Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt hộ gia đình trong bối...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt hộ gia đình trong bối cảnh đại dịch covid 19 tại thành phố đà nẵng và đề xuất giải pháp

.PDF
65
1
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH-MÔI TRƯỜNG BÙI THỊ THANH THƯ NGUYÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng-2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH-MÔI TRƯỜNG BÙI THỊ THANH THƯ NGUYÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 3150318012 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S. Phùng Khánh Chuyên Đà Nẵng-2022 Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của Th.S. Phùng Khánh Chuyên – ĐH Sư phạm ĐHĐN và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học. Đà Nẵng, ngày 18 tháng 5 năm 2022 Tác giả Bùi Thị Thanh Thư LỜI CẢM ƠN Để đạt kết quả như ngày hôm nay, trước tiên em xin chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN, quý thầy cô khoa Sinh – Môi trường là những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học ở trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến cô Phùng Khánh Chuyên, người đã tận tình dạy dỗ, động viên trong suốt thời gian còn ngồi trên giảng đường và chỉ dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến các ban lãnh đạo chính quyền Quận Thanh Khê và Quận Liên Chiểu, và khóa luận sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ của những người bạn trong tập thể lớp 18CTM đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thu thập số liệu của đề tài. Do kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên bài khóa luận sẽ có những thiếu sót, kính mong sự góp ý và giúp đỡ từ quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc! Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC: MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 3 4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4 1. Tổng quan thành phố Đà Nẵng ................................................................................ 4 1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................................. 4 1.2 Khí hậu .................................................................................................................... 5 1.3 Thủy văn .................................................................................................................. 5 1.4 Đặc điểm kinh tế- xã hội ......................................................................................... 5 1.4.1 Đơn vị hành chính .............................................................................................. 5 1.4.2 Tình hình kinh tế ................................................................................................ 5 2. Tình hình nghiên cứu về chất thải rắn sinh hoạt .................................................... 6 2.1 CTRSH trên thế giới ................................................................................................ 6 2.2 CTRSH ở Việt Nam ................................................................................................. 7 3. Tổng quan tại 02 quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................................... 8 3.1 Quận Liên Chiểu ..................................................................................................... 8 3.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 8 3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................... 9 a. Đơn vị hành chính .................................................................................................... 9 b. Về kinh tế- xã hội .................................................................................................... 10 3.2 Quận Thanh Khê ................................................................................................... 11 3.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 11 3.2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................. 11 a. Đơn vị hành chính .................................................................................................. 11 b. Về kinh tế- xã hội .................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 13 2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 13 2.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 13 2.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 14 2.3.1 Phương pháp hồi cứu, thu thập số liệu .............................................................. 14 2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................... 14 2.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra ........................................... 15 a. Phiếu khảo sát dành cho hộ gia đình ...................................................................... 16 b. Phiếu khảo sát về vấn đề quản lý CTRSH ............................................................... 16 2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 18 3.1 Kết quả và thảo luận hiện trạng phát sinh chất thải sinh hoạt hộ gia đình tại 02 quận .............................................................................................................................. 18 3.1.1 Thành phần rác thải tại 02 quận ........................................................................ 18 3.1.2 Khối lượng thành phần chất thải sinh hoạt phát sinh hộ gia đình .................... 19 3.1.3 lượng thành phần chất thải sinh hoạt phát sinh hộ gia đình của 02 quận20 3.1.4 Khối lượng từng loại rác sinh hoạt tại 02 quận................................................. 22 a. Thành phần rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ ........................................................ 22 b. Thành phần rác thải y tế phát sinh từ hộ gia đình .................................................. 26 3.2 Kết quả điều tra người dân bằng phiếu điều tra ................................................ 28 3.2.1 Thông tin vè người trả lời phiếu điều tra ........................................................... 28 3.2.2 Khối lượng và thành phần rác thải hộ gia đình................................................. 29 3.2.3 Công tác thu gom vận chuyển rác thải và ý kiến của người dân ....................... 32 3.3 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại hộ gia đình ................... 35 3.4.1 Hệ thống thu gom ............................................................................................... 35 3.4.2 Tổ chức thu gom ................................................................................................. 36 3.4.3 Phương thức thu gom ......................................................................................... 36 3.4.4 Tình hình xử lý ................................................................................................... 38 3.2.3 Công tác thu gom vận chuyển rác thải và ý kiến của người dân ....................... 32 3.4 Các thách thức trong hệ thống quản lý về rác thải tại thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Liên chiểu, quận Thanh Khê nói riêng ................................................ 38 3.4.1 Về mặt chính sách .............................................................................................. 38 3.4.2 Vấn đề và thách thức trong hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............... 38 3.4.3 Về mặt quản lý ................................................................................................... 39 3.4.4 Giải pháp cụ thể trong công tác quản lý CTRSH .............................................. 39 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................................... 41 4.1 Kết luận .................................................................................................................. 41 4.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 43 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QCVN MT TCVN UBNN TP TNMT CTRSH BQL SWM CTR Quy chuẩn Việt Nam Môi trường Tiêu chuẩn Việt Nam Ủy ban nhân dân Thành phố Tài nguyên Môi trường Chất thải rắn sinh hoạt Ban quản lý Hệ thống quản lý chất thải rắn Chất thải rắn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng 3.1 Thành phần chất thải sinh rắn phát sinh từ hộ gia đình 3.2 Tỉ lệ rác hữu cơ và rác vô cơ của các phường nghiên cứu thuộc 2 quận Liên Chiểu và Thanh Khê Trang 18 19 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tên hình vẽ 1.1 Bản đồ thành phố Đà Nẵng 1.2 Bản đồ Quận Liên Chiểu Trang 4 9 1.3 Bản đồ hành chính Quận Liên Chiểu 10 1.4 Bản đồ Quận Thanh Khê 11 2.1 Vị trí các tuyến đường thuộc quận Liên Chiểu được khảo sát 13 2.2 Vị trí các tuyến đường thuộc quận Thanh Khê được khảo sát 14 3.1 Tỉ lệ thành phần rác thải Việt Nam (Ngân hàng thế giới 2015) 19 3.2 Khối lượng tổng hợp rác sinh hoạt hộ gia đình trong 1 tuần 20 3.3 Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình tại quận Liên Chiểu 21 3.4 Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình tại quận Thanh Khê 21 3.5 Khối lượng trung bình thành phần rác sinh hoạt phát sinh hộ gia đình (đơn vị: kg/hộ/tuần) 22 3.6 Tỷ lệ (%) thành phần các loại rác thải của 02 quận 23 3.7 Tỷ lệ (%) thành phần các loại rác thải của phường Hòa Hiệp Nam 24 3.8 Tỷ lệ (%) thành phần các loại rác thải của phường Hòa Hiệp Bắc 24 3.9 Tỷ lệ (%) thành phần các loại rác thải của phường Hòa Hiệp Bắc 25 3.10 Tỷ lệ (%) thành phần các loại rác thải của phường Hòa Hiệp Bắc 25 3.11 Khối lượng thành phần chất thải y tế trung bình phát sinh từ hộ gia đình của quận Liên Chiểu (tính trên hộ gia đình/ngày) Khối lượng thành phần chất thải y tế phát sinh hộ gia đình của quận Thanh Khê (tính trên 15 hộ gia đình/ngày) Khối lượng trung bình thành phần rác y tế phát sinh hộ gia đình (đơn vị: cái/15 hộ/tuần) Tỉ lệ Nam/Nữ của người trả lời phiếu điều tra 26 3.12 3.13 3.14 27 28 28 3.15 Tỉ lệ người trả lời phiếu điều tra theo các quận khác nhau của TP Đà Nẵng 29 3.16 3.17 Tổng khối lượng rác thải thải ra từ hộ gia đình Tổng lượng rác thải ra hàng ngày của gia đình trong đợt cách ly do Covid – 19 (tháng 7 - tháng 10 /2021) so với trước khi xảy ra dịch Covid-19 Mức độ tăng về lượng rác thải từ hộ gia đình so với trước dịch Covid 19 (đối với các câu trả lời là “Tăng”) Mức độ giảm về lượng rác thải từ hộ gia đình so với trước dịch Covid 19 (đối với các câu trả lời là “Giảm”) Lượng rác thải y tế so với trước dịch Covid – 19 29 29 3.21 Mức độ Tăng về rác thải y tế (đối với câu trả lời là “Tăng” – câu hỏi 8) 31 3.22 Tỉ lệ tăng về lượng rác thải y tế 31 3.23 Mức độ giảm rác thải y tế từ hộ gia đình 31 3.24 Tỉ lệ giảm rác thải y tế so với trước cách ly 32 3.25 Các khó khăn gặp phải về công tác thu gom vận chuyển rác thải trong thời gian cách ly Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của khó khăn trong việc thu gom rác thải trong thời gian giãn cách xã hội có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Đánh giá chất lượng thu gom vận chuyển rác thải trong thời gian cách ly Cách thức các hộ gia đình đổ bỏ rác thải y tế 32 Ý kiến về tác hại của việc rác thải y tế từ hộ gia đình nếu không được thu gom và xử lý đúng cách Ý kiến về giải pháp để hạn chế tác hại của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe và môi trường Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại hộ gia đình Thu gom tuyến đường lớn Thu gom tuyến đường nhỏ 34 3.18 3.19 3.20 3.26 3.27 3.28 3.29 3.30 3.31 3.32 3.33 30 30 30 33 33 34 35 36 37 37 TÓM TẮT Đề tài khóa luận này nhằm nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát thải và quản lý chất thải sinh hoạt hộ gia đình trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn thành phố trong giai đoạn đặc biệt này. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phương pháp hồi cứu, thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp xây dựng phiếu điều tra và phương pháp xử lý số liệu. Nghiên cứu được chia ra các kết quả chính bao gồm đánh giá kiến thức – thái độ - hành vi của người dân về phân loại rác tại nguồn và phát sinh rác thải sinh hoạt, đa số người dân đều nắm kiến thức nền tảng về phân loại rác tại nguồn và tác hại của rác thải sinh hoạt, tuy nhiên còn tồn tại một số hành vi đối với môi trường chưa thật sự nghiêm túc trong việc phân loại và xử lý chất thải sinh hoạt tại hộ gia đình. Bên cạnh đó nghiên cứu đã xác định được khối lượng, thành phần chất thải sinh hoạt và đi sâu phân tích khối lượng và thành phần trong nhóm rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, kết quả cho thấy thành phần chất thải sinh hoạt tập trung phát thải thành 03 nhóm chính, trong đó: Nhóm rác thải thải hữu cơ chiếm 44%, nhóm chất thải vô cơ chiếm 24% và nhóm rác thải y tế chiếm 32%. Điều này cho thấy rằng cần có những biện pháp để giảm thiểu rác thải sinh hoạt vì đây là nhóm rác thải gây hại rất phức tạp đến sức khỏe con người và môi trường. Xuất phát từ hiện trạng đó, nghiên cứu đã đánh giá được hiện trạng phát thải rác thải hộ gia đình và tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố xanh sạch đẹp hơn. Từ khóa: Chất thải sinh hoạt hộ gia đình MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, kinh tế - xã hội phát triển ngày càng nhanh chóng nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người, song cũng dẫn đến những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Môi trường toàn cầu hiện nay có nhiều vấn đề đáng quan tâm như: hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt, nạn phá rừng, xói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, biến đổi khí, vấn đề rác thải… Lượng rác thải thải ra hằng ngày từ sinh hoạt của người dân, cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người càng nhiều, dẫn đến mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vệ sinh, sức khỏe môi trường và sức khỏe của con người. Lượng rác thải đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau như từ sinh hoạt, rác thải y tế, công nghiệp, rác thải từ hoạt động xuất nhập khẩu, từ các khu du lịch, dịch vụ, trong đó, rác thải từ hoạt động sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình có xu hướng ngày càng tăng do vấn đề phát triển dân số và sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của xã hội hiện đại (DCCAE, 2020). Cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến mọi khía cạnh của xã hội trên toàn cầu. Trong đó, điều cần phải đề cập đến là lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều phát sinh tương đương với mức dân số tăng, chất thải rắn thì nhiều mà nếu không có biện pháp thu gom, xử lý hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của cộng đồng, làm xấu cảnh quan văn hóa của thành phố. Trong những tháng cao điểm phong tỏa phòng, chống dịch Covid-19 lây lan, mỗi thành phố đã phải đối mặt về việc thu gom và xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm Covid19. Tác động của đại dịch đã khiến công tác xử lý chất thải trở nên quá tải do nhu cầu sử dụng rộng rãi vật phẩm cá nhân dùng một lần ở cấp hộ gia đình (ISWA., 2020). Đặc biệt, do việc tiêu dùng các sản phẩm nhựa vô tình đã trực tiếp hoặc gián tiếp được thúc đẩy mạnh hơn, ví dụ như: Khuyến cáo hoặc bắt buộc đeo khẩu trang y tế, găng tay, tấm che giọt bắn, áo bảo hộ khi tham gia các hoạt động tại khu vực công cộng; khuyến khích sử dụng các phương thức mua bán trực tuyến, qua đó, gián tiếp làm tăng số lượng túi ni lon trong bảo quản, vận chuyển hàng hóa hoặc việc gia tăng sử dụng hộp, cốc, thìa nhựa khi mua đồ ăn qua mạng… Hơn nữa, các phương tiện sử dụng lưu giữ CTRSH như các túi nylon, bao bì, thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa và các loại thùng chứa này thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Ngoài ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Tất cả các loại bịch nylon đựng trong thùng hay chứa CTRSH tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu PVC (polyvinylcloride) khó phân hủy với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Thực tế hơn 90% các hộ 1 gia đình sử dụng túi nilon chứa rác thải sinh hoạt, đây là vấn đề nhức nhối cho việc xử lý rác thải. Bởi vì túi nilon mỏng tiện lợi nên được sử dụng nhiều, khó mà phân hủy và thường lẫn với rác thải hữu cơ gây khó khăn cho việc phân loại và xử lý rác thải. Chính vì thế nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn sinh hoạt gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hiện nay ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do thực hiện cách ly/giãn cách xã hội đã làm tăng một lượng rác thải lớn, ý thức của mỗi cá nhân còn chưa tốt, thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác thải, hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là lý do khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng. Ngoài ra là do chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa. Các cơ quan chức năng còn thiếu quan tâm, thờ ơ với việc xử lý chất thải, thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống trước mắt và ảnh hưởng đến quá trình dịch bùng phát trong thời gian qua. Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam, là một trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và là kinh tế xã hội lớn của miền Trung Việt Nam. Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đã tạo cho thành phố có sự thay đổi lớn về diện mạo đô thị và nền kinh tế phát triển. Bên cạnh sự phát triển của thành phố, lượng chất thải rắn sinh hoạt không ngừng tăng lên đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch covid 19 hiện nay.Tuy nhiên, công tác thu gom, vận chuyển đã bắt đầu xuất hiện những bất cập, xuất hiện các điểm nóng môi trường do chất thải gây ra tại thành phố mà nguyên nhân chính là: thùng rác xuống cấp hư hỏng,việc đổ chất thải rắn bừa bãi không đúng nơi quy định, lượng rác thải y tế thải ra nhiều không kịp xử lý, chất thải sinh hoạt gia tăng một cách đáng kể trong bối cảnh dịch Covid -19 ... Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong bối cảnh đại dịch Covid 19 tại Thành phố Đà Nẵng và đề xuất giải pháp”, với mục đích đi sâu tìm hiểu hiện trạng chất thải sinh hoạt phát sinh, khảo sát sự thay đổi về số lượng và thành phần rác thải sinh hoạt thành phố và hiện trạng quản lý rác thải trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn ra. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả hơn lượng rác thải ảnh hưởng từ dịch Covid 19 từ đó mang lại ý nghĩa và góp phần xây dựng một thành phố thân thiện với môi trường để học tập và làm việc. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý rác sinh hoạt hộ gia đình trong bối cảnh đại dịch Covid 19 tại thành phố Đà Nẵng của Quận Liên Chiểu và Quận Thanh Khê. 2 Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải phù hợp và hiệu quả trong điều kiện dịch Covid 19. 3. Ý nghĩa khoa học đề tài: - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp số liệu thống kê để: Đánh giá sự thayđổi về khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian cách ly xã hội và sau cách ly. - Đề xuất một số giải pháp là tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai. 4. Nội dung nghiên cứu: - Khảo sát đánh giá thay đổi khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt của giai đoạn cách ly tại thành phố (tháng 7- tháng 10/2021) và giai đoạn sau cách ly (tháng 11/2021- tháng 2/2022) - Kiểm kê phát sinh chất thải sinh hoạt hộ gia đình từ 2 quận giai đoạn sau cách ly (tháng 11/2021 – tháng 2/ 2022) - Điều tra, khảo sát công tác thu gom, phân loại và xử lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn cách ly và sau cách ly - Thu thập các số liệu thứ cấp từ Công Ty Môi Trường Đô Thị và các tài liệu liên quan đến công tác quản lý của các cơ chức năng trên địa bàn đối với việc phát sinh chất thải và phân tích tình hình quản lý CTRSH trong bối cảnh dịch Covid- 19 - Khảo sát nhận thức và quan điểm của người dân, chính quyền, học sinh… về CTRSH và các vấn đề liên quan công tác quản lý CTRSH tại thành phố trong thời gian diễn ra dịch Covid 19. - Đề xuất giải pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan thành phố Đà Nẵng: 1.1. Vị trí địa lý: Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°55' đến 16°14' vĩ độ Bắc và từ 107°18' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đà Nẵng nằm trong trục giao thông Bắc-Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là của ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào, Đông Bắc giáp Campuchia, Thái Lan và Myanma. Các trung tâm kinh doanh thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng. Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008, dân số thành phố Đà Nẵng là 876.545 người. Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật dân số là 628,58 người/km2. (Cục Thống Kê, n.2022) Hình 1.1: Bản đồ thành phố Đà Nẵng 4 Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700m - 1.500m, độ dốc lớn (>400m), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở các khu chức năng của thành phố. (Cục Thống Kê, 2022) 1.2. Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình hằng năm trên 25℃. Rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20℃, là địa bàn du lịch nghỉ mát lý tưởng. Khí hậu thành phố là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam mà tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25℃, cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28℃-30℃, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23℃, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67% -87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%, (Cổng thông Tin, 2022). 1.3. Thủy văn: Hệ thống song ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km2 và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38km, lưu vực khoảng 426 km2. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,… Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có trienr vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hòa Hải- Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50-60m; khu Khánh Hòa có nguồn nước ở độ sâu 30-90m; các khu khác đang được thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nước không xả nước về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho người dân Đà Nẵng phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Bên cạnh đóthành phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặt hàng năm. Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều. hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, độ lớn triều tại Đà 5 Nẵng khoảng trên dưới 1m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hướng chủ đạo là hướng Đông Nam với tốc độ trung bình khoảng 20-25 cm/s. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút. 1.4. Đặc điểm kinh tế- xã hội: 1.4.1 Đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện. Tổng diện tích thành phố là 1285,4 km², gồm 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 45 phường và 11 xã. 1.4.2 Tình hình kinh tế: Đối với thành phố Đà Nẵng, sau khi chia tách từ thành phố Quảng Nam – Đà Nẵng và chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương ngày 1-1-1997, tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ do xuất phát điểm của Thành phố còn thấp so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác, phải tăng trưởng nhanh để sớm trở thành một đô thị hiện đại của khu vực miền Trung – Tây Nguyên mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế – xã hội như phát triển kết cấu hạ tầng đi trước một bước, tạo việc làm mới và giảm thất nghiệp, phát triển y tế, giáo dục, thực hiện các chính sách an sinh xã hội… Về quy mô, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố năm 2009 theo giá so sánh là 2.589,8 tỷ đồng, đến năm 2009 đã tăng lên 9.236 tỷ đồng, tăng 3,5 lần, bình quân đạt 11,1%/năm (bình quân cả nước là 7,2%/năm). Tăng trưởng của nền kinh tế thành phố trong giai đoạn 2009 -2011 thể hiện rõ nét qua việc tăng trưởng của cả ba nhóm ngành: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hầu như liên tục đạt 2 chữ số; quy mô giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 gấp 5,77 lần năm 2009, bình quân tăng 15,72%/năm. Tăng trưởng của ngành dịch vụ khá cao, đạt 10,3%/năm. Riêng các năm 2010, 2011, tăng trưởng GDP của ngành dịch vụ rất cao, đạt 2 con số và cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP của thành phố. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 3,48%/năm. 2. Tình hình nghiên cứu về chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian diễn ra dịch Covid - 19: 2.1 CTRSH trên thế giới: Mỗi ngày, cả thế giới thải ra hơn 3,5 triệu tấn rác. Đây là một con số khá lớn và theo các nhà khoa học môi trường, con số này sẽ tăng gấp nhiều lần trong thời gian tới. Theo ước tính, vào cuối thế kỷ 21, lượng rác được thải ra mỗi ngày có thể lên đến 11 triệu tấn. Tokyo là một thành phố rất nổi tiếng của Nhật Bản và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố Tokyo có lượng dân cư đông đúc. Mỗi năm thành phố này thải ra khoảng 12 triệu tấn rác thải. Việc thu gom rác ở Tokyo được chia ra thành những ngày khác nhau 6 tùy theo loại rác. Thành phố này nhấn mạnh việc xử lý rác thải bằng cách tái chế thành năng lượng. Mỹ là nơi tạo ra nhiều rác thải nhất thế giới, đặc biệt là New York. Nhìn chung thì so với các thành phố khác ở Mỹ thì New York ưu tiên sử dụng phương pháp tái chế để xử lý rác thải (ISO 14000). Các loại giấy, lon, chai nhựa sẽ được tách ra và đem tái chế thành những loại đồ dùng có thể sử dụng được lại. Tuy nhiên, một thực tế lại đang xảy ra đó chính là ngành công nghiệp tái chế khá nhỏ so với lượng rác khổng lồ được thải ra. Do đó, ở New York đã có những chính sách được đề xuất như chuyển rác thải sang các ban khác. Dự kiến, đề xuất này sẽ được áp dụng vào khoảng năm 2030. Mỗi năm Ấn Độ thải ra khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải đô thị mỗi năm tăng lên cùng với tốc độ phát triển đô thị và những thay đổi trong lối sống và tiêu dùng. Các bãi chôn lấp rác thải bừa bãi, không qua xử lý là tình trạng phổ biến ở hầu hết các thành phố của Ấn Độ. Chất thải được thu gom được chôn lấp ở các khu đất mở, hoặc được chất đống lộ thiên, gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Ở nhiều quốc gia Châu Âu (EU) và một số nước tiên tiến Châu Á đã quản lý chất thải rắn thông qua hoạt động phân loại nguồn, mang lại hiệu quả xử lý cao, đem lại lợi ích cao về kinh tế và môi trường. Tại các nước như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức… việc phân loại rác thải tại nguồn được quản lý chặt chẽ và nền nếp. Đối với các chất rắn tái chế được như thủy tinh, giấy, bao bì hộp…được thu gom vào các thùng chứa riêng biệt. Với các thải hữu cơ như thực phẩm thừa, rau củ…được phân loại trong những túi hoặc thùng riêng biệt để đưa đến các nhà máy sản xuất phân compost. Thông thường, rác thải từng loại được chứa trong các thùng riêng biệt với màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Đơn cử như Singapore là đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được như vậy, chính phủ nước này đã quản lý chặt chẽ công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, ban hành pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý tốt hơn. Nhìn chung, chiến lược xử lý CTR sinh hoạt của các nước tiên tiến là hạn chế chôn lấp, xử lý theo hướng tái chế, tái sử dụng, tiết kiệm năng lượng, phát triển công nghiệp tái chế chất thải. 2.2 CTRSH ở Việt Nam: Là một quốc gia đang phát triển trong khu vực, các nguồn phát sinh CTRSH ở Việt Nam phát sinh từ hộ gia đình, khu thương mại dịch vụ, công sở và khu vực công cộng, dịch vụ công cộng và các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất. Ngoài các thành phần chủ yếu là các thành phần hữu cơ (chất thải thực phẩm, giấy, vải, bìa các tông, rác vườn...) và vô cơ (nhựa, cao su, kim loại...), CTRSH còn có thể lẫn các chất thải khác như chất thải điện tử, chất thải có thể tích lớn, pin, dầu thải... Trong những năm gần đây, chất thải khó phân hủy từ các đồ gia dụng nhựa, túi ni lông có xu hướng gia tăng đang là một trong những vấn đề thách thức đối với công tác xử lý CTRSH ở Việt Nam. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên toàn quốc năm 2019 đã tăng 46% so với năm 2010. Kết quả tính toán chỉ số phát 7 sinh CTRSH bình quân đầu người dựa trên số liệu về khối lượng CTRSH phát sinh và dân số cho thấy một số địa phương có chỉ số phát sinh cao (trên 1,0 kg/người/ngày) như Quảng Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Tỷ lệ thu gom CTRSH ở Việt Nam trung bình tại khu vực đô thị đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%. Để xử lý CTRSH đã thu gom được cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm: 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến phân compost, 904 bãi chôn lấp (trong đó chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh), góp phần xử lý lần lượt là 13%, 16% và 71% tổng khối lượng CTRSH được thu gom. Ngoài ra, chất thải nhựa khó phân hủy đang là vấn đề thách thức trong công tác quản lý CTRSH, với số liệu ước tính tỷ lệ chất thải nhựa trong các bãi chôn lấp CTRSH khoảng 6 - 8%, cộng với nhận thức của cộng đồng còn nhiều hạn chế nên công tác xử lý chất thải nhựa chưa thực sự được chú trọng theo hướng giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đô thị và nông thôn tại 06 vùng phát triển kinh tế của Việt Nam đã được phân tích, xác định nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp kiểm soát, tăng cường hiệu quả quản lý. Khi thực hiện giãn cách để hạn chế dịch bệnh lây lan, phòng chống dịch các dịch vụ mua bán hàng hóa tuân theo chủ trương của nhà nước. Chính vì vậy mà bao bì, chủ yếu là túi nhựa, theo đó tăng đột biến cùng với đó lượng túi nhựa dùng gói hàng tăng gấp đôi so với trước. Nhiều cửa hàng bán mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm online và các siêu thị có dịch vụ giao hàng tận nhà cũng trấn an khách hàng bằng cách bọc nhiều lớp túi nhựa khi giao hàng. Không chỉ việc mua bán online tiêu tốn khá lớn lượng túi nhựa mà các hàng quán phục vụ đồ ăn, thức uống cũng ngốn khá nhiều hộp xốp, túi nhựa phục vụ khách mang đi. Bên cạnh đó, nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su có tỷ lệ thấp thì nay có chiều hướng tăng qua các năm. Ngoài ra, sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn nạn đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam. CTRSH cũng đang là vấn đề nan giải, nó đã gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người dân cũng như chất lượng môi trường sống. Mỗi ngày một lượng khá lớn rác thải sinh hoạt được thải ra, nó chưa được phân loại và được tập trung tại các bãi rác trong trường gây mùi khó chịu, gây mất mỹ quan cũng như tốn một diện tích đất của trường. Các bãi rác này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người dân khu vực xung quanh. Bên cạnh đó tại thành phố Đà Nẵng rác thải cũng là vấn đề nan giải đặc biệt là trong tình hình dịch Covid 19 như hiện nay, một lượng lớn rác thải vẫn chưa được được phân loại gây nên những mùi hôi khó chịu, tạo ra một bệnh tật và nguy cơ mất mỹ quan. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về sự phát thải, thành phần và tình hình thu gom, vận chuyển rác thải hộ gia đình trong thời gian xảy ra dịch covid được thực hiện hay công bố. 3. Tổng quan tại 2 quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất