Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn bacillus licheniformis tt01 trong sản xuất thức ăn ...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn bacillus licheniformis tt01 trong sản xuất thức ăn cho chim cút

.PDF
57
1
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI KHUẨN BACILLUS LICHENIFORMIS TT01 TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO CHIM CÚT LÊ THỊ THÚY NGA Đà Nẵng, năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI KHUẨN BACILLUS LICHENIFORMIS TT01 TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂNCHO CHIM CÚT Ngành : Công nghệ sinh học Khóa : 2018-2022 Sinh viên : Lê Thị Thúy Nga Người hướng dẫn : TS. Đoàn Thị Vân Đà Nẵng, năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Thị Vân tại Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kỳ quy định nào về đạo đức. Sinh viên (Ký tên) Lê Thị Thúy Nga i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại Khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Công nghệ Sinh học đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận của mình. Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Đoàn Thị Vân đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, động viên và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cảm ơn các bạn 18 CNSH đã luôn đồng hành cùng tôi, luôn hỗ trợ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi đạt được kết quả tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Sinh viên Lê Thị Thuý Nga ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. vii TÓM TẮT………………………………………………………………………………...ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 2 4.1. Sản xuất chế phẩm chứa vi khuẩn B. licheniformis TT01 dạng lỏng .......................... 2 4.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học khi ứng dụng B. licheniformis TT01 sản xuất thức ăn cho chim cút ........................................................................................................................... 3 4.3. Thử nghiệm ứng dụng B. licheniformis TT01 trong sản xuất thức ăn cho chim cút .... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4 1.1. Tổng quan về chim cút .............................................................................................. 4 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của chim cút ..................................................................... 4 1.1.2. Tình hình nuôi chim cút ở Việt Nam ...................................................................... 5 1.1.3. Tình hình nuôi chim cút trên thế giới ...................................................................... 5 1.2. Thức ăn cho chim cút ................................................................................................ 7 1.2.1. Thức ăn thông thường cho chim cút ....................................................................... 7 1.2.2. Một số loại thức ăn bổ sung thêm cho chim cút .................................................... 12 1.2.3. Tình hình nghiên cứu thức ăn cho gia cầm ........................................................... 13 1.3. Tổng quan về Bacillus licheniformis TT01 .............................................................. 15 1.3.1. Nguồn gốc ............................................................................................................ 15 1.3.2. Phân loại .............................................................................................................. 15 1.3.3. Đặc điểm hình thái của Bacillus licheniformis TT01 ............................................ 15 iii 1.3.4. Đặc điểm sinh lý và sinh hóa của Bacillus licheniformis TT01 ............................. 16 1.3.5. Ứng dụng của B. licheniformis TT01 trong đời sống ............................................ 17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 20 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 20 2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................................. 20 2.3.2. Phương pháp hoạt hóa giống ................................................................................ 21 2.3.3. Phương pháp khảo sát khả năng sinh các loại enzyme ngoại bào của chế phẩm .... 21 2.3.4. Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn của B. licheniformis TT01............. 22 2.3.5. Phương pháp lên men thức ăn cho chim cút .......................................................... 22 2.3.6. Phương pháp cho chim cút ăn thức ăn lên men ..................................................... 23 2.3.7. Phương pháp xác định chất lượng chim cút, trứng và phân chim cút .................... 24 2.3.8. Phương pháp xác định chất lượng của thức ăn lên men cho chim cút .................... 26 2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 27 3.1. Hoạt hóa giống vi sinh vật ....................................................................................... 27 3.2. Cơ sở khoa học ứng dụng vi khuẩn trong sản xuất thức ăn cho chim cút ................. 27 3.2.1. Xác định khả năng sinh enzyme ngoại bào ........................................................... 27 3.2.2. Xác định khả năng đối kháng với vi sinh vật gây hại ............................................ 29 3.3. Ứng dụng Bacillus licheniformis TT01 trong sản xuất thức ăn cho chim cút ........... 30 3.4. Thử nghiệm cho chim cút ăn thức ăn lên men.......................................................... 32 3.4.1. Thử nghiệm cho chim cút ăn thức ăn lên men ....................................................... 32 3.4.2. Đánh giá chất lượng chim cút, trứng và phân chim cút ......................................... 33 3.5. Đánh giá chất lượng của thức ăn lên men ................................................................ 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 42 1. Kết luận ..................................................................................................................... 42 2. Kiến nghị ................................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 43 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AN Anova TĂCN : Thức ăn chăn nuôi TN : Thử nghiệm VK : Vi khuẩn VSV : Vi sinh vật CT : Công thức TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam AOAC : Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống v DANH MỤC BẢNG Số bảng Tiêu đề bảng Trang 1.1. Công thức hỗn hợp thức ăn cho chim cút 9 1.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp KHANGTI Vina 12 1.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Fame Feed 13 2.1. Phương pháp xác định chất lượng thức ăn lên men cho chim cút 30 3.1. Đường kính vòng phân giải enzyme của B. licheniformis TT01 32 3.2. Đường kính vòng kháng khuẩn của 34 B.amyloliquefaciens DV20208 3.3. Chỉ tiêu đánh giá cảm quan thức ăn lên men cho chim cút 35 3.4. Khối lượng chim cút 39 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thức ăn lên men đến một số chỉ 41 tiêu lý học của trứng chim cút (n=22) 3.6. Kết quả đánh giá chất lượng thức ăn vi 45 DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hình Tên hình Trang 1.1. Sản lượng thịt chim cút của một số nước trên thế giới (2007) 8 1.2. Thức ăn hỗn hợp KHANGTI Vina 12 1.3. Thức ăn hỗn hợp Fame Feed 13 1.4. Đặc điểm hình thái Bacillus licheniformis 18 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 25 3.1. Khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn: A) Bacillus licheniformis 31 TT01; B) Bacillus amyloliquefaciens DV20208 3.2. Khả năng sinh enzyme của B. licheniformis TT01 32 3.3. Khả năng sinh enzyme của B. amyloliquefaciens DV20208 32 3.4. Khả năng đối kháng của B. licheniformis TT01 33 3.5. Khả năng đối kháng của B. amyloliquefaciens DV20208 33 3.6. Thức ăn cho chim cút trong quá trình ủ 35 3.7. Các công thức thử nghiệm được bố trí ở trại chim cút 36 3.8. Đặc điểm ngoại hình của chim cút sau khi ăn thức ăn lên men 38 3.9. Cút thí nghiệm được xác định khối lượng bằng cách cân 39 3.10. Hình dạng ngoài của trứng chim cút ở các công thức thử nghiệm 40 3.11. Hình dạng, màu sắc của trứng chim cút ở các công thức thử 43 nghiệm vii 3.12. Sản lượng trứng sau khi cút ăn thức ăn lên men ở 4 CT thử 44 nghiệm 3.13. Phân chim cút tươi và phân chim cút ăn thức ăn lên men viii 45 TÓM TẮT Trong ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chim cút thì thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa mầm bệnh và dịch bệnh nhằm cải thiện sản lượng thịt và trứng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong chế độ ăn uống đã dẫn đến các vấn đề như sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc (Saorum và Sunde, 2001), sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật có lợi (Andremont, 200), tồn dư lượng thuốc trong cơ thể chim cũng như trong trứng (Burgat, 1991) và ô nhiễm môi trường xung quanh. B. licheniformis TT01 có khả năng sinh enzyme ngoại bào (phytase, protein, cellulase, amylase) và khả năng đối kháng với nhiều VSV gây hại. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng trong việc ứng dụng vi khuẩn B. licheniformis TT01 trong việc sản xuất thức ăn cho chim cút có hiệu quả hữu hiệu, chim cút khỏe, ít mắc bệnh, tỷ lệ đẻ trứng cao, trứng đạt chất lượng, an toàn đối với sức khỏe con người. Đồng thời có thể tận dụng nguồn phế thải của chim cút để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho canh tác nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Từ khóa: B. licheniformis TT01, ix Thức ăn lên men, chim cút. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, sự gia tăng năng suất trong ngành chăn nuôi gia cầm đã đi kèm với nhiều tác động khác nhau, bao gồm sự xuất hiện của nhiều loại mầm bệnh và sự kháng thuốc của vi khuẩn, ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm,gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Trong ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chim cút thì thuốc kháng sinh đang được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa mầm bệnh và dịch bệnh nhằm cải thiện sản lượng thịt và trứng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong chế độ ăn uống đã dẫn đến các vấn đề như sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc (Saorum và Sunde, 2001), sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật có lợi (Andremont, 200), tồn dư lượng thuốc trong cơ thể chim cũng như trong trứng (Burgat, 1991) và ô nhiễm môi trường xung quanh. Phần lớn các dây chuyền sản xuấ t TĂCN được đầu tư thuộc thế hệ mới và có xuấ t xứ từ các nước phát triể n như: Châu Âu, Hoa Kỳ. Mă ̣c dù các doanh nghiệp trong nước đang sở hữu số lượng nhà máy sản xuấ t nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có một số doanh nghiệp quy mô lớn như: Dabaco, Masan, GreenFeed, Vina, Lái Thiêu... nhưng các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 35% thị phần cung cấ p TĂCN, 65% thị phần còn lại của thị trường vẫn do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ. Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở top đầu thế giới, nguồn nguyên liệu có sẵn rất phong phú, song ngành sản xuất TĂCN nước ta vẫn phải nhập khẩu 70-85% nguyên liệu từ nước ngoài. Từ những vấn đề nêu trên, đã cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu thức ăn lên men cho chim cút. Thức ăn lên men không những bổ sung dinh dưỡng mà còn bổ sung một lượng lợi khuẩn nhằm giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột (Fuller, 1989) và được khuyến nghị như một giải pháp thay thế hiệu quả cho kháng sinh (Sissons, 1989). Ngoài cải thiện về tăng trọng cơ thể, giảm tỷ lệ mắc bệnh thì trọng lượng trứng, kích thước trứng, màu sắc, số lượng trứng cũng tăng đáng kể. Một số chế phẩm sinh học được áp dụng trong sản xuất bao gồm Lactobacillus, Streptococcus, Saccharomyces và Bacillus sp (Tan- nock, 2001). Bacillus được sử dụng rộng rãi nhờ tính chất, đặc điểm sinh lý tạo ra nhiều loại enzyme (Hagedorn et al., năm 1985) và tạo bào tử giúp chịu nhiệt và độ pH thấp và có thể chịu được môi trường khắc 1 nghiệt của dạ dày. Chính vì vậy, nó có tiềm năng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bacillus licheniformis TT01 có khả năng sản xuất mạnh mẽ enzyme ngoại bào như protease, cellulase, amylase và phytase, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân hủy chất dinh dưỡng, hấp thụ và sử dụng thức ăn một cách triệt để. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis bổ sung liên tục trong giai đoạn đẻ trứng đã có hiệu quả dẫn đến tăng sản lượng trứng (S. D. Upadhyayavà cs, 2019). Tại Việt Nam, B.licheniformis TT01 có thể tạo ra các hoạt chất kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn có hại (Đoàn Thị Vân và cs, 2018). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu được thực hiện về việc sử dụng B. licheniformis TT01 ở cút. Xuất phát từ cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài:” Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn Bacillus licheniformis TT01 trong sản xuất thức ăn cho chim cút”. 2. Mục tiêu đề tài Nghiên cứu ứng dụng được vi khuẩn B. licheniformis TT01 trong sản xuất thức ăn cho chim cút. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về vi khuẩn B. licheniformis TT01 trong sản xuất thức ăn cho chim cút, tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng trong việc ứng dụng vi khuẩn B. licheniformis TT01 trong việc sản xuất thức ăn cho chim cút có hiệu quả hữu hiệu, chim cút khỏe, ít mắc bệnh, tỷ lệ đẻ trứng cao, trứng đạt chất lượng, an toàn đối với sức khỏe con người. Đồng thời có thể tận dụng nguồn phế thải của chim cút để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho canh tác nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi bền vững. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Sản xuất chế phẩm chứa vi khuẩn B. licheniformis TT01 dạng lỏng - Nghiên cứu các tài liệu về B. licheniformis TT01; - Lên men, sản xuất chế phẩm chứa B. licheniformis TT01 dạng lỏng. 2 4.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học khi ứng dụng B. licheniformis TT01 sản xuất thức ăn cho chim cút - Xác định khả năng sinh enzyme amylase, protease, cellulase, chitinase, phytase ngoại bào của chế phẩm; - Xác định khả năng đối kháng của chế phẩm chứa B. licheniformis TT01 với vi sinh vật gây hại: E. coli, Salmonella typhi, B. cereus. 4.3. Thử nghiệm ứng dụng B. licheniformis TT01 trong sản xuất thức ăn cho chim cút - Ứng dụng chế phẩm lên men từ chủng B. licheniformis TT01 và một số chế phẩm vi sinh khác để lên men thức ăn chăn cho chim cút; - Đánh giá chất lượng của thức ăn trong quá trình lên men; - Thử nghiệm ứng dụng thức ăn lên men cho chim cút tại trại chăn nuôi. Đánh giá chất lượng chim cút, trứng và phân chim cút; - Lựa chọn dạng thức ăn lên men tốt nhất để đánh giá các thông số chất lượng sản phẩm theo TCVN 2265:2020 và QCVN 2013/BNNPTNT. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về chim cút 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của chim cút Chim cun cút, gọi tắt là chim cút có nguồn gốc từ châu Á, thích hợp với những vùng có khí hậu ấm áp và hơi nóng, được thuần hóa đầu tiên ở Nhật Bản từ thế kỉ XI với mục đích ban đầu là nuôi để làm chim cảnh và chim hót, cho đến những năm 1900, người ta nhận ra trong thịt và trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao nên cút Nhật được nuôi để lấy thịt và lấy trứng và nhanh chóng lan sang nhiều nước trên thế giới (Bùi Hữu Đoàn, 2009). Phân loại chim cút Theo phân loại của Sharma (2000), chim cút thuộc Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Chordata Lớp (class): Aves Bộ (ordo): Galliformes Họ (familia): Phasianidae Chi: Coturnix Cút cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to, khỏe, móng cùn. Mỏ ngắn, thích nghi với bới đất tìm thức ăn. Con trống sặc sỡ nhất là vào mùa sinh sản. Chim non nở ra có lông che phủ và khỏe. Theo Bùi Hữu Đoàn (2010), cút Nhật có lông màu hồng gạch, con mái lông ngực xám hồng và có những chấm đen. Cút mái có dáng thanh tú, cổ vừa phải, mắt linh hoạt, lông mượt và sáng. Con trống ngực nở, đầu khỏe và chắc chắn. Trong khi đó, cút Mỹ lại có màu lông cánh sẻ, một số con màu hồng nhạt. Về mặt sinh học, cút được xem như là loài có năng suất đẻ trứng cao nhất trong gia cầm, sau khi nuôi 40 ngày, chim mái chỉ nặng 110-120 g, nhưng đẻ trứng nặng 10-12 g (bằng 1/10 khối lượng cơ thể, tỷ lệ này ở gà là 1/30. Cút bắt đầu đẻ trứng vào khoảng 6 tuần tuổi (Chelmonska và cs., 2008; Hemid và cs., 2010), cút có tuổi trưởng thành sớm thì khoảng cách giữa các thế hệ càng ngắn. Theo Bùi Hữu Đoàn (2010) cút do mất tính đòi ấp tự nhiên nên cút đẻ liên tục trong năm. Khả năng phối giống của cút trống yếu nên tỷ lệ chim trống trong đàn thường cao (1 trống/2.5-3 mái). Thịt cút gần giống như thịt gà nhưng tốt hơn, hàm lượng protein cao, chất béo thấp (khi bỏ da, chất béo giảm khoảng 60-80% so với gà). Trong thành phần lipid, có mỡ không no và axit béo không bão hòa, giàu khoáng chất, nhiều nhất là phospho, sắt, đồng, kẽm và selenium. Ngoài ra, so với thịt gà thì thịt cút giàu vitamin niacin (vitamin B3) và pyridoxine (vitamin B6) hơn (Bùi 4 Hữu Đoàn, 2010). Trứng cút trung bình nặng khoảng 10 g và chứa 158 calories; 74,6% nước; 13,1% protein; 11,2% chất béo và 1,1% khoáng. Hàm lượng khoáng chất chứa 0,59 mg Ca, 220 mg P và 3,8 mg sắt (Shim, 2005). Hàm lượng vitamin 300 UI của vitamin A. Vitamin B1, 0,85 mg vitamin B2 và 0,10 mg axit nicotinic. Giá trị dinh dưỡng của trứng cút cao gấp 3 đến 4 lần so với trứng gà (Tunsaringkarn và cs., 2013). 1.1.2. Tình hình nuôi chim cút ở Việt Nam Miền Nam, chim cút được nhập vào và phát triển mạnh trong những năm 1971 1972, phong trào nuôi chim cút nở rộ vào những năm 1985 - 1990, với con giống chim cút Pharaoh, nặng khoảng 180 – 200 g. Đến khoảng năm 1980, nhập thêm giống cút Pháp, to hơn cút Pharaoh, con trưởng thành nặng tới 250 – 300g, có màu lông trắng hơn cút Pharaoh. Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chim cút, tháng 4/1997, Viện Chăn nuôi tiếp tục nhập chim cút Nhật Bản và chim cút Mỹ (Bùi Hữu Đoàn ,2010). Hiện nay, thịt và trứng chim cút đã trở thành các thực phẩm quen thuộc trên thị trường và chăn nuôi chim cút đã trở thành một nghề phổ biến của nhiều hộ nông dân với các quy mô khác nhau từ vài trăm con tới hàng chục ngàn con. Tổng đàn chim cút trong cả nước đã lên đến hàng chục triệu con, tốc độ phát triển không ngừng tăng cao do kỹ thuật chăn nuôi đơn giản và ít rủi ro hơn so với chăn nuôi các đối tượng gia cầm khác. Số liệu cụ thể về tình hình nuôi chim cút ở Việt Nam (năm 2018) được thể hiện dưới bảng 1 (Bùi Hữu Đoàn, 2010). Trong những năm gần đây, tại khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam nói riêng cũng như miền Trung - Tây Nguyên nói chung rất phát triển nghề nuôi chim cút. Theo thống kê chỉ tính riêng tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, có trên 60 hộ và hợp tác xã chăn nuôi chim cút với tổng số đàn lớn hơn 130000 con, đặc biệt là thôn Trà Kiểm nơi nuôi chim cút nhiều nhất của xã. Theo dự kiến, mỗi năm có thể tăng 10% số hộ nuôi chim cút. 1.1.3. Tình hình nuôi chim cút trên thế giới Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ là nhờ áp dụng các tiến bộ về di truyền, chọn giống và cải thiện phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng theo số lượng của FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations), 2002 tổng số đàn gia cầm trên thế giới có hơn 40 tỷ con, đứng thứ nhất là gà tiếp theo là vịt, ngang, ngỗng và chim cút. Trong đó, số lượng chăn nuôi chim cút tăng 30% so với năm 1999 ở các nước phát triển. 5 Trong ngành chăn nuôi gia cầm, thịt chim cút còn rất khiêm tốn so với thịt gà. Nuôi chim cút lấy trứng phổ biến rộng rãi hơn chim cút thịt. Theo T.S Lin Qilu, trường Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc là nước chăn nuôi chim cút lớn nhất trên thế giới. Chim cút thịt được nuôi 4 tuần rồi giết thịt, khi khối lượng đạt khoảng 200 g. Mỗi năm, Trung Quốc thịt khoảng 1040 đến 1360 triệu con (13 - 17 lứa/năm/trang trại). Nếu tỷ lệ thân thịt là 70% thì mỗi năm Trung Quốc sản xuất 146000 - 190000 tấn. Nếu kể cả chim cút thanh lý sau 10 tháng đẻ, vào khoảng 315 - 350 triệu con thì sản lượng thịt của Trung Quốc còn lớn hơn nữa. Tây Ban Nha là nước xuất khẩu chim cút tương đối lớn, năm 2004 sản xuất 9300 tấn, dành 75% cho xuất khẩu, đối thủ chính của họ là Pháp và Trung Quốc. Nước Áo năm 2007, nhập khoảng 419 tấn thịt chim cút. Trong 6 năm qua, nước Italia mỗi năm giết thịt 20 - 24 triệu con (3300 - 3600 tấn thân thịt chim cút), xuất khẩu được khoảng 600 - 650 tấn/năm. Tại Mỹ, năm 2002 có 1907 trang trại nuôi chim cút, với trên 19 triệu con. Nếu khối lượng xuất chuồng trung bình là 200-300g/con với sản lượng 2674 - 4011 tấn. Bang Georgia sản xuất nhiều nhất, tiếp theo là Bắc Carolina, Texas và Alabama. Ngoài ra, Mỹ cũng nhập chim cút thịt, chủ yếu là từ là Canada. Bồ Đào Nha cũng chăn nuôi chim cút với số lượng khiêm tốn. Trong bảy năm qua, đã giết thịt 8 - 13 triệu con, sản lượng 960 1600 tấn. Nước Úc, trong 2001 - 2002 đã thịt 6,5 triệu con (trên 17 triệu chim đẻ). Trong năm 2007, Canada xuất khẩu 628 tấn thịt chim cút vào Hoa Kỳ. Bra-xin luôn là một đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực gia cầm, trong đó có chim cút. Trong năm 2007, sản xuất 1200 tấn chim cút, với tốc độ phát triển 10%/năm. Phần lớn sản phẩm dùng trong nước và xuất khẩu tới Trung Đông. Và số liệu cụ thể về sản lượng thịt chim cút trên thế giới được thể hiện ở hình 2 (Bùi Hữu Đoàn ,2010). 6 Hình 1.1. Sản lượng thịt chim cút của một số nước trên thế giới (2007) Ngoài ra, thịt chim cút gần như thịt gà nhưng tốt hơn, có hàm lượng protein cao, chất béo thấp (khi bỏ da, chất béo giảm khoảng 60% - 80% so với gà). Trong thành phần lipit, có mỡ không no và acid béo chưa bão hòa, giàu khoáng chất, nhất là photpho, sắt, đồng, kẽm và selenium. Thịt chim cút giàu Vitamin niacin (vitamin B3) và pyridoxine (vitamin B6) hơn đáng kể so với thịt gà. 1.2. Thức ăn cho chim cút 1.2.1. Thức ăn thông thường cho chim cút Thức ăn cho chim cút thông thường là bột một số loại củ (sắn, khoai), hạt ngũ cốc và phụ phẩm, các chất dầu, mỡ (Viện chăn nuôi, 2001). Hạt ngũ cốc gồm lúa, ngô, lúa mì, cao lương... và phụ phẩm của hạt ngũ cốc như cám, tấm, là các loại thức ăn giàu tinh bột và giàu năng lượng, chúng có từ 3200 - 3400 kcal năng lượng trao đổi trong một kilogam. Hàm lượng protein thô 8 - 12%. Đây là loại thức ăn nghèo lysin, tryptophan và methionine. Hàm lượng xơ thô trong các loại hạt có vỏ như cao lương, lúa gạo, đại mạch từ 7 - 14%; trong các loại hạt trần như ngô, lúa mì thì hàm lượng xơ thô từ 1,8 - 3%. Các loại hạt ngũ cốc nghèo canxi, 1/3 - 2/3 phospho của hạt ngũ cốc ở dạng axit phytic nên khả năng sử dụng của chim là rất kém. Trong các loại hạt ngũ cốc thì ngô là thức ăn quan trọng nhất đối với chim. Do có tốc độ tăng trọng nhanh, khả năng sản xuất cao nên thức ăn cho chim cút cần có nồng độ dinh dưỡng cao hơn gà. 7 Bảng 1.1. Công thức hỗn hợp thức ăn cho chim cút (Xiaolu Liu và cs., 2012) Các thành phần nguyên liệu thường có trong thức ăn cho chim cút thịt như sau: Ngô Ngô là loại thức ăn chính cung cấp năng lượng cho chim cút (Viện chăn nuôi, 2001). Trong 1kg ngô có giá trị 3200 - 3400 kcal năng lượng trao đổi. Hàm lượng xơ trong ngô thấp, hàm lượng protein thô từ 8 -13% (tính theo vật chất khô). Trong protein thì lysin tryptophan, methionine là những axit amin hạn chế nhất, đặc biệt là lysin. Ngô là loại thức ăn hạt nghèo các chất khoáng như Ca (0,15%), Mn (7,3 mg/kg) và đồng (5,4 mg/kg). Hiện nay, có nhiều giống ngô có màu sắc khác nhau như màu: vàng, đỏ và trắng. Trong ngô vàng và ngô đỏ có nhiều caroten, cryptoxanthin, xantofil. Trong 1kg ngô vàng có 0,57 mg Carotene, 15,4mg cryptoxanthin và 13,67 mg xantofil. Xantofil là sắc tố nhuộm màu chủ yếu của lòng đỏ trứng, mỡ và da. 8 Cám gạo Cám gạo là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo. Trong cám gạo có 12-14% protein thô, 14-18% dầu (Saunders, 1985). Trong cám gạo có nhiều Vitamin nhóm B, trong 1kg cám gạo có khoảng 22,2 mg vitamin B1, 13,1mg B6 và 0,43 mg biotin. Dầu mỡ Là loại thức ăn có giá trị năng lượng cao. Bổ sung dầu mỡ vào khẩu phần ăn không những cung cấp năng lượng mà còn bổ sung thêm một số axit béo quan trọng đối với chim cút như linoleic (Viện chăn nuôi, 2001). Khi thiếu linoleic, chim con chậm lớn, tăng lượng mỡ ở gan, nhạy cảm đối với bệnh đường hô hấp, chim mái đẻ giảm sức để trứng, trứng bé, giảm tỷ lệ ấp nở của trứng giống, tăng tỉ lệ trứng chết phôi. Nhu cầu axit linoleic cho chim khoảng 1,4% trong thức ăn hỗn hợp. Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật Đỗ tương Hàm lượng protein thô trong đỗ tương dao động từ 30-38%. Methionin là axit amin hạn chế nhất sau đó là cystein và threonine.Trong hạt đỗ tương sống có chứa các chất khoáng trypsin và chymotrypsin làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và giá trị sinh học của protein. Do đó, trước khi sử dụng làm thức ăn cho chim cần được xử lý nhiệt thích hợp để phân hủy các chất gây hại làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và giá trị sinh học của protein. Khô dầu Khô dầu là phụ phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đã được ép lấy dầu. Các sản phẩm này bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu hướng dương... Thành phần dinh dưỡng của các loại khô dầu biến động phụ thuộc công nghệ ép dầu và chất lượng của hạt. Hàm lượng protein thô của khô dầu lạc nhân khoảng 42 - 45%, nếu khô dầu lạc ép cả vỏ thì hàm lượng protein thấp hơn (37 - 38%) nhưng hàm lượng xơ thô cao hơn (18,8%). Hàm lượng protein thô trong khô dầu đậu tương từ 40 - 45%; 8,8% xơ thô. Ngoài khô dầu lạc và khô dầu đậu tương, còn nhiều loại khô dầu khác như khô dầu cải, khô dầu bông, khô dầu lanh, khô dầu dừa v.v... chúng có hàm lượng protein thấp hoặc giá trị sinh học của protein kém hơn, hàm lượng xơ thô cao nên dùng ít hoặc không dùng trong chăn nuôi chim. Các loại khô dầu khi bảo quản dễ bị mốc, nấm mốc của các loại khô dầu thường sản sinh ra các độc tố nấm mốc (Mycotoxin) làm cho chim có thể bị ngộ độc ở mức độ khác nhau tùy theo loại độc tố mà nấm mốc sinh ra. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất