Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phản địa đàng trong tiểu thuyết mù lòa của josé saramago...

Tài liệu Phản địa đàng trong tiểu thuyết mù lòa của josé saramago

.PDF
105
1
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA NGỮ VĂN ------------------------- ĐẶNG THÙY LAN HƯƠNG PHẢN ĐỊA ĐÀNG TRONG TIỂU THUYẾT MÙ LÒA CỦA JOSÉ SARAMAGO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phương Khánh Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Phương Khánh. Những kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả Đặng Thùy Lan Hương LỜI CẢM ƠN Đề tài Phản địa đàng trong tiểu thuyết Mù lòa của José Saramago là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo theo học ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn với sự giúp đỡ từ rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Nguyễn Phương Khánh, thuộc Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường. Lời cuối tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................... 2 2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa trên thế giới .................................. 2 2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa ở Việt Nam ................................. 11 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 13 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 13 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 13 6. Bố cục ................................................................................................................. 14 NỘI DUNG.............................................................................................................. 14 CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI PHẢN ĐỊA ĐÀNG TRONG VĂN HỌC – NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM ....................................................................................................... 15 1.1. Văn học đề tài phản địa đàng (dystopia) ......................................................... 15 1.2. Những chủ đề trong văn học phản địa đàng ................................................... 21 1.2.1. Hệ thống chính trị lệch khỏi đường ray lý tưởng ..................................... 22 1.2.2. Sự tàn phá môi trường tự nhiên ................................................................ 24 1.2.3. Máy móc – từ siêu trợ lý đến cỗ máy hủy diệt nhân loại ......................... 26 1.2.4. Cuộc chiến sinh tồn – quy luật tất yếu của muôn loài .............................. 28 1.3. Các đặc trưng của tiểu thuyết đề tài phản địa đàng....................................... 29 1.3.1. Xây dựng cốt truyện tận thế, hậu tận thế ................................................. 29 1.3.2. Phân mảnh nhân vật - sự phá hủy một thực thể thống nhất ................... 32 1.3.3. Khai thác yếu tố gothic trong văn học phản địa đàng .............................. 34 CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT MÙ LÒA – MỘT THẾ GIỚI U TỐI,................... 37 PHẢN ĐỊA ĐÀNG .................................................................................................. 37 2.1. Bệnh dịch và bản mô tả u ám về thế giới ........................................................ 37 2.1.1. Motif cốt truyện dịch bệnh và chủ đề sinh tồn ......................................... 38 2.1.2. Bạo lực và sự tan vỡ của hệ thống chính quyền trong dịch bệnh ............ 41 2.2. Nhân vật – hình tượng loài người trong thảm hoạ ......................................... 47 2.2.1. Nỗi sợ hãi và yếu đuối như là căn tính ...................................................... 48 2.2.2. Sự huỷ hoại nhân tính................................................................................ 53 2.2.3. Hành trình sinh tồn và hi vọng ................................................................. 58 2.3. Các biểu tượng của thế giới phản địa đàng .................................................... 61 2.3.1. Bệnh mù trắng ........................................................................................... 61 2.3.2. Khu cách ly ................................................................................................ 65 2.3.3. Bạo lực và dục tính .................................................................................... 67 2.3.4. Nước, cơn mưa và tẩy rửa ......................................................................... 69 CHƯƠNG 3: MỘT NGỤ NGÔN KHẢI HUYỀN VÀ TÍNH KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG TRONG TIỂU THUYẾT MÙ LÒA ........................................................ 72 3.1. Mù lòa – một ngụ ngôn khải huyền ................................................................. 73 3.1.1. Khải huyền – một phương diện trong phản địa đàng .............................. 73 3.1.2. Mù lòa – tận thế và sự thức tỉnh thế giới u minh ...................................... 76 3.2. Phản địa đàng – từ viễn tưởng đến tính hiện thực thời sự và khả năng dự báo…………………………………………………………………………………….80 3.2.1. Yếu tố khoa học viễn tưởng trong tiểu thuyết Mù lòa ............................. 80 3.2.2. Tính hiện thực thời sự và dự báo của văn học qua trường tiểu thuyết Mù loà ......................................................................................................................... 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 93 PHỤ LỤC TIẾNG ANH ......................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 96 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chỉ trong nửa đầu thế kỷ XX, thế giới phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Cùng với sự lên ngôi của bạo lực là sự suy thoái của nền kinh tế, sự tan biến của các giá trị đạo đức cùng những kiến trúc đồ sộ mà nhân loại đã dày công bồi đắp qua bao thế kỷ. Cả hành tinh lúc này bị bao phủ bởi màu sắc xám xịt, tang thương đến rợn người. Khói lửa chiến tranh, tình cảnh ly tán, tệ nạn xã hội cùng những mất mác đau thương đã hoàn toàn phá nát hi vọng của con người về một xã hội lý tưởng với tự do, bình đẳng và bác ái. Có thể nói, những dư chấn về tâm hồn của con người xuất phát từ chính những thành tựu khoa học, vũ khí quân sự do chính con người tạo ra. Những biến chuyển khủng khiếp của hành tinh đã khiến công chúng dần lo sợ về một xã hội u ám, hỗn loạn có thể xuất hiện trong tương lai. Tâm thức này đã tác động đến những người yêu thích văn chương, chưa bao giờ chúng ta thấy bạn đọc quan tâm đến thế giới phản địa đàng trong các tác phẩm văn học lại rầm rộ như trong thế kỷ XX. Đặc biệt, trong hai năm gần đây, sự bùng phát đại dịch Covid đã khiến công chúng ngày càng quan tâm đến những tác phẩm viết về dịch bệnh. Bên cạnh việc chú ý đến sự xuất hiện các sáng tác mới, bạn đọc còn tìm hiểu về những tiểu thuyết đại dịch đã ra mắt trước đó để thấy được sự nhạy bén của văn học trong việc phản ánh những biến chuyển xã hội bằng mô hình thế giới phản địa đàng. Sự tò mò về trạng thái xã hội và phản ứng của con người trong và sau đại dịch đã thôi thúc độc giả đào sâu từng tầng ý nghĩa của thế giới phản địa đàng trong những ấn phẩm hư cấu về dịch bệnh. 1.2. Trong số những gương mặt xuất sắc của dòng văn học mô tả về một thế giới phản địa đàng, người đọc không thể bỏ qua cái tên José Saramago - một tiểu thuyết gia xứ Bồ Đào Nha. Cây bút Saramago đã thể hiện mình là một nhà quan sát nhạy bén về con người, về những căn bệnh xã hội, mang đến cho độc giả những lăng kính mạnh mẽ giúp mở rộng tầm nhìn về các vấn đề đang tồn tại trong cộng đồng. Do những đóng góp to lớn với văn học, nhà văn đã được trao giải Nobel văn chương vào năm 1998. Bằng một ngòi bút siêu thực và đầy ẩn dụ, José Saramago đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một thế giới đầy u ám với dục vọng, cái chết và sự xuống cấp của nhân tính trong cuốn tiểu thuyết Mù lòa. Sức hấp dẫn từ tầng nghĩa ngụ ngôn từ 1 những trang viết đã cuốn hút chúng tôi đào sâu nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Mù lòa này. 1.3. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa, chúng tôi nhận thấy tác phẩm đã được các học giả thế giới khám phá từ nhiều góc độ khác nhau; tuy nhiên tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa dành cho nhà văn Nobel này sự quan tâm xứng đáng. Dẫu văn bản tác phẩm đã có mặt tại Việt Nam khá lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình đầy đủ hoặc một bài luận mang tính học thuật đáng tin cậy nào về tiểu thuyết Mù lòa và thế giới phản địa đàng trong tác phẩm. Như vậy, xuất phát từ mong muốn giới thiệu cho bạn đọc một tiểu thuyết đương đại đã tạo ra tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới bởi những mô tả u ám về viễn cảnh tương lai nhân loại, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Phản địa đàng trong tiểu thuyết Mù lòa của José Saramago”. Qua việc khảo sát cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của cây bút tài hoa José Saramago, chúng tôi từng bước tìm hiểu rõ hơn về dòng văn học dystopia và những cảnh báo của các nhà văn về những vấn đề nguy hiểm đang tiềm ẩn trong cấu trúc xã hội và nội tại của con người. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa trên thế giới Với lối kể chuyện hấp dẫn, phong cách viết độc đáo cùng tầng sâu tư tưởng được ký thác trong từng tác phẩm, José Saramago đã chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trên văn đàn thế giới. Ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình ở tuổi hai mươi tư với ấn phẩm đầu tay là tiểu thuyết ngắn Land of Sin (ban đầu có tựa đề là The Widow). Tuy nhiên, cuốn sách đã không tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với bạn đọc. Bẵng đi một thời gian dài, Saramago cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Manual of Painting and Calligraphy vào năm 1977. Những năm sau đó, nhà văn liên tục khẳng định tên tuổi của mình với những tác phẩm như: Raised from the Ground (1980), Baltasar và Blimunda (tiếng Bồ Đào Nha: Memorial do Convention, 1982), The Year of the Death of Ricardo Reis released (1984), The Stone Raft (1986). Đặc biệt, cuốn sách Baltasar và Blimunda đã đưa ông đến gần hơn với bạn đọc thế giới. Bằng sự miệt mài cống hiến cho văn chương và tài năng vốn có, José Saramago đã trở thành trở thành nhà văn đầu tiên sáng tác bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha nhận giải Nobel danh giá. Sự kiện quan trọng này đã củng cố danh tiếng của ông nhưmột trong 2 những nhà văn được đánh giá cao nhất ở châu Âu. Cũng kể từ đó, các tiểu thuyết của José Saramago được dịch ra nhiều thứ tiếng và thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhiều học giả trên thế giới. Cây bút tài hoa của Bồ Đào Nha đã lôi cuốn bạn đọc bằng những nét độc đáo cả về hình thức nghệ thuật lẫn tư tưởng sâu sắc về xã hội và con người. Về mặt hình thức, nhà văn từ chối tuân theo các quy tắc thông thường về dấu câu và thường từ bỏ việc sử dụng danh từ riêng. Về mặt nội dung, tiểu thuyết gia đã phản ánh nỗi sợ hãi và hy vọng của con người, khắc họa khả năng phục hồi của con người giữa sự khốn khổ không thể chịu đựng được. Đồng thời những quan điểm của nhà văn về chính trị, xã hội cũng được thể hiện tinh tế trong các sáng tác. Trong các tiểu thuyết của Saramago, câu chuyện giả tưởng về một thành phố bỗng dưng hóa mù trong tiểu thuyết Mù lòa (tiếng Bồ Đào Nha: Ensaio sobre a cegueira, 1995) đã tạo được tiếng vang mạnh mẽ, khiến cho các học giả tò mò và không ngừng đào sâu, tìm hiểu các tầng vỉa giá trị của nó ở nhiều góc độ khác nhau. Qua việc lược khảo nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng có thể chia những phát hiện đó thành các khía cạnh mà chúng tôi sẽ liệt kê sau đây: Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy rằng chiếm một phần khá lớn là những nghiên cứu tập trung vào phân tích đề tài dịch bệnh, qua đó làm rõ sự đổ vỡ của bức tường văn minh mà loài người đang sinh sống. Để phản ánh rõ sự khác biệt trong hành vi của con người trước và trong thời kì dịch bệnh, các học giả đã lựa chọn hình ảnh động vật trong tác phẩm làm đối tượng chính. Trong bài viết Animal Imagery in Jose Saramago’s Blindness [2], Arya Aryan và Zohreh Helali đã dựa trên lý thuyết Reader - Response để khám phá tầm quan trọng của hình ảnh động vật trong tiểu thuyết Mù lòa. Đồng thời giải thích mối liên hệ giữa chúng và sự suy tàn của nhân loại qua căn bệnh mù trắng. Cụ thể, người viết nhận thấy Saramago đã gán các đặc điểm của động vật cho các nhân vật và xây dựng quá trình con người phải trải qua để đến gần với trạng thái động vật. Quá trình này cho thấy con người đang dần mất đi khả năng suy luận, từ bỏ đạo đức, dẫn đến việc nền văn minh của loài người đang dần tan rã. Nhìn chung, nghiên cứu đã đưa ra một góc nhìn khá mới mẻ, khẳng định hình ảnh động vật đóng vai trò hỗ trợ một trong những chủ đề trung tâm của tác phẩm: mù tâm linh trong thế giới hiện đại (spiritual blindness in the modern world). Bàn về hình ảnh động vật trong tiểu 3 thuyết Mù lòa còn có nghiên cứu của tác giả Bolt, David: Saramago’s Blindness: Humans or Animals? (2007) và tác giả Cole, Kevin L.: Saramago‟s Blindness (2006). Bằng cách sử dụng khái niệm “becoming – animal”, Hania A. M. Nashef trong nghiên cứu Becomings in J. M. Coetzee’s Waiting for the barbarians and José Saramago’s Blindness [35] đã tìm ra mối liên hệ giữa hai tác phẩm Waiting for the barbarians (Tạm dịch: Chờ đợi những kẻ man rợ) và Mù lòa. Theo Gilles Deleuze và Félix Guattari, “becoming – animal” hoạt động như một nguồn sáng tạo, một khả năng xuất hiện sự khởi đầu mới. Tuy nhiên, người viết nhận thấy “becoming – animal” trong hai cuốn tiểu thuyết Mù lòa và Chờ đợi những kẻ man rợ đều mang những ý nghĩa tiêu cực, dùng để chỉ một quá trình suy thoái. “Trong hai cuốn tiểu thuyết, con người đều đã trải qua một quá trình biến đổi, biến chất thành một dạng sống thấp hơn” (1) [35, tr.40]. Tác giả đã đi sâu vào phân tích các chi tiết để chứng minh cho luận điểm này. Xuất phát từ mối quan tâm đối với tình hình đại dịch trên thế giới, các nhà nghiên cứu quốc tế đã liên hệ dịch mù trắng trong tiểu thuyết với các dịch bệnh từng xuất hiện trong lịch sử: Robert M. Feibel và Jennifer Arch trong bài viết Cuban Epidemic Optic Neuropathy (1991 - 1993) and José Saramago’s Novel Blindness (1995) [19] đã nêu lên một quan điểm khác với những nhận định trước đó về dịch mù trắng. Họ đưa ra giả thuyết rằng: ý tưởng về dịch mù trắng trong Mù lòa không thuần hư cấu mà có thể bị ảnh hưởng từ trận dịch bệnh thần kinh thị giác có thực ở Cuba. Trận dịch xuất hiện ở Cuba từ cuối năm 1991 đến cuối năm 1993, số bệnh nhân lên đến hơn 50.000 người gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và chính trị của nước này. Các tác giả đã phát hiện khá nhiều điểm tương đồng giữa trận dịch ở Cuba và dịch mù trong tiểu thuyết của Saramago như nguồn gốc bí ẩn của đại dịch, hệ thống kiểm dịch, nạn đói, sự sụp đổ của xã hội,… Những điều này đã làm dấy lên nghi vấn rằng dịch ở Cuba có thể thật sự định hình ý tưởng của Saramago, tác động đến cuộc thảo luận của nhà văn về nạn đói và tổ chức chính trị trong tác phẩm. Bài báo From literature to medicine - Seeing COVID-19 through José Saramago’s Blindness [34] do Daniel Marchalik và Dmitriy Petrov viết đã chỉ ra điểm tương đồng giữa đại dịch Covid-19 ngày nay và dịch mù trắng trong Mù lòa 4 của Saramago. Một điều dễ nhận thấy nhất giữa hai đại dịch là sự phơi bày những bất công và bất bình đẳng trong xã hội, vạch trần sự tàn ác, điên loạn dưới bề mặt văn minh của con người. Đồng thời cho thấy những vấn đề về phân biệt chủng tộc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng,…. Nhìn chung, bài báo không đi sâu vào việc phân tích các chi tiết hay ý nghĩa của tiểu thuyết Mù lòa mà đa phần tập trung vào tình hình đại dịch Covid. Đồng ý tưởng với bài viết của Daniel Marchalik và Dmitriy Petrov, Blindness: behaviour in an epidemic [56] do Marta Zatta và Beatrice Braut thực hiện cũng đối chiếu dịch mù trắng trong Mù lòa với dịch SARS-CoV-2 hiện nay. Các tác giả đã phát hiện và phân tích những điểm tương đồng giữa đại dịch hư cấu và đại dịch có thực như sự xuất hiện bất ngờ của virus, hành vi của con người trước đại dịch, những điểm yếu của con người và xã hội khi đối mặt với thách thức từ dịch bệnh, … Bên cạnh đó, bài viết đã phân tích điểm khác biệt sâu sắc giữa đại dịch Covid và đại dịch mù lòa là kiến thức y học. Nghĩa là, thay vì thống kê số liệu về các bệnh nhân mắc bệnh, số nạn nhân tử vong, tiến độ chứa bệnh của cơ sở y tế hay phương pháp điều trị như những báo cáo khoa học về dịch bệnh, cuốn tiểu thuyết của José Saramago lại tập trung làm sáng tỏ những vấn đề bên trong thế giới tinh thần của con người: nỗi sợ hãi, sự thờ ơ, ác tâm và lòng vị tha. Điều này cho thấy chứng mù trắng không phải căn bệnh vật lí mà là một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ. Do giới hạn đề tài, bài viết không đi vào phân tích nội dung hay nghệ thuật mà chỉ dừng ở việc nêu lên một vài đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Mù lòa. Các học giả cũng dành mối quan tâm khá lớn đến nguyên nhân làm thay đổi hành vi khi dịch bệnh diễn ra. Đó là những vấn đề về xã hội, chính trị và những thiếu sót của con người vốn đang tiềm tàng dưới vỏ bọc văn minh đẹp đẽ nay đã được phơi bày toànbộ. Duncan McColl Chesney trong ấn phẩm Re-Reading Saramago on Community – Blindness [11] đã phân tích cuốn tiểu thuyết Mù lòa để làm rõ suy nghĩ của Saramago về nền tảng của cộng đồng con người và đạo đức trong một thế giới đương đại. Người viết đã khái quát cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Bồ Đào Nha và tóm tắt những phần chính của tiểu thuyết Mù lòa. Dựa trên các lí thuyết về triết học đạo đức và chính trị, người viết đã chứng minh: dịch mù trắng là sự khám phá những giá trị cơ bản của cá nhân để hình thành nền tảng cộng đồng khi không có sự 5 hỗ trợ của các thể chế bình thường. Mục đích là để chúng ta tự khám phá chính mình, phát hiện những điểm yếu tiềm ẩn trong thế giới thực: sự phi nhân tính, chính trị xuống cấp,... Mặt khác, người viết còn chú ý đến thông điệp về sáng tạo văn học mà Saramago gửi gắm qua hình tượng nhà văn mù. Thứ hai, nhiều nghiên cứu đã khai thác văn chương của nhà văn Saramago và tiểu thuyết Mù loà dưới góc nhìn của nhiều lý thuyết phê bình văn chương khác nhau. The Essayistic Touch: Saramago’s Version of Blindness and Lucidity [8] của Krista Brune đã tìm hiểu Mù lòa dưới góc độ thể loại. Tác giả bài viết khẳng định Mù lòa đã thoát khỏi định nghĩa về thể loại thông thường. Tác phẩm là sự pha trộn giữa tiểu thuyết với tiểu luận, ngụ ngôn; là điểm giao thoa giữa hư cấu và triết học. Người viết đã phân tích những ý nghĩa ngụ ngôn về xã hội và chính trị được nhà văn trình bày một cách trừu tượng. Qua đó thấy được cái nhìn sâu sắc của Saramago về xã hội đương đại. Một khía cạnh khác mà người viết khai thác là hình thức nghệ thuật được tác giả sáng tạo trong cuốn tiểu thuyết. Ví như: giọng văn chính luận, cốt truyện, ngôi kể, không gian,… Đặc biệt, “thay vì xây dựng một giọng nói của tác giả duy nhất, phong cách kể chuyện của Saramago tạo ra một cuộc đối thoại giữa giọng nói của chính nhà văn và nhiều giọng nói của các nhân vật khác” (2) [6, tr.103]. Thay vì đặt trọng tâm vào phân tích nội dung, Isabella F. Dachs lại tập trung tìm hiểu hình thức “bất bình thường” của tiểu thuyết Mù lòa và chức năng của nó trong việc truyền tải tư tưởng tác phẩm. Một là, xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, không có dấu ngoặc kép, phụ đề, chương hay đoạn. Hai là, các nhân vật đều không tên, chỉ được mô tả thông qua các đặc điểm nhận dạng. Ba là, nhà văn đã sử dụng kĩ thuật dòng ý thức. Những điều này khiến việc đọc trở nên khó khăn, buộc người đọc phải đọc nhiều lần, đọc thật kĩ để hiểu tác phẩm. Bài viết Jose´ Saramago’s Blindness: Intertwining form and content [13] tuy đã chỉ ra những nét nổi bật về hình thức của tác phẩm nhưng do giới hạn dung lượng nên chưa có sự phân tích chuyên sâu. Somaye Esmaeili và Esmaeil Zohdi đề xuất đọc tác phẩm Mù lòa theo quan điểm của Foucault về các mối quan hệ quyền lực và chủ nghĩa toàn cả qua bài viết Panopticism in José Saramago’s Blindness [17]. Theo Foucault, quyền lực ảnh hưởng đến sự cân nhắc của các cá nhân đối với suy nghĩ và hành vi của chính họ, điều này khiến các cá nhân tự kỷ luật chính mình để điều chỉnh hành vi theo chuẩn 6 mực. Việc thực thi quyền lực kỷ luật đã dẫn đến cái mà Foucault gọi là “Panopticism” (chủ nghĩa toàn cảnh) dựa trên công trình kiến trúc “panopticon” của Jeremy Bentham. Chủ nghĩa toàn cảnh được hiểu là các cá nhân thực hiện hành vi theo các tiêu chuẩn nhất định dưới sự giám sát và kiểm tra liên tục của cơ quan quyền lực mà không thể nhìn thấy cơ quan quyền lực đó. Các tác giả của công trình nghiên cứu này đã xác định tiểu thuyết Mù lòa là hình ảnh thu nhỏ của “panopticon”. Trong đó, nhà thương điên là panopticon đầu tiên của cuốn tiểu thuyết. Các nhân vật trong tiểu thuyết cũng chịu ảnh hưởng bởi panopticon của chính mình và người khác. Saramago đang cho thấy một xã hội tuân theo một tiêu chuẩn, không còn bản sắc cá nhân. Duy chỉ có người vợ bác sĩ từ chối vị trí quyền lực quan sát người khác mà hành động ngược lại. Vì vậy người phụ nữ ấy không bị mù. Trong ấn phẩm Femininity in Jose Saramago’s Blindness and Seeing [44] của Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Ngôn ngữ, Văn học và Giới tính (Laligens), Tayebeh và Daram đã tiếp cận tiểu thuyết Mù lòa ở góc độ Giới. Bài viết này tập trung khảo sát ba loại tính nữ thông qua việc phân tích các nhân vật nữ trong Mù lòa, cụ thể là vợ người đàn ông mù đầu tiên, cô gái đeo kính đen và vợ của bác sĩ. Ba loại tính nữ được bài viết đề cập là emphasized femininity (tính nữ nhấn mạnh), ambivalent femininity (tính nữ xung đột) và protest femininity (tính nữ phản kháng). Các tính nữ được thể hiện ở người nữ có sự dịch chuyển, ban đầu từ tính nữ nhấn mạnh chuyển sang tính nữ xung đột và cuối cùng đạt đến tính nữ phản kháng. Có thể thấy, bài nghiên cứu này nêu lên một khía cạnh đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn José Saramago. Đó là sự thể hiện giới tính của phái nữ và những thay đổi của nó theo thời gian. Marinică Tiberiu Şchiopu trong nghiên cứu Pandemic, Space and Environment in Blindness by José Saramago [42] đã đưa ra một góc nhìn khá mới mẻ về cuốn tiểu thuyết Mù lòa. Cụ thể, tác giả đã khám phá cuốn tiểu thuyết của José Saramago từ góc nhìn kết hợp địa lí và sinh thái, nhấn mạnh mối quan hệ tương hỗ giữa con người, không gian (space) và môi trường xung quanh (environment). Một khía cạnh khác mà bài luận này đã đề cập là sự thay đổi cảm xúc, hành vi của con người khi phải đối mặt với đại dịch và tầm quan trọng của việc quản lý cảm xúc trong những tình huống khắc nghiệt này. Về nghệ thuật, bài viết chú ý đến vai trò của người kể chuyện. Đó là “một người theo chủ nghĩa dị năng và quan điểm tường 7 thuật là toàn giác” (3) [42, tr.2]. Maria Aristodemou trong bài nghiên cứu Democracy or Your Life! Knowledge, Ignorance and the Politics of Atheism in Saramago’s Blindness and Seeing [1] đã đưa ra những phân tích về mối liên hệ giữa nhìn, hiểu và sự thật tồn tại qua hai tiểu thuyết Mù lòa và Nhìn thấy. Tác giả đã chứng minh sự hư cấu mà Saramago sáng tác được dựa trên lý thuyết “the real” của nhà triết học Lacan. Nghĩa là: con người nếu chỉ “nhìn” thì không đảm bảo kiến thức về sự thật, bởi vì luôn tồn tại “một điểm mù” vượt quá nhận thức thông thường. Thông qua dịch mù, Saramago đã phơi bày những điều thoát khỏi giới hạn khoa học và kiến thức, cảnh báo chúng ta về khả năng xảy ra của cái không thể, qua đó nói lên sự thiếu hiểu biết của con người. Ngoài ra, yếu tố chính trị, đạo đức hiện diện trong hai tác phẩm Mù lòa và Nhìn thấy của nhà văn José Saramago cũng được người viết quan tâm. Michael Keren đã khảo sát tiểu thuyết Mù lòa dựa trên khái niệm “original position” của John Rawls. “Vị trí ban đầu” (original position) hay còn được gọi là “bức màn của sự thiếu hiểu biết” (the veil of ignorance). Trong đó một nhóm người phải tưởng tượng rằng mình không biết gì về tình trạng xã hội, kinh tế và cả những điều thuộc về họ. Sau đó, họ được yêu cầu lựa chọn các nguyên tắc công lý có thể làm tiêu chuẩn để đánh giá các chính sách trong nhiều lĩnh vực như phúc lợi xã hội, can thiệp quốc tế và nhân quyền. Bài nghiên cứu The Original Position in Jose´ Saramago’s Blindness [28] của Keren đã phân tích và khẳng định rằng Mù lòa làm phong phú thêm lý thuyết của Rawls bằng cách cung cấp các giả định về hành vi của con người trong bối cảnh chính trị không xác định. “Saramago đã chỉ ra những đỉnh cao mà chúng ta phải đối mặt trên con đường đấu tranh cho công lý: những ký ức về quá khứ ám ảnh chúng ta, những hành vi cản trở quá trình và sự hiện diện của cái ác cực độ trong chính trị, kinh doanh, và các lĩnh vực khác, làm gián đoạn việc phân bổ nguồn lực công bằng” (4) [28, tr.463]. Thứ ba, nhận thấy được mối giao thoa mật thiết giữa các văn bản văn học; giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác, nhiều nghiên cứu đã tiếp cận, lí giải các chi tiết trong tiểu thuyết Mù lòa dưới góc độ so sánh liên văn bản: Bài nghiên cứu An Essay about Dialogue: Intertextual Relations between José Saramago, Pieter Bruegel, and Van Gogh [22] của tác giả Murilo de Assis Macedo Gomes đã tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và hội họa. Cụ thể, người viết 8 đã dựa trên lí thuyết đối thoại của Bakhtin và liên văn bản của Kristeva [18, tr.43] để đối chiếu giữa tiểu thuyết Mù lòa của José Saramago với hai bức tranh: The Blind Leading the Blind của Pieter Bruegel và Wheatfield with Crows của Van Gogh. Macedo Gomes phát hiện Saramago đã lồng một câu chuyện của hai bức tranh vào khung cảnh trong tác phẩm. Qua đó, người viết cho rằng đối thoại và diễn ngôn liên văn bản không phải là sự xuất hiện ngẫu nhiên. Đây là phương tiện mà Saramago sử dụng để làm mạch kể bị gián đoạn, buộc người đọc tìm hiểu về những câu chuyện được lồng ghép vào, góp phần vào việc xây dựng ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết. Để phát hiện ra điều này buộc người đọc phải có kiến thức về hội họa. Nhìn chung, bài viết đã đem đến một góc nhìn mới và đầy đủ về những chi tiết trong tác phẩm Mù lòa. Micah K. Donohue trong bài viết Adaptation, abjection, and homecoming in Saramago’s Ensaio sobre a cegueira and Meirelles’s Blindness [15] đã có sự so sánh giữa tác phẩm Mù lòa của Saramago và bản chuyển thể điện ảnh do đạo diễn Fernando Meirelles thực hiện. Bên cạnh những phát hiện về điểm chung nổi bật, người viết đã khám phá được một điểm đứt gãy giữa cuốn tiểu thuyết và bộ phim: “Blindness kể một câu chuyện thú vị về sự trở về nhà, trong khi Ensaio cho thấy sự trống rỗng và sự hủy hoại tinh thần của con người trong thời đại chúng ta” (5) [15, tr.78]. Tác giả còn dựa vào lý thuyết về sự từ bỏ của Julia Kristeva kết hợp với phê bình của Trường phái Frankfurt về khai sáng [15, tr.79] để phân tích “ác quỷ trắng” (mal- branco) trong Ensaio và Blindness. Nhìn chung, bài viết đã có những đóng góp tích cực cho việc hiểu rõ về tác phẩm. Tuy nhiên, vì hạn chế bởi nội dung đề tài mà bài viết chưa nhắc đến những đặc điểm về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của José Saramago, chưa đi phân tích kĩ những nghệ thuật nổi bật mà chỉ khái quát những nộidung, tư tưởng chính của cuốn tiểu thuyết. Bài viết Humanism in the select novels of Jose Saramago [27] của Joby Joseph and Dr. Catherin Edward đã khái quát phong cách sáng tác của nhà văn José Saramago qua việc phân tích bốn tác phẩm The Gospel According to Jesus Christ (1991), Blindness (1995), The Double (2002) và Seeing (2003). Chủ nghĩa nhân văn là chủ đề nổi bật và dễ thấy nhất trong các tác phẩm của Saramago như sự cổ vũ cho một xã hội công bằng, khẳng định niềm tin vào lối sống có đạo đức,…. Qua phân tích, người viết khẳng định rằng: ngôn ngữ của chủ nghĩa nhân văn trong tiểu thuyết 9 của Saramago phản ánh một thế giới hoàn toàn hỗn loạn, bất ổn. Đồng thời báo trước một sự thay đổi sắp xảy ra đối với xã hội. Thứ tư, thế giới phản địa đàng được xây dựng trong tiểu thuyết Mù lòa có thể coi là một đề tài trung tâm cần được bóc tách để khám phá các lớp ý nghĩa sâu sắc về xã hội và con người. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đây vẫn còn là một mảnh đất thô sơ, tuy đã có người bước đến nhưng chưa thật sự đào sâu mà chỉ dừng lại ở việc khái quát. Tác giả Hayfa Chenini trong nghiên cứu Hyperbolic apocalypticism and cognitive estrangement in José Saramago’s novel Blindness [10] đã chứng minh tài năng lớn nhất của Saramago là kết hợp những điều khủng khiếp với điều bình thường. Nhà văn đã phá vỡ trật tự thông thường của đời sống xã hội, sử dụng nhiều cảnh ghê rợn, mù mịt để miêu tả về sự xáo trộn, bất ổn của thế giới hiện đại và sự sụp đổ của sự sống. Hayfa Chenini cho rằng “câu chuyện kinh hoàng về người mù là một câu chuyện ngụ ngôn về thế giới hiện đại đang bị che mắt một cách trắng trợn và bị phân tâm bởi quyền lực tuyệt đối của các thế lực chính trị” (6) [10, tr.3]. Nghĩa là sự mù lòa thực sự không nằm ở thể chất mà nằm ở việc thiếu nhận thức về sự sụp đổ của đạo đức con người và sự phụ thuộc mù quáng vào chính quyền cai trị. Qua những phân tích về nội dung, người viết xác định hai mục đích chủ yếu của José Saramago khi viết tiểu thuyết Mù lòa. Thứ nhất, nhà văn sử dụng chủ nghĩa tận thế để khắc họa tình trạng khốn cùng, bi thảm và khốn khổ đang nhấn chìm thế giới hiện đại hóa. Thứ hai là đưa ra một lời phê bình không khoan nhượng đối với sự sa đọa của con người. Có thể thấy, tác giả đã có những đóng góp tích cực cho việc hiểu rõ hơn về các nộidung tư tưởng của tiểu thuyết Mù lòa. Trong bài viết Metaphorical dystopias and the end of the world(s) in Auster’s Country Of Last Things and José Saramago’s Blindness [43], Andrei Simut đã so sánh sự tương đồng giữa hai cuốn tiểu thuyết. Người viết phát hiện cả hai đều có kịch bản về ngày tận thế; tầm nhìn, motif “dystopian” (phản địa đàng) và những ý nghĩa ẩn dụ đằng sau sự kiện tận thế. Những điều này thường được sử dụng trong tiểu thuyết khải huyền. Tác giả bài viết đã nhận xét rằng “As regards the apocalyptic patterns, In the Country of Last Things transgresses the paradigm of the hermeneutic apocalyptic and Blindness goes beyond the usual scenario of a viral apocalypse through metaphorisation” (Tạm dịch: về mô hình khải huyền, In the Country of Last 10 Things vượt ra ngoài khuôn mẫu của khải huyền thông diễn học và Blindness vượt ra ngoài kịch bản thông thường về một ngày tận thế do virus thông qua phép ẩn dụ). Tuy có nhắc đến sự tưởng tượng về ngày tận thế trong văn học qua hai tác phẩm của Saramago và Auster song bài viết vẫn chưa đi vào phân tích kĩ về dòng văn học tận thế. Những công trình chúng tôi đề cập trên đây hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong quá trình tìm kiếm và thu thập tài liệu, chúng tôi còn phát hiện những kết quả nghiên cứu bằng ngôn ngữ khác, đặc biệt là những tài liệu được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha – ngôn ngữ gốc của văn bản tác phẩm. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt ngôn ngữ, chúng tôi không thể nào tiếp cận toàn bộ nội dung của những nghiên cứu đó. Vì vậy, phần lịch sử vấn đề còn khuyết những công trình nghiên cứu của học giả Bồ Đào Nha là một điều khá đáng tiếc. Mặt khác, những nghiên cứu mà chúng tôi tìm thấy trên đây phần lớn mới được công bố trong những năm gần đây. Dù lịch sử khảo sát không quá dài nhưng chúng ta vẫncó thể thấy rằng, giới nghiên cứu phê bình quốc tế đã có sự tiếp cận tiểu thuyết Mù lòa và nhà văn José Saramago một cách đa dạng, phong phú. Trong đó, những tài liệu phân tích về khía cạnh nội dung tư tưởng chiếm ưu thế rõ ràng. Về nội dung, giới nghiên cứu đặc biệt xoay quanh những vấn đề về con người hoặc quan điểm về chính trị, xã hội được tiểu thuyết gia tinh tế truyền tải dưới những con chữ. Phương thức ẩn dụ về dịch mù trắng cùng những chi tiết kịch tính, tàn khốc đã hình thành một sức hấp dẫn đặc biệt, chiếm lĩnh tâm trí người đọc, tạo ra những ám ảnh về thế giới tương lai. Nhìn lại lịch sử vấn đề, có thể khẳng định tài năng và sức nặng tư tưởng của cây bút Bồ Đào Nha trong việc xây dựng ý nghĩa ngụ ngôn của câu chuyện về đại dịch mù trắng, từ đó phơi bày cho người đọc các góc tối của xã hội và bản chất con người. 2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mù lòa ở Việt Nam Văn học Bồ Đào Nha nói chung và các tác phẩm của José Saramago nói riêng đang là một vùng đất khá xa lạ đối với phần lớn độc giả Việt. Tiểu thuyết Mù lòa (Ensaiosobre a cegueira, 1995) là tác phẩm đầu tiên của José Saramago được dịch sang tiếng Việt do NXB Văn học và Công ty Sách Bách Việt phát hành năm 2019. Bên cạnh Mùlòa, hai cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi của ông là Mọi cái tên (Todos os Nomes, 1997) và Hang động (A Carvena, 2000) cũng được dịch và xuất 11 bản tại Việt Nam. Có thể thấy, số lượng đầu sách của José Saramago được dịch sang tiếng Việt không nhiều. Tuy là nhà văn đạt giải Nobel văn học nhưng giới phê bình tại Việt Nam chưa dành cho cây bút tài hoa này sự quan tâm xứng đáng. Vì vậy, hiện tại ở trong nước chưa có công trình nghiên cứu chính thức về nhà văn và các tác phẩm của ông mà chỉ dừng lại ở vài bài giới thiệu sách hoặc bình luận trên các báo điện tử. Dưới đây, tôi đã chọn ra những bài báo đề cập trực tiếp đến nhà văn José Saramago và tiểu thuyết Mù lòa: Bài The Paris Review: José Saramago, nghệ thuật hư cấu số 155 [52] do Trịnh Ngọc Thìn dịch đã giới thiệu đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Bồ Đào Nha này. Đồng thời, bài viết đã ghi chép lại cuộc phỏng vấn của Donzelina Barroso và José Saramago. Chính nhà văn đã nói về nguyên nhân, bối cảnh sáng tác Mù lòa và nhận xét về nó rằng: “Mù lòa là một ẩn dụ của sự đui mù trong lí tính của con người. Sự đui mù này cho phép chúng ta mà không mắc phải mâu thuẫn nào đưa một phi thuyền lên sao Hỏa để nghiên cưu kết cấu của các mẫu đá trong lúc đó lại để hàng triệu người chết đói tại hành tinh này” [43]. Bài viết mang tính chất giới thiệu Mù lòa và giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về những điều mà tác giả José Saramago muốn gửi gắm trong cuốn tiểuthuyết. Bài báo Đừng sống “Mù lòa” trong cuộc đời này [32] của Phong Linh đã tóm tắt nội dung của cuốn tiểu thuyết và giá trị tư tưởng của nó. Đối với Phong Linh, Mù lòa là “một lời cảnh tỉnh khủng khiếp cho cái xã hội nhung nhúc người văn minh hiện đại này”. Đồngthời đưa ra nhận xét của mình về căn bệnh mù trắng được đề cập trong tác phẩm: “Cái “mù lòa” mà tác giả nói đến ở đây chẳng đơn thuần chỉ là bị mù đôi mắt của mình, mà đó chính là sự lo sợ vô cùng khi trái tim của chúng ta đang dần bị mù lòa”. Nhìn chung, bài báo chỉ trình bày các lí giải, suy nghĩ của người viết mà chưa thật sự làm rõ các giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu chuyết Mù lòa. Trong bài báo Có những điều con người chỉ thấy khi mù lòa [30], Hoa Khang đã giới thiệu khái quát về nhà văn José Saramago và tóm tắt nội dung của tiểu thuyết Mù lòa. Người viết đã đưa ra những nhận xét về hai trạng thái đối lập trong tác phẩm: thế giới mù lòa tăm tối và ánh sáng lấp lánh của nhiều nhân cách đẹp. Cũng như các bài báo đã phân tích trước đó, bài viết này cũng chưa phát hiện những khía cạnh mới mẻ của cuốn tiểu thuyết. Huỳnh Trọng Khang trong bài báo Tìm nguồn sáng trong thế giới “Mù lòa” 12 [31] cũng giới thiệu sơ lược về tác giả José Saramago và đưa ra các quan điểm của mình về tác phẩm. Theo anh, Mù lòa là “cuốn tiểu thuyết siêu thực”. Nhà văn José Saramago đã “vẽ ra một khung cảnh siêu thực” là cơn mù trắng và “ném những người phàm vào đó”để thấy được “con người là sinh vật yếu đuối và dễ dàng sa đọa đến mức nào”. Qua đó, người viết nhận xét rằng: con người đang “sống phi nhân trong vô minh”. Một khía cạnh khác mà bài báo đề cập đến là sự liên hệ giữa tiểu thuyết Mù lòa và vở kịch Những người mù của văn hào Bỉ Maurice Maeterlinck để tìm ra sự độc đáo riêng của hai tác phẩm. Tóm lại, bài báo chỉ mang tính chất gợi mở, khơi gợi được ở người đọc sự tò mò về tác phẩm mà chưa đi sâu vào phân tích. Nhìn chung, dẫu tại Việt Nam đã xuất hiện ba sáng tác của nhà văn José Saramago, một số lượng đầu sách không quá nhiều nhưng đủ để thấy sức hấp dẫn của cây bút Bồ Đào Nha này. Tuy nhiên, giới nghiên cứu và phê bình trong nước chưa xuất hiện một tài liêu nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về tác giả José Saramago nói chung và tiểu thuyết Mù lòa nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tình hình nghiên cứu chưa mấy sôi nổi về tiểu thuyết gia Bồ Đào Nha José Saramago tại Việt Nam, và lịch sử nghiên cứu còn khá mỏng về thế giới phản địa đàng trong tác phẩm, luận văn hướng đến mục đích chính là đi vào phân tích để làm rõ những đặc trưng của thế giới phản địa đàng (dystopia) trong cuốn tiểu thuyết Mù lòa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó khẳng định tài năng sáng tạo cùng chiều sâu tư tưởng của nhà văn José Saramago. 4. Phạm vi nghiên cứu Về văn bản khảo sát, luận văn tập trung nghiên cứu cuốn tiểu thuyết Mù lòa của nhà văn José Saramago. Chúng tôi sử dụng bản dịch tiếng Việt tác phẩm Mù loà của dịch giả Phạm Văn, NXB Văn học, Hồ Chí Minh, năm 2019. Về phạm vi nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu cốt truyện, nhân vật, các biểu tượng trong tác phẩm, ngụ ngôn khải huyền và yếu tố khoa học giả tưởng dưới góc nhìn phản địa đàng. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu ba phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Từ hệ thống lý thuyết về đặc trưng của tiểu thuyết phản địa đàng nói riêng và văn học khoa học viễn tưởng nói chung, chúng tôi 13 đối chiếu với tiểu thuyết Mù lòa để tìm kiếm những điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách sáng tác của nhà văn José Saramago - Phương pháp nghiên cứu cấu trúc: Với phương pháp này, chúng tôi chú trọng phân tích kết cấu tác phẩm dưới góc độ cốt truyện, nhân vật, biểu tượng, motif. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu một vài khía cạnh tôn giáo trong tiểu thuyết Mù lòa, từ đó giới thiệu thêm về một chiều hướng tiếp cận tác phẩm. 6. Bố cục Bố cục của luận văn được chia thành ba phần chính, bao gồm: mở đầu, nội dung và kết luận. Trong phần nội dung, luận văn triển khai thành ba chương chính như sau: Chương 1: Đề tài phản địa đàng trong văn học – nguồn gốc và đặc điểm. Chương 2: Tiểu thuyết Mù lòa – một thế giới u tối, phản địa đàng Chương 3: Một ngụ ngôn khải huyền và tính khoa học viễn tưởng trong tiểu thuyết Mù lòa 14 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI PHẢN ĐỊA ĐÀNG TRONG VĂN HỌC – NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1. Văn học đề tài phản địa đàng (dystopia) Trải qua nhiều thảm họa kinh hoàng, con người dần chú ý đến các quần thể đã bị diệt vong trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Đó có thể là những pháp đài bằng đất sét nung của nền văn hóa Harappa hay nền văn minh cổ đại Maya; thậm chí, đô thị lớn nhất trên lục địa là nền văn minh thung lũng Indus, Pakistan hay đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á Khmer cũng bị hủy diệt. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra một nghi vấn rằng: liệu các đô thị hiện đại mà con người đã dày công bồi đắp qua hằng thế kỷ có bị xóa sổ khỏi địa cầu hay không. Trước khi khoa học kịp đưa ra câu trả lời thì nhà văn, bằng sự mẫn cảm trước thời đại, đã dự báo trước về một cảnh tượng tăm tối cho tương lai của nhân loại, hay còn được gọi bằng thuật ngữ dystopia. Từ điển Oxford định nghĩa dystopia là “một địa điểm hoặc trạng thái tưởng tượng mà ở đó mọi thứ đều cực kì tồi tệ hoặc khó chịu” (7) [48]. Từ điển Cambridge lại cắt nghĩa có phần cụ thể và rõ ràng hơn: “một xã hội rất tồi tệ hoặc không công bằng, trong đó có rất nhiều đau khổ, đặc biệt đây là một xã hội tưởng tượng trong tương lai, sau khi một điều khủng khiếp đã xảy ra; một mô tả về xã hội như vậy” (8) [46]. Ngược lại, định nghĩa mà Wikipedia đưa ra vẫn còn chung chung: “một cộng đồng hoặc xã hội không ai muốn hoặc đáng sợ, khủng khiếp” [4]. Như vậy, từ giao điểm của các nghĩa từ điển trên, chúng ta có thể hiểu dystopia như một cảnh tượng về tương lai theo tưởng tượng, nơi mọi thứ từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng đều trở nên tồi tệ, vỡ vụn, nhân tính thoái trào; có thể nói một cách ngắn gọn là viễn cảnh phản địa đàng. Tổng hợp những từ điển trên, có thể xác định danh từ “phản địa đàng” khởi thủy bằng việc thêm tiền tố Latinh “dys” (có nghĩa “xấu, tồi tệ”) vào trước utopia – một từ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Trong đó “ou-” (οὔ) nghĩa là “không” và topos (τόπος) chỉ “địa điểm”, kết hợp với hậu tố “-iā” (-ίᾱ) là điển hình của các từ ngữ; cả cái tên có nghĩa đen là “hư không” (nơi không tồn tại) đã nhấn mạnh tính hư cấu của nó. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện bởi vị linh mục Công giáo người Anh Sir Thomas More trong cuốn sách cùng tên Utopia của ông được xuất bản năm 1516. Tác 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất