Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ dạy học truyện ngắn thuốc của lỗ tấn cho học sinh trung học phổ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ dạy học truyện ngắn thuốc của lỗ tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh

.PDF
137
911
151

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ NGỌC LAN DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “THUỐC” CỦA LỖ TẤN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2010 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ NGỌC LAN DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “THUỐC” CỦA LỖ TẤN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Viết Chữ HÀ NỘI - 2010 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. 1.1. 1 Lý do chọn đề tài 1 Hiện trạng dạy học các tác phẩm văn chương nước ngoài trong nhà trường Việt Nam hiện nay 2 1.2. Vị trí của nhà văn Lỗ Tấn đối với bạn đọc Việt Nam 3 1.3. Các hướng tiếp cận tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn 4 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 7 3.1. Mục đích 7 3.2. Ý nghĩa 7 Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 8 4.1. Đối tượng 8 4.2. Phạm vi 8 5. Giả thuyết khoa học 8 6. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 8 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 6.2. Nội dung nghiên cứu 8 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 8 8. Những đóng góp mới của luận văn 9 9. Cấu trúc và nội dung luận văn 9 4. Chƣơng 1: NHÀ VĂN LỖ TẤN VÀ TRUYỆN NGẮN “ THUỐC” TRONG HƢỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH 1.1. Lý thuyết về hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh 3 10 10 1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “ Thuốc” trong hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh 12 1.2.1. Bối cảnh lịch sử của đất nước Trung Hoa giai đoạn cận hiện đại và sự ảnh hưởng đến sáng tác của Lỗ Tấn 12 1.2.2. Một số yếu tố khác có sự ảnh hưởng đến tư tưởng và quan điểm 1.3. sáng tác của Lỗ Tấn 16 Niên biểu văn học của Lỗ Tấn 24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “ THUỐC” CỦA NHÀ VĂN LỖ TẤN TRONG NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 2.1. 32 Vị trí, vai trò của nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “ Thuốc” 32 trong nhà trƣờng trung học phổ thông hiện nay 2.1.1. Vị trí, vai trò của nhà văn Lỗ Tấn trong nhà trường trung học 32 phổ thông hiện nay 2.1.2. Vị trí, vai trò của truyện ngắn “ Thuốc” trong nhà trường trung 34 học phổ thông hiện nay 2.2. Thực trạng dạy học truyện ngắn “ Thuốc” của nhà văn Lỗ 35 Tấn trong nhà trƣờng trung học phổ thông hiện nay 2.2.1. Thực trạng giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường 35 trung học phổ thông hiện nay 2.2.2. Khảo sát thực trạng giảng dạy truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn 36 2.3. Con đƣờng hƣớng đến các giải pháp thích hợp 41 2.3.1. Yêu cầu chung 41 2.3.2. Yêu cầu đối với giáo viên 41 2.3.3. Yêu cầu đối với học sinh 42 4 Chƣơng 3: NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN 43 “THUỐC” CỦA NHÀ VĂN LỖ TẤN THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH 3.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc 3.1.1. Yêu cầu giảng dạy truyện ngắn 43 43 3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương 44 trong nhà trường 3.1.3. Đặt học sinh là trung tâm, là chủ thể của quá trình cảm thụ 3.2. 47 Những biện pháp thích hợp khi dạy học truyện ngắn “Thuốc” 50 theo hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh 3.2.1. Làm rõ các yếu tố của lịch sử tác động vào tác phẩm 50 3.2.2. Đọc sáng tạo văn bản 51 3.2.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, dẫn dắt 53 3.2.4. Biện pháp phân tích các biểu tượng 58 3.2.5. Biện pháp phân tích nhan đề tác phẩm 64 3.2.6. Biện pháp khôi phục lại hiện thực xã hội trong tình huống dạy học 67 3.2.7. Phối hợp các biện pháp: Vấn đáp, thảo luận, tài liệu trực quan, 68 diễn xuất, quan hệ liên môn 3.2.8. Liên hệ thực tế 3.3. 69 Thiết kế giáo án dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn 71 theo hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh 3.3.1. Thiết kế giáo án 71 3.2.2. Đánh giá kết quả thể nghiệm 91 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi tới PGS.TS Nguyễn Viết Chữ, người hướng dẫn khoa học, sự biết ơn sâu sắc. Thầy đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn, Phòng Đào tạo và công tác sinh viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt khoá học. Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Trung học phổ thông Thụy Hương, Hải Phòng cùng các bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã dành cho tôi sự chia sẻ quý báu trong quá trình hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn Đặng Thị Ngọc Lan 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong “ Thư gửi các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2010 - 2011”, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết chỉ thị: “ Năm học mới 2010 - 2011 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngành Giáo dục và Đào tạo phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với những giải pháp mạnh mẽ...Tôi đề nghị các Cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta”. Chỉ thị đó đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến sự nghiệp giáo dục. Thế giới hiện nay đang bước vào kỷ nguyên của sự hội nhập và toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin cũng đem lại cho “người công dân hoàn cầu” một tầm vóc mới, yêu cầu phải vượt lên ranh giới quốc gia để không bị tụt hậu.Vì vậy, hơn lúc nào hết, ngành Giáo dục nói chung và việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng, đều phải đặt ra những yêu cầu mới, mục tiêu mới. Trong quá trình hiện đại hoá nhà trường Việt Nam, việc dạy học môn Ngữ văn có một vị trí khá đặc biệt. Vốn dĩ Văn học luôn có một tầm quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, nên việc dạy văn, học văn không chỉ đơn thuần có mục tiêu là kiến thức văn học mà còn khơi dậy trong con người khát vọng về sự hoàn thiện nhân cách, thắp lên ước mơ và hoài bão, tích luỹ một vốn sống và bản lĩnh trước xã hội hiện đại. 7 1.1. Hiện trạng dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Mỗi tác phẩm văn học nước ngoài là nơi phản ánh, lưu giữ và kết tinh văn hoá của dân tộc đó, thời đại đó. Hiện nay, hiện trạng dạy học tác phẩm văn học nước ngoài đang là một vấn đề cần được nghiên cứu một cách hệ thống, vì học văn học nước ngoài sẽ giúp học sinh trong nhà trường trung học phổ thông có cách nhìn nhận cụ thể về nền văn hoá của các nước trên thế giới và các nước trong khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia láng giềng thân cận nhất của Việt Nam về mặt lãnh thổ, có sự giao lưu diễn ra hàng nghìn năm nay về mặt văn hoá. Học văn học Trung Quốc là cách giúp học sinh Việt Nam có sự so sánh tốt nhất về hai nền văn hoá có nhiểu điểm tương đồng này. Trung Quốc và Việt Nam trước đây đều là những nước phong kiến phương Đông, đến nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng có bối cảnh chính trị tương tự nhau. Từ đó, tư tưởng triết học và mĩ học có những điểm gặp gỡ, kéo theo sự tri âm tri kỉ giữa văn học và bạn đọc văn chương hai nước. Nhưng hiện nay, cách thức dạy tác phẩm văn học nước ngoài nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng đang diễn ra như cách thức dạy tác phẩm văn học Việt Nam, tức là chủ yếu dựa trên phần bản dịch và còn mơ hồ về những yếu tố ngoài tác phẩm, đặc biệt là chưa được xem xét trong mối tương quan của văn hoá thời đại, trào lưu tư tưởng và sự tồn tại của tác phẩm qua nhiều bản dịch khác nhau. Sự bất cập đó đang cần có hướng giải quyết, tuy nhiên không phải là “một sớm một chiều”. Thực tế cho thấy, ở trường phổ thông, khi giảng dạy văn học nước ngoài, đa số giáo viên rất ngại dạy. Dường như trong chương trình, văn học nước ngoài vẫn còn là “ vùng đất thiêng ” với cả giáo viên và học sinh. Phải chăng sự khác biệt về văn hoá, về ngôn ngữ là rào cản lớn khiến văn học nước ngoài ít được chủ động đón nhận ở phổ thông? 8 Việc đưa nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn của ông vào giảng dạy ở phổ thông là rất đúng đắn và cần thiết, vì những tác phẩm của ông không chỉ có giá trị cao về mặt nội dung và nghệ thuật, mà còn vì chính Lỗ Tấn là một tấm gương sáng, tiêu biểu cho con người của một thời đại có nhiều biến động lịch sử lớn. Có thể nói, giảng dạy văn học nước ngoài nói chung và tác phẩm của Lỗ Tấn nói riêng trong nhà trường Việt Nam không phải là một công việc đơn giản. Dạy thế nào cho hay, cho hấp dẫn lại càng khó khăn bội phần. Bản thân môn Ngữ văn có những yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe, vì vừa là một môn khoa học nhưng cũng là bộ môn nghệ thuật. Cảm thụ và giảng dạy tốt những tác phẩm của Lỗ Tấn cũng không đơn giản chút nào, bởi những truyện ngắn của ông được sáng tác dưới góc nhìn của một nhà báo, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà giáo, nhà văn...trong một bối cảnh đầy biến động của đất nước Trung Quốc. Cho nên có những vấn đề đến ngày nay chúng ta vẫn chưa giải mã hết được. Trong chương trình phổ thông, học sinh được tiếp xúc nhiều với thể loại truyện ngắn, nên việc giảng dạy tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn sao cho thành công là điều hết sức cần thiết, có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh. 1.2. Vị trí của nhà văn Lỗ Tấn đối với bạn đọc Việt Nam Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi là Chu Thụ Nhân, hiệu Dự Tài, quê ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Ông là nhà văn vĩ đại của nhân dân Trung Hoa, được coi là người “đặt nền móng cho văn học hiện đại”. Ảnh hưởng của Lỗ Tấn đến khu vực và thế giới rất lớn: “ Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Tổ chức UNESCO đã phong tặng Lỗ Tấn danh hiệu “Danh nhân văn hoá nhân loại” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. 9 Lỗ Tấn là nhà văn có “ trước tác đẳng thân” (sách cao bằng người). Ông viết nhiều thể loại văn học: truyện ngắn, tạp văn, dịch thuật văn học nước ngoài, lý luận văn học ... nhưng truyện ngắn vẫn là thể loại đặc sắc nhất. Truyện ngắn của ông đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn hay, vẫn có một ý vị đậm đà, không hề phai nhạt mặc dù thời gian trôi qua. Ý nghĩa thì hàm súc đến nỗi bao nhiêu lớp người đã dày công nghiên cứu, phân tích mà chưa thể nói hết. Đối với thế giới, Lỗ Tấn là “Danh nhân văn hoá nhân loại”. Đối với Trung Quốc, ông là linh hồn dân tộc, đúng như ba chữ “Dân tộc hồn” thêu trên lá cờ đỏ mà dân nhân Thượng Hải phủ lên quan tài của ông. Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được yêu mến như là “Gooc-ki của Trung Quốc”, vì ông là một trong những nhà văn cách mạng vĩ đại, tài năng và tâm huyết. Sự gặp gỡ giữa Lỗ Tấn và Việt Nam xuất phát từ sự tương thông giữa bối cảnh chính trị, sự gần gũi của tư tưởng, sự giao lưu văn hoá đang rộng mở, các thế hệ nhà văn Trung Quốc và các thế hệ nhà văn Việt Nam càng có điều kiện hợp tác để cùng nghiên cứu sâu hơn về Lỗ Tấn. “Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn”, đó là lời của giáo sư Đặng Thai Mai, người có công “khai sơn phá thạch” trong việc nghiên cứu, giới thiệu Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam [32, tr. 40]. Lỗ Tấn là nhà văn được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trân trọng về nhân cách và tài năng. Bác là người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn và Người đã rất tâm đắc hai câu thơ sau của Lỗ Tấn : “Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu” Nghĩa là: “ Trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng” 10 1.3. Các hướng tiếp cận tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn. “ Thuốc ” là một truyện ngắn độc đáo, hay nhưng khó trong chương trình văn học nước ngoài ở trung học phổ thông. Hay là vì nó chứa đựng được cả những vấn đề có tính xã hội nổi cộm nhất của đất nước Trung Quốc trong một thời kỳ đen tối. Khó là vì phải khai thác các tầng nghĩa tiềm ẩn của truyện mà không phải ai cũng dễ dàng hiểu được ngay. Chính vì lẽ đó, “Thuốc” của Lỗ Tấn trước năm 2000 ở trong chương trình sách giáo khoa lớp 11, khi sách giáo khoa được chỉnh lý năm 2000 đã đưa “Thuốc” lên chương trình lớp 12 và hiện nay tiếp tục nằm trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12 đổi mới năm 2008. Trong khi đó, tư liệu về Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” trong sách giáo khoa và sách giáo viên vẫn còn quá ít. Về mặt lý thuyết, tiếp cận một tác phẩm văn chương thường được tiến hành theo ba hướng chủ yếu là tiếp cận văn bản, tiếp cận lịch sử phát sinh và tiếp cận đáp ứng [31, tr. 46]. Khi dạy “Thuốc”, giáo viên phải nắm được chiều sâu tư tưởng của nhà văn, nhưng lại phải ý thức đầy đủ đến trình độ kiến thức cũng như đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng học sinh trung học phổ thông. Hơn nữa, thẩm văn phương Đông lại có một cách tiếp cận theo một quá trình nắm bắt được “cái thần”, “cái khí”, “cái cốt” để tiến hành “cày xới” các lớp lang và thẩm định các chi tiết ngôn ngữ. Vì vậy, chúng ta không thể cắt nghĩa tác phẩm “Thuốc” một cách sâu sắc nếu không chú ý tới những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tác giả, tác phẩm, đặc biệt là bối cảnh lịch sử và xã hội của đất nước Trung Quốc đương thời, những vấn đề lớn trong cuộc đời nhà văn Lỗ Tấn... Nghiên cứu đề tài: “Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh”, chúng tôi cũng 11 mong muốn mở ra một hướng khám phá mới cho tác phẩm, để học sinh có thể hình thành cái nhìn rộng hơn về những vấn đề văn học từ lịch sử phát sinh. Hiện nay, với nguồn tư liệu vô cùng phong phú từ mạng Internet và các loại sách, tài liệu tham khảo, các tập san nghiên cứu... thì việc thực hiện tiếp cận nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh là hoàn toàn khả thi. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu Lỗ Tấn là công việc được ví như một chặng đường dài mà cho đến nay chưa ai đi hết con đường ấy. Đó lại là một con đường gập ghềnh, đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết. Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới về Lỗ Tấn: Robe Diyanni (Mỹ), Pha-đê-ep (Nga), Rômanh Rôlăng (Pháp), Panachi (Ấn Độ), Ananta Tu (Inđônêxia) ...Công trình nghiên cứu của các ông chủ yếu về tư tưởng của Lỗ Tấn qua các thời kỳ lịch sử, qua cách nhìn nhận của các trường phái văn học khác nhau trên thế giới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dày công nghiên cứu về Lỗ Tấn: Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Mao Thuẫn, Hạ Kính Chi, Lý Hà Lâm, Đinh Linh, Trần Thấu Du, Ba Kim ... Đây là các nghiên cứu về thi pháp Lỗ Tấn, tư tưởng Lỗ Tấn, ảnh hưởng của Lỗ Tấn đối với văn học Trung Quốc và thời đại Ở Việt Nam, có khá nhiều tác giả viết về Lỗ Tấn: Hồ Chí Minh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Trần Áng, Vương Phú Nhân, Lương Duy Thứ, Trần Lê Hoa Tranh, Phương Lựu... Người Việt Nam đầu tiên đọc tác phẩm của Lỗ Tấn chính là Nguyễn Ái Quốc khi Người đang hoạt động cách mạng ở Liên 12 Xô. Người Việt Nam đầu tiên dịch và giới thiệu tác phẩm Lỗ Tấn là giáo sư Đặng Thai Mai (năm 1944). Sau đó, trong đội ngũ đông đảo kế tục sự nghiệp của Đặng Thai Mai nghiên cứu về Lỗ Tấn, phải kể đến Trương Chính [48, tr. 11]. Ở miền Nam trước 1975, tác phẩm của Lỗ Tấn được hai nhà học giả nổi tiếng là Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi giới thiệu. Gần đây, trong các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Lỗ Tấn, chủ yếu là về thi pháp và tư tưởng của ông, tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ văn học của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mai Chanh với đề tài “Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng” do Giáo sư Trần Đình Sử và Tiến sĩ Trịnh Bá Đĩnh hướng dẫn năm 2009. Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy Lỗ Tấn trong nhà trường Việt Nam, có thể kể đến một số luận văn do giáo sư Trần Xuân Đề hướng dẫn như: Đỗ Mạnh Hùng, Những điểm dị biệt và tương đồng giữa hai nhân vật: AQ trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, luận văn, 1996; Phạm Hoàng Kim Vy, Từ việc tìm hiểu con đường cứu nước và cương lĩnh sáng tác cải tạo quốc dân tính của Lỗ Tấn, góp phần làm sáng tỏ việc giảng dạy, học tập truyện “Thuốc” và “AQ chính truyện” trong chương trình PTTH, luận văn, 1999. Tuy nhiên, việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh đối với tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn trong việc dạy học cho đối tượng học sinh trung học phổ thông thì chưa thực sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh”. 3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích 13 Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, các tài liệu xung quanh truyện ngắn này, sự nhìn nhận và đánh giá của độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu văn học; tác giả của luận văn này đã tổng hợp lại để tìm ra cách khai thác truyện ngắn “Thuốc” từ hướng lịch sử phát sinh nhằm tạo ra một con đường thiết thực trong dạy học tác phẩm này. 3.2. Ý nghĩa Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh sẽ đưa học sinh đến với những khám phá mới về Lỗ Tấn, về “Thuốc” mà nguồn tư liệu sách giáo khoa, sách hướng dẫn rất cần được bổ sung. Từ đó học sinh hiểu rõ hơn về thời đại của Lỗ Tấn, về đất nước Trung Hoa trong một thời kỳ lịch sử đen tối, sự biến đổi tư tưởng của ông khi cho ra đời truyện ngắn “Thuốc” . 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là giáo viên dạy Ngữ văn 12 và học sinh lớp 12 trung học phổ thông; giờ học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn. 4.2. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường trung học phổ thông trong giờ học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn bằng phương pháp tiếp cận lịch sử phát sinh. 5. Giả thuyết khoa học Nếu phát hiện trúng, đúng những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa đến tư tưởng nhà văn Lỗ Tấn và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Thuốc”, sẽ tìm ra được cách thức dạy học thích hợp cho các tác phẩm văn học nước ngoài khác trong chương trình phổ thông. 14 6. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” với những yếu tố phục vụ cho việc dạy học truyện ngắn “Thuốc” theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. Thông qua việc khảo sát thực tiễn hoạt động dạy học và thực nghiệm sư phạm, xác định tính khả thi của những biện pháp dạy học truyện ngắn “Thuốc” từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. 6.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Nghiên cứu về hệ thống lý luận và thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương, về tiếp cận văn học. - Phương pháp khảo sát, phân tích nhằm đánh giá về những thành công và hạn chế của việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài nói chung và truyện ngắn “Thuốc” nói riêng trong nhà trường hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở khối 12 của Trường trung học phổ thông Thụy Hương, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) và khối 12 của Trường trung học phổ thông Thái Phiên, quận Ngô Quyền (Hải Phòng). - Phương pháp đối chứng so sánh sau khi thực nghiệm 8. Những đóng góp mới của luận văn 15 Luận văn tìm ra được những hạn chế của việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài xa rời lịch sử phát sinh của tác phẩm, từ đó xác định từ hướng lịch sử phát sinh đi tới một cách thức dạy học thích hợp và sát thực. 9. Cấu trúc và nội dung luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” trong hướng tiếp cận lịch sử phát sinh Chương 2: Thực trạng dạy học truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay Chương 3: Những biện pháp dạy học truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh 16 Chƣơng 1: NHÀ VĂN LỖ TẤN VÀ TRUYỆN NGẮN “THUỐC” TRONG HƢỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH 1.1. Lý thuyết về hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh Nghiên cứu văn học có nhiều cấp độ , nhiều bình diện, với những yêu cầu khác nhau nên đã phân hoá thành những khuynh hướng khác nhau. Viện sĩ Khrapsencô nói: “ Sự đa dạng của các loại hình và hình thức văn học, tính phức tạp của những mối liên hệ giữa văn học với đời sống xã hội tạo ra khả năng và tất yếu phải có những người nghiên cứu khác nhau, tuy có sự thống nhất nhất định, do chi phối của phương pháp luận macxit” [31, tr. 54] Khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vai trò cơ bản. Khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh chủ trương nghiên cứu văn học cũng như các trường phái nhà văn, tác phẩm từ nguồn gốc trong đời sống xã hội. Nó chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh giữa các trào lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai đoạn văn học từ những nguồn cội nguồn lịch sử xã hội. Phương pháp nghiên cứu khuynh hướng này cũng ngày càng được hoàn thiện dần. Cuối thế kỉ XIX, nhà phê bình macxit đầu tiên của Nga là Plêkhanôp cho rằng, nghiên cứu phê bình văn học “là nhằm chuyển tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật từ ngôn ngữ nghệ thuật sang ngôn ngữ xã hội học, là nhằm tìm ra cái gọi là “tư tưởng xã hội học” của hiện tượng văn học này. Không thể phủ nhận hoàn toàn tính chất hiệu nghiệm của phương pháp này” [31, tr. 57], nhưng rõ ràng nó không thể vận dụng trong nhiều trường hợp phức tạp đa dạng của văn học. Bởi vì chân lý trong văn học chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với chân lý đời sống. Hơn nữa trong những tiền đề phát sinh của văn học, vai trò cá tính, sáng tạo của văn nhà văn rất lớn, và đặc biệt là những truyền thống văn học do 17 quá khứ để lại cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Những bước phát sinh và phát triển đích thực nào của văn học cũng phải thông qua sự sáng tạo của những tài năng lớn, thậm chí là của thiên tài, nhà thiên tài bao giờ cũng là sự kết tinh của nhiều thế hệ, chứ không phải chỉ trong thời đại họ sống. Thời đại với những vấn đề bức bách mới mẻ đã trực tiếp kích thích sự đột phá của thiên tài. Nhưng cho dù là thiên tài, họ cũng chỉ sống với một số khía cạnh cơ bản của vấn đề thời đại mà thôi. Lênin đã từng nói, những nghệ sĩ vĩ đại cũng chỉ phản ánh vài ba khía cạnh của cách mạng thôi [31, tr. 60]. Ở đây có thể rút ra một kết luận là, phải xem xét hoàn cảnh sống cụ thể của nhà văn, miễn là không sa vào các tình tiết vụn vặt và nhất là không quên hoàn cảnh cụ thể đó vẫn bị chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bối cảnh thời đại nói chung. Xét thuần túy về mặt phương pháp mà nói, văn học phản ánh xã hội, nên phải từ xã hội để phân tích văn học là đúng. Nhưng chỉ chuyên dò tìm những cái tương đương của văn học đối với xã hội thì phiến diện, cần phải vươn lên giải thích cho được những chỗ văn học khác xã hội. Có thể tìm thấy ánh sáng phương pháp luận cho vấn đề này trong phát biểu sau đây của Mac: “Không nên tưởng rằng tất cả các đại biểu dân chủ đều là chủ hiệu buôn hoặc là họ sùng bái bọn này. Họ có thể cách biệt với bọn chủ hiệu buôn bằng một vực thẳm. Điều làm cho họ trở thành đại biểu của giai cấp tiểu tư sản, chính là vì bộ óc của họ không thể vượt qua được cái giới hạn mà bản thân người tiểu tư sản trong đời sống cũng không thể vượt qua được” [31, tr. 65]. Nhà văn là người chuyên đi thiết kế lý tưởng cho giai cấp, cho thời đại nên rất có thể tác phẩm của họ biểu hiện những ước mơ, những điều kỳ lạ không thấy có trong thời đại họ đang sống. Vấn đề là ở chỗ, văn học biểu hiện những tưởng tượng, ước mơ khác nhau, người nghiên cứu phải giải thích cho được điều đó. Chỗ thiếu sót của lối đi tìm cái “tương đương xã hội học” cũng chính là nói đến 18 những bước tiến về sau trong khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh [31, tr. 70]. Trong lý luận văn học, có loại hình tiếp cận văn học từ xã hội với những quan điểm mới mẻ: chủ nghĩa cấu trúc phát sinh cũng hướng tới khía cạnh xã hội. Goldman, người đứng đầu trường phái này cho rằng, tác phẩm văn học không chỉ là một cấu trúc ngôn ngữ, mà còn là một cấu trúc ý nghĩa. Cấu trúc ý nghĩa này có quan hệ với nhau: tìm hiểu và giải thích. “Tìm hiểu” là phân tích các yếu tố cùng mối quan hệ giữa chúng, để nắm được cấu trúc ý nghĩa của bối cảnh xã hội. “Giải thích” có nghĩa là là đem tác phẩm văn học đặt trong bối cảnh xã hội đã sản sinh ra nó, tìm ra cho được sự đối ứng giữa cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm với cấu trúc tinh thần của xã hội [12, tr. 48]. Nhà văn cần phải tuân thủ “Nguyên tắc lịch sử” và “Nguyên tắc lôgic”, tức là người viết phải nắm bắt được toàn diện đến mức tối đa những hiện tượng của lịch sử xã hội, nguyên nhân và trình tự của nó và được phản ánh theo tư duy lôgic. Ănghen nói “Lịch sử thường diễn biến quanh co, nếu bất cứ đâu cũng phải chạy theo nó thì tất yếu không những phải chú ý đến nhiều tư liệu không quan trọng mà còn làm gián đoạn tiến trình tư duy” [12, tr. 53]. Những hạn chế của khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh lại là nhiệm vụ trọng tâm của những khuynh hướng khác, ví dụ: khuynh hướng lịch sử phát sinh chưa chú ý đến vấn đề tác động của văn học, nhưng đó lại là nhiệm vụ trung tâm của khuynh hướng nghiên cứu lịch sử hiệu năng. 1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” trong hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh. Trên cơ sở lý thuyết về hướng tiếp cận lịch sử phát sinh, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất việc giảng dạy về nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” của ông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh, không ngoài mục đích giúp giáo viên và 19 học sinh trung học phổ thông có nhận thức đầy đủ, toàn diện và chính xác hơn về tác giả, tác phẩm trong bối cảnh thời đại. 1.2.1. Bối cảnh lịch sử đất nước Trung Quốc giai đoạn cận hiện đại và sự ảnh hưởng đến sáng tác của Lỗ Tấn. 1.2.1.1. Đất nước Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. Trung Quốc là một nước lớn và đông dân nhất châu Á, giàu tài nguyên khoáng sản, có truyền thống văn hoá lâu đời, đang đứng trước nguy cơ trở thành “miếng mồi béo bở” cho các nước đế quốc xâu xé. Cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Anh gây ra từ tháng 6 năm 1840 đến tháng 8 năm 1842 gọi là “Chiến tranh thuốc phiện”. Thất bại trong chiến tranh, chính quyền Mãn Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh với các điều khoản nặng nề theo yêu cầu của thực dân Anh. Đây là mốc dấu mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Các nước đế quốc lần lượt nhảy vào Trung Quốc: Đức, Anh, Nga, Nhật, Pháp... Từ giữa thế kỷ XIX, nhân dân Trung Quốc đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến: cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn từ 1-1-1851 đến 19-7-1864; cuộc vận động Duy Tân năm 1898 do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phát động; phong trào Nghĩa Hoà Đoàn do Lý Hồng Chương lãnh đạo... 1.2.1.2. Cách mạng Tân Hợi 1911 và những ảnh hưởng đến sáng tác của Lỗ Tấn. * Cách mạng Tân Hợi 1911 Sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản vào Trung Quốc, một mặt phá vỡ nền kinh tế thủ công nghiệp ở thành thị và kinh tế gia đình của nông dân, mặt khác lại thúc đẩy công thương nghiệp, kích thích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất