Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây gù hương (cinnamomum balansae h...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây gù hương (cinnamomum balansae h. lecomte, 1913) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên.

.PDF
81
204
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRỊNH HOÀI NAM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY GÙ HƢƠNG (Cinnamomum balansace H. Lecomte, 1913) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 - 2016 Thái Nguyên – Năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRỊNH HOÀI NAM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY GÙ HƢƠNG (Cinnamomum balansae H. Lecomte, 1913) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Lớp : K 44 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 - 2016 Giảng viên hƣớng dẫn T.S : NGUYỄN VĂN THÁI Thái Nguyên – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả trong báo cáo thực tập tốt nghiệp là quá trình điều tra trên thực địa tại huyện Võ Nhai thu đƣợc hoàn toàn trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, năm 2016 XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc Hội đồng khoa học! Ngƣời viết cam đoan T.S NGUYỄN VĂN THÁI TRỊNH HOÀI NAM XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội Đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) LỜI CẢM ƠN Mỗi sinh viên sau một thời gian học tập đều muốn có một thời gian đƣợc ra môi trƣờng thực tế để rèn luyện kiến thức đã học đƣợc ở giảng đƣờng. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian để sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nghiên cứu cũng nhƣ công việc ngoài thực địa. Từ đó nâng cao tri thức, năng lực, khả năng sang tạo của bản than trong môi trƣờng thực tế. Sau một thời gian tiến hành thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời đầu tiên Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, xin cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới Thầy giáo T.S Nguyễn Văn Thái, những ngƣời đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Võ Nhai, Hạt Kiểm Lâm, Ban Quản Lí khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phƣợng Hoàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại huyện. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè tôi những ngƣời đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã cố gắng, nhƣng do thời gian có hạn cộng với vốn kiến thức bản than còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2016 Sinh viên TRỊNH HOÀI NAM DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Stt Chữ cái viết tắt/ kí hiệu Cụm từ đầy đủ 1 ĐDSH Đa dạng sinh học 2 HST Hệ sinh thái 3 KBT Khu bảo tồn 4 KT – XH Kinh tế - xã hội 5 LSNG Lâm sản ngoài gỗ 6 ODB Ô dạng bản 7 OTC Ô tiêu chuẩn 8 TB Trung bình 9 TP Thành phố 10 VQG Vƣờn quốc gia 11 VTV Vƣờn thực vật 12 LCCTTT Số loài tham gia vào công thức tổ thành DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại loài Gù hƣơng…………………………………………...6 Bảng 3.1. Các thông số đƣợc phân tích mẫu đất ................................................. 23 Bảng 4.1. Tri thức bản địa về sự hiểu biết cây Gù hƣơng .................................. 27 Bảng 4.2. Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng Gù hƣơng..........................27 Bảng 4.3 Kết quả đo đếm chiều dài trung bình của lá Gù hƣơng........................30 Bảng 4.4 Kết quả đo đếm kích thƣớc trung bình của quả Gù hƣơng ................. 32 Bảng 4.5 Công thức tổ thành tầng cây gỗ ........................................................... 33 Bảng 4.6 Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Gù hƣơng phân bố .................. 35 Bảng 4.7 Công thức tổ thành cây tái sinh ........................................................... 36 Bảng 4.8 Nguồn gốc tái sinh của loài Gù hƣơng ................................................ 39 Bảng 4.9 Chất lƣợng tái sinh của loài Gù hƣơng ................................................ 40 Bảng 4.10 Mật độ cây Gù hƣơng tái sinh ở khu vực nghiên cứu ....................... 41 Bảng 4.11 Thống kê cây tái sinh Gù hƣơng triển vọng.. .................................... 42 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp độ che phủ cây bụi nơi có loài Gù hƣơng phân bố ... 43 Bảng 4.13 Bảng tổng hợp độ che phủ lớp dây leo và thảm tƣơi nơi có loài Gù hƣơng phân bố ..................................................................................................... 44 Bảng 4.14 Phân bố Gù hƣơng trên địa bàn xã .................................................... 45 Bảng 4.15 Phân bố cây theo độ cao và trạng thái rừng ....................................... 46 Bảng 4.16 Điều tra lý tính của đất....................................................................... 48 Bảng 4.17 Kết quả phân tích đất khu vực có cây Gù hƣơng phân bố................. 49 MỤC LỤC PHẦN 1 ................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu.......................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .................................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 4 2.1.1. Bảo tồn nội vi in- situ ................................................................................. 6 2.1.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) ở Việt Nam ...................................................... 7 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................. 8 2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................. 8 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................. 8 2.3. Tình hìnhTự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 10 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................... 10 2.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hôi ..................................................................... 12 2.3.3. Điều kiện về giáo dục, y tế, du lịch ........................................................... 14 2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu ............................ 15 PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 16 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 16 3.2. Địa điểm, thời gian và giới hạn đề tài .......................................................... 16 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 16 3.3.1. Sự hiểu biết và sử dụng của ngƣời dân về cây Gù hƣơng ........................ 16 3.3.2. Phân loại loài Gù hƣơng ............................................................................ 16 3.3.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái của cây Gù hƣơng ..................................... 16 3.3.4. Một số đặc điểm sinh thái khác của cây Gù hƣơng .................................. 16 3.3.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ................................. 17 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ....................................... 17 3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phƣơng ................................... 17 3.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 17 3.4.3 Phƣơng pháp xử lí số liệu: Số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel .................................................................................................................... 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 27 4.1. Sự hiểu biết và sử dụng của ngƣời dân về cây Gù hƣơng............................ 27 4.1.1. Sự hiểu biết của ngƣời dân về cây Gù hƣơng ........................................... 27 4.1.2. Vấn đề sử dụng của ngƣời dân về cây Gù hƣơng ..................................... 28 4.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của cây Gù hƣơng ........................................ 29 4.2.1. Đặc điểm hình thái thân, rễ cây................................................................. 30 4.2.2. Đặc điểm hình thái lá cây .......................................................................... 30 4.2.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả ...................................................................... 31 4.3. Một số đặc điểm sinh thái học của loài Gù hƣơng ....................................... 32 4.3.1. Đặc đỉểm tầng cây gỗ nơi có loài Gù hƣơng phân bố ............................... 32 4.3.2. Đặc điểm về ánh sáng nơi có loài Gù hƣơng phân bố .............................. 34 4.3.3. Đặc điểm về tái sinh của loài .................................................................... 36 4.3.4. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tƣơi nơi có loài Gù hƣơng phân bố .. 43 4.3.5. Đặc điểm phân bố...................................................................................... 44 4.3.6. Đặc điểm phân bố theo độ cao, trạng thái rừng ........................................ 45 4.3.7. Đặc điểm đất nơi loài Gù hƣơng phân bố ................................................. 46 4.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài .................................... 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 53 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 53 5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 58 Phụ lục 1 .............................................................................................................. 58 Phụ lục 2 .............................................................................................................. 64 Phụ lục 3 .............................................................................................................. 71 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, thực trạng đa dạng sinh học ngày càng giảm mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tổn hại nặng nề do hệ luỵ từ sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Ở nƣớc ta, Đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm có giá trị nhƣ cây Gù hƣơng cũng đang đứng trƣớc nguy cơ đó. Trong quá trình phát triển tiếp theo đòi hỏi chúng ta có nhận thức và hành động có trách nhiệm và đầy đủ hơn đối với hệ sinh thái để đạt đƣợc sự bền vững, trong đó có sự nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cây Gù hƣơng quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và có nhiều giá trị không chỉ về sinh học, sinh thái môi trƣờng mà còn cho đời sống xã hội, trong đó có loài Gù hƣơng. Rừng là yếu tố quan trọng đối với môi trƣờng luôn giữ vai trò quan trọng không gì thay thế đƣợc đối với việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, cung cấp nhiều loại lâm sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi ... đáp ứng những nhu cầu cơ bản ngày càng cao của con ngƣời. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, sự gia tăng dân số càng không thể thay thế đƣợc trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lƣợng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con ngƣời. Với đời sống khó khăn, nghèo đói thì con ngƣời đã tác động vào rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc những biện pháp về kinh tế xã hội thiếu khoa học đã làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng. Do vậy, rừng của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Võ Nhai nói riêng không thể tránh tình trạng nói trên. Tình trạng xâm hại trái phép 1 nguồn tài nguyên rừng diễn ra ngày càng phức tạp nhƣ lâm tặc lén vào vƣờn săn bắn và khai thác bừa bãi dẫn đến nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao hoặc quý hiếm, đặc hữu dần mất đi nhƣ: Gù hƣơng, nghiến, trai lý, đinh… và thay vào đó là các loài cây ít giá trị. Đây là mối nguy hại lớn nhất mà Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phƣợng Hoàng của huyện võ đã và đang đối mặt với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài Gù hƣơng nói riêng ở đây. Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nƣớc có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Với vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Bắc bán cầu, đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa lý, Việt Nam là nơi giao thoa của hệ động thực vật vùng Ấn Độ Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđô- Malaixia, đã giúp hệ động thực vật của nƣớc ta rất phong phú. Theo các nhà khoa học, ở Việt Nam có khoảng trên 12.680 loài thực vật đã đƣợc đặt tên, 276 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát, 5000 loài côn trùng, 82 loài ếch nhái, 3.109 loài cá, … Nhƣng hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH đã và đang suy giảm. Để tìm hiểu một số loài động thực vật đó tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp nhằm: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Gù hƣơng (Cinnamomum balansae H. Lecomte, 1913) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá đƣợc sự hiểu biết của ngƣời dân địa phƣơng về cây Gù hƣơng có trong khu vực nghiên cứu. - Xác định đƣợc đặc điểm hình thái của cây Gù hƣơng tại huyện Võ Nhai. 2 - Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh thái học của cây Gù hƣơng, từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển loài. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập Hoàn thành tốt thời gian thực tập và khoá luận giúp củng cố phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã đƣợc học trong trƣờng vào công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn loài. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Sinh viên nắm rõ đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố cây Gù hƣơng nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng đƣợc quan tâm và chú trọng. Quá trình đô thị hóa,ô nhiễm môi trƣờng, chặt phá rừng là những nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học, nhiều loài động thực vật quý đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy cần có những hành động cụ thể của cộng đồng đó là các chƣơng trình, dự án để bảo tồn một cách kịp thời. Trong đó Gù hƣơng là loài gỗ quý có giá trị kinh tế cao, đã và đang bị khai thác mạnh dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng chính trong tƣơng lai gần vì thế chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể về đặc tính sinh học của loài này từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật Về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng đƣợc quan tâm và chú trọng Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hƣớng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11, 2004. Văn bản này đã đánh 4 giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm. Các phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH: + Tuyệt chủng (EX) + Tuyệt chủng trong tự nhiên(EW) + Cực kì nguy cấp (CR) + Nguy cấp (EN) + Sắp nguy cấp (VU) + Sắp bị đe dọa (LR) + Ít quan tâm (Least Concern) - LC + Thiếu dữ liệu (Data Deficient) - DD + Không đƣợc đánh giá (Not Evaluated) - NE Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực vật đƣợc xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần đƣợc bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành đề tài này. 2.1.1 Phân loại loài Gù hƣơng Dựa trên hệ thống phân loại của Takhtajan, các kết quả nghiên cứu theo sách đỏ Việt Nam (2007) phần phân hạng thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, theo nghị định 32 (2006) của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Danh lục đỏ IUCN 1994. Cây Gù hƣơng đƣợc phân loại và ở các phân hạng cụ thể tại bảng 4.3: 5 Bảng 2.1. Phân loại loài Gù hƣơng Tên tiếng Việt: Gù hƣơng Tên khác Vù Hƣơng; Kháo gừng (Võ Nhai) Tên Latin Cinnamomum balansae H. lecomte Tên đồng nghĩa: Chi: Quế (Long Não) Cinnamomum Họ: Re (Long não, Nguyệt quế) Lauraceae Bộ: Long não, Nguyệt quế Laurales Lớp: Ngọc lan (Hai lá mầm) Magnoliopsida (Dicotyledones) Ngành Ngọc lan (Hạt Kín) Magnoliophyta (Angiospermae) Sách đỏ Việt Nam 2007 Sẽ nguy cấp (VUA1c) Sách đỏ thế giới: IUCN 1994 Endangered A1cd, B1+2c ver 2.3 (EN) Nghị đinh 32/2006/NĐ-CP Nhóm IIA ngày 30/3/2006 Nhóm cây Cây gỗ lớn 2.1.2. Bảo tồn nội vi (in- situ) ở Việt Nam Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đối tƣợng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Thông thƣờng bảo tồn nguyên vị đƣợc thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Bảo tồn nội vi bao gồm các phƣơng pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Kết quả của phƣơng pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đƣa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng. 6 2.1.3. Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) ở Việt Nam - Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vƣờn thực vật (VTV), vƣờn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sƣu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sƣu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trƣờng sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lƣu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trƣờng hợp: - Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lƣu giữ lâu hơn các loài nói trên. - Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tƣơng đối mới ở Việt Nam, nhƣng trong những năm qua, công tác này đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Gồm có: Các khu rừng thực nghiệm điển hình nhƣ: Vƣờn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa, Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây. Vƣờn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Vƣờn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat), Vƣờn Bách Thảo Hà Nội v.v - Bƣớc đầu hình thành mạng lƣới các VTV, vƣờn sƣu tập, các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, các vƣờn động vật trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn. - Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài động thực vật hoang dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã đƣợc gây nuôi thành công nhƣ Hƣơu sao, Hƣơu xạ, Cá sấu hoa cà (động vật), thực vật có Sƣa, Lim xanh… 7 - Bƣớc đầu xây dựng đƣợc ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen của các loài động thực vật, dự trữ lâu dài, hổ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm nghiệp v.v. [2] 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Đây là loài đặc hữu của Việt Nam thuộc họ Long não(Lauraceae Juss). Long não là họ có thành phần loài đa dạng và có nhiều giá trị sử dụng nên đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, ngƣời đầu tiên nghiên cứu rừng Việt Nam là Loureiro (1793) và công bố trong thực vật chí Nam Bộ, tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về các loài họ Long não trong các bộ sách Thực vật chí Ấn Độ với 16 chi và 250 loài, Trung Quốc có 18 chi và 500 loài, Malaixia 12 chi và 200 loài, Đông Dƣơng có 12 chi và 50 loài,... Họ Long não bao gồm chủ yếu là các loài cây gỗ, cây bụi thƣờng xanh. Tuy vậy, cũng có chi Sassafras với một số loài rụng lá và chi Cassytha (tơ xanh) có các loài dây leo sống ký sinh. Cành non có màu xanh, vỏ có mùi thơm, có chồi ngủ đông. Lá mọc cụm ở đầu cành, có 3 gân chính hay hệ gân đơn giản. Hoa mẫu 3, bao phấn mở, có nhị lép và tuyến mật ở gốc chỉ nhị. Quả có đài dính liền phát triển thành dạng đấu dƣới quả. Trên thế giới họ Long não (Lauraceae) gồm có 55 chi và gần 2.500 loài phân bố ở các khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á và Brazil chi Quế cinnmomum, H. lecomte 1913. 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Các nghiên cứu về cây Gù hƣơng Loài cây Gù hƣơng có phân bố rải rác ở khu vực đồi, núi thấp của của các tỉnh phía Bắc. Hiện nay, số lƣợng cây vù hƣơng còn rất ít, chỉ còn thấy ở VQG Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), trong rừng thứ sinh và vƣờn hộ ở Thạch Thành (Thanh Hoá) và rải rác ở một số nơi; song hiện nay đã bị 8 khai thác quá mức, không còn gặp nhiều trong rừng tự nhiên nên đƣợc xếp vào loại hiếm (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, 1996) [1]. Ở Việt Nam hiện đã biết có khoảng 21 chi, với 275 loài.Đặc điểm: Cây gỗ lớn hay nhỏ, ít khi là dây leo (dây tơ xanh). Lá mọc cách, ít khi mọc đối, nguyên, gân lá hình lông chim, một số có 3 gân hình cung, gân con hình mạng lƣới. Không có lá kèm. Trong thân, lá có tế bào tiết dầu thơm. Phân bố sinh thái và yêu cầu nơi sống: Nơi sống và sinh thái Yêu cầu về sinh thái trong gieo trồng: Mùa hoa tháng 3 - 6, mùa quả chín tháng 8 - 10. Tái sinh bằng hạt hoặc chồi. các loài chủ yếu sinh sống trong 5 môi trƣờng chính nhƣ: Sống ở rừng nguyên sinh; sống ở rừng thứ sinh; sống ở ven đƣờng, ƣa sáng, ven suối; sống ở trảng cây bụi, ven rừng; sống ở vƣờn nhà. Gù hƣơng là loài cây có giá trị kinh tế cao nên loài cây này hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lƣợng cây tái sinh tự nhiên của Gù hƣơng rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết Về giá trị sử dụng Dựa theo các tài liệu nhƣ: Từ điển cây thuốc, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1991) [6], và các tài liệu liên quan khác cho thấy các loài thực vật của huyện Võ Nhai cho 1 số công dụng khác nhau; trong đó cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 100%; nhóm cây làm thuốc với 15 loài (32,61%) so với tổng số loài nghiên cứu; tiếp đến là nhóm cây cho gỗ với 19 loài (41,30%); nhóm cây cho dầu béo với 8 loài (17,39%) và thấp nhất là nhóm cây ăn đƣợc với 1 loài (2,17%). Nhóm cây làm thuốc: Bao gồm các loài; chủ yếu là chữa các nhóm bệnh về mụn nhọt, thời tiết, bệnh tiêu hóa,... điển hình nhƣ: Gù hƣơng 9 (Cinnamomum balansae), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa)... . Nhóm cây cho gỗ: Bao gồm những loài đƣợc dùng để đóng đồ gia dụng, trong xây dựng; chủ yếu thuộc các loài nhƣ: Gù hƣơng (Cinnamomum balansae), Quế rừng (Cinnamomum iners Rein),... Nhóm cây cho tinh dầu: Đây là họ chứa tinh dầu ít nên tất cả các loài trong chi đƣợc nói đến đều cho tinh dầu trong đó có loài Gù hƣơng (Cinnamomum balansae H. lec) đang đƣợc nghiên cứu. Tuy nhiên, tùy vào từng loài mà sự tích lũy hàm lƣợng tinh dầu khác nhau. 2.3. Tình hìnhTự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1. Vị trí địa lý Huyện Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông - Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Cách TP Thái nguyên khoảng 40km về phía bắc Có toạ độ địa lí. 1050 51’05’’ đến 106008’38’’ kinh độ đông 21045’12’’ 21056’30’’ vĩ độ bắc. - Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Tỉnh Lạng Sơn) - Phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ và Huyện Phú Lƣơng - Phía Nam giáp với Huyện Đồng Hỷ và Huyện Yên Thế (Tỉnh Bắc Giang) - Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Tỉnh Bắc Kạn) Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách TP Thái Nguyên 37km và cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn 80km. Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3xã và 1 Thị Trấn vùng II, còn lại 5 xã vùng III. Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và Dãy Bắc Sơn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam cho nên 10 huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít. Là huyện có địa hình phức tạp, phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi. Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m. Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm sau: - Tiểu vùng I: Gồm 6 xã (Nghinh Tƣờng, Thƣợng Nung, Cúc Đƣờng, Thần Sa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi (72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 250 trở lên). Một số vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 0 0 – 250 là vùng thích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hƣớng nông, lâm kết hợp. - Tiểu vùng II: Gồm 3 xã (La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng) và Thị Trấn Đình Cả có dạng địa hình thung lũng tƣơng đối bằng phẳng chạy dọc theo quốc lộ 1b với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai của vùng II đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. - Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long, Phƣơng Giao), có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tƣơng đối bằng phẳng hơn các xã vùng I. Độ dốc từ 10-200, có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả . 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan