Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển năng lực bảo đảm hậu cần của học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu ở h...

Tài liệu Phát triển năng lực bảo đảm hậu cần của học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu ở học viện hậu cần

.DOC
109
553
63

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những yếu tố góp phần xây dựng Quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao” [7, tr.234] là nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ sĩ quan. Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của đội ngũ sĩ quan trong Quân đội nói chung, đội ngũ sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn nói riêng, luôn là một trong những nội dung quan trọng trong nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân đội hiện nay. Sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn trong Quân đội là những người tham mưu cho cấp uỷ, chỉ huy và trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo, quản lý, điều hành CQ, PĐHC. Đặc điểm, tính chất, yêu cầu của HĐBĐHC trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đã và đang đặt ra yêu cầu đào tạo đội ngũ sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn phải có đủ phẩm chất và năng lực. Trong đó, phát triển NLBĐHC là một trong những điều kiện tiên quyết để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao. Năng lực của người sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định kết quả HĐBĐHC trong đơn vị, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. NLBĐHC được hình thành, phát triển trong suốt quá trình học tập, công tác ở nhà trường và biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn ở các đơn vị. Trong đó, quá trình học tập, rèn luyện tại HVHC là tiền đề quan trọng nhất, đó là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng cơ bản nhất về CTBĐHC. Học viện Hậu cần là trung tâm duy nhất đào tạo cán bộ hậu cần trong quân đội, trong đó, đào tạo sĩ quan CHTM cấp trung, sư đoàn là một nhiệm vụ trung tâm, luôn được lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các lực lượng tham gia đào tạo quan tâm đúng mức. Học viện đang tích cực đổi mới, tìm ra những chủ trương, giải pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện trong quá trình giáo dục - đào tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trong những năm qua, Học viện chú trọng phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực cho các đối tượng đào tạo trong đó có học viên đào tạo CHTM. Đại đa số học viên tốt nghiệp ra trường đều đáp ứng được yêu cầu về năng lực nói chung, NLBĐHC nói riêng trên cương vị, chức trách được giao. Tuy nhiên, trong từng thời điểm cụ thể, từng khoá cụ thể thì năng lực của học viên đào tạo CHTM ở HVHC còn có những hạn chế như: học viên nắm lí luận chưa sâu, chưa toàn diện; vận dụng lí luận vào thực tiễn tập bài, diễn tập lúng túng; có học viên xác định thái độ, động cơ trong học tập, rèn luyện chưa đúng đắn, việc rèn luyện phương pháp, tác phong chỉ huy, điều hành còn hạn chế; cá biệt có trường hợp vi phạm quy định của Học viên đến mức xử lý kỷ luật... Để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nói chung, xây dựng Học viện nói riêng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đào tạo ra những học viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đặt biệt NLBĐHC để thực hiện tốt chức tránh, nhiệm vụ được giao sau khi ra trường. Từ những vấn đề trên tác giả đã chọn đề tài “Phát triển năng lực bảo đảm hậu cần của học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu ở Học viện Hậu cần” để nghiên cứu.
1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần Chỉ huy tham mưu Công tác bảo đảm hậu cần Công tác hậu cần Cơ quan, phân đội hậu cần Học viện Hậu cần Hoạt động bảo đảm hậu cần Năng lực Năng lực bảo đảm hậu cần Phát triển năng lực Tâm lý học Tâm lý học quân sự Chữ viết tắt CB, CS, NVHC CHTM CTBĐHC CTHC CQ, PĐHC HVHC HĐBĐHC NL NLBĐHC PTNL TLH TLHQS MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC BẢO 3 6 2 ĐẢM HẬU CẦN CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO TẠO CHỈ 1.1. 1.2. 1.3. HUY THAM MƯU Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các khái niệm cơ bản Đặc điểm, các nhân tố cơ bản qui định sự phát triển năng lực 6 17 bảo đảm hậu cần của học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu 21 1.4. ở Học viện Hậu cần Các tiêu chí đánh giá năng lực bảo đảm hậu cần của học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu ở Học viện Hậu cần THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÍ - SƯ PHẠM CƠ 38 Chương 2: BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC BẢO ĐẢM HẬU CẦN CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO TẠO CHỈ HUY THAM 44 2.1. MƯU Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN Thực trạng năng lực bảo đảm hậu cần của học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu ở Học viện Hậu cần Những biện pháp tâm lí - sư phạm cơ bản nhằm phát triển 44 2.2. năng lực bảo đảm hậu cần cho học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu ở Học viện Hậu cần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 67 79 81 85 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những yếu tố góp phần xây dựng Quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao” [7, tr.234] là nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ sĩ quan. Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của đội ngũ sĩ quan trong Quân đội nói chung, đội ngũ sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn nói riêng, luôn là một trong những nội dung quan trọng trong nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân đội hiện nay. Sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn trong Quân đội là những người tham mưu cho cấp uỷ, chỉ huy và trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo, quản lý, điều hành CQ, PĐHC. Đặc điểm, tính chất, yêu cầu của HĐBĐHC trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đã và đang đặt ra yêu cầu đào tạo đội ngũ sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn phải có đủ phẩm chất và năng lực. Trong đó, phát triển NLBĐHC là một trong những điều kiện tiên quyết để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao. Năng lực của người sĩ quan CHTM hậu cần cấp trung, sư đoàn là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định kết quả HĐBĐHC trong đơn vị, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. NLBĐHC được hình thành, phát triển trong suốt quá trình học tập, công tác ở nhà trường và biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn ở các đơn vị. Trong đó, quá trình học tập, rèn luyện tại HVHC là tiền đề quan trọng nhất, đó là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng cơ bản nhất về CTBĐHC. Học viện Hậu cần là trung tâm duy nhất đào tạo cán bộ hậu cần trong quân đội, trong đó, đào tạo sĩ quan CHTM cấp trung, sư đoàn là một nhiệm vụ trung tâm, luôn được lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các lực lượng tham gia đào tạo quan tâm đúng mức. Học viện đang tích cực đổi mới, tìm ra những chủ trương, giải pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện trong quá trình giáo dục - đào tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trong những năm qua, Học viện chú trọng phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực cho các đối tượng đào tạo trong đó có học viên đào tạo CHTM. Đại đa số học viên tốt 4 nghiệp ra trường đều đáp ứng được yêu cầu về năng lực nói chung, NLBĐHC nói riêng trên cương vị, chức trách được giao. Tuy nhiên, trong từng thời điểm cụ thể, từng khoá cụ thể thì năng lực của học viên đào tạo CHTM ở HVHC còn có những hạn chế như: học viên nắm lí luận chưa sâu, chưa toàn diện; vận dụng lí luận vào thực tiễn tập bài, diễn tập lúng túng; có học viên xác định thái độ, động cơ trong học tập, rèn luyện chưa đúng đắn, việc rèn luyện phương pháp, tác phong chỉ huy, điều hành còn hạn chế; cá biệt có trường hợp vi phạm quy định của Học viên đến mức xử lý kỷ luật... Để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nói chung, xây dựng Học viện nói riêng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đào tạo ra những học viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đặt biệt NLBĐHC để thực hiện tốt chức tránh, nhiệm vụ được giao sau khi ra trường. Từ những vấn đề trên tác giả đã chọn đề tài “Phát triển năng lực bảo đảm hậu cần của học viên hệ đào tạo chỉ huy tham mưu ở Học viện Hậu cần” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lí luận và thực tiễn về NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lí - sư phạm cơ bản nhằm phát triển NLBĐHC cho học viên đào tạo CHTM ở HVHC. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ rõ một số vấn đề lí luận về NLBĐHC của học viên: khái niệm NLBĐHC, phát triển NLBĐHC..., đặc điểm hoạt động bảo đảm hậu cần cấp trung, sư đoàn, các nhân tố qui định và các tiêu chí đánh giá NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM ở HVHC. - Phân tích thực trạng NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM ở HVHC. - Đề xuất một số biện pháp tâm lí - sư phạm cơ bản nhằm phát triển NLBĐHC cho học viên đào tạo CHTM ở HVHC. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vị nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu - Học viên hệ đào tạo CHTM ở HVHC. Ngoài ra, còn bao gồm: Cán bộ quản lí các Hệ đào tạo CHTM và đào tạo chuyên ngành, giảng viên ở HVHC; cán bộ quản lí ở các đơn vị cơ sở. * Đối tượng nghiên cứu Năng lực bảo đảm hậu cần. 5 * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khảo sát: Học viện Hậu cần; f325/QĐ2, f395/QK3 nơi học viên thực tập; f320/QĐ3, f3/QK1, f316/QK2. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 - 2011. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về giáo dục đào tạo trong quân đội, về các yêu cầu đối với người cán bộ sĩ quan nói chung, với người cán bộ hậu cần nói riêng; các chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn của Tổng cục Hậu cần, Học viện Hậu cần về công tác bảo đảm hậu cần. Đề tài còn dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học Mác-xít, đặc biệt là nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý, nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động, nguyên tắc phát triển tâm lý, nguyên tắc tiếp cận hoạt động - nhân cách - giá trị - giao tiếp. * Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: phân tích, khai thác các tài liệu lí luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; phương pháp điều tra; phương pháp quan sát; phương pháp toạ đàm, phỏng vấn; phương pháp phân tích kết quả hoạt động; phương pháp thống kê toán học; phương pháp chân dung. 6. Giả thuyết khoa học NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM ở HVHC là một loại năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển trong chính quá trình đào tạo tại Học viện. Nếu làm rõ được đặc điểm hoạt động bảo đảm hậu cần cấp trung, sư đoàn, các nhân tố qui định và tiêu chí đánh giá NLBĐHC, đồng thời chỉ rõ thực trạng năng lực này của học viên đào tạo CHTM ở HVHC sẽ đề xuất được các biện pháp tâm lí - sư phạm cơ bản nhằm phát triển NLBĐHC cho học viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Học viện. 7. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần luận giải một cách hệ thống những vấn đề lí luận và thực tiễn về NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM ở HVHC. 6 - Đề xuất một số biện pháp tâm lí - sư phạm cơ bản nhằm hình thành, phát triển NLBĐHC cho học viên đào tạo CHTM ở HVHC hiện nay. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm: mở đầu; 2 chương (6 tiết); kết luận; kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC BẢO ĐẢM HẬU CẦN CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO TẠO CHỈ HUY THAM MƯU Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí của ngành hậu cần quân đội và yêu cầu về năng lực của cán bộ hậu cần Tài năng hậu cần quân sự phải là những người tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, nắm vững và có khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nhiệm vụ CTHC. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mô hình nhân cách của một tài năng quân sự là: “Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung”. Đối với cán bộ hậu cần, Người đặc biệt quan tâm tới quan điểm phục vụ, ý thức cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; tinh thần phục vụ, ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ; đoàn kết, dân chủ, kỷ luật và thông qua thực tiễn nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển ngành hậu cần quân đội để xây dựng bồi dưỡng phẩm chất nhân cách, nhân tài hậu cần quân sự. Tiếp thu tư tưởng của V.I. Lênin: “Trong chiến tranh hiện đại đòi hỏi phải có con người có chất lượng cao, cũng như phải có kỹ thuật hiện đại. Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị tiêu diệt nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [26, tr.497], Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến CTBĐHC trong Quân đội. Những tư tưởng ban đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CTHC nói chung, CTHC quân đội nói riêng được hình thành từ sớm thể hiện trong những tư tưởng quân sự đầu tiên ở các bài giảng của Người cho các lớp đào tạo cán bộ nói chung, cán bộ hậu cần nói riêng. Theo Người, CTHC quân đội là một mặt của hoạt động quân sự, một trong những yếu tố tạo thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Ngay từ 7 những ngày đầu thành lập quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguyên tắc tổ chức, phương châm hoạt động và cả việc cung cấp, nuôi dưỡng, tiếp tế cho bộ đội. Trong bài: “Vấn đề quân nhu và quân lương” đăng trên báo cứu quốc ngày 21/6/1946, Người chỉ rõ: “Về quân sự, quân nhu, quân lương rất quan trọng. Có binh hùng tướng giỏi, nhưng thiếu quân nhu lương thực, không thể thắng trận được” [28, tr.261]. Về vị trí, vai trò CTHC Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, công việc cung cấp cũng quan trọng như đánh giặc trước mặt trận, cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận. Gắn liền với quá trình tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, quân đội cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến xây dựng ngành hậu cần quân đội, từ tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, tổ chức bảo đảm đến lựa chọn giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần. Tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất ngày 25/6/1952, trong bài phát biểu với hội nghị Người chỉ rõ: “Các chú còn nhiều khuyết điểm, trước hết là khuyết điểm về tổ chức, chưa nói tổ chức cồng kềnh, hình thức phô trương. Về nguyên tắc tổ chức cũng chưa đúng, cách làm việc thủ công nghiệp chưa ăn khớp, cũng vì thế một phần nên công việc chậm trễ, không được hoàn toàn theo ý muốn” [32, tr.201]. Để thích ứng với việc xây dựng quân đội trong giai đoạn mới đáp ứng nhu cầu của chiến tranh hiện đại, Người chỉ rõ; “Hậu cần phải thực hiện chính quy hoá, hiện đại hoá, từng bước xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần” [32, tr.204]. Trong chiến tranh, Người nhấn mạnh hậu cần các cấp phải luôn xác định tất cả để phục vụ cho chiến thắng, tất cả vì bộ đội ngoài mặt trận làm mục tiêu, nhiệm vụ của CTHC. Người chỉ rõ: “Bổn phận của cán bộ cung cấp là phục vụ chiến sĩ đi đánh giặc và những người dân công đi giúp chiến dịch. Đối với chiến sĩ, phải chăm sóc họ, làm cho họ đủ ăn, đủ mặc, đủ súng, đủ thuốc...” [32, tr.514]. Để thực hiện được “bốn đủ” trong điều kiện chiến tranh ác liệt, khó khăn, người cung cấp thiếu thốn về nhiều mặt, thì yêu cầu đội ngũ những người làm công tác cung cấp, bảo đảm hậu cần không chỉ có tài năng, lòng dũng cảm, mà phải nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ. Chủ tịch 8 Hồ Chí Minh chỉ rõ: mỗi CB, CS, NVHC làm công tác phục vụ bộ đội phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, khai thác, cung cấp những trang bị vật chất, đến tay từng chiến sĩ ngoài mặt trận. Người khái quát phương châm phục vụ bộ đội là công bằng, cụ thể, tỉ mỉ. Để phục vụ bộ đội được tốt đòi hỏi mỗi CB, CS, NVHC phải có “lối làm việc” kế hoạch, khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ chính của cán bộ cung cấp như là người mẹ, người chị của người binh nhì” [31, tr.296]. Theo Hồ Chí Minh, con người phải có đạo đức cũng như “Cây phải có gốc, sông phải có nguồn”. Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng, trong đó tập trung và làm nổi bật bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của CTHC nói chung, HĐBĐHC nói riêng, từ đó đòi hỏi người cán bộ cung cấp để hoàn thành được nhiệm vụ phục vụ phải có phẩm chất đạo đức và năng lực. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ cung cấp là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương chiến như người mẹ, người chị; đức tính cần, kiệm, liêm, chính; tự lực, tự cường... Đồng thời Người cũng yêu cầu rất cao về NL của cán bộ cung cấp để làm tốt nhiệm vụ bảo đảm vật chất, phục vụ chiến trường. Quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò của CTHC quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa giáo dục khắc phục những quan điểm không đúng của không ít cán bộ, chiến sĩ còn coi nhẹ, hạ thấp CTHC, hoặc cho rằng CTHC là tạp dịch, ai cũng làm được; đồng thời định hướng tư tưởng, xác định trách nhiệm, thái độ và động viên đội ngũ này yên tâm và ngày càng làm tốt hơn công việc phục vụ bộ đội, để bộ đội có thêm sức mạnh và ý chí chiến thắng kẻ thù. Đối với người làm CTHC, có nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của CTBĐHC, đặc biệt trong điều kiện chiến tranh, thì mới có “một tư tưởng thông suốt” và mới “vui lòng” làm những việc được giao dù nấu cơm, y tá, vận tải, lái xe hay thợ may, thợ sản xuất, sửa chữa vũ khí... Nêu cao tinh thần trách nhiệm là một đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện bất cứ công việc nào đó, vì có như vậy mới hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ hậu cần quân đội đối với nhiệm vụ bảo đảm hậu cần có ý nghĩa thiết thực. Tinh thần trách nhiệm đó phải được cụ thể hoá trong từng công việc khác nhau. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, người làm CTHC mới vượt qua mọi khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là điều kiện chiến trường, chiến 9 tranh khắc nghiệt, điều kiện kinh tế đất nước khó khăn, nhân dân còn thiếu thốn... vì thế người cán bộ hậu cần quân đội phải khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời cung cấp cho bộ đội. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, người cán bộ hậu cần quân đội sẽ sâu sát với đời sống bộ đội, tận tâm, tận lực phục vụ bộ đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phương châm phục vụ bộ đội là công bằng, bình đẳng, cụ thể, tỉ mỉ. Đó là những đức tính, là “lối làm việc” của người làm công tác quản lý, phục vụ. Hậu cần là công tác bảo đảm vật chất cho đời sống sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội theo chế độ, tiêu chuẩn đã được Nhà nước, Bộ Quốc phòng quy định. Người làm CTHC không công bằng, bình đẳng, tỉ mỉ trong công việc cung cấp, bảo đảm sẽ gây thiệt thòi cho người chiến sĩ và ảnh hưởng tới sức chiến đấu của họ. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ làm CTHC “Phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải đi thẳng đến chiến sĩ” [32, tr.514]. Theo quan điểm của Người, việc bảo đảm mọi nhu cầu vật chất, sinh hoạt tới từng đơn vị cơ sở, tới tận tay người chiến sĩ là mục tiêu và thước đo hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện công bằng, bình đẳng trong bảo đảm hậu cần cho bộ đội là điều kiện để mỗi cán bộ hậu cần rèn luyện lối sống trong sạch, lành mạnh, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Người làm CTBĐHC luôn tiếp xúc với vật chất, hàng hoá, tiền bạc... do đó nếu không thực hiện công bằng, bình đẳng, cụ thể, tỉ mỉ trong bảo đảm sẽ dẫn tới việc tham ô, cắt xén tiêu chuẩn của bộ đội, hoặc vì ngại khó, ngại khổ, vì quan hệ cá nhân... mà đầy đủ, kịp thời với người này, đơn vị này; chậm trễ, bớt xén của người khác, đơn vị khác. Vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chính Minh, đó vừa là thước đo phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vừa là yêu cầu cụ thể về “lối làm việc” của cán bộ hậu cần quân đội. Để phục vụ bộ đội được tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, hậu cần phải có “lối làm việc” kế hoạch, khoa học. Theo Người “lối làm việc” khoa học được biểu hiện: dù việc lớn hay việc nhỏ trước hết phải được thể hiện thành các chương trình, kế hoạch cụ thể; phải xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng công việc đó với phương pháp “nhìn cho rộng, suy cho kỹ”; kế hoạch khoa học phải sát thực. Cán bộ hậu cần phải là người “thấy trước, lo trước”, “phải có sáng kiến và phải tháo vát” để thực hiện công việc 10 có hiệu quả hơn. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lối làm việc khoa học tức là luôn gắn lí luận với thực tiễn một cách đúng đắn, vì vậy, Người dạy cán bộ hậu cần làm việc “Cần phải áp dụng những điều đã học cộng với kinh nghiệm của mình vào công việc thực tế một cánh khôn khéo, mềm dẻo, hợp với hoàn cảnh chứ không nên máy móc” [31, tr.295]. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ hậu cần quân đội ngoài tinh thần trách nhiệm “tận tâm, tận lực” với công việc, phải có tình cảm cách mạng, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc. Phục vụ bộ đội là “bổn phận” của cán bộ cung cấp, song trong đó phải thể hiện tình cảm, chứ không phải chỉ cứng nhắc là trách nhiệm. Chỉ có tình cảm cách mạng, tình đồng chí đồng đội sâu sắc thì mới bảo đảm công bằng, bình đẳng trong bảo đảm, cung cấp. Cán bộ cung cấp “phải thật lòng thương yêu binh sĩ, coi binh sĩ như anh em ruột thịt của mình”. Trong CTHC quân đội, xuất phát từ đặc điểm, tính chất hoạt động của cán bộ hậu cần luôn gắn liền với tiền bạc, hàng hóa, trang thiết bị... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mỗi người phải thật sự “Cần, kiệm, liêm, chính” và hơn thế nữa “phải làm kiểu mẫu về cần, kiệm, liêm, chính” [31, tr.296]. Người khẳng định: “Cần, kiệm, liêm, chính của ta là đạo đức của quân nhân cách mạng. Các chú phải thực hiện đạo đức đó” [30, tr.321]. Đối với người cán bộ hậu cần làm công tác phục vụ, bảo đảm phải luôn quán triệt và thực hiện đúng các yêu cầu đó, càng trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn càng phải thực hiện nghiêm. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trở thành yêu cầu đạo đức cơ bản nhất, là biểu hiện tập trung nhất về đạo đức của người cán bộ hậu cần quân đội. Đồng thời nó cũng là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá về năng lực của người cán bộ hậu cần. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu trong CTBĐHC cần phải nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ luật chặt chẽ. Người cán bộ hậu cần thực hiện tốt dân chủ sẽ phát huy được tinh thần năng động, sáng tạo trong việc bảo đảm, phục vụ. Giữ nghiêm kỷ luật trong hoạt động bảo đảm, phục vụ, thực hiện nghiêm kỷ luật trong hoạt động bảo đảm sẽ tránh được việc tham ô hoặc để cho chiến sĩ làm hao phí và lấy dùng bừa bãi quân nhu, vật phẩm. Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng lí luận cho CTBĐHC nói chung, CTHC quân đội nói riêng. Các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là cơ sở để xem xét, đánh giá NL của người cán bộ hậu cần. 11 1.1.2. Vấn đề phát triển năng lực hoạt động của con người trong tâm lý học * Nghiên cứu của tâm lý học phương Tây về phát triển năng lực hoạt động NL là một thuộc tính phức tạp của nhân cách, vì vậy xung quanh vấn đề NL và PTNL cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó phải kể đến một số hướng nghiên cứu cơ bản như sau: - Thuyết nguồn gốc sinh vật về PTNL Quan điểm của thuyết này khẳng định: NL của con người phụ thuộc vào nguyên nhân sinh học mà chủ yếu là do di truyền. Sự di truyền sinh học quyết định cả số lượng và chất lượng của sự PTNL con người. Tiêu biểu là các quan điểm của F.Galton; K.Bule; Đ.Điway; G.Reves; S.Tranger; S.Freud. F.Galton (Anh)(1822-1911), trong tác phẩm Sự di truyền của tài năng đã khẳng định: Tài năng là một phẩm chất thuần tuý di truyền; di truyền là nguồn gốc, động lực quyết định hết thảy tới sự PTNL con người. Thực chất quan điểm là phủ nhận vai trò của xã hội và giáo dục đào tạo đối với sự PTNL của con người. Quan điểm này đã được Đ.Điway (Mỹ) phát triển, khẳng định nhân tố sinh vật là tiền đề, là yếu tố quyết định tới sự PTNL của con người. Trong tác phẩm “Tài năng và thiên tài” (1952) của G.Reves (Mỹ) và tác phẩm “Năng khiếu và những vấn đề của nó” (1963) của F.Baumhacte (Đức) đều cho rằng: sự PTNL của mỗi con người là sự trưởng thành có tính tự phát của các “Tố chất tiềm năng” trong các lĩnh vực khác nhau mà các tác động của môi trường và sự tích cực của cá nhân không có ảnh hưởng gì. Còn S.Tranger (Đức) thì cho rằng: các đặc điểm của cấu trúc cơ thể quyết định tớí sự hình thành và PTNL của con người. S.Freud (Áo) khẳng định: PTNL của con người do yếu tố bản năng quyết định, trong các loại bản năng như: tự vệ, dinh dưỡng, sinh sản, thì bản năng sinh sản, tình dục giữ vai trò chủ đạo tạo thành động lực thúc đẩy NL sáng tạo của con người. Các nhà tâm lý học trên đều có quan điểm chung: coi nhân tố sinh vật là thành phần không thể thiếu và là yếu tố quyết định đến sự PTNL của con người như gen, đặc điểm cấu trúc thể tạng, bản năng sinh vật của con người, các nhân tố xã hội chỉ là điều kiện “hỗ trợ” cho các nhân tố sinh học được bộc lộ, phát huy trong quá trình hoạt động của con người. Như vậy, với quan điểm duy vật máy móc và phương pháp xem xét siêu hình các nghiên cứu đó đã quá nhấn mạnh vai trò yếu tố sinh vật, xem nhẹ hoặc bỏ qua yếu tố xã hội trong quá trình luận giải sự PTNL cho hoạt động của con người. Vì vậy, họ 12 lại rơi vào duy tâm chủ nghĩa, không phản ánh đúng bản chất xã hội lịch sử của sự PTNL. - Thuyết nguồn gốc xã hội về PTNL Từ một cách tiếp cận khác, thuyết nguồn gốc xã hội về PTNL khẳng định: NL của con người hoàn toàn do nhân tố xã hội quyết định. Đại biểu là các nhà tâm lý học hành vi như: J.Watson; B.F.Skiner và E.Tolman. Theo J.Watson (1878-1958) người Mỹ, người sáng lập ra tâm lý học hành vi thì: NL là tất cả những gì con người học được qua những lần “thử và sai” với một chuỗi dài S - R. Ông quan niệm con người là “cỗ máy sinh học”, hành vi chỉ là những phản ứng máy móc trước những tác động kích thích trong môi trường xã hội. Thực chất ông hoàn toàn phủ nhận vai trò của nhân tố sinh vật và tính tích cực hoạt động của cá nhân đối với sự PTNL. Tư tưởng của J.Watson có ảnh hưởng rất lớn đến hướng nghiên cứu của B.F.Skiner, ông muốn biến xã hội trở thành phòng thực nghiệm TLH, coi mọi NL, hành vi của con người đều được tiêu chuẩn hóa theo công thức S - R của J.Watson đưa ra. Khắc phục những hạn chế của J.Watson, các nhà hành vi mới, đại biểu như E.Tolman (1886-1959, Mĩ); K.Hull (1884-1952, Mĩ)... bổ sung các khái niệm tạo tác (operant)- tức là họ nghiên cứu cái gì đã xảy ra giữa (S) và (R). Theo họ, giữa khoảng này có các yếu tố trung gian, các yếu tố này can thiệp vào quá trình tạo ra (R), đó có thể là lí lẽ, ý định, chương trình hình ảnh, tri thức, kinh nghiệm... Như vậy, các nhà hành vi mới đã đưa vào công thức S - R một biến số trung gian (O) từ đó hình thành nên công thức S - O - R. Đây là một bổ sung hoàn toàn đúng đắn, đặc trưng cho hiện tượng tâm lí, bởi bất kì một phản ứng phức tạp nào cũng có các yếu tố trung gian can thiệp vào... Song suy cho cùng hành vi (R) vẫn là kết quả tất yếu của (S) cho nên dù "mới" hay "cũ" thì vẫn là chủ nghĩa hành vi, và về cơ bản vẫn duy trì phương hướng lấy hành vi với tư cách là tổng các phản ứng để giải thích vấn đề NL và PTNL người. Có thể thấy các nhà nghiên cứu trên đều có xu hướng tuyệt đối hóa tính quyết định của môi trường xã hội đối với hành vi con người, không thấy được vai trò của yếu tố sinh vật và hoạt động tích cực của cá nhân đối với sự PTNL. Họ coi môi trường xã hội là bất biến, quyết định, con người hoàn toàn thụ động trước ảnh hưởng của môi trường. 13 - Thuyết hội tụ hai yếu tố về PTNL Sự ra đời của thuyết hội tụ hai yếu tố ngay lập tức đã loại bỏ sự phiến diện của thuyết nguồn gốc về sinh vật và thuyết nguồn gốc xã hội của NL, đại biểu là nhà tâm lý học người Đức: V.Stecnơ. Theo thuyết này thì sự tác động qua lại giữa môi trường và yếu tố di truyền của cá nhân là quyết định trực tiếp tới quá trình PTNL của con người, trong đó di truyền giữ vai trò chủ yếu, nhân tố môi trường là điều kiện để biến những yếu tố có sẵn của di truyền thành hiện thực. Theo họ, PTNL là sự chín muồi của những NL mà con người sinh ra đã có do cha mẹ, tổ tiên truyền lại cho thế hệ sau dưới dạng có sẵn, bất biến. Trong đó nhịp độ và giới hạn của sự phát triển là tiền định. Mặt khác, họ cho rằng tốc độ chín muồi của NL- tức tốc độ PTNL của cá nhân chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Tuy nhiên, môi trường ở đây đơn giản chỉ là gia đình của họ, tồn tại riêng biệt, tách rời toàn bộ đời sống xã hội. Với những quan niệm mang tính chất máy móc, siêu hình, thuyết hội tụ hai yếu tố cũng mắc sai lầm khi lí giải về sự PTNL con người. Tóm lại, mặc dù quan niệm của những người đại diện cho các thuyết trên nhìn bên ngoài có vẻ khác nhau, nhưng thực chất đều giống nhau ở chỗ: đều thừa nhận NL con người là bất biến, tiền định, hoặc là do bản năng sinh vật di truyền sẵn có, chịu ảnh hưởng của môi trường bất biến; và đều đánh giá không đúng vai trò của giáo dục trong sự PTNL của con người. Mặt khác, đó còn là việc xem xét sự PTNL của con người tách rời và không phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể mà trong đó quá trình PTNL đang diễn ra. Họ đã phủ nhận tính tích cực của cá nhân, coi con người là một thực thể tự nhiên, thụ động, cam chịu ảnh hưởng có tính chất quyết định của các yếu tố sinh vật hoặc môi trường... Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học phương Tây cũng đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển lí luận khoa học nghiên cứu về sự hình thành và PTNL con người, chỉ ra những yếu tố, hành vi cần đạt được trong quá trình PTNL cho mỗi cá nhân. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà TLHQS tư sản trong nghiên cứu và vận dụng vào xây dựng quân đội của giai cấp tư sản. * Quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết về phát triển năng lực 14 Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, các nhà tâm lý học Xô Viết đã giải quyết đúng đắn, khoa học về sự hình thành và PTNL. Có thể kể đến các nghiên cứu của B.M.Chieplov; X.L.Rubinstein; A.N.Lêonchiev; A.G.Côvaliov; B.G.Ananhiev; N.X.Laytex... và nhiều nhà tâm lý khác. Những đóng góp của các nhà tâm lý học Xô Viết đã vạch ra phương hướng cơ bản cho việc nghiên cứu NL và PTNL của con người. Tư tưởng của các nhà tâm lý học Xô Viết được biểu hiện nhất quán trên những khía cạnh sau: - Đánh giá về vai trò của tố chất, coi đó là tiền đề vật chất không thể thiếu của năng lực và sự PTNL A.N.Lêonchiev, trong các công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng, các phẩm chất di truyền về mặt sinh học là một trong những điều kiện tiền đề vật chất của NL. Ông chỉ rõ: “Quá trình bẩm sinh di truyền chỉ là những điều kiện cần thiết bên trong chủ thể giúp cho cấu tạo tâm lý mới có thể xuất hiện” [46, tr.96]. B.M.Chieplov cũng cho rằng: “Cái bẩm sinh cá thể là các đặc điểm giải phẫu sinh lý, có nghĩa là các tố chất, chúng là cơ sở của sự PTNL của con người, còn NL bao giờ cũng là kết quả của sự phát triển” [dẫn theo 54, tr.25]. A.G.Côvaliov cho rằng, nên xem tư chất không phải là đặc điểm sinh lí - giải phẫu mà chủ yếu là đặc điểm sinh lí - tâm lí, theo đó tác giả khẳng định: “Tư chất là cơ sở tự nhiên đầu tiên của NL, chúng còn chưa phát triển nhưng sẽ bộc lộ ra trong những thử thách đầu tiên của hoạt động” [4, tr.97]. Còn B.G.Ananhiev thì quan niệm: “Tố chất (tiền đề) trở thành NL thực sự chỉ được thể hiện trong chính hoạt động và thông qua hoạt động” [dẫn theo 54, tr.30]. Trong khi đó, X.L.Rubinstêin nhận xét: coi thường cái gì mà thiên nhiên phú cho chúng ta, tức là coi thường chính con người, con người không thể tách khỏi với thiên nhiên và đối lập hoàn toàn bản thân mình với nó, anh ta không được quên rằng chính anh ta là sản phẩm phát triển của thiên nhiên. Có thể thấy rằng, các nhà tâm lý học Xô Viết không hề đối lập tư chất với NL mà coi tư chất là cơ sở tự nhiên, tiền đề vật chất của sự PTNL. - Khẳng định năng lực tồn tại trong hoạt động và phát triển thông qua hoạt động của mỗi cá nhân 15 Thực hiện chủ trương đưa lí thuyết hoạt động vào nghiên cứu tâm lí, các nhà TLH Xô Viết đã nghiên cứu NL và sự PTNL gắn liền với hoạt động nói chung và chủ thể nói riêng. Theo X.L.Rubinstêin: “Các năng lực của con người không chỉ được hình thành trong quá trình con người nắm sản phẩm do con người sáng tạo ra trong lịch sử, mà cả trong quá trình con người tạo ra sản phẩm, quá trình tạo ra thế giới đối tượng, đồng thời là quá trình phát triển chính bản thân mình” [dẫn theo 54, tr.23]. B.M.Chieplov cũng cho rằng: “Vấn đề không chỉ là ở chỗ NL của con người được biểu hiện trong hoạt động, mà còn ở chỗ nó được hình thành trong hoạt động đó” [dẫn theo 54, tr.25]. Nghĩa là, NL không phải là thuộc tính sẵn có hoặc cố định trong một con người, NL không nằm ngoài hoạt động, NL được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động. Các đặc điểm sinh lí mang tính bẩm sinh, di truyền chỉ là điều kiện tiền đề vật chất của sự PTNL, còn NL phát triển tới mức độ nào là do điều kiện sống, điều kiện xã hội lịch sử và khả năng hoạt động của cá nhân quy định. - Khẳng định các điều kiện xã hội, giáo dục và tính tích cực hoạt động của cá nhân quy định NL và sự PTNL của mỗi người Các nhà TLH Xô Viết đều cho rằng, sự hình thành và PTNL là thông qua quá trình phân công lao động xã hội quy định. Theo P.A.Ruđích: “Không phải là tiền đề sinh vật mà do sự phân chia lao động làm xuất hiện những giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội là nguyên nhân làm PTNL của con người” [41, tr.407]. A.N. Lêonchiev luôn khẳng định tính quy định của các điều kiện xã hội và giáo dục đối với sự PTNL của cá nhân. Để hình thành và PTNL thì cá nhân phải thực hiện một hoạt động tích cực và phù hợp với kinh nghiệm xã hội - lịch sử của hoạt động đó. Theo A.G.Côvaliov, quá trình hình thành và PTNL luôn gắn với tính tích cực của cá nhân trong việc lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Ông cho “Trong năng lực của mỗi cá nhân biểu hiện một cách cô đọng những kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm hoạt động của cá nhân về mặt lí luận và thực tiễn” [4, tr.119]. Ông luôn đánh giá cao vai trò của dạy học và giáo dục đối với quá trình hình thành và PTNL, “dạy học và giáo dục có vai trò đặc biệt”, giúp rút ngắn thời gian hình thành và PTNL, nhanh chóng tìm ra phương thức hoạt động tối ưu để giải quyết nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. 16 Tóm lại, nghiên cứu của các nhà TLH Xô Viết đã có những đóng góp quan trọng vào lí luận PTNL, đánh giá đúng vai trò của tố chất trong việc hình thành và PTNL, khẳng định NL tồn tại và phát triển trong hoạt động, vai trò quyết định của các điều kiện xã hội, giáo dục và tính tích cực hoạt động của cá nhân với PTNL. * Quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam về PTNL hoạt động của con người TLH Việt Nam ra đời trên nền tảng của TLH Mác-xít, tuy còn non trẻ nhưng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học tâm lý. Trong đó, vấn đề NL và PTNL đã được nhiều nhà TLH nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tác giả Phạm Minh Hạc khi nghiên cứu về NL của con người đã chỉ ra vai trò của tri thức, kĩ xảo, kĩ năng trong cấu trúc của NL, đồng thời làm sáng tỏ con đường hình thành và PTNL của cá nhân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của xã hội, của cộng đồng mà chủ thể đang sống và hoạt động. Trong TLH xã hội, tác giả Hồ Học Hải và các đồng nghiệp đã xem xét NL như là một phẩm chất nghề nghiệp được quy định bởi cấu trúc gồm: “Kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng và cả hệ thống niềm tin, thái độ nghề nghiệp của chúng” [dẫn theo 43, tr.23]. Trong lĩnh vực TLH Sư phạm Đại học, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã chỉ rõ vai trò của yếu tố sinh vật, những đặc điểm bẩm sinh di truyền là điều kiện không thể thiếu trong sự hình thành và PTNL, khẳng định: “Năng lực là một tổ hợp những đặc điểm tâm lí và sinh lí cá nhân, đang là những điều kiện chủ quan để cá nhân đó thực hiện có kết quả một hoạt động” [dẫn theo 54, tr.33], điều đó nói lên NL được thể hiện trong hoạt động và hình thành trong chính hoạt động đó. Nghiên cứu về “Tâm lí học phát triển”, tác giả Vũ Thị Nho đã chỉ ra những điều kiện cho sự phát triển tâm lí (trong đó có PTNL) bao gồm các yếu tố như: “Thể chất, bẩm sinh, di truyền; môi trường xã hội; hoạt động của chủ thể trong đó yếu tố bẩm sinh, di truyền là tiền đề, điều kiện tự nhiên của sự phát triển; môi trường xã hội là điều kiện quan trọng cho sự phát triển tâm lí và hoạt động của chủ thể có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của sự phát triển tâm lí [37, tr.25]. Trong TLHQS, nhiều tác giả đã nghiên cứu về NL của người cán bộ quân đội với nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Nguyễn Ngọc Phú, khi đề cập những phẩm chất nhân cách của người cán bộ sĩ quan trong xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, 17 chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đã chỉ ra các yếu tố cấu thành NL của người cán bộ sĩ quan quân đội và những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao đối với các phẩm chất của Sĩ quan quân đội trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Ngô Minh Tuấn, nghiên cứu về: “Năng lực của Sĩ quan quân đội theo quan điểm Chủ tich Hồ Chí Minh” [53, tr.162170], đã chỉ rõ những tư tưởng của Người về năng lực của người cán bộ quân đội, đồng thời luận giải vai trò của những yếu tố xã hội trong sự hình thành NL, con đường bồi dưỡng và PTNL của người Sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu “Năng lực chuyên biệt của cán bộ bộ đội biên phòng làm công tác quản lý kiểm soát ở cửa khẩu” tác giả Nguyễn Văn Túy đã chỉ ra các thành tố cấu thành NL quản lý kiểm soát ở cửa khẩu của cán bộ bộ đội biên phòng và vai trò vị trí của từng thành tố trong PTNL. Tác giả xác định tố chất sinh học đặc thù của nghề nghiệp kiểm soát là tiền đề cơ sở vật chất không thể thiếu của NL. Phẩm chất chính trị, đạo đức là thành tố giữ vị trí quan trọng trong việc tạo nên NL. Kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp kiểm soát là thành tố cơ bản quyết định đến NL của người cán bộ bộ đội biên phòng. Đặc điểm tâm lý đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp kiểm soát là một thành tố góp phần tạo nên sự toàn vẹn trong NL của người cán bộ kiểm soát. Tác giả Nguyễn Hồng Châu với “Nâng cao chất lượng đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn binh chủng hợp thành Quân đội nhân dân Việt Nam” đã chỉ rõ những tiêu chí đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn, các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ này. Các nhà TLH Mác-xít, trong đó có các nhà TLHQS đã có những đóng góp to lớn trong việc phân tích khẳng định vai trò các nhân tố chi phối sự hình thành PTNL và con đường bồi dưỡng PTNL. Chính điều này đã tạo ra tiền đề lí luận cho đề tài đi vào nghiên cứu NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM ở HVHC. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Năng lực bảo đảm hậu cần Các nhà TLH trong và ngoài nước đã đưa ra những khái niệm khác nhau về năng lực. P.A.Rudik quan niệm: “Năng lực là tính chất tâm - sinh lí của con người chi phối các quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt 18 động nhất định” [41, tr.401]. Ở đây ông đã mở rộng khái niệm NL mà trong đó các điều kiện tâm - sinh lí có sự chi phối các loại hoạt động của con người. A.G.Côvaliov cho rằng: “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả cao” [4, tr.90]. Theo ông, NL cần được hiểu như là một tổ hợp của các thuộc tính cá nhân cần thiết cho việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định. Các thuộc tính đó không tồn tại độc lập bên cạnh nhau một cách đơn giản, mà chúng tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ thống nhất định. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lí của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả một hoạt động nào đó” [12, tr.145]. Theo ông, NL luôn gắn liền với một hoạt động nhất định; NL của một con người cụ thể được biểu hiện trong hoạt động và bằng kết quả của hoạt động. NL cũng được hiểu như những đặc điểm tâm lí cá biệt tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động. Tác giả Vũ Dũng trong từ điển TLH cũng đưa ra quan niệm về NL: “Là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [5, tr.160]. Theo tác giả, bất cứ một phẩm chất đơn lẻ nào của cá nhân cũng không thể đảm bảo hoàn thành tốt đẹp một dạng hoạt động nhất định. Sự thành công của bất cứ một hoạt động nào đều do sự kết hợp tổng thể của nhiều phẩm chất tâm lí cá nhân quyết định. Tác giả Nguyễn Ngọc Phú và các nhà TLHQS cho rằng, toàn bộ các phẩm chất tâm lí và sinh lí cá nhân đều góp phần tạo nên kết quả của hoạt động, người có NL là người có những phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đạt kết quả cao trong hoạt động. Hoạt động là điều kiện hình thành và PTNL, là thước đo NL của từng cá nhân, chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho phép chúng ta đánh giá mức độ PTNL của cá nhân, không có NL tồn tại ngoài hoạt động. Trên cơ sở phân tích quan điểm của các nhà TLH nói chung, TLHQS nói riêng về năng lực, có thể đưa ra khái niệm chung về NL như sau: “Năng lực là tổng 19 hợp những phẩm chất tâm lí và sinh lí cá nhân, đáp ứng với yêu cầu của hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động ấy nhanh chóng thành thạo và đạt hiệu quả cao”. Khi nói đến NL cần phải hiểu không phải là một phẩm chất tâm lí duy nhất nào đó mà là sự tổng hợp các phẩm chất tâm lí và sinh lí đảm bảo cho cá nhân đạt được tốc độ, hiệu quả cao trong hoạt động. Sự tổng hợp các phẩm chất tâm lí - sinh lí không phải là phép cộng giản đơn của các phẩm chất ấy mà là sự thống nhất hữu cơ, tác động qua lại, ảnh hưởng chi phối lẫn nhau trong quá trình hoạt động. NL được hình thành, phát triển và biểu hiện ra trong hoạt động, qua kết quả hoạt động có thể đánh giá NL của từng cá nhân. NL bao giờ cũng là NL trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Năng lực của người cán bộ được thể hiện ở trình độ tri thức; kiến thức khoa học, ở chất lượng và hiệu quả công tác cụ thể... chứ không phải chỉ nhấn mạnh đơn thuần học vị, bằng cấp mà không chú ý đầy đủ đến thực chất trình độ cũng như năng lực lãnh đạo, quản lý và quá trình rèn luyện, thử thách trong thực tiễn công tác” [6, tr.114]. NLBĐHC là một loại NL chuyên biệt của hoạt động quân sự, là sự thống nhất với NL chung. Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm về NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM ở HVHC như sau: Năng lực bảo đảm hậu cần của học viên đào tạo chỉ huy tham mưu ở Học viện Hậu cần là tổng hợp những phẩm chất tâm - sinh lí của học viên đáp ứng yêu cầu tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các hoạt động bảo đảm hậu cần ở trung, sư đoàn; được hình thành trong quá trình giáo dục - đào tạo ở Học viện Hậu cần, nhằm đáp ứng mô hình, mục tiêu đào tạo. NLBĐHC của học viên đào tạo CHTM không phải là những thuộc tính tự nhiên có sẵn, quá trình hình thành và phát triển của nó tuân theo quy luật về sự hình thành, phát triển của NL chung, đồng thời luôn chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp bởi chính hoạt động học tập, rèn luyện của người học. NLBĐHC có mối quan hệ biện chứng với các thuộc tính tâm lí khác của nhân cách học viên như: xu hướng, tính cách, khí chất. Để phát triển và hoàn thiện nhân cách của người học viên cần phát triển toàn diện các thuộc tính tâm lí nhân cách trong đó không thể thiếu năng lực của họ. 20 Năng lực bảo đảm hậu cần của học viên không phải chỉ là một phẩm chất tâm lí, sinh lí riêng lẻ nào, mà là tổng hợp những phẩm chất tâm-sinh Lý của người học viên đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập, rèn luyện, cũng như HĐBĐHC ở đơn vị sau khi ra trường. Tổng hợp những phẩm chất tâm-sinh lí đó bao gồm nhiều thành tố và nhiều nội dung, mỗi thành tố, mỗi nội dung phản ánh những đòi hỏi đặc thù của mục tiêu đào tạo và thực tiễn trên cương vị chủ nhiệm hậu cần sau này, các tốt chất như: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp hậu cần; kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng nghề nghiệp hậu cần... các thành tố này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại chi phối lẫn nhau, đảm bảo cho hoạt động học tập, rèn luyện của học viên đạt kết quả cao. 1.2.2. Phát triển năng lực bảo đảm hậu cần Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: "Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện” [11, tr.227]. Như vậy, có thể coi phát triển là một dạng đặc biệt của sự vận động, quá trình phát triển sẽ xuất hiện những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy mà tăng tính phức tạp của sự vật và của sự liên hệ, làm cho cơ cấu tổ chức; phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Dựa trên nguyên lí phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nhà TLH Mác xít khi xem xét sự phát triển tâm lí đã chỉ rõ: "Phát triển tâm lí ở con người đó là sự hình thành và hoàn thiện các quá trình tâm lí và các thuộc tính nhân cách diễn ra nhờ kết quả tích cực hoá cá nhân, có nghĩa là tích cực hoá hoạt động của con người dưới ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội vào giáo dục với tư cách là sự mở rộng không ngừng các mâu thuẫn bên trong nảy sinh giữa sự phát triển các nhu cầu mới và việc thiếu vắng các khả năng thoả mãn chúng" [39, tr.19]. Từ đó có thể hiểu, phát triển tâm lí là sự thay đổi trong quan niệm về sự vật, hiện tượng trong quá trình phản ánh tâm lí, mà đặc trưng của nó là sự thay đổi về cấu trúc cái được phản ánh và phương thức phản ánh chúng. Phát triển tâm lí chính là sự gia tăng ngày càng phức tạp hoạt động của con người từ mức độ thấp đến mức độ cao để phù hợp với những đòi hỏi ngày càng tăng lên của xã hội. Trong phát triển tâm lí, hoạt động tích cực của con
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan