Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ may - tại trường đại học công nghiệp hà nội

.PDF
124
1855
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ SINH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY- TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ SINH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY- TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Châu HÀ NỘI – 2011 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 6 Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo 1.1.Các khái niệm liên quan 6 1.1.1.Khái niệm “quản lý” 6 1.1.2. Quản lý giáo dục đào tạo 7 1.1.3. Quản lý nhà trường 8 1.1.4. Khái niệm “ngành” 8 1.1.5. Khái niệm “chuyên ngành” 8 1.1.6. Khái niệm: “Công nghệ”; “Công nghệ May” 8 1.2. Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo 9 1.2.1.Chương trình đào tạo (curriculum – gọi tắt là CTĐT) 9 1.2.2. Phát triển chương trình đào tạo 12 1.3. Quản lý phát triển chương trình đào tạo 26 1.3.1. Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo 26 1.3.2. Một số mô hình quản lý phát triển chương trình đào tạo 30 Chương 2 35 Thực trạng về phát triển chương trình và quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ may - hệ cao đẳng trường đại học công nghiệp Hà Nội 2.1. Đặc điểm tình hình trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 35 2.1.1. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường 35 2.1.2.Công tác quản lý và bộ máy hoạt động của nhà trường 39 2.1.3.Qui mô và hình thức đào tạo của nhà trường 39 2.1.4. Mô hình phát triển chương trình đào tạo của nhà trường hiện nay 40 2.1.5. Quản lý việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của 42 nhà trường 5 2.2.Thực trạng về phát triển chương trình đào tạo ngành Công 43 nghệ May - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2.2.1.Qui mô và hình thức đào tạo ngành Công nghệ May 43 2.2.2.Thực trạng về phát triển chương trình đào tạo 43 2.3. Thực trạng về quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành 49 Công nghệ May - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2.3.1. Hiên trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành 49 Công nghệ May - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2.3.2. Những vấn đề rút ra từ hiện trạng 59 Chương 3 63 Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ may - hệ cao đẳng - trường đại học công nghiệp Hà Nội và lộ trình thực hiện 3.1. Nguyên tắc xây dựng phương pháp quản lý phát triển 63 chương trình đào tạo 3.1.1. Quản lý phát triển chương trình đào tạo phải phù hợp với điều 63 kiện của nhà trường, của đất nước 3.1.2. Quản lý phát triển chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu 64 cầu ngành Công nghệ May 3.1.3. Quản lý phát triển chương trình đào tạo phải đảm bảo tính 69 khoa học, hiện đại, hiệu quả và khả thi. 3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo 74 3.2.1. Thành lập tiểu ban phát triển chương trình của Khoa Công nghệ May& Thiết kế Thời trang 75 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống các văn bản 79 3.2.3. Xây dựng đội ngũ chuyên gia phát triển chương trình (tập 80 huấn kỹ năng xây dựng và phát triển chương trình). 6 3.2.4. Tăng cường đánh giá thực thi và đánh giá chất lượng chương 81 trình 3.2.5.Thiết lập mối liên hệ với các cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập 82 và sử dụng lao động, cựu sinh viên; các chuyên gia trong nước và quốc tế để thu thập và xử lý thông tin đóng góp cho chương trình đào tạo. 3.3. Lộ trình thực hiện quản lý phát triển chương trình đào tạo 83 3.4. Khảo sát tính khả thi của những biện pháp đề xuất 83 3.4.1. Mô tả cách thức khảo sát 83 3.4.2. Kết quả khảo sát 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 7 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Từ/Nội dung 1 CĐ Cao đẳng 2 CĐN Cao đẳng nghề 3 CT Chương trình 4 CTĐT Chương trình đào tạo 5 CNM & TKTT Công nghệ May & Thiết kế Thời trang 6 CNM Công nghệ May 7 ĐH Đại học 8 ĐHCNHN Đại học Công nghiệp Hà Nội 9 DN Doanh nghiệp 10 LT CĐ – ĐH Iiên thông Cao đẳng - Đại học 11 LT TC – ĐH Iiên thông Trung cấp - Đại học 12 LT TCCN– CĐ Iiên thông Trung cấp chuyên nghiệp – Cao đẳng 13 ĐH VHVL Đại học vừa học vừa làm 14 LT CĐ – ĐHVHVL Iiên thông Cao đẳng - Đại học vừa học vừa làm 15 LT TC – ĐHVHVL Iiên thông Trung cấp - Đại học vừa học vừa làm 16 HĐKH Hội đồng khoa học 17 HTQT Hợp tác quốc tế 18 GD Giáo dục 19 GDĐH Giáo dục đại học 20 GDĐC Giáo dục đại cương 21 GDCN Giáo dục chuyên nghiệp 22 QLPTCTĐT Quản lý phát triển chương trình đào tạo 23 PTCTĐT Phát triển chương trình đào tạo 24 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 25 TCN Trung cấp nghề 26 TT Thực tập 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4. Bảng 1.1. Sơ đồ 1.5. Sơ đồ 1.6. Sơ đồ 1.7. Sơ đồ 1.8 Sơ đồ 1.9 Sơ đồ 1.10 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.3 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Quan niệm của Saylor, Alexander và Lewis về quá trình hoạch định chương trình. Cơ sở chương trình của Tyler. Sơ đồ được trích từ quyển Thiết lập các Mục tiêu giảng dạy của W.James Popham và Eva L.Baker, tr. 87 (Englewood Cliffts, N.J. : PrenticeHall, 1970). Dựa vào các công trình của Ralph W.Tyler, Các nguyên tắc cơ bản của Chương trình học và giảng dạy (Chicago: NXB Mô hình PTCTĐT của Ôliva (1992) Sơ đồ cấu trúc 5 bước của quá trình phát triển CTĐT rút ra từ bốn mô hình trên Qui định về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu cho các trình độ đào tạo trong bậc đại học (Ban hành theo Quyết định 2677/GD-ĐT ngày 3/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo PTCTĐT lấy chuyên gia làm trung tâm PTCTĐT thông qua nhóm tư vấn với các chuyên gia PTCTĐT thông qua tư vấn từ các đại diện cả bên trong và bên ngoài nhà trường PTCTĐT thông qua thoả thuận PTCTĐT có sự tham gia từ nhiều bên Cơ cấu tổ chức Hệ thống đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Thực trạng phát triển chương trình đào tạo trường ĐHCNHN Quản lý việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của nhà trường Thủ tục qui trình “Kiểm soát vòng đời chương trình đào học”- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 8 13 17 18 19 22 30 30 31 32 33 34 37 39 41 42 44 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Phân cấp quản lý chương trình chi tiết các học phần thuộc các khối kiến thức. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về tổ chức xây dựng, thiết kế, cập nhật/ điều chỉnh CTĐT ngành Công nghệ May – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. (Dành cho cán bộ quản lý và giảng viên) Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá các nội dung (9, 10, 12, 13) về tổ chức xây dựng, thiết kế, cập nhật/ điều chỉnh CTĐT ngành Công nghệ May - Trường Đại học Công nghiệp hà Nội Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá các nội dung (11) về tổ chức xây dựng, thiết kế, cập nhật/ điều chỉnh CTĐT ngành Công nghệ May-Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tổng hợp số lượng phiếu điều tra và ý kiến đánh giá của SV về CTĐT ngành Công nghệ May – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. (Dành cho SV năm cuối) Thực trạng và biện pháp thực QLPTCTĐT Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về "Tính cần thiết" của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ May- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về "Tính khả thi" của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ May- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 9 48 51 53 53 56 61 84 84 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Công nghệ thông tin, hội nhập khu vực và thế giới ở tất cả các lĩnh vực tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu đó, những yêu cầu của xã hội của khoa học công nghệ. Xu hướng hội nhập toàn cầu hóa buộc mỗi quốc gia phải có định hướng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình, trong đó chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững. Chương trình giáo dục trở thành tâm điểm của các cuộc cải cách ở tất cả các nước cũng như ở Việt Nam. Nền văn minh thế giới nói chung hiện nay đang trong thời kỳ nền văn minh kinh tế tri thức, còn ở Việt Nam đang ở giữa nền văn minh Công nghiệp và hậu Công nghiệp. Điều này tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức đối với hệ thống giáo dục Việt Nam ta. Giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục (đặc biệt giáo dục đại học-nơi cung cấp lực lượng lao động trực tiếp hết sức quan trọng) ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tếxã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật với xu thế và xứng tầm thời đại. Đứng trước những thuận lợi và những thách thức nói trên. Đảng và nhà nước ta đã đặt ra những chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay 2009-2020. Đặc biệt nhấn mạnh: Đổi mới: “Mục tiêu, nội dung, phương pháp”. Vấn đề cốt lõi của nội dung là: “chương trình đào tạo”, cấn tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn 1 hóa, hiện đại hóa có tiếp thu chọn lọc những chương trình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển, phù hợp với điều kiện và yêu cầu của đất nước, của xã hội. Chương trình phải đảm bảo 4 yếu tố (Đức – Trí – Thể - Mỹ), mang tính liên thông (dọc, ngang), được kế thừa và phát triển. Hiên nay hầu hết các trường Đại học nói chung cũng như trường Đại học Công nghiệp nói riêng đã chuyển từ hình thức đào tạo nên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ; triết lý của hệ thống tín chỉ là tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo để người học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực. Xong chương trình giáo dục Đại học ở một số ngành đào tạo của các trường Đại học ở Việt Nam nói chung, ngành Công nghệ May & TKTT – Trường Đại học Công nghiệp nói riêng vẫn còn những bất cập (không phải là đào tạo kỹ năng nghề mà cũng không phải nghiên cứu chuyên môn sâu, các môn học/ học phần còn mang tính chắp vá không sát với mục tiêu ngành học, chưa trang bị cho sinh viên kỹ năng mềm, còn thụ động, các môn học tự chọn mang tính chuyên sâu còn ít và mang tính hình thức...), chương trình của một số ngành học không cập nhật kịp thời còn bị lạc hâu so với khoa học kỹ thuật, không đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong khi đó ngành May thu hút khá nhiều lực lượng lao động, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt May năm 2009 là (9,1/56,6) tỷ USD; năm 2010 là (10,5/71,63) tỷ USD chiếm tỷ lệ đáng kể so với tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các ngành trong cả nước. Với tất cả những lý do trên cũng như trách nhiệm của những người tham gia xây dựng chương trình, tác giả muốn lựa chọn nội dung: “ Quản lý phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ May tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” làm đề tài để nghiên cứu. 2 Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra phương pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ May tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung, của Khoa Công nghệ May & Thiết Thời trang trong nhà trường nói riêng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành May – Thời trang của đất nước, đáp ứng được triết lý của hệ thống tín chỉ cũng như chiến lược của Đảng và nhà nước đã đề ra. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu : “Quản lý phát triển chương trình đào tạo” đã có tác giả ở một số trường Đại học đã nghiên cứu, nhưng trong phạm vi khái quát chung của một trường, chưa nghiên cứu cụ thể ở một chuyên ngành mang tính chất đặc thù riêng biệt. Quản lý phát triển chương trình giáo dục đào tạo chuyên ngành Công nghệ May tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã được nhà trường, Khoa xây dựng trong mục tiêu chất lượng hàng năm là: “Vòng đời chương trình ngành học không quá 3 năm”, chương trình đã được ban lãnh đạo khoa xem xét cập nhật, điều chỉnh 1 lần/ 1 khóa học, xong mới chỉ dừng ở mức (điều chỉnh kế hoạch thực hiện, bổ sung những nội dung/tên học phần cho phù hợp, được rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, thông qua ý kiến đóng góp của các giảng viên trực tiếp giảng dạy, nhà sử dụng lao động và quá trình công tác thực tiễn, chưa được đầu tư nghiên cứu, tổng hợp từ các chương trình tiên tiến mang tính quốc tế để phát triển chương trình ngành học vừa mang tính thực tiễn, vừa phải định hướng và dự báo về sản phẩm đầu ra để (đi trước, đón đầu sự phát triển của khoa học công nghệ), nguồn nhân lực được đào tạo là những hạt nhân có thể tư vấn giúp các nhà sử dụng lao động định hướng và xây dựng kế hoạch thực hiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Do đó chương trình đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, quá tải về khối 3 lượng, việc phân bổ khối lượng giữa các phần trong chương trình chưa cân đối, xa rời thực tế. Chính vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu về vấn đề thiết kế chương trình và quản lý phát triển chương trình. Trong đề tài này. Tác giả mong muốn sẽ giải quyết được những vấn đề còn tồn tại mà hiện nay Khoa Công nghệ May & Thiết kế Thời trang – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chưa giải quyết được, để chương trình đào tạo được cải thiện theo đúng nghĩa của nó là: “Phát triển chương trình đào tạo”. Bằng việc nghiên cứu: “Quản lý phát triển chương trình đào tạo”. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số biện pháp QLPTCTĐT nhằm nâng cao hiệu quả PTCTĐT - chuyên ngành công nghệ May – Trường ĐHCNHN. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tổng hợp một số yếu tố lý luận về PTCT và QLPTCTĐT. 4.2. Tìm hiểu thực trạng về phát triển chương trình và QLPTCTĐT– chuyên ngành công nghệ May – Trường ĐHCNHN. 4.3. Đề xuất một số biện pháp QLPTCTĐT nhằm nâng cao hiệu quả PTCTĐT - chuyên ngành công nghệ May – Trường ĐHCNHN. 5. Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu 5.1. Phạm vi: Nghiên cứu chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ May - hệ Cao đẳng, tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và quản lý việc phát triển chương trình theo những mục tiêu nghiên cứu. 5.2. Mẫu khảo sát Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ May - hệ Đại học, hiện đang thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 6. Vấn đề nghiên cứu 4 Câu hỏi 1: Phát triển chương trình đào tạo có thể dựa trên những lý thuyết nào? Câu hỏi 2: Quản lý phát triển chương trình đào tạo ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có những mặt mạnh, mặt yếu gì? Câu hỏi 3: Những mặt yếu của việc quản lý phát triển chương trình đào tạo ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có thể thay đổi được không? 7. Giả thuyết nghiên cứu Nếu có được biện pháp quản lý và lộ trình thực hiện việc phát triển chương trình đào tạo, chuyên ngành Công nghệ May – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội một cách khoa học và hiệu quả trong mỗi khóa đào tạo, chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng chương trình đào tạo 8. Phương pháp tìm kiếm và chứng minh giả thuyết - Nghiên cứu xu hướng phát triển xã hội, của ngành nghề đào tạo. - Điều tra bảng hỏi: Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng với các đối tượng (cựu sinh viên của khoa, nhà sử dụng lao động, cán bộ - giảng viên, chuyên gia kỹ thuật có cùng chuyên ngành đào tạo ở một số trường trong và ngoài nước...). - Quan sát, tổng hợp từ thực tiễn: trong và ngoài nước. 9. Luận cứ và phương pháp thu thập thông tin 9.1. Luận cứ lý thuyết 9.2. Luận cứ thực tế 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở dầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo 5 Chương 2: Thực trạng về phát triển chương trình và công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ May - hệ Đại học - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Chương 3: Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ May - hệ Đại học - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và lộ trình thực hiện. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm “quản lý” Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau. Mỗi khuynh hướng trong lĩnh vực này đều cho ra đời những định nghĩa về quản lý dựa vào cách thức xâm nhập vào hệ thống quản lý, cách thức xâm nhập vào hệ thống quản lý, đường lối xử lý các vấn đề quản lý: F.W.Taylor (Frederich Winslow Taylor: nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận ): xuất phát từ nhu cầu khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động, nhằm tăng năng suất lao động, cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật hiểu biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”. Với nhà lý luận quản lý kinh tế Pháp A.Fayon thì: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực (nhân tài, vật lực) của nó”. Với góc độ điều khiển học, A.I.Berg cho rằng: “Quản lý là quá trình chuyển một hệ động lực phức tạp từ trạng thái này sang trạng thái khác nhờ sự tác động vào các phần tử biến thiên của nó”. Nhà toán học A.N.Kolmorgorow thì cho rằng: “Quản lý là gia công thông tin thành tín hiệu điều chỉnh hoạt động của máy móc hay cơ thể sống”. Nhà triết học V.G.Afanatsev lại cho rằng: “Quản lý xã hội một cách khoa học có nghĩa là nhận thức, phát hiện các qui luật, các khuynh hướng phát triển xã hội và hướng (kế hoạch hóa, tổ chức điều chỉnh và kiểm tra) sự vận động xã hội cho phù hợp với khuynh hướng ấy; Phát hiện và giải quyết 7 kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển, khắc phục trở ngại; duy trì sự thống nhất giữa các chức năng và cơ cấu của hệ thống; Tiến hành một đường lối đúng đắn dựa trên cơ sở tính toán nghiêm túc những khả năng khách quan, mối tương quan giữa những lực lượng xã hội, một đường lối gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế và sự phát triển tinh thần của xã hội”. Tóm lại: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển đến mục tiêu đã định”. 1.1.2. Quản lý giáo dục đào tạo Quản lý giáo dục đã được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa ra một số định nghĩa dưới các góc độ khác nhau: Theo Đặng Quốc Bảo (1997): “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”. Theo tác giả Nguyễn ngọc Quang (1989): “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. Tóm lại: “ Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức, kế hoạch, tổ chức và hợp qui luật của chủ thể quản lý (các cơ quan Quản lý giáo dục các cấp: Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục) tới khách thể quản lý (các khâu của hệ thống giáo dục) nhằm làm cho các cơ sở giáo dục vận hành được bình thường và đạt tới các mục tiêu giáo dục đã đề ra”. 8 1.1.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là quá trình tác động của chủ thể quản lý tới các hoạt động trong cấu trúc của nhà trường, nhằm vận hành hệ thống tổ chức nhà trường đạt tới mục tiêu của chính Nhà trường đề ra và các mục tiêu của Nhà nước, xã hội yêu cầu. 1.1.4. Khái niệm “ngành” Ngành là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật hoặc văn hóa, cho phép người học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ thống cần có để thực hiện các kỹ năng lao động trong khuông khổ của một nghề cụ thể. Ngành phải được ghi trong văn bằng tốt nghiệp. 1.1.5. Khái niệm “chuyên ngành” Chuyên ngành là sự đào tạo chuyên sâu kiến thức và kỹ năng cho người học trong phạm vị hẹp hơn của một ngành, hoặc là sự thu nhận kiến thức và kỹ năng trong một ngành mới khác. 1.1.6. Khái niệm: “Công nghệ”; “Công nghệ May” Có một số khái niệm về “Công nghệ”: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì: “Công nghệ” (có nguồn gốc từ technology) là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): “Công nghệ” là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. 9 “Công nghệ May” là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguyên vật liệu (vải, chỉ…) thành sản phẩm (quần, áo, mũ…). Những yếu tố cấu thành của Công nghệ Kỹ thuật (T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con người giảm được sức mạnh cơ bắp và tăng trí tuệ trong hoạt động sản xuất. Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào". Tổ chức (O): Tố chức sản xuất, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo 1.2.1.Chương trình đào tạo (curriculum – gọi tắt là CTĐT) : có rất nhiều quan niệm khác nhau về CTĐT. mỗi cách tiếp cận sẽ có định nghĩa khác nhau về CTĐT: - Cách tiếp cận nội dung (the content approach): CTĐT là bản phác thảo về nội dung đào tạo, qua đó người dạy biết mình phải dạy những gì và người học biết mình cần phải học những gì. - Cách tiếp cận mục tiêu (the objective approach - định nghĩa của White – 1995): CTĐT là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu đào tạo mà nhà trường theo đuổi, nó cho biết nội dung, phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. 10 - Cách tiếp cận phát triển (developmental approach - định nghĩa của Time Wentling -1993): CTĐT là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Ngoài ra còn một số định nghĩa dựa vào mỗi cách tiếp cận khác nhau, nhưng theo: Định nghĩa hoàn chỉnh (Nguyễn Hữu Chí, Viện KHGD 2002): CTĐT là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động đào tạo trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập…nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra. Còn cấu trúc của một chương trình, Tyler (1949) cho rằng CTĐT phải bao gồm 4 thành tố cơ bản, đó là: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp hay qui trình đào tạo; Đánh giá kết quả đào tạo. Đối với chương trình giáo dục Đại học, điều 41, luật Giáo dục 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng chính qui theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, viết: “Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình 11 thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đào tạo”. Thành phần cơ bản của một chương trình đào tạo đại học thường bao gồm: Nhu cầu đào tạo Mục tiêu, mục đích đào tạo Nội dung đào tạo Phương thức đào tạo Các hình thức tổ chức dạy học Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo CTĐT Bao gồm: chương trình đào tạo khung và chương trình đào tạo chi tiết Chương trình đào tạo KHUNG (Curriculum standard): là văn bản Nhà nước ban hành cho từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó qui định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên môn; giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Nó bao gồm khung chương trình cùng với những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học hoặc cao đẳng. Do đặc thù một nhà trường có thể được phép đào tạo nhiều ngành, nhiều hệ do đó các môn học khung sẽ được phân loại theo dạng: Cơ bản - chung cho nhiều hệ đào tạo, Đại cương - chung cho nhiều ngành, Cơ sở ngành - chung cho nhiều chuyên ngành và Chuyên ngành. Chương trình đào tạo CHI TIẾT chính là chương trình đào tạo khung đã được phân ra theo các học phần chi tiết và phân bổ cho từng học kỳ của sinh viên theo khoa và ngành. Do học phần kế thừa từ môn học của chương trình khung nên các học phần cũng sẽ được phân loại theo Cơ bản Đại cương - Cơ sở ngành và Chuyên ngành như các môn học của chương trình khung qui định. 1.2.2. Phát triển chương trình đào tạo 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất