước 5: Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro mới: Mô hình 2 phòng tuyến, 4 nhóm giải pháp. Áp dụng mô hình quản trị rủi ro vào thực tế để rút ra kết luận về kết quả nghiên cứu. 2.3 Phân loại rủi ro: Trên cơ sở tham khảo các tài liệu thực tế cũng như các nghiên cứu trong và ngoài nước về rủi ro của Tổng thầu trong quá trình xây dựng thuộc dự án EPCI trong lĩnh vực dầu khí. Em đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu với việc phân loại danh sách rủi ro thành 7 nhóm tác động đến 4 mục tiêu cơ bản mà các Tổng thầu đã cam kết trong hợp đồng EPCI là: 11 Kỹ thuật Quy trình Tổ chức Chi phí Tài chính Tiến độ Quản lý dự án An toàn sức khỏe Rủi ro Chất lượng và an toàn sức khỏe môi trường môi trường Chất lượng Bên ngoài Bảng 1: Bảng phân chia rủi ro từ các nhóm tác động đến mục tiêu cơ bản của tổng thầu Trong đó, các rủi ro tìm được thông qua tham khảo các hợp đồng EPCI dự án dầu khí trong nước kết hợp với tham khảo ý kiến từ chuyên gia và tìm hiểu của bản thân sẽ được phân chia vào 7 nhóm tác động như sau: - Kỹ thuật: - R1: Rủi ro về các thiết bị quan trọng (vật tư thép chính, các thiết bị LLI, các đường ống và valve quan trọng, kích thước lớn) cần phải nhập khẩu trong quá trình thi công. - R2: Rủi ro về thiết kế cần phải chỉnh sửa khi tiến hành xây dựng. - R3: Rủi ro về chất lượng lao động. - R4: Rủi ro khi chạy test run không thành công. - R5: Rủi ro về thiếu vật tư. - Quy trình: 12 - R6: Rủi ro về giá thành tăng vượt mức dự toán. - R7: Rủi ro không đảm bảo đúng kế hoạch thi công. - R8: Rủi ro về các quy trình an toàn lao động không được đảm bảo. - Tổ chức: - R9: Rủi ro về kiểm soát và quản lý trong quá trình thi công. - R10: Rủi ro về thiếu nhân công. - R11: Rủi ro ra quyết định chậm của chủ đầu tư. - R12: Rủi ro nhà thầu thiếu kinh nghiệm. - Tài chính: - R13: Rủi ro về tốc độ giải ngân của chủ đầu tư. - Quản lý dự án: - R14: Rủi ro chậm tiến độ do thiếu sự giao tiếp giữa các nhà thầu. - R15: Rủi ro về chậm các công tác Gantt. - R16: Rủi ro về chậm trong việc chế tạo, lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ dẫn đến các công việc phải thực hiện ở ngoài biển. - Chất lượng và an toàn sức khỏe môi trường: - R17: Rủi ro về mất an toàn lao động trong thời điểm có khối lượng công việc lớn, khó kiểm soát. - R18: Rủi ro về tai nạn cháy nổ, rò rỉ khí độc. - R19: Rủi ro khi sử dụng các chất chống ăn mòn như xỉ đồng, amiang gây ung thư phổi. - R20: Rủi ro chủ đầu tư hoặc thầu phụ không đảm bảo đủ các biện pháp an toàn tối thiểu cho công nhân. - R21: Rủi ro do ý thức người lao động kém, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn. - Bên ngoài: 13 - R22: Rủi ro bị đình chỉ thi công do nhiều lý do khác nhau (Chủ đầu tư, Tổng thầu, Thầu phụ, người dân và địa phương). - R23: Rủi ro về tai nạn vận chuyển hàng hóa. - R24: Rủi ro về điều kiện thời tiết ngoài biển. Như vậy có thể thấy, trong 7 nhóm nhân tố về rủi ro dự án, mỗi nhân tố có số lượng biến quan sát như sau: - Kỹ thuật: 5 - Quy trình: 3 - Tổ chức: 4 - Tài chính: 1 - Quản lý dự án: 3 - Chất lượng và an toàn sức khỏe, môi trường: 5 - Bên ngoài: 3 2.4 Thiết kế nghiên cứu: 2.4.1 Thiết kế thang đo: Thang đo nghiên cứu sử dụng là thang Likert nhằm lượng hóa mức độ tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro. Kỹ thuật xây dựng thang đo Likert là một kỹ thuật sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hành vi bằng việc gán cho các mức độ khác nhau về các phát biểu theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Có hai loại thang đo Likert là thang đo chẵn và thang đo lẻ, thang đo chẵn (thang đo 4 điểm hay 6 điểm) là thang đo không có điểm trung lập yêu cầu người trả lời phải chọn lựa giữa hai nhóm trạng thái là đồng ý và không đồng ý, thang đo lẻ là thang đo có điểm trung lập thể hiện trạng thái lưỡng lự khi trả lời (thang đo 3, 5, 7 hay 9 điểm). Về nguyên tắc các thang đo càng chi tiết càng chính xác, tuy nhiên ở mức chi tiết quá lớn (ví dụ: 9 điểm trở lên) lại gây khó khăn cho người trả lời vì mức độ phân biệt các trạng thái mức độ ở các mức điểm không có sự chênh lệch nhiều. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm là phù hợp bởi nó vừa đảm bảo tính tin cậy và cũng không gây khó khăn cho việc trả lời như các thang đo 6, 7, 8, 9 hay lớn hơn về số lựa chọn. Trong đó quy ước 1 là rất thấp, 2 là thấp, 3 là trung bình, 4 là cao, 5 là rất cao. 14 Tần suất Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Rất thấp (1) 1 2 3 4 5 Thấp (2) 2 4 6 8 10 Trung bình (3) 3 6 9 12 15 Cao (4) 4 8 12 16 20 Rất cao (5) 5 10 15 20 25 Tác động Bảng 2: Ma trận tính điểm rủi ro 2.4.2 Thiết kế phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát do em thiếu kế có dạng như sau: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan