Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác hữu cơ (mrf) trong xử lý chất...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác hữu cơ (mrf) trong xử lý chất thải rắn phường hòa hiệp nam, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

.PDF
57
1
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ NGUYỄN NGỌC LƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHỤC HỒI TÀI NGUYÊN RÁC HỮU CƠ (MRF) TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN PHƯỜNG HÒA HIỆP NAM, QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng - 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ NGUYỄN NGỌC LƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHỤC HỒI TÀI NGUYÊN RÁC HỮU CƠ (MRF) TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN PHƯỜNG HÒA HIỆP NAM, QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số : 3150318008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: 1.TS. Kiều Thị Kính Đà Nẵng - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS. Kiều Thị Kính và hỗ trợ của các thành viên Câu lạc bộ Môi trường (DIM) của trường Đai học Sư phạm – ĐHĐN và trung tâm Xây dựng và thúc đẩy Phát triển bền vững (BUS). Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học. Tác giả Nguyễn Ngọc Lương i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Kiều Thị Kính – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến clb DIM, thầy Nguyễn Văn Khánh, chị Nông Thị Hương Lý, trung tâm BUS và cán bộ, nhân dân phường Hòa Hiệp Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Tác giả Nguyễn Ngọc Lương ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 2 3. 4. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3 4.1. Khảo sát thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng .. 3 4.2. Đánh giá thói quen và hành vi PLRTN hộ gia đình ........................................... 3 4.3. Đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF tại thành phố Đà Nẵng ............ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 5 Tổng quan về CTRSH ................................................................................................. 5 1.1.1. Định nghĩa CTRSH ............................................................................................. 7 1.1.2. CTRSH tại Việt Nam ........................................................................................... 8 1.1.3. Thành phố Đà Nẵng............................................................................................ 8 1.1.4. CTRSH tại thành phố Đà Nẵng .......................................................................... 8 1.1.5. Phường Hòa Hiệp Nam .................................................................................... 11 Phương pháp tiếp cận trong xử lý CTR ................................................................... 11 1.1.6. Phân loại rác hướng đến 3R ............................................................................. 11 1.1.7. Mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF............................................................. 12 1.1.8. Tình hình nghiên cứu áp dụng mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF trên thế giới ...................................................................................................................... 12 iii 1.1.9. Tình hình nghiên cứu áp dụng mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF ở Việt nam ...................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 17 2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 17 2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng quan tài liệu ..................................................... 17 2.3.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi (questionnaire survey) ......................... 17 2.3.3. Phương pháp kiểm toán rác thải hộ gia đình .................................................... 17 2.3.4. Phương pháp thảo luận nhóm ........................................................................... 18 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 20 3.1. Kết quả kiểm toán ................................................................................................. 20 3.2. Đánh giá hành vi PLRTN hộ gia đình .................................................................. 23 3.3. Đề xuất mô hình trạm phục hồi tài nguyên rác MRF ........................................... 26 3.3.1. Đề xuất kế hoạch thực hiện ở giai đoạn 1 ......................................................... 26 3.3.2. Đề xuất kế hoạch thực hiện ở giai đoạn 2 ......................................................... 26 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 27 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 27 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 28 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 30 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 ĐTH-CNH : Đô thị hóa, công nghiệp hóa 2 PLR : Phân loại rác 3 PLRTN : Phân loại rác tại nguồn 4 CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt 5 CTR : Chất thải rắn 6 MRF : Mô hình phục hồi tài nguyên rác 7 TN&MT : Tài nguyên và Môi trường 8 CTNH : Chất thải nguy hại 9 ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á 10 UBND : Ủy ban nhân dân 11 HĐND : Hội đồng nhân dân 12 RTN : Rác thải nhựa v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tiêu đề bảng Trang 1 Thành phần CTRSH từ hộ gia đình tại một số địa 6 phương vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tiêu đề hình Trang 1 Quy trình ủ phân trong mô hình MRF 2 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng 8 1.2 Khối lượng phát sinh CTRSH của thành phố Đà Nẵng 9 1.3 Mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH 11 1.4 Phương thức xử lý CTR hướng đến giảm thiểu lượng rác thải 12 1.4 Quy trình áp dụng mô hình MRF tại TP. San Carlos – Philipines 13 1.5 Mô hình MRF làng Gò Cỏ tỉnh Quãng Ngãi 14 1.6 Trạm MRF tại Cẩm Thanh – Hội An – tỉnh Quảng Nam 15 1.7 Trạm MRF tại Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam 15 1.8 Trạm MRF tại phường An Khê – quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng 16 2.1 Phân loại và cân đo CTRSH theo mức thu nhập 18 3.1 Khối lượng CTRSH phát sinh tại hộ gia đình phường Hòa Hiệp Nam 20 3.2 Tỷ lệ khối lượng RTN phát thải hộ gia đình phường Hòa Hiệp Nam thành phố Đà Nẵng 21 3.3 Tỷ lệ thể tích thành phần CTRSH hộ gia đình phường Hòa Hiệp Nam 22 3.4 Khối lượng trung bình nhóm CTR của hộ gia đình phát sinh theo thu nhập tại phường Hòa Hiệp Nam 22 3.5 Biểu đồ thể hiện hành vi PLRTN tại hộ gia đình tại nhà 3 khu chung cư Hòa Hiệp, phường Hòa Hiệp Nam 24 3.6 Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch hành vi PLR theo giới tính tại nhà 3 khu chung cư Hòa Hiệp, phường Hòa Hiệp Nam, thành phố Đà Nẵng 25 3.7 Biểu đồ thể hiện số lượng người đồng ý tham gia hoạt động PLRTN tại nhà 3 khu chung cư Hòa Hiệp, phường Hòa Hiệp Nam, thành phố Đà Nẵng 25 vii TÓM TẮT Cơ sở phục hồi tài nguyên rác (MRF) được hiểu là nơi chất thải được thu gom để tái sử dụng và tái chế đôi khi được gọi là cơ sở thu hồi vật liệu hoặc cơ sở tái chế vật liệu. Thực hiện kiểm toán hộ gia đình và các cuộc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được thực hiện tại nhà 3 khu chung cư Hòa Hiệp, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lượng CTR sinh hoạt trung bình tại hộ gia đình là 255.93± 24,5 g/người/ngày và thể tích CTR phát thải trung bình của phường Hòa Hiệp Nam 4,08 L/người/ngày (tương đương 14,96 L/hộ/ngày). Kết quả phỏng vấn cho thấy hộ gia đình thường xuyên phân loại rác và thỉnh thoảng phân loại rác chiếm tỷ lệ nhiều nhất tương ứng với 41% và 35%. Từ khóa: Phân loại rác, Mô hình phục hồi tài nguyên rác, Chất thải rắn sinh hoạt, Hòa Hiệp Nam. viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa các năm qua kinh tế và xã hội nước ta phát triển với tốc độ cao đồng thời phát sinh càng nhiều chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trở thành một vấn đề nan giải, khó khăn và nhức nhối đối với toàn cầu, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia thì năm 2011 tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2019, con số này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010 ( Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019 ). Phương pháp tiếp cận trong xử lý CTR hướng tới không rác thải (5R) được nhiều quốc gia lựa chọn nghiên cứu và áp dụng theo nhiều phương thức khác nhau nhằm hướng đến biện pháp quản lý CTR bền vững hơn. Kế thừa phương pháp 5R, mô hình phục hồi tài nguyên rác (MRF) được hiểu là nơi chất thải được thu gom để tái sử dụng và tái chế đôi khi MRF còn được gọi là cơ sở tái chế vật liệu. Trạm MRF có thể nhận chất thải hữu cơ được thu gom và vận chuyển đến, tại đây chúng được dùng làm phân hữu cơ thông qua quá trình ủ. Cơ sở phục hồi tài nguyên rác (MRF) được hiểu là nơi chất thải được thu gom để tái sử dụng và tái chế đôi khi được gọi là cơ sở thu hồi vật liệu hoặc cơ sở tái chế vật liệu. Trạm MRF còn có thể nhận chất thải hữu cơ được thu gom và vận chuyển đến, tại đây chúng được dùng làm phân hữu cơ thông qua quá trình ủ. Xử lý chất thải hữu cơ để làm phân bón đất có một số lợi thế so với các lựa chọn đốt hay chôn lấp như hiện nay vì nó giảm việc sử dụng các loại phân bón và giảm chi phí xử lý (Bruun et al.2006; Hargreaves et al.2008). Tại 1 số khu dân cư ở TP. San Fernado – Philipines đã thực hiện nghiên cứu và áp dụng mô hình MRF thành công, việc vận hành mô hình được chuyển cho chính cộng đồng tự quản lý. Ngoài ra thì tại TP. San Carlos – Philipines cũng nghiên cứu áp dụng mô hình này và cũng đạt được những thành công nhất định trong việc tái chế, xử lý chất thải rắn. Ở Việt Nam hiện nay, mô hình phục hồi tài nguyên rác (MRF) đã được nghiên cứu áp dụng mô hình này vào xử lý chất thải rắn. Có thể kể đến như mô hình 1 MRF ở làng Gò Cỏ, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi nhằm tái chế chất thải hữu cơ tại khu vực. Một dự án từ Environmental Pacific phối hợp cùng xã Cẩm Thanh – TP. Hội An – tỉnh Quảng Nam thực hiện xây dựng một MRF thí điểm bao gồm các công đoạn phân loại rác thải tái chế, làm phân compost, thu gom phân loại rác thải tại nguồn trên quy mô cộng đồng dân cư. Hình 1: Quy trình ủ phân trong mô hình MRF (Nguồn: Project Proposal: Building a zero-waste community: from case study of Hoa Hiep Nam Ward to Da Nang city ) Thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu và xây dựng các trạm MRF đầu tiên tại quận Thanh Khê với sự hỗ trợ từ WWF cùng với ủy ban phường tổ thức thực hiện. Sau khoẳng thời gian xây dựng và vận hành đã đạt được nhiều kết quả trong quản lý CTR tại khu vực. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác (MRF) trong xử lý chất thải rắn tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng” nhằm mục tiêu nghiên cứu mô hình phân loại rác phù hợp với địa phương và đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác (MRF) trong xử lý chất thải tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 a. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu mô hình phân loại rác phù hợp với địa phương và đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác (MRF) trong xử lý chất thải tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. b. Mục tiêu cụ thể − Đánh giá được thành phần chất thải rắn : xác định các thông tin, số liệu về khối lượng, thành phần và nguồn phát sinh chất thải rắn tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng; − Đánh giá được nhận thức của người dân về PLRTN; − Đề xuất áp dụng được một mô hình phục hồi tài nguyên rác (MRF) tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. 3. Ý nghĩa đề tài • Ý nghĩa khoa học Đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF phù hợp với các đặc điểm của phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. • Ý nghĩa thực tiễn − Mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dân. − Kết quả nghiên cứu góp phần quản lý CTRSH của phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Khảo sát thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng − Tìm hiểu về khối lượng và thành phần rác thải của thành phố qua các tài liệu tham khảo thứ cấp, qua phỏng vấn, số liệu, cụ thể: (1) báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng của Sở Tài nguyên và Môi trường, (2) báo cáo kế hoạch phân loại rác tại nguồn và phong trào chống rác thải nhựa trên địa bàn quận Liên Chiểu và (3) các tài liệu liên quan khác đến phát triển của phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. − Thực hiện thu gom mẫu rác thải từ 30 hộ gia đình, các mẫu được thu thập trong 7 ngày. − Xác định khối lượng chất thải rắn theo thành phần rác. 3 4.2. Đánh giá hành vi PLRTN hộ gia đình − Thu thập, xử lý số liệu − Đánh giá thói quen và hành vi PLRTN hộ gia đình. 4.3. Đề xuất mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF tại thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu tài liệu tham khảo thứ cấp về mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF. Đề xuất xây dựng mô hình phục hồi tài nguyên rác qua 2 giai đoạn: − Giai đoạn 1: triển khai thực hiện tập huấn nhằm tuyên truyền và hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn và hướng dẫn làm phân hữu cơ quy mô hộ gia đình (cho một số gia đình có nhu cầu làm phân hữu cơ). Và xây dựng thí điểm mô hình phục hồi tài nguyên rác MRF. − Giai đoạn 2: Nhân rộng mô hình MRF. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về CTRSH 1.1.1.Định nghĩa CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm dư thừa và quá hạn sử dụng, chất dẻo, nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại,…. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,…), khu thương mại (nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sử xe,…), cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành chánh nhà nước,…) khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước. 1.1.2.CTRSH tại Việt Nam Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng CTRSH phát sinh là 44.400 tấn/ngày, đến năm 2019 là 64.658 tấn/ngày tăng 46% so với năm 2011. Tại các thành phố lớn có tốc độ ĐTH-CNH cao và du lịch có tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên 1000 tấn/ngày như: thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa, thành phố Đà Nẵng,… Bảng 1. Thành phần CTRSH từ hộ gia đình tại một số địa phương (Đơn vị: % trọng lượng ướt) Thành phần Hà Nội Hải Phòng Hội An TP. Hồ Chí Minh Quận Thốt Nốt (Cần Thơ) 2018 2018 2017 2017 2017 1. Chất thải có khả năng phân hủy sinh học Thực phẩm và chất thải 51,9 vườn 46,0 – 49,8 57,0 2. Chất thải có khả năng tái chế 5 59,2 67,9 Giấy các loại 2,7 3,8 – 4,2 8,0 6,4 6,2 Giấy vụn, bìa các tông, - - - - - Nhựa 3,0 12,2 – 14,2 14,0 13,9 15,1 Nhựa và cao su - - - - - Kim loại 0,9 0,1 – 0,2 0,7 5,5 0,4 Thủy tinh 0,5 0,8 – 0,9 1,3 2,6 1,3 Thủy tinh, Sành sứ - - - - - Tã, băng vệ sinh - - - 0,6 5,6 Vải 1,6 - - 4,0 1,1 Da - - - 0,6 0,1 Cao su - - - 2,0 1,4 Cao su và da 1,3 0,6 - - 4. Chất thải không tái chế/không có khả năng cháy (đất, cát, sành sứ, vỏ sò…) 38,0 23,9 – 14,7 3,0 2,8 4,6 5. Thành phần khác - 8,6 – 10,5 - - - 6. CTNH - 1,0 - 0,1 vải, gỗ 3. Chất thải có khả năng cháy (Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2015; APN, 2017b; Hoàng Minh Giang và cộng sự, 2017; CENTEMA, 2017; Ngân hàng Thế giới,2018) Trên tổng khối lượng CTRSH được thu gom, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; 16% (tương đương 7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt. Về thời điểm đưa vào vận hành, 34,4% các cơ sở sản xuất phân compost và 31,8% bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành trước năm 2010. Trong khi đó, chỉ có 4,5% các cơ sở xử lý 6 theo phương pháp đốt được vận hành trước năm 2010. Hầu hết các lò đốt được xây dựng sau năm 2014. Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch từ phương pháp xử lý bằng chôn lấp sang phương pháp đốt trong thời gian gần đây. Hiện nay công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế, quản lý chất thải rắn ở Việt Nam đang cần cải thiện các vấn đề ( Margret Nantongo, 2018): − Các hoạt động xử lý chất thải đô thị đang được cải thiện nhưng vẫn là một mối đe dọa đối với sức khoẻ và môi trường; − Người dân chưa thực sự hiểu biết về chất thải rắn và cách phân loại chúng; − Các quy định không được thi hành hiệu quả; − Thiếu tài chính cho các hoạt động đe doạ tính bền vững xây dựng các chương trình quản lý chất thải rắn; − Người dân đóng vai trò hạn chế trong quản lý chất thải 1.1.3.Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là một thành phố thuộc Trung ương thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam; diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2. Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15’15' đến 16’40' vĩ độ Bắc và từ 107’17' đến 108’20' kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam. − Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. − Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam. − Phía Đông giáp biển Đông. Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ Bắc, 111° đến 113° kinh độ Đông, ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Thành phố Đà Nẵng gồm 6 quận : Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, và 2 huyện đảo: Hòa Vang và Hoàng Sa. Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là: − Cực Bắc là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu; − Cực Tây xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang; − Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang; − Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. 7 Hình 1.1. Bản đồ hành chính TP Đà Nẵng (Nguồn: Bộ Tài nguyên Môi trường, Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và bản đồ địa hình) 1.1.4.CTRSH tại thành phố Đà Nẵng Trong những năm gần đây, diện tích đô thị của thành phố Đà Nẵng liên tục mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao đem lại cho Đà Nẵng sự phát triển vượt bậc. Trước những thuận lợi và thành quả đó thì thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực đối với môi trường. Vào năm 2015 khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng là 905 tấn/ngày, đến năm 2018 thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là 1.168 tấn/ngày, và đến năm 2019 chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng giảm còn 1.100 tấn/ ngày. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự báo lượng chất thải rắn của thành phố đến năm 2025 khoảng trên 1.800 tấn/ngày; đến năm 2030 khoảng trên 2.400 tấn/ngày và đến năm 2040 khoảng trên 3.000 tấn/ngày. 8 14% 16% 70% Rác hữu cơ Rác vô cơ Rác tái chế Hình 1.2: Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2019 của thành phố Đà Nẵng) UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định 1577/QĐ-UBND ngày 11/04/2019 kèm theo Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 nhằm mục đích: − Triển khai Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; − Góp phần hoàn thành tiêu chí về tái sử dụng, tái chế CTRSH thành phố đã đề ra tại Đề án “Xây dựng Đà Nẵ–g - Thành phố môi trường”, giảm áp lực về chôn lấp CTRSH trên địa bàn thành phố; − Phấn đấu hoàn thành mục tiêu về tỷ lệ CTRSH được tái sử dụng, tái chế đạt ít nhất 12% vào năm 2020 và 15% vào năm 2025 tại Nghị quyết số 204/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố về quản lý CTRSH. Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch 2415/KH – UBND ngày 29/6/2021 nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố theo Quyết định 1577/–Đ - UBND; tổng hợp, đánh giá những mặt đạt được, tồn tại, hạn chế trong năm 2019 và xây dựng kế hoạch triển khai cho năm 2020. Kế hoạch số 2415/KH-UBND được ban hành ngày 13/4/2020 nhằm tổng hợp, đánh giá những mặt đạt được, tồn tại hạn chế trong năm 2020 và xây dựng kế hoạch triển khai năm 2021. • Thực hiện theo Quyết định 1577/QĐ-UBND giai đoạn 2019-2021đã đạt được các kết quả sau: − Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố được thu gom, xử lý trên 95%; tỷ lệ 9 chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng ước đạt từ–8 - 12%. − Tổng khối lượng rác tái chế được thu gom đạt 1.500 tấn, rác nguy hại là 3,34 tấn và rác có kích thước lớn là 1.100 tấn. − Tỷ lệ các tổ dân phố thực hiện phân loại rác tại nguồn chiếm tỉ lệ 83% trên tổng số tổ dân phố thành phố. Tuy nhiên, tỷ lệ các hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn chỉ đạt ở mức trung bình (63%). − Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện phân loại rác tại nguồn ở mức trung bình (dưới 60%), đặc biệt quận Liên Chiểu có tỷ lệ phân loại rác tại nguồn thấp nhất (16%). • Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại thành phố Đà Nẵng Báo cáo của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho thấy, hiện nay, mỗi ngày, TP. Đà Nẵng phát sinh hơn 1.100 tấn rác thải. Dự kiến, từ năm 20–0 - 2025, phát sinh hơn 1.800 tấn/ngày; giai đoạn năm 20–5 - 2030, hơn 2.400 tấn/ngày và hơn 3.000 tấn/ngày trong thời gian từ năm 20–0 - 2040. Thành phố Đà Nẵng có 41 xe vận chuyển chuyên dụng; xe kéo rác thủ công: 521 chiếc; 2.854 thùng chứa rác các loại và nhân lực thu gom rác, quét dọn rác đường phố trên toàn địa bàn là 862 người. Với 5 trạm trung chuyển quét dọn rác đường phố trên toàn địa bàn là 862 người. Với 5 trạm trung chuyển đang hoạt động gồm Lê Thanh Nghị, Chợ Đầu Mối, Nguyễn Đức Trung, Hòa An, Hòa Thọ công suất hoạt động trung bình 72 tấn/ngày. Trên toàn thành phố có 133 điểm tập kết, trung chuyển rác tạm thời. Cả thành phố chỉ có 1 khu xử lý chất thải Khánh Sơn, CTRSH sau khi thu gom, vận chuyển đến được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên công nghệ này đã lạc hậu và có nhiều hạn chế như: tiêu tốn nhiều diện tích đất, không khai thác, tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thải, tốn kinh phí cho việc xử lý nước rỉ rác và có thể phát sinh ô nhiễm môi trường nếu vận hành không đúng quy trình bãi chôn lấp. Ngoài ra, bắt đầu hoạt động từ năm 2000, hiện bãi rác Khánh Sơn hiện đã lấp đầy hơn 3/5 hộc chôn lấp rác thải đô thị. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất