Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng chú ý và học lực của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, t...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng chú ý và học lực của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, thành phố Bắc Ninh

.PDF
47
623
133

Mô tả:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Khi đánh giá vai trò của sự tập trung chú ý, có tác giả cho rằng: “Tập trung chú ý là bà chúa của trí tuệ” [23]. Có những học sinh khi giải bài toán, viết bài luận,… chỉ mất hai giờ trong khi các bạn phải mất bốn giờ. Có người trước mỗi khó khăn cần giả quyết, chỉ suy nghĩ khoảng 15 phút là tìm ra giải pháp [23]. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Một nguyên nhân quan trọng của thành công này là sự tập trung chú ý, là khả năng tập trung toàn bộ sức lực trí tuệ vào một việc nhất định. Chú ý là sự định hướng tích cực ý thức của con người vào một số đối tượng hay hiện tượng nhất định. Cơ sở sinh lý thần kinh của chú ý là phản xạ định hướng, tức là sự tập trung hoạt động của các trung khu tương ứng trên vỏ não, theo nguyên tắc điểm ưu thế và con đường chung cuối cùng. Do đó, thiếu khả năng chú ý thì mọi hoạt động hàng ngày của con người như học tập, nghiên cứu khoa học, lao động,… đều không đạt được kết quả tốt. Đối với học sinh, sinh viên, chú ý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập và có ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập. Nhờ có sự tập trung chú ý, học sinh, sinh viên sẽ đạt được kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Nghiên cứu về khả năng chú ý và học lực là một vấn đề đã được nhiều tác giả quân tâm. tuy nhiên việc tiến hành nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu vào các đối tượng chung là học sinh THPT và sinh viên, chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng chú ý và học lực của học sinh nam và học sinh nữ, sự so sánh về chỉ số này giữa học sinh nam và học sinh nữ. -1- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh Chính vì vậy, để góp phần tìm hiểu khả năng chú ý và học lực của học sinh trường THPT, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng chú ý và học lực của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, thành phố Bắc Ninh”. * Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu: + Đánh giá thực trạng khả năng chú ý của học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. + Nghiên cứu học lực của học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng chú ý và học lực của học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu khả năng chú ý của học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. + Nghiên cứu học lực của học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. * Đối tƣợng nghiên cứu Học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu khả năng chú ý và học lực của 230 học sinh, trong đó có 115 học sinh nam và 115 học sinh nữ thuộc trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh, ở các lớp tuổi từ 16 đến 18 tuổi. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Phát hiện được sự khác nhau về khả năng chú ý và học lực của học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. -2- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh - Bước đầu xác định mối quan hệ giữa khả năng chú ý và học lực của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khả năng chú ý Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công trong công việc chính là sự tập trung chú ý. Những người thành công trong mọi việc đều là những người có khả năng tập trung chú ý khi cần thiết. Người công nhân tập trung chú ý vào công việc sẽ tránh được tai nạn lao động và duy trì được tính chính xác trong thao tác. Người cán sự tập trung chú ý vào công việc sẽ không nhầm lẫn trong tính toán, trong làm kế hoạch. Người học sinh, sinh viên tập trung chú ý vào bài học sẽ hiểu bài và học bài chóng thuộc. Các nhà khoa học tập trung chú ý cao độ, đôi khi còn dẫn tới sự đãng trí, đã phát hiện ra các định luật, định lí, học thuyết. Vậy chú ý là gì ? chú ý (Attention) là quá trình hoạt động thần kinh phức tạp nhằm vừa tập trung nhận thức kích thích vừa sẵn sàng đáp ứng. Chú ý là khả năng đối tượng tập trung hoạt động của mình vào một sự vật, hiện tượng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm lựa chọn thông tin cần thiết cho một chương trình hành động [17]. Các thiên tài khoa học đều là những người tập trung chú ý cao độ vào các vấn đề nghiên cứu. Người ta cho rằng, thiên tài chỉ một phần nhỏ do bẩm sinh, mà phần đáng kể do sự rèn luyện thường xuyên khả năng tập trung chú ý, chú ý một cách liên tục. Vì sự tập trung chú ý cao sẽ lôi cuốn được nhiều trung khu thần kinh khác nhau tham gia vào phản ứng, do đó hiệu quả quá trình học tập sẽ tăng lên. -3- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh U-Xin-Xki nhà giáo dục Nga nổi tiếng đã viết : “chú ý là cánh cửa, qua đó tất cả những cái gì của thế giới bên ngoài đi vào tâm hồn con người” [15]. Vì vậy, chú ý là cơ sở quan trọng giúp con người học tập có hiệu quả, tiếp thu tri thức một cách dễ dàng, tiến hành lao động có tổ chức và đạt năng suất cao. Cơ sở sinh lý thần kinh của chú ý là phản xạ định hướng. Phản xạ định hướng tạo nên những trung tâm hưng phấn có ưu thế trên vỏ não, giúp chúng ít bị phân tán sang đối tượng khác, theo nguyên tắc điểm ưu thế và con đường chung cuối cùng. Do đó, trong phản xạ định hướng thì quá trình hưng phấn ở một số khu vực này sẽ ức chế một số khu vực khác trên vỏ não diễn ra đồng thời. Ví dụ: khi ta chăm chú đọc sách thì vùng thị giác trên vỏ não được hưng phấn và gây ức chế ở vùng xúc giác, thính giác… Nhờ vậy mà các đối tượng khác sẽ không tác động hoặc tác động không đáng kể đến chúng ta, giúp chúng ta tập trung vào công việc. Con người luôn có sự chú ý vào đối tượng hay hiện tượng nào đó ở bên ngoài hoặc trong nội tâm ở trạng thái thức hay tỉnh táo bình thường. Vì khi đó trên vỏ não luôn có một khu vực nào đó được hưng phấn và những khu vực khác lại bị ức chế. Trí tuệ đã tập trung sẽ suy nghĩ, một cách thông minh, một khi suy nghĩ một cách thông minh, nó sẽ phát triển khả năng quyết đoán và thực hiện có hiệu quả. Như khi tập trung chú ý vào sự đu đưa của cái đèn ba dây treo ở trần nhà thờ, nhà thiên văn học GaLiLê đã chợt nghĩ tới thời gian của một dao động. Từ đó ông suy nghĩ làm nhiều thí nghiệm và phát minh ra định luật về dao động trong vật lí học [23]. Chú ý thường biểu hiện ra bên ngoài ở điệu bộ, cử chỉ hay nét mặt của con người. Tuy nhiên những biểu hiện bên ngoài của chú ý không phải lúc nào cũng thống nhất với thực chất và nội dung của nó. Có trường hợp, nhìn bề -4- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh ngoài thấy một người nào đó có vẻ tập trung chú ý, song đó là sự chú ý giả tạo, nhưng có trường hợp nhìn bề ngoài có vẻ không chú ý nhưng sự thật lại đang rất chú ý. Do vậy, không thể chỉ đánh giá chú ý qua thể hiện bề ngoài ma phải căn cứ vào chât lượng phản ánh thực tế của chú ý [19]. Nhà tâm lý học người Anh D.Broadbent (1958) đã cho rằng, chú ý như là bộ lọc có chọn lọc đối phó với lưu lượng tràn ngập thông tin cảm giác vào đầu. Theo thuyết này, việc chọn lọc diễn ra ngay từ trong giai đoạn đầu, trước khi hiểu được ý nghĩa các thông tin đầu vào [10]. Theo Posner (1990), chú ý có thể tạo ra thuận lợi cho việc xử lý các kích thích và cho phép chọn lọc có phản ứng đối với các kích thích, hoặc lựa chọn thông tin thích hợp một cách có ý thức. Nhờ có chú ý mà việc xử lý hay ức chế quá trình xử lý thông tin có thể xảy ra một cách chính xác. Có tác giả cho rằng: “Nếu tập trung chú ý chùm tia sáng vào tờ giấy, tờ giấy sẽ bốc lửa. Còn nếu tập trung sức lực vào một vấn đề duy nhất, tia lửa sáng tạo sẽ nẩy sinh” [21]. Thật vậy nếu ta tập trung chú ý sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, phát triển tri thức của con người. L.X Vưgôtxki (Nga) cho rằng, chú ý là hoạt động tâm lí phức tạp, liên quan đến quá trình sinh lý thần kinh. Chú ý có liên quan đến hoạt động của hệ hướng tâm không chuyên biệt, với những hình thức khác nhau của phản xạ định hướng, với cơ chế ảnh hưởng của vỏ não tới các phần của não. Chú ý được chia thành hai loại: chú ý có chủ định và chú ý không có chủ định. Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích nhất định, có kế hoạch và biện pháp khắc phục khó khăn để tập trung chú ý vào đối tượng nhất định. Chú ý có chủ định đòi hỏi một nỗ lực, ý chí tích cực nên nó mang tính tích cực và chủ động. Mức độ tập trung chú ý cao hay thấp, nhiều hay ít là do tính chất của hoạt động nhất định. Hoạt động càng phức tạp thì độ tập trung chú ý càng phải cao và ngược lại. -5- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh Chú ý có chủ định được điều khiển theo yêu cầu của nhiệm vụ, theo điều khiển chặt chẽ của ý chí. Trong cùng một lúc, có thể có nhiều đối tượng thu hút sự chú ý, song con người tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ của mình mà tập trung chú ý vào đối tượng cần thiết, dù nó có ít hấp dẫn hơn đối tượng khác. Trong những trường hợp đó, đòi hỏi phải có sự nỗ lực ý chí để khắc phục sự trở ngại bên ngoài, có thể là những quang cảnh đẹp, sự ồn ào hay hiện tượng có sức hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý không chủ định, làm cản trở sự tập trung chú ý của con người. Tuy nhiên giữa chú ý có chủ định và chú ý không có chủ định không phải lúc nào cũng có ranh giới rõ ràng, trong nhiều trường hợp thực tế ta không thể xác định dứt khoát sự chú ý thuộc loại chú ý nào. Giữa chú ý có chủ định và chú ý không có chủ định có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và chuyển hoá lẫn nhau. Trong hoạt động thực tiễn nếu con người thường xuyên sử dụng đến chú ý có chủ định sẽ dẫn đến căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến công việc. Các nhà tâm lí học, bằng các công trình nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được một số đặc điểm cơ bản của chú ý [16]. Những đặc điểm đó là: tính lựa chọn, khối lượng chú ý, tính bền vững, sự phân bố chú ý và sự di chuyển chú ý. Mỗi đặc điểm của chú ý có những đặc trưng riêng. Tính lựa chọn của chú ý được thể hiện ở khả năng chủ thể tập trung vào việc tiếp nhận những thông tin quan trọng có liên quan đến mục đích đã định trước. Khối lượng chú ý được xác định bởi số lượng khách thể mà chủ thể có thể nhận thức được rõ nét trong cùng một thời điểm. Tính bền vững của chú ý được xác định bằng cường độ và thời gian phải tập trung chú ý vào một số đối tượng nhất định. Sự phân bố chú ý thể hiện khả năng của chủ thể cùng một lúc có thể thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ nào đó. Sự di chuyển chú ý được xác định bởi khả -6- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh năng chủ thể nhanh chóng chuyển sự chú ý của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác khi mục đích hành động thay đổi. Cơ sở sinh lý thần kinh của sự di chuyển chú ý là sự di chuyển hoạt động phản xạ có điều kiện, nhờ tính linh hoạt cao của các quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động của vỏ não. Có không ít bạn trẻ không làm sao tập trung chú ý vào công việc, kết quả là làm việc không chu đáo thiếu cẩn thận. Trong những người không có khả năng tập trung chú ý, có rất nhiều người có đủ khả năng trí tuệ ở mức độ có thể thực hiện tập trung nhưng họ không chú ý đến sự rèn luyện này. Đây thật sự là sự “ lãng phí trí tuệ rất đáng tiếc” [21]. Về từng vấn đề cần giải quyết, ta phải cố gắng suy nghĩ tập trung chú ý trong thời gian cần thiết để tìm giải pháp. Cứ làm như thế ta dần dần có thói quen tập trung chú ý. Muốn tập trung chú ý có hiệu quả, phải biết gác sang bên cạnh sự lo lắng, buồn nản, ghen tị,… để suy nghĩ về vấn đề mình đang quan tâm, gạt bỏ những ý nghĩ mung lung, vô ích. Khi đó con người làm chủ được suy nghĩ, sẽ làm chủ được tình cảm, tức là sự say mê chú ý. Từ đó chủ động được trí tuệ và tình cảm sẽ dẫn tới thành công trong công việc. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý của con người. Về cơ bản, có thể phân ra thành hai nhóm yếu tố. Thuộc nhóm thứ nhất, là những yếu tố tạo nên cấu trúc của kích thích bên ngoài như cường độ kích thích, tính mới mẻ của kích thích, cấu trúc của kích thích,…Thuộc nhóm thứ hai là những yếu tố liên quan đến bản thân chủ thể và cấu trúc hoạt động của chủ thể như nhu cầu, tâm thế, hướng quan tâm, cấu trúc và mức độ tự động hoá của hoạt động chủ thể,… Vấn đề nâng cao khả năng chú ý của học sinh, sinh viên đã có nhiều nghiên cứu ở các nước nhằm hướng dẫn học sinh, sinh viên học tốt hơn. Riêng ở Việt Nam, thời gian gần đây mới có một số nhà khoa học lên tiếng. -7- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh Theo kết quả nghiên cứu chỉ số tập trung chú ý của giới trẻ ( từ 15 đến 22 tuổi) ở 8 nước (gồm các quốc gia ở Châu Á) vừa được công ty Research International công bố, hiện chỉ có 31% học sinh, sinh viên Việt Nam (đứng thứ 6) có thể tập trung nghe giảng trong lớp học, thấp xa so với giới trẻ ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippin…[20]. Một số nghiên cứu khoa học đều cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu tập trung là do môi trường học tập, phòng học không được trang bị cơ sở vật chất tốt, cách bố trí và sắp xếp không khoa học, không gian trường học chật hẹp, cấu trúc chương trình gây khó khăn cho giáo viên và học sinh,… Mặt khác, sự thiếu tập trung còn do các em thiếu ý thức trong học tập, thiếu động cơ, hứng thú và phương pháp học hiệu quả, cũng như do những yếu tố thiếu ngủ, bị stress, cơ thể mệt mỏi…[20]. J.P.Ducansơ (năm 1964) đã coi trí thông minh, khả năng tập trung chú ý và học lực là năng lực học tập. 1.2. Học lực Học lực chính là cơ sở để đánh giá năng lực học tập của người học và được đánh giá qua kết quả học tập bằng điểm số. Năng lực học tập chính là sự vận động của cá nhân nhằm lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng, dễ hiểu sâu sắc, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng yêu cầu hoạt động học tập. Việc đánh giá năng lực học tập được thông qua kết quả học tập của người học. Trong quá trình học tập việc nắm vững tri thức có liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ. Hệ thống tri thức mà người học tiếp thu được thường xuyên biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng, cùng với sự biến đổi đó năng lực trí tuệ của học sinh, sinh viên ngày càng phát triển và hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng, sự phát triển trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách con người, nhất là ở trẻ em. Vì vậy để phát -8- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh triển trí tuệ một cách toàn diện thì các nhà giáo dục coi việc nâng cao tri thức là một trong những con đường cơ bản. Sự phát triển trí tuệ là là một quá trình vận động liên tục từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chưa biết, trừu tượng đến cái cụ thể [1]. Khi con người tham gia các hoạt động trong những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định. Ở học sinh, sinh viên nhờ quá trình phát triển trí tuệ đã giúp họ nắm kiến thức nhanh, chính xác và khoa học, nâng cao kết quả học tập. Tuy nhiên, việc lĩnh hội tri thức của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện học tập, môi trường học tập, phụ thuộc vào sự di truyền, giới tính… dẫn đến kết quả học tập là khác nhau. Theo Levitov (năm 1990) thì các chỉ số xác định sự phát triển trí tuệ thể hiện phẩm chất của trí óc. Đó là tốc độ khát quát hoá, tốc độ lĩnh hội tri thức, khả năng hiểu sâu tài liệu, óc phê phán [18]. Sự phát triển trí nhớ là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thông qua cơ chế trí nhớ. Khi não phát triển, và khi chúng ta học tập thì các nối kết đươc hình thành giữa các nơ ron. Những nối kết này tạo cho chúng ta trí nhớ và khả năng về trí tuệ. Nếu không được kích thích liên tục thì các nối kết giữa các nơ ron bị bẻ gãy, trí nhớ và khả năng trí tuệ của cá nhân đó bị phai dần, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các nhà khoa học cho rằng, trí tuệ của con người là sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận dụng, lô gích toán học, trí tuệ giao tiếp và trí tuệ tự nhiên…Các nhà tâm lý Xô Viết như: A.N Leonchieve và A.A Xuviretnov cho rằng, năng lực trí tuệ của trẻ em là kết quả của sự lĩnh hội kiến thức, nó là sự biến đổi cấu trúc về chất trong các hoạt động khoa học khác nhau của học sinh, được thể hiện bằng sự thay đổi cấu trúc cái được phán ánh và phương thức phản ánh. -9- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh Trong sự phát triển giữa nam và nữ có sự khác nhau hay không? cụ thể ai thông minh hơn? vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu. Các nhà Khoa học trường đại học Ivalcaliphonia (Mỹ) vừa khẳng định, tạo hoá đã tạo ra hai bộ não khác nhau cho nam và nữ, song sự khác biệt về cơ cấu bộ não không thể quyết định mức độ thông minh và năng lực tri thức của nam và nữ. Sự khác nhau về bộ não giữa nam và nữ dẫn tới những điểm mạnh và yếu của hai giới, như: trong mọi thí nghiệm, nữ luôn trội hơn nam về khả năng diễn đạt và trí nhớ; nữ thường học giỏi hơn nam do khả năng tập trung cao, lại có thói quen suy nghĩ trước khi nói, còn nam phản ứng ngay không chần chừ [22]; nam giới thường có năng lực vượt trội trong các nhiệm vụ đòi hỏi xử lý mang tính cục bộ (như toán học), còn phụ nữ thường có khả năng vượt trội trong các nhiệm vụ hoà nhập và đồng hoá thông tin (như ngôn ngữ)…[24]. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, đo chỉ số IQ trên hàng vạn người, mọi thời đại, mọi lứa tuổi cho thấy: nam và nữ thông minh gần ngang nhau. Thực ra chỉ số IQ trung bình của phụ nữ kém chú ít ( từ 3 đến 4 điểm), với sự chênh lệch như vậy, người ta coi là không đáng kể. Có điều là chỉ số IQ ở nữ giới khá đồng đều, trong khi ở nam, khoảng chênh lệch là khá lớn có giá trị cực đại rất cao và giá trị cực tiểu rất thấp [21]. Những công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, hoạt động học tập được thúc đẩy bởi hai động cơ: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội [4]. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng những xung đột bên trong, nó có thể xuất hiện sự khắc phục khó khăn trong tiến trình học tập, đòi hỏi phải có sự nỗ lực ý chí. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở một mức nào - 10 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh đó mang tính cưỡng bách và có lúc xuất hiện như là một vật cản khắc phục trên con đường đi tới mục đích cơ bản. Trong thực tế, chúng ta phải thừa nhận rằng, mỗi cá nhân đều có năng lực hơn về mặt nào đó và có năng lực ít hơn về mặt khác. Vì vậy nếu thừa nhận một người có ít năng lực trong một lĩnh vực nào đó không có nghĩa là phủ nhận khả năng của họ trong lĩnh vực khác. Trong khi đó, học lực được đánh giá dựa vào kết quả các môn học cho nên nó không phải lúc nào cũng phản ánh đúng năng lực trí tuệ của người học, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có yếu tố về khả năng chú ý của người học sinh. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ Thuý Lan và Võ Văn Toàn [11] cho thấy, khả năng phát triển hoàn thiện của hệ thần kinh qua hình ảnh điện não đồ thay đổi tuỳ thuộc vào năng lực trí tuệ. Các học sinh có năng lực trí tuệ cao thì hình ảnh điện não đồ thường hoàn chỉnh sớm hơn so với học sinh có năng lực trí tuệ thấp. Điều này có nghĩa là học sinh có năng lực trí tuệ tốt, học lực tốt sẽ có khả năng tập trung chú ý cao hơn [18]. Nhóm nghiên cứu tại đại học Sư phạm Hà Nội từ 1990 đến nay đã thực hiện nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau của sự tập trung chú ý và trí tuệ ở nhiều đối tượng khác nhau trên khắp đất nước. Các kết quả nghiên cứu tương đối đa dạng phong phú, trong đó đáng chú ý là: giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối tương quan thuận khá chặt chẽ ở cả học sinh và sinh viên. môi trường tự nhiên và xã hội có những ảnh hưởng nhất định đến năng lực trí tuệ của học sinh, sinh viên. Khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ là một biểu hiện của trí tuệ. Chính vì vậy nghiên cứu về khả năng chú ý và ghi nhớ đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về các cơ sở sinh lí học của nó đồng thời phải kết hợp với nhiều nghành khoa học khác nhau, từ lâu trên thế giới và sau đó là ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng này và năng lực trí tuệ. Tuy nhiên - 11 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh cho tới nay việc nghiên cứu sinh lí học tư duy trên thế giới còn chưa hoàn tất [12]. Như vậy có thể nói rằng giữa trí tuệ, học lực và khả năng chú ý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giữa chúng có mối tương quan qua lại và hỗ trợ lẫn nhau, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, nhanh chóng tiếp thu được kho tàng kiến thức phong phú của nhân loại. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng của chúng tôi là học sinh nam và học sinh nữ thuộc trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh, có độ tuổi trung bình từ 15 đến 17. Học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh đa số thuộc khu vực thành phố và một số học sinh ở các thị trấn và khu vực nông thôn. Tuổi của các đối tượng được tính theo quy ước chung của các tài liệu Y tế thế giới và Việt Nam. Đó là cách tính tuổi quy về tháng hoặc năm gần nhất, nghĩa là một độ tuổi nào đó bao gồm những cá thể có số năm trước hoặc sau 6 tháng. Tổng số học sinh nghiên cứu là 230 em, trong đó có 115 em học sinh nữ và 115 em học sinh nam của trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu có thể thấy ở bảng 2.1 Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu Tuổi Tổng số Học sinh nam Học sinh nữ 16 70 35 35 - 12 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh 17 80 40 40 18 80 40 40 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu Đối tượng của chúng tôi là các em học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18 ở các lớp khác nhau ( từ lớp 10 đến lớp 12) của trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. Học sinh ở các lớp được lựa chọn ngẫu nhiên không dựa vào kết quả học tập. Học lực của các em học sinh được lấy ở số điểm chính thuộc bảng xếp loại học lực học kỳ I, năm học 2007 – 2008. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số * Xác định khả năng chú ý Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon ở hai thời điểm đầu buổi học (tiết 1) và cuối buổi học (tiết 5). Phiếu trắc nghiệm Bourdon là một bảng chữ cái được sắp xếp theo quy tắc nhất định ( phụ lục ). Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một phiếu trắc nghiệm. Nghiệm viên phổ biến cách làm cho nghiệm thể, yêu cầu các em rà soát và gạch vào một loại chữ cái nhất định trong 5 phút, theo nguyên tắc từ trái sang phải của từng dòng và từ dòng trên xuống dòng dưới liền kề. Sau mỗi phút lại đánh kí hiệu vào chữ cái đang rà soát, để đánh dấu khối lượng bài tập làm được trong từng phút. Căn cứ vào số lượng chữ cái rà soát được để đánh giá: - Tốc độ chú ý của nghiệm thể đựơc tính bằng số chữ gạch được trung bình trong một phút. - Độ tập trung chú ý được thể hiện ở chữ gạch đúng trung bình trong một phút. - Độ chính xác chú ý (A) được tính theo công thức: - 13 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh A T T S Trong đó: T: Tổng số chữ gạch đúng trung bình trong một phút S: Tổng số chữ bỏ sót trung bình trong một phút Như vậy khả năng chú ý của học sinh được đánh giá dựa vào 3 chỉ số, đó là: tốc độ chú ý, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý. Trong đó tốc độ chú ý là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng chú ý của học sinh * Xác định học lực Học lực của học sinh được xác định bằng cách lấy kết quả học tập tổng kết học kỳ I, năm học 2007 - 2008 của học sinh, được nghiên cứu tại văn phòng của nhà trường. Sau đó tính phần trăm (%) theo các mức: Giỏi, khá, trung bình và yếu. Bảng 2.2. Căn cứ xếp loại học lực của học sinh Điểm trung bình 8.0 – 8.9 6.5 - 7.9 5.0 – 6.4 4.0 – 4.9 Xếp loại học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Trước khi xử lý, số liệu điều tra được xử lý thô để loại bỏ các số liệu không đạt tiêu chuẩn. Các phiếu điều tra đạt yêu cầu được nhập kết quả vào máy vi tính bằng chương trình Excel. Trong quá trình nhập, số liệu luôn được kiểm tra để đảm bảo tính chính xác. Số liệu nhập đầy đủ hết, được xử lý thống kê để tính giá trị trung bình ( X ) và độ lệch tiêu chuẩn (SD). - 14 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh * Tính giá trị trung bình ( X ) n X X i 1 i n Trong đó: X : Giá trị trung bình X i : Giá trị thứ i của đại lượng X n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu * Tính độ lệch tiêu chuẩn (SD) n SD  (X i 1 i (Với n  30 ) n n SD   X )2 (X i 1 i  X )2 (Với n < 30) n 1 Trong đó: SD: Độ lệch tiêu chuẩn X i : Giá trị thứ i của đại lượng X n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu Việc so sánh các giá trị trung bình giữa 2 mẫu của chỉ số nghiên cứu được thực hiện theo Test student (t-test). 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu trong đề tài của tôi là các em học sinh nam và học sinh nữ ở các lớp học (từ lớp 10 dến lớp 12) tại trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh. * Thời gian nghiên cứu: - 15 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh Các nghiên cứu trong đề tài của tôi được tiến hành vào thời gian tháng 10 và tháng 12 năm 2007. CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khả năng chú ý của học sinh 3.1.1. Tốc độ chú ý của học sinh 3.1.1.1. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 16 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh ở tiết 1 và tiết 5 Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1 Bảng 3.1. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 16 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh Giới tính n Chữ trung bình/phút Tiết 1 (I) - 16 - Tiết 5 (II) So sánh p(I-II) Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh X ± SD X ± SD 35 35.38 ± 2.44 32.47± 3.41 <0.05 Nam (2) 35 34.24 ± 3.57 32.14 ± 3.59 <0.05 p(1-2) >0.05 >0.05 Ch÷/phót So sánh Nữ (1) 36 35 35 34 34 33 33 32 32 31 31 35.38 34.24 TiÕt 1 32.47 32.14 N÷ Nam TiÕt 5 Giíi tÝnh Hình 3.1. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 16 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh Qua các số liệu trên bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy: - Ở cùng lớp tuổi 16: Tiết 1 tốc độ chú ý trung bình của học sinh nam và học sinh nữ trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh nhanh hơn tốc độ chú ý trung bình ở tiết 5. Mức chênh lệch về chỉ số này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). - Trong cùng một lớp tuổi, nhưng khác nhau về giới tính (giữa học sinh nam và học sinh nữ) thì: + Tiết 1: Tốc độ chú ý trung bình của học sinh nữ nhanh hơn tốc độ chú ý trung bình của học sinh nam. Sự chênh lệch về chỉ số này không mang ý nghĩa thống kê (p > 0.05). - 17 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh + Tiết 5: Tốc độ chú ý trung bình của học sinh nữ nhanh hơn tốc độ chú ý trung bình của học sinh nam. Sự chênh lệch về chỉ số này không mang ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Như vậy, ở độ tuổi 16, tốc độ chú ý trung bình của học sinh nữ nhanh hơn tốc độ chú ý trung bình của học sinh nam ở cả tiết 1 và tiết 5. Tuy nhiên sự chênh lệch về chỉ số này không mang ý nghĩa thống kê (p > 0.05). 3.1.1.2. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 17 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh ở tiết 1 và tiết 5 Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2 - 18 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh Bảng 3.2. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 17 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh Chữ trung bình/phút n Tiết 1 (I) Tiết 5 (II) X ± SD X ± SD So sánh p(I-II) 40 35.28 ± 3.10 31.86 ± 3.50 <0.05 Nam (2) 40 34.44 ± 2.39 32.33 ± 3.56 <0.05 p(1-2) >0.05 >0.05 Ch÷/phót Nữ (1) So sánh Giới tính 36 35.28 35 34.44 34 33 32.33 31.86 32 TiÕt 1 TiÕt 5 31 30 N÷ Nam Giíi tÝnh Hình 3.2. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 17 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh Qua số liệu trên bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy: - Ở cùng lớp tuổi 17, tốc độ chú ý trung bình của học sinh ở tiết 1 nhanh hơn tốc độ chú ý trung bình của học sinh ở tiết 5. Sự khác biệt về chỉ số này mang ý nghĩa thống kê (p < 0.05). - 19 - Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ Thu - K30B Sinh - Ở cùng lớp tuổi 17, nhưng khác nhau về giới tính (giữa học sinh nam và học sinh nữ) thì: + Tiết 1: Tốc độ chú ý trung bình của học sinh nữ nhanh hơn tốc độ chú ý trung bình của học sinh nam. Sự chênh lệch về chỉ số này không mang ý nghĩa thống kê (p > 0.05). + Tiết 5: Tốc độ chú ý trung bình của học sinh nam nhanh hơn tốc độ chú ý trung bình của học sinh nữ. sự chênh lệch về chỉ số này không mang ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Như vậy, ở lớp tuổi 17 tốc độ chú ý trung bình của học sinh nam và học sinh nữ tương đối đồng đều ở cả tiết 1 và tiết 5. 3.1.1.3. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 18 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh ở tiết 1 và tiết 5 Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3 Bảng 3.3. Tốc độ chú ý theo giới tính ở độ tuổi 18 của học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt, Bắc Ninh Chữ trung bình/phút n Tiết 1 (I) Tiết 5 (II) X ± SD X ± SD p(I-II) Nữ (1) 40 34.34 ± 3.46 31.25 ± 2.17 <0.05 Nam (2) 40 33.69 ± 1.68 30.16 ± 2.59 <0.05 So sánh Giới tính So sánh p(1-2) >0.05 <0.05 - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất