Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm ...

Tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945

.PDF
157
835
115

Mô tả:

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ...........***......... HÀ MỸ HẠNH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2009 1 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ...........***......... HÀ MỸ HẠNH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Văn Đức HÀ NỘI - 2009 2 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………… ..3 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………. 3 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………….. 5 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………. 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………….11 5. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………. 12 NỘI DUNG……………………………………………………………….. 13 Chƣơng 1. Ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trƣớc Cách mạng …………………..…………………………………..... 13 1.1. Điểm nhìn tự sự ……………………………………………………14 1.1.1. Điểm nhìn khách quan……………………………………………..15 1.1.2. Điểm nhìn chủ quan………………………………………………..21 1.1.3. Di chuyển điểm nhìn……………………………………………….25 1.2. Vai trò ngƣời kể chuyện…………………………………………..27 1.2.1. Người kể chuyện trong sứ mệnh tạo ra mạch tự sự………………28 1.2.2. Người kể chuyện mang tiếng nói, quan điểm của tác giả về cuộc sống, con người và nghệ thuật …………………………………..33 Chƣơng 2. Không gian - Thời gian tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trƣớc Cách mạng ………………………………….36 2.1. Không gian tự sự…………………………………………………….37 2.1.1. Không gian sinh hoạt đời thường – Bối cảnh hoạt động 3 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … của nhân vật……………………………………………………………….38 2.1.2. Không gian hạn hẹp, chật chội, cố định……………………………41 2.1.3. Không gian tương đồng với cảnh ngộ của nhân vật ………………46 2.2. Thời gian tự sự………………………………………………………...52 2.2.1. Hiện tại – quá khứ trong thời gian tự sự……………………………53 2.2.2. Khoảng thời gian ngắn, hạn hẹp……………………………………64 2.2.3. Nhịp điệu trần thuật nhanh………………………………………....66 Chƣơng 3. Ngôn ngữ tự sự và giọng điệu tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trƣớc Cách mạng ………………….……………….72 3.1. Ngôn ngữ tự sự………………………………………………………..73 3.1.1. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đánh dấu sự trưởng thành và hoàn thiện của ngôn ngữ văn xuôi quốc ngữ………………………….73 3.1.2. Sự sinh động, phong phú, gần gũi với ngôn ngữ đời sống………...75 3.1.3. Ngôn ngữ nhân vật đặc trưng……………………………………….80 3.2. Giọng điệu tự sự……………………………………………………….85 3.2.1. Tính phức điệu hóa…………………………………………………..86 3.2.2. Các kiểu giọng điệu………………………………………………….89 KẾT LUẬN…………………………………………………………………95 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………99 PHỤLỤC…………………………………………………………………..105 4 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chỉ trong khoảng mười lăm năm, dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945 đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, bền vững. Trên hành trình đưa văn chương nước nhà từ trung đại sang hiện đại vào nửa đầu thế kỉ XX, dòng văn học hiện thực là một khâu đột phá, đã thực sự góp phần làm vinh dự, làm vẻ vang không chỉ cho nền văn học dân tộc nói riêng mà cả cho diện mạo văn hoá Việt Nam nói chung. Song, nói đến văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945, không thể không nhắc tới Nguyễn Công Hoan, bởi ông chính là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho dòng văn học ấy. Như nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét: “Nguyễn Công Hoan thuộc lớp nhà văn những năm 20 đầu thế kỉ, lớp người đang mò mẫm, tìm đường, khai phá. Công lao của ông là giữa những con đường đan nhau ở các ngã ba, ngã tư, nơi mà những người cầm bút còn đang phân vân, thậm chí có thể lạc lối giữa những nguồn ảnh hưởng phức tạp, cũ mới tốt xấu lẫn lộn, ông đã chọn con đường đi về phía truyền thống dân tộc, về phía quần chúng bị áp bức, con đường của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam” [26,175]. Là người xuất hiện sớm nhất và có ảnh hưởng to lớn trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, với những thành tựu xuất sắc đã đạt được trước Cách mạng tháng 8 (hơn 200 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài), Nguyễn Công Hoan xứng đáng là một nhà văn lớn, tiêu biểu cho nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Dẫu viết nhiều thể loại, Nguyễn Công Hoan vẫn chủ yếu thành công nhất ở truyện ngắn. Và chính ở địa hạt của thể loại này, Nguyễn Công Hoan đã có được một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam, một phong cách nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn trào phúng khó ai có thể vượt qua. 5 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … Vì vậy, luận văn đặt vấn đề: nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng từ góc độ tự sự học, nhằm lý giải sức sống và sự hấp dẫn, mới mẻ của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, từ những thành tố tạo nên cấu trúc nội tại của một truyện kể. Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, luận văn góp phần nhận thức sâu sắc về khái niệm tự sự học và nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn – là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng nhằm giải mã cấu trúc nghệ thuật của truyện kể. Tìm hiểu khái niệm tự sự học, vận dụng trong nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng, những kết quả thu được từ luận văn cũng góp phần hữu ích trong việc phê bình và giảng dạy văn học nói chung và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Giới thuyết khái niệm tự sự học 2.1.1. Quan niệm tự sự học Tự sự học là một ngành nghiên cứu được định hình từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX ở Pháp, nhưng đã nhanh chóng vượt qua biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến trên thế giới. Bước sang thế kỉ XXI, thi pháp tự sự đã có những đổi thay đáng kinh ngạc, có thể nói là tự sự học đã phục hưng, từ giai đoạn kinh điển của chủ nghĩa cấu trúc bước sang giai đoạn hậu kinh điển. Tự sự học hậu kinh điển chỉ coi tự sự học kinh điển như một khoảnh khắc quan trọng của mình, bởi vì nó còn hấp thu nhiều phương pháp luận và giả thiết nghiên cứu mới, mở ra nhiều cách nhìn mới về hình thức và chức năng tự sự. Hơn nữa, giai đoạn tự sự học hậu kinh điển không chỉ phơi bày những hạn chế của mô hình tự sự học cấu trúc chủ nghĩa cũ, mà còn lợi dụng các khả năng của chúng, đánh giá lại các phạm vi ứng dụng của chúng. 6 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … Như vậy, nhìn lại quá trình hình thành tự tự học đến nay có thể nhận thấy những đổi thay hệ hình lí thuyết, các tầng bậc và phương pháp nghiên cứu tự sự. Hệ hình tự sự học kinh điển tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện. Tz. Todorov định nghĩa: “Tự sự học là lí luận về cấu trúc của tự sự. Để phát hiện cấu trúc và miêu tả cấu trúc ấy, người nghiên cứu tự sự đem hiện tượng tự sự chia thành các bộ phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định chức năng và mối quan hệ qua lại của chúng” [71, 9]. Giai đoạn phát triển tiếp theo, tự sự học kinh điển chú ý nghiên cứu diễn ngôn tự sự, tức là ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó: người kể, hành động kể, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu, thời gian…mà đại diện tiêu biểu là Todorov (hậu kì), G. Genette, S. Chatman, G. Prince. Nhờ đó, lí thuyết tự sự cấu trúc chủ nghĩa đã cung cấp một hệ thống các khái niệm công cụ rất có hiệu quả để phân tích diễn ngôn tự sự và đó là một di sản vô giá để đọc hiểu văn bản tự sự. Song, tự sự học hậu kinh điển xuất hiện tiếp đó như một hướng nghiên cứu mở, mở ra với người đọc, với ngữ cảnh và mở ra với các lĩnh vực tự sự ngoài văn học. Nhà nghiên cứu Hà Lan Mieke Bal đã kết hợp nghiên cứu cấu trúc chuyện với văn bản và định nghĩa khác hẳn Todorov: “Tự sự học là lí luận về trần thuật, văn bản trần thuật, hình tượng, hình ảnh sự vật, sự kiện cùng sản phẩm văn hóa kể chuyện” [71, 12]. M. Bal chia tự sự làm ba tầng bậc: văn bản trần thuật (narrative text), chuyện kể (story), chất liệu (fabula), mỗi tầng lại có các khái niệm hạt nhân. Công trình của M. Bal đã cung cấp một hệ thống khái niệm được định nghĩa khá chính xác, chặt chẽ và hệ thống, có thể làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu tự sự. Tự sự học hậu kinh điển còn quan tâm đến mối quan hệ giữa tự sự và tiếp nhận, các quy luật động trong tự sự, mở rộng phạm vi liên ngành của tự 7 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … sự học (như nghiên cứu tự sự học tâm lí, tự sự học lịch sử, tự sự học pháp luật, tự sự học tu từ, tự sự học hậu hiện đại, …), phương tiện kể, hay các khuynh hướng mới trong tự sự học khác như tự sự học so sánh, tự sự học văn hóa học… Vì vậy, đến nay, tự sự học vẫn nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của giới nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới. 2.1.2. Tự sự học trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam Tự sự học là câu chuyện đã qua cách đây gần nửa thế kỉ ở Pháp. Các tác giả xuất sắc của trường phái này đã chuyển hướng nghiên cứu. Cụ thể, Todorov đã chuyển sang nghiên cứu đạo đức và mĩ học. Song, không phải vì “tính lịch sử” mà chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của tự sự học trong tình hình lí luận văn học hiện nay ở Việt Nam. Lí thuyết tự sự học gắn liền với nhiều vấn đề quan trọng của bản chất văn chương, vì vậy nó có khả năng thích ứng với mọi thời đại. Hơn nữa, mỗi dân tộc có một đặc thù riêng trong tiến trình lịch sử văn học. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, chúng ta đã chiếm lĩnh được những vấn đề cơ bản của phân môn Tự sự học. Tự sự học đã trở thành một làn sóng, một khuynh hướng nghiên cứu trong các trường đại học. Hội thảo Tự sự học năm 2001 tại Đại học sư phạm Hà Nội và việc xuất bản tập công trình tuyển chọn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên) đã đánh dấu một bước khởi đầu mới trong nghiên cứu tự sự học tại Việt Nam. Năm 2007, tiếp tục hội thảo về Tự sự học, GS. Trần Đình Sử đã tuyển chọn và cho ra đời công trình Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử - Phần 2, khẳng định vị trí của Tự sự học. Nhiều công trình khoa học đã mang lại những kết quả bất ngờ, nhờ vận dụng lí thuyết tự sự vào việc nghiên cứu các hiện tượng văn học cụ thể. Đồng thời, xuất hiện một số bài viết nghiên cứu, công trình dịch thuật các công trình của các tác giả trên thế giới như Roland Barthes, Hayden White, G. Genete, Mieke Bal... Trong đó, tuy chưa thật nhiều các công trình 8 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … trình bày có hệ thống hoặc cụ thể cặn kẽ các tư tưởng tự sự học nước ngoài, song đó chính là những tư liệu tham khảo về cơ sở lí luận đáng quí đối với người nghiên cứu. Hơn nữa, để các khái niệm tự sự học không trở nên xơ cứng, các nhà nghiên cứu đã kết hợp ba khuynh hướng nghiên cứu: Thi pháp học, Cấu trúc học, và Tự sự học. Đối tượng của tự sự học ngày nay không chỉ là ngữ pháp tự sự nói chung mà còn là thi pháp tự sự của các tác phẩm cụ thể, ngôn ngữ tự sự của các thể loại tự sự, các loại hình tự sự, mô hình tự sự của các giai đoạn phát triển văn học, sự tiếp nhận tự sự và cách tác động đến người đọc của tự sự. Đó cũng là định hướng nghiên cứu linh hoạt, sáng tạo giúp chúng ta tìm hiểu thêm về các bí ẩn của nghệ thuật tự sự trong các tác phẩm văn học của dân tộc Việt Nam. Quan niệm của GS. Trần Đình Sử đưa ra trong công trình Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử (2004) được coi là tương đối xác đáng về Tự sự học: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan” [70, 11]. Tác giả phân biệt “cấu trúc lời văn” và “cấu trúc sự kiện”, từ đó phân biệt giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào”, để làm nổi bật vai trò của chủ thể trần thuật. Như vậy, bản chất của tự sự là hướng tới cách đọc của độc giả. Quan niệm tự sự vì thế không tách rời ký hiệu học, lí thuyết giao tiếp và tiếp nhận. Như vậy, trên cơ sở những lí luận về tự sự học, người viết triển khai luận văn theo hướng chú trọng cả cấu trúc sự kiện (kể cái gì) và cấu trúc lời văn (kể như thế nào) qua hình tượng người kể chuyện, không gian – thời gian, ngôn ngữ - giọng điệu trong các truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được khảo sát. 2.2. Về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Kể từ ý kiến phê bình đầu tiên của Trúc Hà đăng trên báo Nam Phong tháng 7 năm 1932 đến nay, lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và các tác phẩm của ông đã qua những 80 năm. Trong suốt thời gian dài đó đã có 9 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … biết bao bài báo, trang sách viết về nhà văn, về từng tác phẩm, từng vấn đề... Nhất là kể từ sau năm 1954 đến nay, hoạt động nghiên cứu đặc biệt trở nên sôi nổi với nhiều con đường tiếp cận, nhiều phương pháp luận khác nhau Cùng với vấn đề Nguyễn Công Hoan, có thể lược chia lịch sử nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua các giai đoạn: 2.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Đây là thời kì việc nghiên cứu, phê bình văn học diễn ra gần như song hành với hoạt động sáng tạo của nhà văn; khi “độ lùi thời gian” của nghiên cứu và phê bình so với tác giả và tác phẩm còn rất ngắn ngủi, do vậy những đánh giá về nhà văn và tác phẩm có những hạn chế nhất định. Có những ý kiến đánh giá khen - chê chưa được thống nhất. Song, chính tính chất “đồng hành, đối thoại” trong sinh hoạt học thuật và sáng tạo của giai đoạn này đã mang lại những kết quả đáng chú ý. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy ở Nguyễn Công Hoan một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Từ góc độ nghệ thuật, các nhà nghiên cứu cũng nhận xét về một khía cạnh nào đó trong nghệ thuật tự sự Nguyễn Công Hoan. Chẳng hạn, ngay từ đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX, các nhà báo và nhà phê bình văn học đã sớm nhận ra “một ngọn bút mới” Nguyễn Công Hoan. Trên tạp chí Nam Phong tháng 7 năm 1932, khi Lược khảo về sự tiến hoá của quốc văn trong lối viết của tiểu thuyết, nghĩa là đặt văn chương của Nguyễn Công Hoan trong quan hệ với văn học đương thời, Trúc Hà nhận thấy văn xuôi Nguyễn Công Hoan “không réo rắt như một cung đàn, không nhẹ nhàng như một bài thơ, không man mác như gió thổi mặt nước”giống các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ, mà “văn có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn. Lời văn hàm một giọng trào phúng” [26, 47]. 10 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … Rồi tháng 6 năm 1935, ngay sau khi tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời, rất nhiều nhà phê bình đã lên tiếng khen ngợi nội dung tiến bộ và nghệ thuật đặc sắc của tập truyện. Đặc biệt cuộc bút chiến giữa hai phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” vừa dịu xuống lại nhân sự ra đời của tập truyện này mà bùng lên. Và kết quả là tác giả tập truyện vẫn được hoan nghênh nhất. Đối với nhà văn, những lời khen từ bạn bè, độc giả và các nhà phê bình lúc này đã tiếp thêm nguồn lực giúp nhà văn say mê theo đuổi nghiệp văn. Trong cuốn Nhà văn hiện đại (1944), nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài… ở truyện ngắn, ông tỏ ra là một người kể chuyện rất có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng”. Vũ Ngọc Phan cũng ca ngợi: “Trong luôn mười năm nay, ngòi bút tả chân của ông vẫn giữ nguyên tính chất tả chân và lối văn của ông viết vẫn nguyên một lối văn bình dị” [26, 72]. Tuy nhiên, giai đoạn này, các nhà nghiên cứu chủ yếu hướng đến cách tiếp cận xã hội học, đánh giá cao ý nghĩa xã hội của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ít chú ý đến nghệ thuật tự sự. 2.2.2. Giai đoạn sau Cách mạng Sau Cách mạng, công tác nghiên cứu phê bình văn học đã có một bước phát triển mới. Không chỉ quan tâm đến hướng tiếp cận xã hội học, các nhà nghiên cứu chú ý nhiều đến cách tiếp cận theo phong cách học, tiếp cận thi pháp học. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan từ đó, được đánh giá xác đáng hơn. Ngày càng nhiều hơn những công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm của ông, nhất là về thể loại truyện ngắn. Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu về Nguyễn Công Hoan như là một nhà văn trào phúng hay một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán. 11 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … (Ví dụ: nghiên cứu của Trương Chính trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Hồng Chương trong Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam, Như Phong trên báo Nhân dân 25 - 3 - 1973, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn tiền chiến, Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn tư tưởng và phong cách, Phan Cự Đệ trong Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, Nguyễn Hoành Khung trong Văn học Việt Nam 1930 - 1945, Phong Lê trong Tạp chí văn học số 6 - 1993.) Trong những công trình ấy, dù nghiên cứu dưới nhiều góc độ, những kết luận chủ yếu quan tâm đến những yếu tố của cốt truyện, chưa quan tâm nhiều đến các yếu tố của truyện kể. Song, cũng có những đánh giá về một khía cạnh nào đó trong nghệ thuật kể chuyện tài hoa của Nguyễn Công Hoan. Chẳng hạn, tại Hội nghị văn học so sánh thế giới năm 1976, Jan Mucka khi so sánh Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của Sêkhốp chỉ ra một vài đặc điểm nghệ thuật tự sự của Nguyễn Công Hoan, nhận thấy “trong khi miêu tả, Nguyễn Công Hoan dựa trên tính năng động của đối thoại và những tình cảm bên trong hơn là dựa vào môi trường xung quanh” [26, 159]. Về cách dẫn dắt mạch truyện là “bằng vai trò trung gian có điều kiện của người kể chuyện (ngôi thứ ba), là hình thức tường thuật chủ quan hoàn chỉnh bằng một sự đánh giá trực tiếp đối với biến cố” [26, 160]. Về mối quan hệ tác phẩm - người đọc : “Nguyễn Công Hoan tính đến trực giác của người đọc và xây dựng tác phẩm của mình sao cho giá trị thẩm mĩ khái quát được thể hiện triệt để trong mối liên hệ với những mặt hết sức khác nhau của đời sống tinh thần của người đọc” [26, 162]. Jan Mucka đi đến kết luận “Trong những năm 30 ở thế kỉ này, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học Việt Nam một cách không theo truyền thống một thể loại truyện ngắn mang tính chất xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm” [26, 163]. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, nhận xét: “Truyện ngắn 12 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … Nguyễn Công Hoan thường chỉ rút về một bình diện ý nghĩa với một chủ đề rõ ràng đơn giản... Tài hoa của ông chủ yếu dồn cho cốt truyện và cách kể chuyện”, “ông có một cái duyên kể chuyện hết sức hấp dẫn”. Nhà nghiên cứu đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan như một người có công phá lối mở đường trong việc xây dựng và phát triển thể tài truyện ngắn hiện đại ở nước ta, và lí giải: “Thành công của Nguyễn Công Hoan do nhiều nguyên nhân: phương thức kể chuyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên, hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm... Nhưng về đại thể, bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách đột ngột bất ngờ.” [26, 172] Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 xuất bản năm 1983, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đánh giá cao nghệ thuật viết truyện ngắn khá điêu luyện của Nguyễn Công Hoan: “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sinh động hấp dẫn là vì tác giả luôn luôn thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình cảm... Nguyễn Công Hoan là người biết tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi cấu trúc hình thức rất linh hoạt ” [26, 177]. Nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều tâm huyết và công phu hơn cả trong việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nguyễn Công Hoan 1903 - 1977, tác giả nghiên cứu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật để đi đến kết luận : Sáng tác của Nguyễn Công Hoan mang đậm yếu tố trào phúng và hiện thực. Nhiều vấn đề của nghệ thuật tự sự cũng được đề cập, như về người kể chuyện, về kĩ thuật viết truyện ngắn, kĩ thuật viết truyện dài, ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan. Lê Thị Đức Hạnh cũng đã giới thiệu và tuyển chọn gần như đầy đủ nhất những công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan từ trước đến nay trong 13 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … cuốn Nguyễn Công Hoan, về tác gia và tác phẩm (26). Cuốn sách trở thành tài liệu quý cho bất cứ ai muốn nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thưởng thức những sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Năm 1996, trong luận án Tiến sĩ Khoa học Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, từ góc độ thi pháp học, Nguyễn Thanh Tú nghiên cứu tiếng cười của Nguyễn Công Hoan như một chỉnh thể nghệ thuật, bắt đầu từ cái nhìn nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người, để từ đó nghiên cứu các hình thức biểu hiện: cốt truyện, kết cấu, trần thuật, lời văn... 2.2.3. Nhận xét: Qua những tư liệu nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, đặc biệt là về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, người viết nhận thấy còn một số tồn tại sau: - Trước Cách mạng, việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan còn chủ yếu nặng về phương diện ý nghĩa xã hội của tiếng cười, phương diện nghệ thuật tự sự chưa được chú ý. - Sau Cách mạng, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan còn được tìm hiểu từ các lý thuyết nghiên cứu văn học trong lý luận phê bình phương Tây: Thi pháp học, Cấu trúc học và đã có những kết luận liên quan đến nghệ thuật trần thuật như về người kể chuyện, nghệ thuật cấu trúc tác phẩm, về không gian, thời gian, hay ngôn từ, giọng điệu. Tuy nhiên, đó đều là những kết luận riêng lẻ, hoặc chưa triệt để, hoặc là những kết luận không phải được đi tới từ góc độ “tự sự học”. - Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ quan điểm tự sự học - một nhân tố quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc văn bản văn xuôi nghệ thuật. Vì vậy, luận văn nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một nỗ lực nhằm lấp những “khoảng trống” này. 14 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Luận văn tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhằm rút ra phong cách tự sự độc đáo của Nguyễn Công Hoan, đồng thời chỉ ra sự tiệm cận với nghệ thuật tự sự hiện đại của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. - Cố gắng tìm cách tiếp cận mới, khai thác những bình diện mới trong nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. - Góp phần vào công việc giảng dạy tốt hơn nữa các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trong nhà trường. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở các khía cạnh người tự sự, không gian – thời gian tự sự và ngôn ngữ - giọng điệu. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Sáng tác Nguyễn Công Hoan khá phong phú về với nhiều thể loại (truyện ngắn, truyện dài...) Với mục đích và khuôn khổ của đề tài, luận văn chỉ khảo sát và nghiên cứu nghệ thuật tự sự biểu hiện trong một thể loại quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất đặc trưng phong cách Nguyễn Công Hoan là thể loại truyện ngắn. Phạm vi tư liệu nghiên cứu dùng cho luận văn này chủ yếu từ 103 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng in trong tập Nguyễn Công Hoan - Truyện ngắn chọn lọc (gồm 113 truyện ngắn), do Lê Minh sưu tầm biên soạn, NXB Văn học, Hà Nội, 2004. Ngoài ra có khảo sát thêm một số truyện ngắn khác do Lê Thị Đức Hạnh sưu tầm và giới thiệu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: 15 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích, tổng hợp Nhằm khám phá cấu trúc tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng, luận văn sử dụng lí thuyết tự sự học, thi pháp học làm phương pháp tiếp cận tác phẩm. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng. Chương 2. Không gian - Thời gian tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng. Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng. 16 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945. Trong nghiên cứu văn học từ lí thuyết tự sự, không thể không nhắc đến người kể chuyện. Tìm hiểu người kể chuyện giúp ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự và hiểu được tác phẩm một cách sâu sắc trọn vẹn hơn. Người kể chuyện là khái niệm trung tâm trong nghiên cứu tự sự, song khái niệm này chưa được thống nhất bởi các nhà lí luận văn học. Theo Pospelov thì người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe, là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra” [71, 196]. Người kể chuyện là một chủ thể ngôn ngữ, người kể một câu chuyện, cũng là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Tzevan Todorov trong khi viết về Thi pháp học đã làm nổi bật vai trò người kể truyện: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá... Không có người kể chuyện thì không có truyện kể. Nhưng mức độ hiện diện của người kể chuyện trong văn bản có thể là và thực tế là - rất khác nhau” [7, 404] Theo quan niệm của G. Genette, người kể chuyện có mối quan hệ chặt chẽ với câu chuyện của mình và chính vị trí của người kể chuyện trong mối quan hệ với câu chuyện xác lập nên điểm nhìn của truyện kể. Từ đó, nhà nghiên cứu phân biệt hai kiểu người kể chuyện: người kể chuyện từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện từ ngôi thứ ba. 17 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … Người kể chuyện từ ngôi thứ nhất là người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện, vừa đóng vai trò người kể chuyện vừa đóng vai trò là một nhân vật trong cấp độ hành động. Người kể chuyện từ ngôi thứ ba là người thứ ba, không phải là nhân vật trong truyện. Trong kiểu trần thuật từ ngôi thứ ba này, có sự “khác nhau tự nhiên” giữa thế giới người kể chuyện và thế giới hành động. Tuy nhiên, trong khi Genette chỉ quan tâm đến giới hạn điểm nhìn thì lí thuyết tự sự học ngày nay lại hướng đến đề xuất của M. Bal về tiêu điểm trong sự phân biệt với điểm nhìn. Theo Bal, điểm nhìn thuộc văn bản, còn tiêu điểm thuộc truyện kể. Mỗi truyện kể, người kể chuyện có thể sử dụng một hay nhiều người quan sát, có thể là người quan sát bên ngoài (một người kể chuyện), cũng có thể là người quan sát bên trong (một nhân vật), người quan sát quy định tiêu điểm của trần thuật. Như vậy, khái niệm người kể chuyện có liên quan mật thiết với điểm nhìn tự sự và tiêu điểm trần thuật, cả ba cùng xác định nên trần thuật và tạo nên vai trò to lớn của người kể chuyện đối với câu chuyện, với văn bản, với người đọc... Nói như Michel Butor: “Tiểu thuyết là một hình thức đặc biệt của trần thuật. Tam giác tự sự ba chiều “tác giả - nhân vật - độc giả” dần được thay thế bởi sự huyền diệu và phức tạp hơn của tứ giác tự sự với “tác giả - người tự sự nhân vật - độc giả” [68, 32]. Ý kiến đó đã bao quát được cả tầm quan trọng của người kể chuyện với các tác phẩm tự sự nói chung và với truyện ngắn nói riêng. Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, người kể chuyện thực sự là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể một câu chuyện. Việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào để kể hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhằm mục 18 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … đích chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Hiện diện trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là nhiều hình thức người kể chuyện đa dạng: người kể chuyện từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện từ ngôi thứ ba, người kể chuyện bên trong, người kể chuyện bên ngoài. Hơn nữa, một trong những yếu tố tạo nên sức hút mãnh liệt của truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan chính là từ vai trò, chức năng đặc biệt của người kể chuyện. 1.1. Điểm nhìn tự sự Trong cuốn Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đã dẫn lời của Gucốpxki: “Người ta không thể miêu tả nếu không có nguời miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào”. Điểm nhìn chính là sự lựa chọn cho một cự li trần thuật nào đó để kể lại câu chuyện, mà có thể giảm thiểu hoặc loại trừ khả năng can thiệp của tác giả vào các sự kiện miêu tả, làm cho tác phẩm trở nên tự nhiên hơn, gần gũi với cuộc sống hơn. Tác giả là người đứng sau tác phẩm, tác giả có mặt ở khắp nơi nhưng lại chẳng ở nơi nào cả, và là người có sức mạnh toàn năng đối với từng chi tiết, hành động, nhân vật... trong tác phẩm của mình. Điểm nhìn của người kể chuyện trong nghệ thuật tự sự có thể hình dung cũng như điểm nhìn, góc nhìn của nhiếp ảnh gia hay người họa sĩ trong nghệ thuật nhiếp ảnh, hội họa. Mỗi người nghệ sĩ đều cần chọn cho mình một chỗ đứng, một điểm nhìn tốt nhất để có thể cảm nhận không gian nghệ thuật một cách tối ưu và sáng tạo nên những kiệt tác. Sự khác biệt cơ bản là ở chỗ, nếu như trong nghệ thuật hội họa, nhiếp ảnh, điểm nhìn là của chính người nghệ sĩ trong mối quan hệ với thế giới mà anh ta mô tả, thì trong nghệ thuật tự sự của mỗi truyện kể, điểm nhìn tự sự là của một người kể chuyện - nhân vật do tác giả hư cấu nên để kể lại câu chuyện - nhân vật thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả. 19 Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan … Điểm nhìn là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, việc xác định điểm nhìn dược thấy rõ qua dấu hiệu: cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, có thể theo qui tắc: - Một văn bản truyện kể theo điểm nhìn chủ quan: nếu như trong những câu kể lại hành động truyện có một số câu chứa đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (tôi), và “tôi” đồng nhất với một nhân vật trong truyện. - Một văn bản truyện kể theo điểm nhìn khách quan: nếu những câu kể lại hành động truyện đều là những câu ở ngôi thứ ba (ông, bà, anh, chị, nó, ...); trường hợp đặc biệt, nếu xuất hiện ngôi thứ nhất “tôi, ta” với tư cách người kể chuyện nhưng không phải là nhân vật nào trong truyện kể. - Một văn bản truyện kể theo hình thức di chuyển điểm nhìn: nếu văn bản được kể theo điểm nhìn di chuyển từ điểm nhìn khách quan sang điểm nhìn chủ quan, từ điểm nhìn của tác giả sang điểm nhìn của nhân vật, hoặc từ điểm nhìn của nhân vật này sang điểm nhìn của nhân vật khác. Như vậy, khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ khía cạnh điểm nhìn, có ba tình huống trần thuật: 1.1.1. Trần thuật theo điểm nhìn khách quan Truyện được kể từ ngôi ba, người kể chuyện vắng mặt, người kể chuyện không qui chiếu vào một nhân vật nào trong truyện. Đây là cái nhìn bên ngoài không được nhân vật hóa mà ẩn đằng sau là hình bóng của tác giả. Chọn điểm nhìn trần thuật khách quan giúp Nguyễn Công Hoan tạo ra được một khoảnh cách nhất định đối với nhân vật và sự kiện được miêu tả. Nhà văn cố gắng tối đa trong việc giảm sự can thiệp của mình vào tác phẩm, tạo cho độc giả độ tin cậy cao vào các sự kiện được kể lại. Mọi nhìn nhận đánh giá gói trọn trong việc lựa chọn điểm nhìn, thông qua 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất