Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng cấp tính và mãn tính của chì (pb2+) đến loài brachionus pli...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng cấp tính và mãn tính của chì (pb2+) đến loài brachionus plicatilis (rotifera brachionidae)

.PDF
39
1
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ PHOMMA ALISA NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CẤP TÍNH VÀ MÃN TÍNH CỦA CHÌ (Pb2+) ĐẾN LOÀI BRACHIONUS PLICATILIS (ROTIFERA: BRACHIONIDAE) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Đà Nẵng, 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ PHOMMA ALISA NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CẤP TÍNH VÀ MÃN TÍNH CỦA CHÌ (Pb2+) ĐẾN LOÀI BRACHIONUS PLICATILIS (ROTIFERA: BRACHIONIDAE) Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường Mã số: 3150318017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. TRỊNH ĐĂNG MẬU Đà Nẵng - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các dữ liệu trình bày trong đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng cấp tính và mãn tính của chì (Pb2+) đến loài Brachionus plicatilis (Rotifera: Brachionidae)” này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Trịnh Đăng Mậu và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kỳ quy định nào về đạo đức khoa học. Đà Nẵng, ngày … tháng 5 năm 2022 Sinh viên PHOMMA ALISA i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin phép được chân thành cảm ơn đến những người luôn đồng hành cùng tôi vừa qua: Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Trịnh Đăng Mậu – người đã luôn tận tình chỉ dạy tôi trong suốt khoảng thời gian chuẩn bị và thực hiện đề tài. Cho tôi những kiến thức bổ ích trong học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Dương Quang Hưng và anh Võ Đăng Hoài Linh đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Sinh Môi trường đã trang bị cho tôi kiến thức và tạo điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 4. Nội dung nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng 4 1.2. Ô nhiễm chì trong môi trường nước và tác hại 4 1.3. Giới thiệu Brachionus plicatilis Muller, 1786 (Rotifera: Brachionidae) 6 1.3.1. Đặc điểm hình thái 6 1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng 6 1.3.3. Đặc điểm sinh sản 6 1.4. Độc học môi trường 7 1.5. Tình hình nghiên cứu độc học trên luân trùng 8 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8 1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 11 11 2.1.1. Loài Brachionus plicatilis 11 2.1.2. Hóa chất thử nghiệm 11 2.2. Phạm vi nghiên cứu 11 2.3. Phương pháp nghiên cứu 11 2.3.1. Giống và hoá chất 11 2.3.2. Bố trí thí nghiệm 13 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 15 iii CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16 3.1. Độ tuổi phù hợp của loài B. plicatilis đưa vào thí nghiệm cấp tính 16 3.2. Ảnh hưởng cấp tính của Pb2+ đến loài B. plicatilis 17 3.3. Ảnh hưởng mãn tính của Pb2+ đến loài B. plicatilis 19 3.3.1. Ảnh hưởng mãn tính của Pb2+ đến chu kỳ sống của loài B. plicatilis 19 3.3.2. Ảnh hưởng mãn tính của Pb2+ đến thời gian thành dục của loài B. plicatilis 20 3.3.3. Ảnh hưởng mãn tính của Pb2+ đến thời gian phát triển phôi của loài B. plicatilis 21 3.3.4. Ảnh hưởng mãn tính của Pb2+ đến sức sinh sản của loài B. plicatilis 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 27 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KLN Kim loại nặng US EPA Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ATSDR Cơ quan đăng ký các chất độc hại và dịch bệnh BBM Bold’s Basal Medium LC50 Nồng độ gây chết 50% sinh vật thử nghiệm (Lethal concentration) EC50 Nồng độ gây ức chế 50% sinh vật thử nghiệm (Effective concentration 50%) v DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Lượng hóa chất dùng để pha nồng độ thí nghiệm cấp tính 12 Bảng 2.2 Lượng hóa chất dùng để pha nồng độ thí nghiệm mãn tính 12 Bảng 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 13 Bảng 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 14 Bảng 3.1 Chu kỳ sống và khả năng sinh sản tối đa trong điều kiện thí 16 nghiệm vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Đặc điểm hình thái Brachionus plicatilis Hình 3.1 Ảnh hưởng cấp tính của Pb2+ ở các nồng độ khác nhau tới 6 17 loài B. plicatilis sau 12-h, 24-h, 36-h và 48-h phơi nhiễm Hình 3.2 Ảnh hưởng của Pb2+ đến chu kỳ sống của loài B. plicatilis 19 Hình 3.3 Ảnh hưởng của Pb2+ đến thời gian thành dục của loài B. plicatilis 20 Hình 3.4 Ảnh hưởng của Pb2+ đến thời gian triển phôi của loài B. plicatilis 21 Hình 3.5 Ảnh hưởng của Pb2+ đến sức sinh sản của loài B. plicatilis 22 vii TÓM TẮT Kim loại nặng đã góp phần chính gây ô nhiễm môi trường và hiện nay chúng được phân phối rộng rãi trong môi trường nước. Động vật phù du thường được sử dụng làm động vật thử nghiệm để phát hiện các chất gây ô nhiễm dưới nước vì tính nhạy cảm và tầm quan trọng sinh thái của chúng. Nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng độc tính chì (Pb2+) đến sự sinh trưởng và phát triển của luân trùng Brachionus plicatilis. Thử nghiệm độc tính sinh học được thực hiện để thu được nồng độ gây chết 50% sinh vật thử nghiệm của Pb2+ bằng cách phơi nhiễm trong các nồng độ khác nhau (0, 0.5, 1, 1.2, 1.3, 1.35 và 1.38 mg/L) và giá trị 12-h LC50, 24-h LC50, 36-h LC50 và 48-h LC50 của B.plicatilis thu được lần lượt là 1.49, 1.48, 1.37 và 1.23 mg/L. Dựa trên giá trị LC50, những con non mới nở được nuôi cấy riêng lẻ với bốn nồng độ khác nhau (0, 0.3, 0.6 và 0.9 mg/L); kết quả cho thấy khi nồng độ Pb2+ trong môi trường nước tăng lên ảnh hưởng tới chu kỳ sống và đồng thời kéo dài thời gian thành dục của loài B.plicatilis. Từ khóa: Luân trùng, độc học sinh thái, đặc điểm sinh học, chì, kim loại nặng. viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với số lượng lớn kim loại nặng (KLN) được thải ra môi trường hằng ngày, đây là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái, hệ động thực vật và đặc biệt là sức khỏe con người. Ô nhiễm KLN đang là vấn đề toàn cầu hiện nay do độc tính, sự đa dạng về chủng loại và bền bỉ của chúng trong môi trường (Armitage & cs., 2007; Yuan & cs., 2011). Một lượng lớn hóa chất độc hại, đặc biệt là KLN đã được thải ra môi trường nước trên toàn thế giới do sự gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn cầu và do sự phát triển của hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ... (Srebotnjak & cs., 2012; Su & cs., 2013). Có khoảng 35 kim loại mà con người thường tiếp xúc với chúng, trong đó có 23 KLN đã được chứng minh là có tác động xấu đến con người như asen, chì, crom, thủy ngân, ... (Jaishankar & cs., n.d.). Tác hại của KLN càng tăng khi con người và sinh vật càng tăng khi phơi nhiễm trong thời gian dài (Järup, 2003). Hiện nay các phương pháp lý - hóa đang là công cụ chính để quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên, các phương pháp này được đánh giá là chỉ phản ánh được tình trạng môi trường tại thời gian lấy mẫu phân tích, chưa tối ưu do phụ thuộc vào thời gian thu mẫu, thiết bị và phương pháp phân tích đòi hỏi một số lượng mẫu lớn, tốn kém chi phí. Vì vậy, các phương pháp đánh giá dựa vào sinh vật như là loài chỉ thị là giải pháp bổ trợ rất cần thiết cho các phương pháp lý hóa, qua đó còn góp phần cung cấp thông tin về sức khỏe hệ sinh thái tại khu vực nghiên cứu. Thử nghiệm độc học sinh thái là một công cụ tối ưu cho việc xác định, đánh giá và dự báo các rủi ro môi trường, rủi ro sinh thái và sức khỏe cộng đồng gây ra bởi độc chất, phương pháp này khắc phục một số hạn chế của phương pháp truyền thống và cho kết quả nhanh chóng, ít tốn kém. Luân trùng Brachionus plicatilis, một trong những thành phần chính của sinh vật phù du nước ngọt và ven biển, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động của các chất gây ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái thủy sinh. Một số nghiên cứu trước đây đã được thiết kế để đánh giá tác động của thuốc trừ sâu, KLN và các hóa chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường lên khả năng sinh sản của luân trùng (Ferrando & cs., 1993; Preston & Snell, 2001; Snell & Carmona, 1995; Marcial & cs., 2005; Radix & cs., 2002). Kết quả cho thấy rằng sinh sản hữu tính và sản xuất trứng nghỉ là một trong những điểm cuối nhạy cảm nhất. Việc đánh giá độc tính thường quy ngày càng cần đến các phương pháp thử độc tính mãn tính nhanh chóng. Luân trùng đã trở thành một công cụ mới quan trọng để kiểm tra độc tính và giám sát môi trường. Chúng là động vật thử nghiệm lý tưởng đối với độc chất thủy sinh vì sinh sản nhanh, thời gian sinh sản ngắn, độ nhạy 1 cảm cao với các chất độc hại, phân bố trên toàn thế giới (Rotifers in Ecotoxicology: A Review, 1992). Việt Nam là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên, hệ thống xử lý chất thải, nước thải của các nhà máy, xí nghiệp hiện nay được đánh giá là vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp và chưa đạt chất lượng theo yêu cầu, nghiêm trọng nhất là nước thải chứa KLN thải ra môi trường. Một trong các KLN có mức độ nguy hiểm cao đối với sức khỏe con người là hợp chất của chì (Pb2+). Các hoạt động của con người như khai thác, sản xuất và đốt nhiên liệu hóa thạch và hoạt động tái chế tại các làng nghề đã dẫn đến sự phát tán, tích lũy và gây độc cho môi trường không khí, nước, đất (Martin & Griswold, 2009). Chì đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) liệt kê là một trong 129 chất gây ô nhiễm ưu tiên và còn được xem là 1 chất gây ung thư trong danh sách 20 chất độc hại của Cơ quan đăng ký các chất độc hại và dịch bệnh (ATSDR) năm 2003. Ở Việt Nam, nghiên cứu độc tính của chất độc hại đã được nhiều báo cáo đề cập, công bố. Trong khi tác động độc hại của các chất ô nhiễm lên luân trùng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là độc tính của Pb2+ đến loài B. plicatilis. Từ những cơ sở trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hướng cấp tính và mãn tính của chì (Pb2+) đến loài Brachionus plicatilis (Rotifera: Brachionidae)” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu ảnh hưởng của chì (Pb2+) lên khả năng tồn tại và các đặc điểm sinh học của loài Brachionus plicatilis. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được độ tuổi phù hợp của Brachionus plicatilis cho thí nghiệm cấp tính; - Đánh giá được ảnh hưởng cấp tính của Pb2+ đến loài Brachionus plicatilis; - Đánh giá được ảnh hưởng mãn tính của Pb2+ đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Brachionus plicatilis 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin khoa học về ảnh hưởng cấp tính và mãn tính của Pb2+ đến đặc điểm sinh học của loài B. plicatilis, tạo cơ sở cho việc thiết lập các giới hạn an toàn về độc chất trong môi trường. Bên cạnh đó, thông tin từ đề tài có thể được sử dụng như là sinh vật phù du làm sinh vật cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và giúp hiểu hơn về đối tượng này trong quá trình nuôi trồng phục vụ thức ăn trong nuôi nhân giống và nuôi trồng thủy sản. 2 4. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát độ tuổi của loài Brachionus plicatilis; - Khảo sát ảnh hưởng cấp tính của Pb2+ đến loài Brachionus plicatilis; - Khảo sát ảnh hưởng mãn tính của Pb2+ đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Brachionus plicatilis. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp, sản xuất liên quan đến KLN như chì, đồng, kẽm đã tăng lên theo cấp số nhân. Chính vì thế rất nhiều khu vực trên thế giới xảy ra vấn đề môi trường mà trong đó tác nhân chính là KLN. Ô nhiễm KLN đã trở thành một trong những vấn đề môi trường quan trọng toàn cầu. Các chất ô nhiễm kim loại đặc biệt khó xử lý từ đất, nước, không khí bởi vì không giống như các chất ô nhiễm hữu cơ có thể bị phân hủy thành phần các phân tử vô hại, các nguyên tố độc hại như chì, thủy ngân, cadimi, kẽm, đồng là các nguyên tố khó thể thay đổi bởi các phản ứng sinh hóa (Meagher & Heaton, 2005). Kết quả điều tra khảo sát của nhà máy Maqsud (1998) từ tháng 8/1995 đến tháng 8/1997 tại một số kênh rạch của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hầu hết các kênh rạch tại đây đều bị ô nhiễm rất cao các kim loại, so sánh với tiêu chuẩn cho phép thì Cd cao gấp 16 lần, Zn cao gấp 90 lần, Pb cao gấp 700 lần. KLN có vai trò quan trọng trong biến dưỡng ở mô và sự phát triển của thực vật và động vật ví dụ như đồng, chromium, sắt, niken, thiếc, kẽm, selenium, molybdenum nhưng đều ở mức vi lượng nhưng đối với một số KLN như chì, thủy ngân, cadmium có thể gây độc đối với hệ sinh thái ngay ở nồng độ nhỏ. Trong số các KLN, chì là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường nguy hiểm nhất và ô nhiễm chì trong không khí, nước và đất nông nghiệp là mối quan tâm sinh thái do tác động của nó đối với sức khỏe và môi trường của con người (Sharma & Dubey, 2005). 1.2. Ô nhiễm chì trong môi trường nước và tác hại Chì là một kim loại có màu xám xanh, xuất hiện tự nhiên với một lượng nhỏ trong lớp vỏ Trái đất. Tuy nhiên, nó hiếm khi được tìm thấy trong tự nhiên như một kim loại khác và thường được tìm thấy thấy ở dạng quặng cùng với kẽm, bạc, đồng. Mức độ xuất hiện của chì trong môi trường đã tăng hơn 1000 lần trong ba thế kỷ qua do hoạt động của con người. Sự gia tăng lớn nhất xảy ra giữa năm 1950 và 2000 phản ánh sự gia tăng sử dụng xăng pha chì trên toàn thế giới. (Agency for Toxic Substances and Disease Registry - ATSDR). Chì có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, được dùng để sản xuất pin, đạn dược, được sử dụng làm sắc tố trong sơn và các thiết bị để che chắn tia, ... Vào năm 2004 ước tính 1,52 triệu tấn chì được sử dụng cho các ứng dụng công nghiệp khác nhau ở 4 Hoa Kỳ. Trong đó, sản xuất pin chiếm 83% và các sản phẩm khác như đạn dược chiếm 3,5%, bột màu và hóa chất chiếm 2,6%, chì tấm chiếm 2,6% (Tchounwou & cs., 2012). Chì là nguyên tố có độc tính cao và có thể gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, rất khó để nhận biết được nước sử dụng trong sinh hoạt hay nước uống mỗi ngày có bị nhiễm chì hay không. Nồng độ chì trong nước ăn uống được Bộ Y tế Việt Nam quy định là không được phép vượt quá 0,01 mg/L. Còn theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA), tiêu chuẩn an toàn đối với hàm lượng chì trong nước uống là 0.015 mg/L do đối với trẻ em, mức độ chì trong máu cần được đảm bảo luôn dưới 0.05 mg/L. Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em gây ra các chứng rối loạn não và máu. Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm chì; nhưng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm chì hoặc sơn gốc chì. Theo nghiên cứu đánh giá kim loại nặng trong các sinh vật sống dưới nước ở các mức độ dinh dưỡng khác nhau và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người của chúng ở Vịnh Bột Hải, Trung Quốc. Yếu tố tích lũy sinh học của chì cho động vật phù du là cao nhất, cho thấy sự tích lũy chì đáng kể trong động vật phù du. Đối với các sinh vật dưới nước cấp độ dinh dưỡng cao hơn, thứ tự của các giá trị tích lũy sinh học là cá Cu> CD> Zn> Fe> Mn (Couillard & cs., 1989). Năm 2010, Arulvasu và cs đã nghiên cứu ảnh hưởng của độc tính kim loại nặng (cadmium clorua) đến sự sinh sản của luân trùng B. plicatilis. Thử nghiệm sinh học được thực hiện để thu được nồng độ dưới mức gây chết của cadmium clorua bằng cách sử dụng các nồng độ khác nhau (0.2, 0.4, 0.8, 1.0 và 1.2 mg/L) và giá trị LC50 của B. plicatilis được xác định là 0.8 mg/L. Dựa trên giá trị LC50, con non mới nở được phơi nhiễm với năm nồng độ cadimi clorua khác nhau (0.1, 0.3, 0.4, 0.6 và 0.7 mg/L). Những kết quả cho thấy sự gia tăng quần thể của B. plicatilis giảm khi nồng độ cadmium clorua tăng lên (Arulvasu & cs., 2010). 1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu độc học trên luân trùng tương đối còn hạn chế, chưa có sự đa dạng về loài cũng như số lượng độc chất. Năm 2018, Lê Xuân Huỳnh Đức đã nghiên cứu đánh giá độc tính nước thải chế biến tinh bột khoai mì dựa trên đáp ứng của B. calyciflorus. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nước thải sản xuất tinh bột khoai mì có độc tính cao nhất đối với B. calyciflorus. Kết quả 9 thử nghiệm độc tỉnh trong nước thải ở thời điểm 24 giờ có giá trị LC50 là 2.54±0.28% (Lê Xuân Huỳnh Đức, 2018). Năm 2018 Nguyễn Xuân Tòng và Trần Thị Thu Hường đã Nghiên cứu đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu endosulfan lên sinh trưởng của giáp xác D. magna. Thuốc trừ sâu endosulfan là hóa chất bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ, một nhóm chất hữu cơ bền, có khả năng gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây các tác động xấu cho nội tạng và gây nguy hiểm cho con người. Nồng độ endosulfan được lựa chọn trong nghiên cứu này dao động từ 0 (mẫu đối chứng) đến 0,5 µg/l. Sau 48h phơi nhiễm, tỷ lệ chết của D. magna cao nhất đạt 97% ở nồng độ 0,5 µg/l. Giá trị LC50 ghi nhận tại thời điểm 48h là 0,129 µg/l (Nguyễn Xuân Tòng & Trần Thị Thu Hường, 2018). Năm 2017 Nguyễn Trung Kiên và cs. đã nghiên cứu ảnh hưởng độc tính của vật liệu nano đồng (Cu) đến sự sinh trưởng của D. magna, thí nghiệm đánh giá độc tính của nano đồng đến D. magna được theo dõi ở các thời điểm 24h và 48h. D. magna được phơi nhiễm với vật liệu nano đồng ở 6 nồng độ khác nhau (0; 0,01; 0,05; 0,1; 1; 3 và 5 ppm). Giá trị LC50 ghi nhận tại hai thời điểm phơi nhiễm 24 và 48 giờ lần lượt là 0,298 và 0,1ppm. Kết quả LC50 sau 48 giờ của nghiên cứu này khá tương đồng với các giá trị LC50 (Xiao & cs., 2015) (0,093ppm) và (Song & cs., 2016) (0,103ppm) khi sử dụng vật liệu nano đồng có cùng kích thước 25-50nm (Nguyễn Trung Kiên & cs., 2017). Ngoài ra, trong nghiên cứu về hành vi bơi của cá, Nguyễn Văn Công và cs. đã có một nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt chất Cypermethrin (thuốc bảo vệ thực vật) lên tỷ lệ sống, tần suất đớp khí trời và sinh trưởng của cá rô đồng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm (Nguyễn Văn Công & cs., 2011). Với thông tin còn hạn chế đã được thu thập về tác động độc học sinh thái của chì (Pb ) đối với luân trùng B. plicatilis nên tôi thực hiện đề tài này. 2+ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất