Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động ngoại khóa của khoa ngoại ngữ du lịch, trường...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động ngoại khóa của khoa ngoại ngữ du lịch, trường cao đẳng du lịch hà nội

.PDF
142
2566
154

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -----***----- ĐẶNG THỊ DIỆP LINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA KHOA NGOẠI NGỮ DU LỊCH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -------***------- ĐẶNG THỊ DIỆP LINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA KHOA NGOẠI NGỮ DU LỊCH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Ngọc Bích HÀ NỘI - 2011 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 10 3.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 10 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 4.1.Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.............................................................. 10 5.2. Phương pháp điều tra để điều tra thực trạng và thu thập ý kiến của các nhà quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên đã và đang học, của các nhà sử dụng lao động, bao gồm các phương pháp ..................................................... 11 6. Dự kiến cấu trúc của luận văn ..................................................................... 11 CHƯƠNG 1..................................................................................................... 12 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ............................................ 12 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 12 1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 12 1.1.2. Trong nước ............................................................................................ 15 1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 17 1.2.1. Quản lý .................................................................................................. 17 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................... 18 1.2.3. Quản lý nhà trường ............................................................................... 19 1.2.4. Biện pháp quản lý.................................................................................. 20 1.3. Quản lý hoạt động ngoại khóa ................................................................. 22 1.3.1. Hoạt động ngoại khóa ........................................................................... 22 1.3.2. Quản lý hoạt động ngoại khóa .............................................................. 23 1.3.3. Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp với hoạt động ngoại khoá và với các hoạt động dạy học, giáo dục .......................................................... 24 1.4. Vai trò ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên ............................................................................................ 24 1.4.1. Ngoại khoá giúp sinh viên mở rộng, nâng cao kiến thức .................... 25 1.4.2. Hoạt động ngoại khoá giúp việc phát hiện năng khiếu của sinh viên ... 26 1.4.3. Hoạt động ngoại khoá hướng hứng thú vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của sinh viên ................................ 26 1.4.4. Hoạt động ngoại khoá tạo sự gắn bó đoàn kết trong tập thể ................. 27 1.4.5. Hoạt động ngoại khoá là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp 3 ứng yêu cầu đổi mới để Việt Nam có thể hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới................................................................................................................... 27 1.4.6. Hoạt động ngoại khoá huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc giáo dục sinh viên ............................................................................................ 28 1.5 . Cơ sở tâm lý học– giáo dục học của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá29 1.5.1. Cơ sở giáo dục học ................................................................................ 29 1.5.2. Cơ sở tâm lí ........................................................................................... 30 1.6. Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động ngoại khóa ........................ 33 1.6.1 Mục tiêu................................................................................................. 33 1.6.2. Nội dung ................................................................................................ 34 1.6.3. Hình thức ............................................................................................... 35 1.7. Quản lý các hoạt động ngoại khóa ........................................................... 37 1.7.1. Quản lý mục tiêu .................................................................................. 37 1.7.2. Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá ......................... 38 1.7.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá ...... 39 1.7.4. Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khoá .... 41 1.7.5. Quản lý chất lượng các hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khoá . 42 1.8. Vai trò của người giáo viên và nhà quản lý trong hoạt động ngoại khóa 49 1.8.1. Vai trò của người giáo viên ................................................................... 49 1.8.2. Vai trò của người hiệu trưởng ............................................................... 49 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 51 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 53 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI KHOA ...................... 53 NGOẠI NGỮ DU LỊCH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI ........ 53 2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội ...................................... 53 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Quy mô, chất lượng đào tạo............. 53 2.1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy. Hệ thống cơ sở vật chất ............... 55 2.2. Khái quát về khoa Ngoại ngữ Du lịch...................................................... 57 2.2.1. Đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại ngữ ..................................................... 57 2.2.2. Hoạt động đào tạo ngoại ngữ Du lịch ................................................... 58 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa tại khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội .................................................................... 59 2.3.1. Nhận thức của hiệu trưởng về hoạt động ngoại khoá .......................... 60 2.3.2. Nhận thức của giáo viên về hoạt động ngoại khoá ............................... 63 2.3.3. Nhận thức của sinh viên ........................................................................ 66 2.3.4. Thực trạng về công tác quản lí hoạt động ngoại khoá .......................... 67 2.3.5. Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khoá ..................... 71 2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá ............................................... 78 2.4.1. Khái quát chung .................................................................................... 78 2.4.2. Đánh giá cụ thể thực trạng tổ chức một số hình thức hoạt động ngoại khoá ................................................................................................................. 79 4 2.5. Kết quả tổ chức hoạt động ngoại khoá ..................................................... 81 2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá tại khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội .................................... 83 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................. 83 2.6.2 Hạn chế.................................................................................................. 84 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 86 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 88 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM, THỰC NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP .. 88 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp..................................................................... 88 3.1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 88 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 89 3.2 Hệ thống các biện pháp ............................................................................. 91 3.2.1.Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khóa cho giáo viên và sinh viên ............................................................................... 91 3.2.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng, các trưởng khoa, trưởng bộ môn, tăng cường các hoạt động quản lý hoạt động ngoại khóa (chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…) ................................................................ 94 3.2.3. Rèn luyện kỹ năng cho giáo viên về tổ chức hoạt động ngoại khóa..... 99 3.2.4. Xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa (Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian...) ............................................................................ 104 3.2.5. Tổ chức đa dạng và kết hợp nhiều hình thức tổ chức và nội dung hoạt động ngoại khóa khác nhau ở các bộ môn .................................................... 107 3.2.6. Trao đổi kinh nghiệm giữa các trường ................................................ 110 3.2.7. Sử dụng các biện pháp ........................................................................ 112 3.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 113 3.4. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 116 3.5. Một số kết luận chung về tính khả thi và tầm quan trọng của các biện pháp qua khảo nghiệm và thực nghiệm ........................................................ 124 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 125 I.Kết luận ....................................................................................................... 125 1. Về lý luận .................................................................................................. 125 2. Về thực trạng ............................................................................................. 126 3. Về giải pháp ............................................................................................. 128 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 131 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Lý do lý luận Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào cũng có vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Một vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta trong ngành giáo dục là đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã nêu rõ nhiệm vụ “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục”. Vai trò của quản lý là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng, Đại học hiện nay nói chung và của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nói riêng đòi hỏi công tác quản lý cần được tăng cường. Hoạt động ngoại khoá các môn học là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho sinh viên. Hoạt động ngoại khoá bao gồm một số các hình thức tổ chức như câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học hay nghệ thuật, tổ ngoại khoá...Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của sinh viên, như những trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu và được bộc lộ mình. Hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp cho 6 sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viên khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học. Mặt khác, hoạt động ngoại khóa bộ môn còn huy động được mọi sinh viên cùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp - rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc ngày nay. Hơn thế nữa, hoạt động ngoại khoá cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình thành hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh viên củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn. - Lý do thực tiễn + Theo dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2015 của Tổng cục Du lịch (2007), năm 2010, nhu cầu về lực lượng lao động ước tính lên tới xấp xỉ 340.000 người và tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm 8,5%. Năm 2015, số lao động các loại làm việc trực tiếp trong ngành Du lịch ước tính theo nhu cầu dự báo là 503.202 người với tốc độ tăng trưởng 10.2%. Đến năm 2020, ước tính số lượng lao động du lịch trực tiếp là 750.000 người. Như vậy, mỗi năm ngành du lịch cần tới 20.000 – 22.000 lao động được đào tạo mới để bổ sung cho thị trường lao động du lịch, trong đó là lao động có trình độ kỹ năng cơ bản được đào tạo các ngành nghề. Thực tế, ngành du lịch vẫn còn thiếu rất nhiều nhân viên (khoảng 100.000 người), số lượng sinh viên khi ra trường có nghiệp vụ nhưng không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ và số khác lại giỏi ngoại ngữ nhưng không có nghiệp vụ. Trước sức ép ngày càng tăng về nhu cầu lao động có tay nghề trong ngành du lịch, bên cạnh việc bản thân các trường du lịch cần phải có những thay đổi mạnh mẽ trong nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo để 7 không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp thì việc hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo về du lịch trên toàn quốc nâng cao năng lực đào tạo tại chỗ được xem như một giải pháp hữu hiệu. Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam thu hút khoảng 12 triệu lượt khách quốc tế và 45 triệu lượt khách nội địa; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. + Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là một trong những cơ sở lớn đào tạo và cung ứng lao động cho ngành. Vị thế của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và những biến đổi trong cạnh tranh giữa các đơn vị đào tạo đòi hỏi trường phải có những đổi mới tích cực nhằm luôn luôn tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng trên thị trường nghiệp vụ Du lịch – Khách sạn. + Trong những năm gần đây, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tập trung nhiều trí tuệ, tiền của để nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Tuy nhiên, với thời gian học ngoại ngữ trên lớp có hạn theo chương trình quy định đang áp dụng tại nhà trường và các hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ kiến thức cho sinh viên chưa được quan tâm đúng mức nên khi ra trường sinh viên sử dụng tiếng nước ngoài chưa được tốt. Báo cáo Tổng kết 5 năm công tác của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2005- 2010) đã chỉ ra rằng theo số liệu điều tra, phỏng vấn nhà sử dụng lao động và sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch đã tốt nghiệp, chỉ khoảng 55% các em sử dụng được ngoại ngữ đã được học tại trường vào công việc. Số còn lại chỉ nói được những câu thông thường theo sách vở, khả năng sử dụng linh hoạt ngoại ngữ còn kém. Với phương châm “thành thạo nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ”. Do đặc thù của trường là khi tốt nghiệp sinh viên làm việc trong môi trường du lịch. Do đặc thù của sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch là khi tốt nghiệp phải sử dụng được tiếng nước ngoài mà mình đã được học nên Nhà trường đã chú trọng đến công tác tố chức hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch. + Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức hoạt động ngoài 8 giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho sinh viên. Hoạt động ngoại khoá bao gồm một số các hình thức tổ chức như câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học hay nghệ thuật, tổ ngoại khoá...Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của sinh viên, như những trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu và được bộc lộ mình. Hoạt động này không chỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viên khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học. Mặt khác, hoạt động ngoại khóa còn huy động được mọi sinh viên cùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc ngày nay. Hơn thế nữa, hoạt động ngoại khoá cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình thành hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh viên củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn, giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực Du lịch – Khách sạn và đáp ứng yêu cầu nhân lực trong ngành du lịch. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ngoại khoá của khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục với mong muốn sẽ xây dựng được những biện pháp khả thi trên cơ sở lý luận khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động quản lý tổ chức hoạt động ngọai khóa cho sinh viên khoa Ngoại ngữ Du lịch của nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá bổ trợ nhằm nâng cao năng lực thực hành tiếng cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. 9 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4.1.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý và tổ chức các hoạt động ngoại khoá. - Nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lí các hoạt động ngoại khoá. - Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động ngoại khóa tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và thử nghiệm một số biện pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho sinh viên khoa Ngoại ngữ tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu để tổng quan các vấn đề lý luận cơ bản phục vụ đề tài. 10 5.2. Phương pháp điều tra để điều tra thực trạng và thu thập ý kiến của các nhà quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên đã và đang học, của các nhà sử dụng lao động, bao gồm các phương pháp + Điều tra bằng bảng hỏi. + Phỏng vấn cá nhân, nhóm, lấy ý kiến chuyên gia. + Quan sát, dự giờ. 6. Dự kiến cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoại khoá cho sinh viên tại các trường cao đẳng. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động ngoại khoá cho sinh viên khoa Ngoại ngữ Du lịch ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động ngoại khoá cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Hoạt động này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như là một công cụ hữu ích để giúp sinh viên- sinh viên học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách của các em. Tại Anh [24], gần 7 triệu sinh viên hàng năm được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp, có nghĩa là hàng tuần có hàng nghìn em được đi tham quan hay tham gia vào các câu lạc bộ học tập. Theo các nhà giáo dục Anh, các hoạt động này giúp sinh viên gắn kiến thức với cuộc sống. Chính phủ Anh cho rằng, cần xem các hoạt động này là một phần quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ. Để nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng các hoạt động này, chính phủ Anh đã đưa ra các qui định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Bà Ruth Kelly, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh nhận xét: các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhất là các hoạt động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kĩ năng cho sinh viên - sinh viên. Qui định mới của Bộ Giáo dục Anh năm 2005 về tổ chức và quản lí các hoạt động ngoài giờ lên lớp nêu rõ: • Cần cam kết rằng tất cả mọi - sinh viên phải có cơ hội tham gia một cách có chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập các kinh nghiệm sống; • Khuyến khích các trường học liên kết với nhau trong việc tổ chức các hoạt động này; 12 • Đưa ra các hỗ trợ và các lời khuyên; • Cung cấp thông tin và các hướng dẫn thực hành; • Đặt mục tiêu ưu tiên cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mĩ [30] cho thấy tác dụng to lớn của các hoạt động ngoại giờ lên lớp nói chung và ngoại khoá nói riêng sau đây đối với đời sống của sinh viên: có 49% sinh viên không tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý, 37% trong độ tuổi từ 13-19 phải làm bố mẹ sớm hơn những em khác có tham gia từ 1đến 4 giờ vào các hoạt động ngoại khoá. Gần 8/10 em có tham gia các hoạt động ngoại khoá đạt được kết quả học tập cao. Những sinh viên thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn, phát triển tốt hơn và không có các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạo lực... Các nhà giáo dục Nhật Bản [25] nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá. Sinh viên Nhật Bản dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động này vì hầu hết các trường học ở Nhật Bản là các trường bán trú. Tuy nhiên, các hoạt động ngoài giờ lên lớp này tập trung chủ yếu vào việc giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống cho sinh viên như dạy các nghi thức giao tiếp theo tập tục của người Nhật, dạy cách pha trà, nấu nướng, các nghề truyền thống của Nhật Bản... Ngoại khoá các môn học chủ yếu tổ chức qua các cuộc thi, các trò chơi ở trường và trên ti vi. Chương trình cải cách giáo dục của Nhật Bản giảm bớt thời lượng các giờ lên lớp để tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. [28] Nghiên cứu so sánh của các nhà giáo dục Mĩ năm 2002 [30] giữa chất 13 lượng giáo dục của Mĩ và 8 nước trong khối G8 cho rằng, hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoại khoá là một trong những điều kiện đem lại chất lượng giáo dục cao ở các nước. Các hình thức hoạt động ngoại khoá của các trường Cao đẳng ở các nước chủ yếu tập trung vào: các trò chơi trí tuệ, dạ hội, câu lạc bộ nhạc, kịch, thể thao, hội hoạ... J.A.Cô men xki [10], ông tổ của nền sư phạm cận đại trong thời gian làm cố vấn giáo dục tại Hung ga ri đã rất coi trọng hoạt động ngoại khoá. Ông cho sinh viên tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ sâu sắc những nội dung cần thiết. Ông thấy rằng những chàng trai thường ngày so ro, rụt rè nay ra trước công chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh. Những con người mới mấy tuần lễ trước còn đọc câu ngắc ngứ, bây giờ đã có thể nói một đoạn độc thoại dài mà không phạm lỗi hoặc giải thích những khái niệm một cách hùng hồn đầy tính thuyết phục. Cô menxki ở thời đó đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá tính cho sinh viên, đã chứng minh cho quan điểm giáo dục mới đầy tính thuyết phục. Nhà sư phạm người Nga T.V Smiêc nô va [4] cũng tổng kết lại rằng: Muốn giáo dục sinh viên thành người có kiến thức văn hoá, trong các bài nội khoá về văn học, tôi đã giới thiệu cho các em về các mặt khác nhau của nghệ thuật, đào sâu những kiến thức đó trong hoạt động ngoại khoá. Ông cho rằng Ngoại khoá để thu hút sinh viên, làm cho họ hứng thú và đi đến kết luận rằng công tác ngoại khoá cần được suy nghĩ kỹ và tiến hành ở tất cả các lớp trong hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường. Nhà sư phạm A.T. Côp chi ê va [4] xem hoạt động ngoại khoá là để nâng cao đạo đức và năng khiếu mọi mặt của sinh viên. Ông ví dụ: Công việc chuẩn bị dạ hội chuyên đề đã làm cho thầy trò gần gũi nhau. Thầy nắm vững 14 được yêu cầu, xu hướng của sinh viên, xác định thái độ đạo đức cho mỗi em. Từ thực tiễn trải nghiệm, nhà sư phạm A.T Côp chi ê va đã khẳng định: Công việc ngoại khoá nếu được tiến hành có hệ thống không những nâng cao trình độ chung về sự tiến bộ của sinh viên mà còn cả về trình độ ngôn ngữ, kiến thức của các em. Cai Rôp [4] – Nhà giáo dục học người Nga đã gợi ý: Khi đặt kế hoạch công tác giảng dạy chung cho cả năm học mới, người hiệu trưởng phải xét kết quả hoạt động ngoài lớp năm học trước và nhằm mục đích nâng cao thành tích của sinh viên, củng cố kỷ luật và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, và xác định nhiệm vụ hoạt động ngoài lớp cho năm học sắp tới. Trong kế hoạch công tác của nhà trường có dành một mục riêng cho hoạt động ngoài lớp. Mục đích đó gồm mấy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện và cơ sở vật chất cho hoạt động ngoài lớp năm tới, các hoạt động ngoài lớp của nhà trường và của lớp, phân phối lực lượng và định kỳ hạn cho kế hoạch. Về kế hoạch tỷ mỉ, cụ thể về cách tổ chức các hoạt động quần chúng đặc biệt, hoặc các ngày nghỉ… thì người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo sẽ quyết định riêng và bổ sung cho kế hoạch toàn năm. Những người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo ấy chính là những người được uỷ nhiệm thi hành những điều khoản bổ sung kia. Như vậy, các công trình nghiên cứu này đã làm nổi rõ tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và chỉ ra một số biện pháp cần thiết cho người hiệu trưởng phải làm gì để tổ chức và quản lí tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.1.2. Trong nước Ở Việt Nam, từ những năm 60, khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ Giáo dục đã xác định rõ trong cuốn “ Giải thích chương trình quốc văn – 1961 – 1962”: Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại khoá. Hoàn cảnh kháng chiến trước đây chưa cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ công tác này cho nên trong chương trình cũng chưa ghi phần ngoại 15 khoá. Từ lúc hoà bình được lập lại, vấn đề này được nêu ra và được các địa phương thực hiện lẻ tẻ. Trong chương trình mới công tác ngoại khoá trở thành một phần quan trọng, khăng khít với nội khoá. Công tác ngoại khoá không nên vì cái tên ngoại khóa của nó mà bị đặt vào một vị trí quá ư thấp kém như một số trường vẫn làm như vậy. Công tác ngoại khoá không hề mâu thuẫn gì với nội dung giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường XHCN mà trái lại bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khoá lên một bước. Tác giả Phạm Lăng [17] khi tìm hiểu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học Chu Văn An Hà Nội đã xác định nhiều hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và nhấn mạnh: Nếu tổ chức hoạt động này một cách khoa học sẽ không làm giảm đi chất lượng các môn học. Tác giả Nguyễn Văn Thiềm [17] trong bài “ Mấy biện pháp giáo dục sinh viên ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư” cho rằng chất lượng giáo dục sinh viên ở nhà trường giảm sút có nguyên nhân từ việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bị buông lỏng. Tác giả Đinh Xuân Huy [8] với công trình nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú – Tỉnh Lai Châu đã khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú, xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động này của người hiệu trưởng, trong đó có hoạt động ngoại khoá. Các tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt [6] trong cuốn giáo dục học cũng nhấn mạnh vai trò và tác dụng của hình thức họat động ngọai khoá, coi đây là một trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho sinh viên, giúp các em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức được tốt hơn. Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nước đều đề cao vai trò và tác dụng của hoạt động ngoại khoá trong quá trình giáo dục sinh viên, xem hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, những công trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách cụ thể việc cần tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá ra sao? Làm thế nào để hoạt 16 động ngoại khoá trong nhà trưởng thực sự là một họat động thường xuyên có kết quả tốt? Các công trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho nhà quản lý khi tổ chức hướng dẫn thực hiện các tổ nhóm chuyên môn đưa hoạt động ngoại khoá vào trong kế hoạch năm học … Điều này khiến cho không ít trường vẫn cảm thấy hoạt động ngoại khoá còn là việc làm có tính hình thức, ép buộc. Vì thế việc xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý hoạt động ngoại khoá cần thiết giúp nhà quản lý có cơ sở điều hành công tác chuyên môn của nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khoá nói riêng đạt kết quả tốt hơn. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý  Khái niệm quản lý Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học xã hội, đồng thời quản lý còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao độ để đạt được mục đích. Chính vì vậy, người ta có thể tiếp nhận khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan và tính mục đích hoạt động. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã có định nghĩa bao quát: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [11, tr. 1]. Có thể khái quát như sau: Quản lý là một hoạt động nhằm thực hiện những tác động hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức đặt ra trong một môi trường luôn luôn thay đổi.  Các chức năng của quản lý 17 Henri Fayol (1841 – 1925) xuất phát từ các loại hình quản lý cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [11, tr. 15]. Trong Lý luận đại cương về quản lý đã viết rằng, quản lý là hệ thống gồm 4 chức năng cơ bản: (1) Kế hoạch hóa; (2) Tổ chức; (3) Chỉ đạo; (4) Kiểm tra. (1) Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với những thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt mục tiêu, mục đích đó. (2) Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. (3) Lãnh đạo: Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. (4) Kiểm tra: Kiểm tra cũng là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Tất cả các chức năng cơ bản trên khi vận hành không thể thiếu yếu tố được xem là nền tảng, huyết mạch, đó chính là thông tin. Thông tin quản lý được xem như là hệ thần kinh của hệ thống quản lý, có tác động đến tất cả mọi khâu của quá trình quản lý. Mọi thông tin quản lý đều nhằm phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và đạt mục tiêu quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là thực thi các chức năng tổ chức - quản lý trong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Đó là sự tác động chủ 18 động, có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm phát huy tốt nhất các nguồn lực của hệ thống giáo dục/ cơ cấu giáo dục nhằm đảm bảo các hoạt động sư phạm đạt được các mục tiêu giáo dục với chất lượng, hiệu quả tối ưu. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [11, tr. 1], QLGD là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp QLGD tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó. Trong thời đại “giáo dục cho tất cả mọi người” như hiện nay, mục tiêu của giáo dục được cụ thể hoá là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đối tượng của QLGD là toàn thể đội ngũ cán bộ, GV, HS - SV và các cơ sở vật chất kỹ thuật như trường, lớp, các trang thiết bị dạy học, … và các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục. QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý tới mọi cấp độ khác nhau, đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực của con người. Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vì khi nói đến QLGD phải nói đến quản lý nhà trường 1.2.3. Quản lý nhà trường Nhà trường (cơ sở giáo dục) là các cơ cấu quan trọng tạo nên cơ cấu khung của hệ thống giáo dục. Nhà trường cũng là một thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Những hoạt động diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành “nhân cách - sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn người 19 (human capital), vốn tổ chức (organizationl capital), và vốn xã hội (social capital). Quản lý nhà trường là hoạt động chuyên biệt của các chủ thể quản lí (các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, người lãnh đạo nhà trường) nhằm tập hợp, tổ chức và phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường, đảm bảo triển khai các hoạt động giáo dục - dạy học của nhà trường đạt được các mục tiêu phát triển với chất lượng, hiệu quả cao nhất. Bàn về vấn đề quản lý nhà trường, Phạm Viết Vượng viết: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD ĐT trong nhà trường” [32, tr. 21]. Trong thực tiễn giáo dục hiện nay ở Việt Nam, quản lí nhà trường tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mà trọng tâm là quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục diễn ra trong nhà trường, trên lớp học và các hoạt động ngoài nhà trường. Ngoài ra, quản lý nhà trường là một hoạt động chuyên biệt của người lãnh đạo (phù hợp với chức năng, cơ cấu tổ chức) nhằm huy động tốt nhất các nguồn lực vốn có của cơ sở đào tạo và của các tổ chức, các quan hệ xã hội ngoài trường, tổ chức và quản lý tốt các hoạt động giáo dục – dạy học của nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của ngành học, cấp học và các mục tiêu phát triển cụ thể của nhà trường phù hợp với đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng giaó dục, góp phần đào tạo thế hệ trẻ và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.4. Biện pháp quản lý Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên “biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [33, tr.161]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất