Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và thử nghiệm một số pháp đồ phòng trị bệnh tại trại lợn an hưng, xã danh thắng huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang.

.PDF
65
195
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TẤT THÀNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌ NH HÌ NH MẮC BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁP ĐỒ PHÒNG TRI ̣ BỆNH TẠI TRẠI AN HƯNG, XÃ DANH THẮNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Khóa học: Chính quy Chăn nuôi Thú y Chăn nuôi thú y 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TẤT THÀNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌ NH HÌ NH MẮC BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁP ĐỒ PHÒNG TRI ̣ BỆNH TẠI TRẠI AN HƯNG, XÃ DANH THẮNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Lớp: Khoa: Khóa học: Giảng viên hƣớng dẫn: Chính quy Chăn nuôi Thú y K45 – CNTY – N04 Chăn nuôi thú y 2013 - 2017 TS. Mai Anh Khoa Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của BCN khoa Chăn nuôi Thú y, và trang trại chăn nuôi lợn An Hưng. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.s Mai Anh Khoa đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn BCN khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tại Công ty GreenFeed đã giúp đỡ em hoàn thành tốt thời gian thực tập. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới chủ trang trại An Hưng, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 6 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Tất Thành ii LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo của các trường đại học. Trong thời gian thực tập người sinh viên được tiếp cận với thực tiễn sản xuất, rèn luyện tay nghề củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời, thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian để người sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị cho bản thân những hiểu biết về xã hội khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn có năng lực công tác. Vì vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học trước khi ra trường. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y, được sự phân công của thầy, cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của trang trại lợn An Hưng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chúng tôi đã tiến hành đề tài:“Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và thử nghiệm một số pháp đồ phòng trị bệnh tại trại lợn An Hưng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của chủ trại, cán bộ kỹ thuật và toàn bộ công nhân trong trại cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và thu được một số kết quả nghiên cứu nhất định. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập còn ngắn nên trong bản khóa luận này của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BCNK: Ban chủ nhiệm khoa C. perfringens: Clostridium perfringens Cs: Cộng sự E. coli: Escherichia coli KHKT: Khoa học kỹ thuật LCPT: Lợn con phân trắng Nxb: Nhà xuất bản P: page Tr: Trang ETEC: Enterotoxinogenic Escherichia coli iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 30 Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................... 31 Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể (%) ..................... 37 Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con mắ c bê ̣nh phân trắng theo lứa tuổi (%) .................... 39 Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắ c bê ̣nh phân trắng theo tháng điều tra ................. 42 Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo nhiệt độ và độ ẩm........... 43 Bảng 4.8. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng ...................... 45 Bảng 4.9. Tỷ lệ lợn con chế t do bê ̣nh phân trắng lợn con (%) ....................... 46 Bảng 4.10. Hiêụ quả điều trị bệnh phân trắng lợn con theo hai phác đồ ........ 47 Bảng 4.11. Chi phí thuố c thú y dùng trong điề u tri bênh ̣ ̣ phân trắng ở lợn con .....48 v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 4 2.1.1.Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................. 4 2.1.2.Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở. .......................................... 5 2.1.3. Công tác phòng bệnh của trại .................................................................. 5 2.2. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài......................................................... 6 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 6 2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con ............................................................... 6 2.2.1.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng ở lơ ̣n con ............................................. 8 2.2.1.3. Một số loại vi sinh vật gây bệnh .......................................................... 9 2.2.2. Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn An Hưng. .11 2.2.2.1. Dufafloxacine 10% INJ ...................................................................... 11 2.2.2.2. Alistin ................................................................................................. 12 vi 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 13 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 13 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 20 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3.1. Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn theo mẹ, nuôi tại trại lợn An Hưng xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ............. 21 3.3.2. Đánh giá hiệu lực điều trị bệnh phân trắng của hai phác đồ khác nhau.... 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22 3.4.1. Điều tra gián tiếp ................................................................................... 22 3.4.2. Điều tra trực tiếp ................................................................................... 22 3.4.3. Phương pháp xác định hiệu quả của hai phác đồ .................................. 23 3.4.4. Phương pháp xá định các chỉ tiêu ......................................................... 23 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 25 4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 25 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 25 4.1.3. Biện pháp thực hiện .............................................................................. 25 4.1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................ 26 4.1.4.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................. 26 4.1.4.2. Công tác thú y .................................................................................... 29 4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề .................................................................... 37 4.2.1. Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn theo mẹ, nuôi tại trại lợn An Hưng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ............ 37 vii 4.2.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo đàn, theo cá thể. ................................................ 37 4.2.1.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi............................... 39 4.2.1.3. Tỷ lê ̣ lơ ̣n con mắc bệnh phân trắng theo tháng điều tra ..................... 42 4.2.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng trại đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ....................................................................................... 43 4.2.1.5. Triệu chứng lâm sàng điển hình bệnh phân trắng lợn con tại các đàn lợn theo dõi tại trại .......................................................................................... 45 4.2.2. Đáng giá hiệu lực điều trị bệnh phân trắng lợn con theo hai phác đồ .. 46 4.2.2.1. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con theo hai phác đồ ............... 47 4.2.2.2. Chi phí thuốc thú y dùng trong điều trị bệnh phân trắng ở lợn con ... 48 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 50 5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những nước có sản lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người không ngừng tăng lên qua các năm với mức tăng trưởng khoảng 21,19 %/năm. Tính đến năm 2013, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 39,3kg thịt hơi, chủ yếu là các sản phẩm chăn nuôi lợn. Tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung, làn sóng thịt nhập khẩu đã tràn vào Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2010 đến 2014, giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đô la Mỹ vào năm 2014. Giá trị nhập khẩu thịt bò chứng kiến mức gia tăng đáng kinh ngạc gần 400%, từ 25 triệu đô la Mỹ năm 2010 lên đến 92.5 triệu đô la Mỹ năm 2014. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ này, giá trị nhập khẩu thịt bò đã tăng lên chiếm 45% tỷ trọng thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014, trong khi giá trị nhập khẩu thịt gia cầm tiếp tục dẫn đầu thị trường với tỷ trọng 51%. Việc kí kết các hiệp định thương mại như Australia-Vietnam FTA, EUVietnam FTA hay TPP cũng góp phần thúc đẩy việc nhập khẩu thịt vào Việt Nam. Bên cạnh những đối tác nhập khẩu quan trọng như Mỹ, Úc, New Zealand hay Ấn Độ, đã có nhiều quốc gia khác xuất khẩu thịt vào thị trường Việt Nam như Ba Lan, Pháp, Đan Mạch, Canada. Với việc những hàng rào thuế quan dần dần bị dỡ bỏ, mức độ cạnh tranh hứa hẹn sẽ trở nên khắc nghiệt hơn cho các doanh nghiệp nội địa trong thời gian sắp tới. Chính vì thế mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác giống và không ngừng nâng cao năng suất của ngành chăn nuôi lợn. 2 Hàng loạt các vẫn đề quản lý, kỹ thuật nuôi lợn nước ta đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm bắt kịp với trình độ chăn nuôi của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt nước ta là một nước thuộc kiểu khí hậu gió mùa nóng ẩm, nên rất thích hợp cho các bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh và lây lan nhanh. Do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi lợn. Ngoài ra các yếu tố giống, thức ăn, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu thì công tác thú y rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng. Riêng trên con lợn với điều kiện nóng ẩm nước ta thì tình hình dịch bệnh xảy ra còn rất phức tạp đặc biệt là bệnh phân trắng ở lợn con, các lứa tuổi khác nhau. Bệnh phân trắng lợn con làm cho lợn gầy sút, còi cọc làm giảm năng suất, bệnh nặng có thể chết cả đàn lợn con, vì vậy việc phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con là một vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và thử nghiệm một số pháp đồ phòng trị bệnh tại trại lợn An Hưng xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nắm được tình hình dịch tễ bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn An Hưng xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh tại trại lợn An Hưng xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn theo mẹ. Xác định được phác đồ điều trị bệnh lợn con phân trắng có hiệu quả. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn An Hưng xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 3 Nắm vững quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và trị bệnh ở đàn lợn con tại trại lợn An Hưng xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Thực hiện tốt công tác thú y. Nghiên cứu và đưa ra được phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật tại trang trại. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm các nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của bệnh phân trắng lợn con gây ra, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa cho những cơ sở chăn nuôi lợn khác. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1.Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập Trang trại chăn nuôi An Hưng ở khu vực cánh đồng rộng lớn thuộc thôn Đại Đồng 2, có địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích là 2.5 ha. Trang trại đã dành khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 550 nái cơ bản bao gồm: 3 chuồng đẻ (mỗi chuồng có 40 ô), 3 chuồng nái chửa,1 chuồng cai sữa và 2 chuồng thịt, 1 chuồng cách ly, cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc... Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, 8 quạt thông gió đối với chuồng nái chửa và 2 quạt đối với chuồng cách ly, 2 quạt đối với chuồng đực. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện tích 1,5m2, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng tôn lạnh. Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng. Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái đẻ 6 và chuồng nái chửa 2. Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ tháp bể lọc và được bơm qua hệ thống. 5 2.1.2.Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,47 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 10,7 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của Công ty GreenFeed Việt Nam. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, có thể sớm hơn 18 ngày do lợn nái lên giống sớm thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống của công ty hoặc các trạng trại lợn thịt và các hộ chăn nuôi với số lượng lớn. Trong trại có 5 con lợn đực giống, 1 con đang trong quá trình chờ khai thác, các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ giống lợn Duroc. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng như con đực. Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty GreenFeed Việt Nam cung cấp cho từng đối tượng lợn của trại. 2.1.3. Công tác phòng bệnh của trại Quy trin ̀ h phòng bê ̣nh cho đàn lơ ̣n ta ̣i tr ại đươ ̣c thực hiê ̣n nghiêm ngă ̣t , chă ̣t che.̃ Trong chăn nuôi viê ̣c phòng bê ̣nh là rấ t quan tro ̣n g nhằ m nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn lợn . Cùng với việc vệ sinh thức ăn , nước uố ng, vê ̣ sinh thân thể cho lơ ̣n thì viê ̣c ta ̣o bầ u tiể u khí hâ ̣u chuồ ng nuôi thuâ ̣n lơ ̣i cho lơ ̣n là mô ̣t viê ̣c rấ t quan tro ̣ng vì ảnh hư ởng của nhiệt độ, đô ̣ ẩ m là rấ t lớn đố i với lơ ̣n .Trang trại chăn nuôi An Hưng là mô ̣t tra ̣i lơ ̣n có trang thiế t bi ̣ hiê ̣n đa ̣i, thiế t kế phù hơ ̣p với viê ̣c vê ̣ sinh thú y. Chỉ có 1 đường duy nhấ t vào khu chăn nuôi . Trên đường này đă ṭ nhà sát trùng có hê ̣ thố ng phun sát trùng cho người và xe ô tô. 6 Khi công nhân , kỹ thuật , khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng và thay quần áo bảo hộ lao động mới được vào khu chuồ ng nuôi. Hê ̣ thố ng chuồ ng nuôi lơ ̣n của tra ̣i đươ ̣c thiế t kế là hê ̣ thố ng chuồ ng kiń , do đó thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c ta ̣o bầ u tiể u khí hâ ̣u thuâ ̣n lơ ̣i cho lơ ̣n phát triể n . Nhiê ̣t đô ̣ trong chuồ ng đươ ̣c điề u tiế t nhờ hê ̣ thố ng giàn mát , quạt thông gió và bóng điện. Việc thu dọn phân và vệ sinh máng tắm cũng được thực hiện hai lần mỗi ngày vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều. Việc quét dọn hành lang trong chuồng cũng được vệ sinh thường xuyên và rắc vôi bột hoặc quét vôi định kì 1 tuần 1 lần, kết hợp với dọn vệ sinh xung quanh chuồng trại và tiêu diệt chuột. Các chuồng lợn đã bán hết và chờ nhập lứa mới cũng được rửa sạch, để khô rồi phun thuốc sát trùng tiêu độc, quét vôi và để trống chuồng 1 tuần rồi mới cho lứa khác vào. Để phòng chố ng các dich ̣ bê ̣nh xảy ra , trại lợn đã thực hiện các biện pháp như: + Đảm bảo chuồ ng tra ̣i thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông. + Tăng cường chế đô ̣ dinh dưỡng. + Lợn nhâ ̣p vào tra ̣i đảm bảo không có bê ̣nh. + Tiêm phòng vaccine đúng lich. ̣ 2.2. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con Sinh lý của lợn con theo mẹ là khả năng thích ứng của cơ thể từ môi trường trong bụng mẹ có nhiệt độ từ 38-400C ra môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn, làm ảnh hưởng đến sự thành thục và hoàn thiện về chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể lợn sơ sinh. + Đặc điểm tiêu hóa của lợn con 7 Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là cơ quan tiêu hoá chưa thành thục. Hàm lượng HCl và các men tiêu hoá chưa hoàn thiện. Thời gian đầu, dịch tiêu hoá ở lợn con thiếu cả về chất và lượng. Lợn con trước một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chúng liên kết với niêm dịch. + Cơ năng điều tiết thân nhiệt Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do: - Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong và ngoài thai. - Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh (Đào Trọng Đạt và cs,1996) [4]. - Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, điều trị làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs 2003) [7]. + Hệ miễn dịch của lợn con Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có khả năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai hay sữa đầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt động rất yếu. Lượng enzym tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E .coli, C. perfringens…) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Theo Trần Thị Dân (2008) [2]: Lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3-4 tuần, rồi đến tuần thứ 5- 6 8 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là bệnh LCPT. + Hệ vi sinh vật đường ruột Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [15], hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai nhóm: - Nhóm vi khuẩn đường ruột - vi khuẩn bắt buộc gồm: E. coli, Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E. coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng E. coli trở lên cường độc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp. Người ta đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 80 kháng nguyên K, 86 kháng nguyên H và kháng nguyên F. - Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn đồng hành của thức ăn, nước uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis… Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus… 2.2.1.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng ở lợn con Bệnh lợn con ỉa phân trắng là hội chứng hoặc là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày - ruột, đi tả, gầy sút rất nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, nhiều loại Salmonella (S. choleraesuis, S. typhisuis...) và đóng vai trò phụ là: Proteus, trực trùng sinh mủ, song liên cầu khuẩn. Bệnh xuất hiện những ngày đầu sau khi sinh do E. coli hoặc khi cai sữa (Salmonella). Bệnh lợn con ỉa phân trắng có tên khoa học là: "Neonatal di ar hoea" theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004)[8], bệnh này là bệnh đặc 9 trưng đối với lợn con ở giai đoạn từ 1- 3 tuần tuổi, bệnh phát triển mạnh mẽ và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất khi lợn con ở độ tuổi 10-20 ngày tuổi. Bệnh này xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam từ những năm trước cho tới hiện nay bệnh lợn con ỉa phân trắng vẫn phổ biến và xảy ra nhiều. Là đất nước có kiểu khí hậu nhiệt đới cận nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa các thời gian trong năm cao..) Đây là điều kiện lý tưởng cho các nguyên nhân gây bệnh phát triển làm bùng phát bệnh dịch và sự kiểm soát bệnh này theo đó cũng khó khăn hơn. Đặc điểm dễ nhận thấy khi lợn con mắc bệnh này là lợn đi ỉa phân có màu đặc trưng trắng đục, xám, vàng lẫn bọt khí... lượng phân nhiều rơi vãi khắp chuồng, phân dính ở hậu môn chân sau lợn bệnh. Lợn bệnh biểu hiện giảm bú, gầy sút, lông xù thể nặng dẫn đến tử vong, nếu qua khỏi thì cũng để lại hậu quả thiệt hại về kinh tế, sức khoẻ ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng đàn lợn sau này. 2.2.1.3. Một số loại vi sinh vật gây bệnh + Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nguồn nước là một chỉ thị thường gặp do ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn. Hình thái: E. coli là một trực khuẩn gram âm, hình gậy ngắn, kích thước 2 - 3 x 0,6 µ. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông xung quanh thân nên có thể di động được, không hình thành nha bào, có thể có giáp mô. 10 Độc tố: vi khuẩn E. coli tạo ra 2 loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 560C trong vòng 10-30 phút. Dưới tác dụng của formon và nhiệt ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính thần kinh và gây hoại tử. Nội độc tố: là yếu tố gây độc nằm trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế bào vi khuẩn rất chặt. Nội độc tố có tính kháng nguyên hoàn toàn, chịu nhiệt và có khả năng sinh choáng mạch máu. + Salmonella - Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae. Các loại gây bệnh có thể kể đến như: Salmonella typhimurium, Salmonella cholera và Salmonella ententidis. Đây là những trực khuẩn gram âm, hiếu khí tùy ý, hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh thân (trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum) vì vậy chúng có khả năng di động, không sinh nha bào, kích thước khoảng 0,4- 0,6 x 2-3 μm. - Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men glucose không sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat thay đổi, urease âm tính. H2S dương tính (trừ Salmonella paratyphi A: H2S âm tính)… - Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường. - Nhiệt độ phát triển từ 5-45oC, thích hợp ở 37oC, pH thích hợp = 7,6 nhưng nó có thể phát triển được ở pH từ 6-9. Với pH > 9 hoặc < 4,5 vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn kém: ở 50oC trong 1 giờ, ở 70o C trong 15 phút và 100o C trong 5 phút. - Ở nồng độ muối 6-8% vi khuẩn phát triển chậm và ở nồng độ muối là 8-19% sự phát triển của vi khuẩn bị ngừng lại. (Nguyễn Như Thanh và cs 2001) [13]. 11 2.2.2. Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn An Hưng. Xác định hiệu lực của thuốc điều trị cho những lợn con mắc bệnh phân trắng sử dụng 2 loại thuốc: Dufafloxacin 10% INJ, Alistin. 2.2.2.1. Dufafloxacine 10% INJ - Thành phần trong 1ml chứa 100mg Enrofloxacin, 20mg 1-Butanol, 10mg Sodium hydroxide. - Cơ chế tác dụng: Quinolone (flumequin, norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin, difloxacin, marbofloxacin, ofloxacin...) là nhóm kháng sinh nhân tạo gồm những dẫn xuất của quinolein. Quinolone đầu tiên (acid nalidixic) có phổ kháng khuẩn hẹp (tác dụng trên vi khuẩn Gram âm), được sử dụng vào những năm 1960. Quinolone được fluor hóa gọi là fluoroquinolone đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng vào những năm 1970. Fluoroquinolone có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Kháng sinh nhóm này phân bố đồng đều cả trong dịch nội và ngoại bào, phân bố hầu hết các cơ quan: phổi, gan, mật, xương, tiền liệt tuyến, tử cung, dịch não tủy... và qua được hàng rào nhau thai. Fluoroquinolone bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn nguyên hoạt chất và tái hấp thu thụ động ở thận. Trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn thì cơ chế tác động của fluoroquinolone là ức chế tổng hợp acid nucleic. Sự nhân đôi DNA bắt đầu bằng phản ứng tách chuỗi DNA ra làm hai, mỗi bên là một khuôn để gắn nucleotid thích hợp theo nguyên tắt bổ sung. Enzym DNA polymerase xúc tác sự tổng hợp các liên kết giữa các nucleotid; enzym DNA gyrase nối các DNA trong quá trình tổng hợp và tạo thành các vòng xoắn. Quinolone (acid nalidixic và các fluoroquinolone) ức chế mạnh sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan