Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương nitơ...

Tài liệu Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương nitơ – photpho hóa học lớp 11 trung học phổ thông

.PDF
63
644
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ TƢƠI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016 HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ TƢƠI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Vũ Thị Thu Hoài HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ các thầy cô giáo, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp, người thân và các em học sinh. Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Vũ Thị Thu Hoài - người thầy tận tâm đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, cán bộ viên chức của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Giám Hiệu trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trường THPT Trưng Vương, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè, người thân - đó là nguồn động viên tinh thần lớn nhất để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện. Hà Nội, tháng 6 năm 2016 Tác giả Lê Thị Tươi 3 MỤC LỤC Lời cảm ơn ................................................................................................................. i Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ ii Mục lục ...................................................................................................................... iv Danh mục bảng .......................................................................................................... vii Danh mục hình...........................................................................................................viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................................................................... 6 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực .................. 6 1.1.1. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học .................................... 6 1.1.2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ......................... 7 1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phát triển năng lực học sinh .................................................................................................................................... 8 1.2. Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông .................... 8 1.2.1. Khái niệm chung về năng lực .......................................................................... 8 1.2.2. Cấu trúc của năng lực ...................................................................................... 9 1.2.3. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học hóa học ....................................................................................................................... 10 1.2.4. Các năng lực cốt lõi chuyên biệt cần hình thành cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học hóa học ..................................................................................... 10 1.3. Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông ............................................................................................................. 12 1.3.1. Khái niệm năng lực thực hành hóa học……………………………………….12 1.3.2. Cấu trúc của năng lực thực hành hóa học ........................................................ 12 1.3.3. Biểu hiện của năng lực thực hành hóa học ....................................................... 13 1.3.4. Biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học ............................................ 13 1.3.5. Đánh giá sự phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông ........................................................................................................................... 13 1.4. Một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực phối hợp với sử dụng thí nghiệm hóa học phát triển năng lực thực hành cho học sinh ................................ 18 1.4.1. Phương pháp dạy học theo góc ........................................................................ 18 1.4.2. Phương pháp dạy học hợp tác ......................................................................... 19 4 1.4.3. Phương pháp bàn tay nặn bột ........................................................................... 20 1.4.4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực ......... 20 1.4.5. Sử dụng bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh .......................................................................................................................... 27 1.5. Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa học phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học hóa học ở một số trường THPT tỉnh Hưng Yên..............................28 1.5.1. Mục đích và đối tượng điều tra ...............................................................................28 1.5.2. Phương pháp và tiến hành điều tra .........................................................................28 1.5.3. Kết quả điều tra .............................................................................................. 28 1.5.4. Đánh giá kết quả điều tra ................................................................................ 28 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ PHOTPHO HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .......................... 31 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 11 ở trường trung học phổ thông ............................................................................................................. 31 2.1.1. Đặc điểm vị trí chương nitơ - photpho hóa học lớp 11 THPT ……………………31 2.1.2. Mục tiêu chương nitơ – photpho hóa học lớp 11 THPT ................................ 31 2.1.3. Nội dung kiến thức chương nitơ - photpho hóa học lớp 11 THPT ................. 32 2.1.4. Những điểm cần chú ý về nội dung và phương pháp dạy học chương nitơ photpho hóa học 11 THPT .................................................................................................. 33 2.2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực hành cho học sinh trung học phổ thông ..................................................................................................... 34 2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực hành cho học sinh trung học phổ thông ...................................................................................... 34 2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông. ............................................................................................. 35 2.2.3. Hệ thống thí nghiệm chương Nitơ - Photpho Hóa học lớp 11 trung học phổ thông ................................................................................................................................................ …35 2.3. Một số biện pháp sử dụng thí nghiệm hóa học để phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua dạy học chương nitơ - photpho hóa học 11 .......................... 51 2.3.1. Quy trình sử dụng hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông .............................................................................................. 51 2.3.2. Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn thực hành hóa học ............................. 53 2.3.3. Một số biện pháp sử dụng thí nghiệm hóa học kết hợp với phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trong dạy học 5 chương nitơ - photpho .............................................................................................. 56 2.3.4. Sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học ............................................................. 62 2.3.5. Thiết kế một số giáo án minh họa .................................................................. 66 2.4. Thiết kế bộ công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực thực hành hóa học ................. 81 2.4.1. Thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực thực hành hóa học của học sinh .................................................................................................................................... 81 2.4.2. Thiết kế đề kiểm tra ......................................................................................... 82 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 83 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 83 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 83 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 83 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 84 3.5. Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm ................................................................... 85 3.5.1. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................ 85 3.5.2. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực thực hành hóa học của giáo viên và tự đánh giá của học sinh ................................................................................................ 86 3.5.3. Kết quả các bài kiểm tra .................................................................................. 87 3.5.4. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................ 88 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................................. 93 3.6.1. Phân tích kết quả định tính ............................................................................... 93 3.6.2. Phân tích kết quả định lượng ............................................................................ 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 96 1. Kết luận................................................................................................................. 96 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................98 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100 6 11 thông qua DH chương nitơ - photpho. - Thiết kế một số giáo án bài dạy và xây dựng bộ công cụ đánh giá NLTHHH cho HS (Bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá cá nhân và nhóm, đánh giá đồng đẳng, bài kiểm tra). 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2. Một số biện pháp sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học chƣơng Nitơ - Photpho Hóa học lớp 11 THPT nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực [2] 1.1.1. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề (GQVĐ) chú trọng kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. - Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. - Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". - Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế 8 thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ PPDH, KTĐG theo định hướng năng lực người học. 1.1.2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông [2] Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng có sự chuyển từ chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học sang chương trình giáo dục định hướng năng lực. Từ trước đến nay, kể cả chương trình (CT) hiện hành, về cơ bản vẫn là CT định hướng nội dung. Theo cách tiếp cận nội dung, CT thường chỉ nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực hay môn học nào đó cần dạy và học. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn HS biết cái gì? Nên chạy theo khối lượng kiến thức, ít chú ý dạy cách học, nhu cầu, hứng thú của người học. CT mới chuyển sang định hướng năng lực, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đó là cách tiếp cận nêu rõ học sinh sẽ làm được gì và làm như thế nào vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường. Cách tiếp cận này cũng đòi hỏi HS nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống; tính chất và kết quả hoạt động cũng phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú, niềm tin, đạo đức… của người học nên CT cũng rất chú trọng đến mục tiêu phát triển các phẩm chất của học sinh; phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung mà mọi học sinh đều cần có, đồng thời phát triển các phẩm chất và năng lực riêng của từng em; tập trung vào việc dạy và học như thế nào? Sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận này sẽ chi phối và bắt buộc tất cả các khâu của quá trình dạy học thay đổi: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thực hiện… nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng giáo dục. 1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phát triển năng lực học sinh [2] 9 Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ); năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông... Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và GQVĐ của HS là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác. Để đạt được mục tiêu đó, PPDH cần phải đổi mới phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để HS có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS để từ đó bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời. - Dạy học chú trọng rèn luyện PP tự học: Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. - Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Lớp học là môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. - Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong PP tích cực, GV phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, GVcần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Trong dạy học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 1.2. Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông 1.2.1. Khái niệm chung về năng lực [9] Theo từ điển giáo khoa tiếng việt: "Năng lực là khả năng làm tốt công việc, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn" [24] F.E. Weinert (2001) định nghĩa: "Năng lực là là khả năng và kĩ xảo học được 10 hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh họat". Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng rất phổ biến. Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành. Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản liên kết với nhau hình thành các năng lực. Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn. Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động, hành động dạy học về PP. Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống cụ thể, nắm vững và vận dụng được các phép biến đổi cơ bản. 1.2.2. Cấu trúc của năng lực [9] Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Trong thực tế có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và đặc điểm của các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Năng lực chuyên môn: Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có PP và chính xác về mặt chuyên môn ( Bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình). Năng lực phương pháp: Là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Trung tâm của năng lực PP là những phương thức nhận thức, xử lí, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học PP luận - GQVĐ. Năng lực xã hội: là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội, trong những nhiệm vụ khác nhau và sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Trọng tâm là: + Ý thức được trách nhiệm của bản thân, người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức. + Có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác, giải quyết xung đột. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học 11. Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 4. Cao Thị Thặng, Phạm Thị Bích Đào (9/2014), Bước đầu áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Hóa học. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 108, tháng 9/2014. 5. Lê Thanh Hà (2007), Phát triển tư duy và rèn luyện năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần vô cơ lớp 11, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Lê Thị Thúy (2007), Phương pháp dạy học qua thí nghiệm trong dạy học hóa học trung học phổ thông chương Oxi- Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. 7. Mai Thị Hƣơng (2008), Phát triển tư duy của học sinh qua hệ thống bài tập thí nghiệm hóa học, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội . 8. Ngô Quốc Triệu (2012), Nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học phần vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội . 9. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học. Nxb Đại học sư phạm. 10. Nguyễn Cƣơng và các cộng sự (2012), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học. Nxb Đại học sư phạm 11. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh (2005), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học. Nxb Đại học sư phạm. 12. Nguyễn Đình Chi (1995), Lịch sử hóa học tập 1,2. Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội 13. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Nguyễn Đức Chính, Đinh Thi Kim Thoa, Đào Thị Hoa Mai, Lê Thái Hƣng (2009), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Kim Thành (2010), Lí luận và phương pháp dạy học hóa học. Đại học giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội 12 16.. Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2013), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm phần vô cơ nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo Dục –Đại học Quốc Gia Hà Nội 17. Nguyễn Phú Tuấn (2010), Thực hành thí nghiệm trong dạy học hóa học ở phổ thông. Nxb Đại học sư phạm.Nguyễn Vinh Hiển, Phạm Ngọc Định, Nguyễn Thi Thanh Hƣơng, Trần Thanh Sơn, Nguyễn Xuân Thành (2010), Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS. Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Thị Phƣơng Thu (2007), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Trúc Phƣơng (2010), Sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức họat động học tập tích cực cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Xuân Trƣờng và các cộng sự (2007), Hóa học 11- Sách giáo viên. Nxb Giáo dục. 21. Nguyễn Xuân Trƣờng, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2014), Hóa học 11. Nxb Giáo dục. 22. Nguyễn Vinh Hiển, Phạm Ngọc Định, Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, Trần Thanh Sơn, Nguyễn Xuân Thành (2010), Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS. Nxb Giáo Dục 23. Trần Quốc Đắc (2007), Hướng dẫn thực hành hóa 11. Nxb Giáo dục. 24. Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng việt. Nxb từ điển Bách Khoa 13 VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất