Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lam vỹ của đỗ hoàng diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền...

Tài liệu Lam vỹ của đỗ hoàng diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền

.PDF
96
1
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TRẦN BẢO TRÂN LAM VỸ CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Đà Nẵng – 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TRẦN BẢO TRÂN LAM VỸ CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS. TS. NGÔ MINH HIỀN Đà Nẵng – 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Ngô Minh Hiền. Những kết luận được trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả khóa luận Trần Bảo Trân LỜI CẢM ƠN Đề tài Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau thời gian theo học ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với sự giúp đỡ từ rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Ngô Minh Hiền, thuộc Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường. Lời cuối tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả khóa luận Trần Bảo Trân MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 2 3.Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5 4.1.Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 5 4.2.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 5.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5 5.1.Phương pháp phân tích - tổng hợp ....................................................................... 5 5.2.Phương pháp so sánh – đối chiếu ......................................................................... 5 5.3.Phương pháp phê bình văn học nữ quyền ............................................................ 6 5.4.Phương pháp loại hình ......................................................................................... 6 6.Bố cục khóa luận ..................................................................................................... 6 NỘI DUNG ................................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1 LAM VỸ TRONG DÒNG Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .............................................................. 7 1.1. Khái quát lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền ............................. 7 1.1.1. Nữ quyền và lý thuyết nữ quyền ...................................................................... 7 1.1.1.1. Nữ quyền ....................................................................................................... 7 1.1.1.2. Lý thuyết nữ quyền ....................................................................................... 8 1.1.2. Phê bình văn học nữ quyền ............................................................................ 10 1.2. Đỗ Hoàng Diệu và tiểu thuyết Lam Vỹ ............................................................. 18 1.2.1. Đỗ Hoàng Diệu – hiện tượng “nổi loạn” của Văn học Việt Nam đương đại. 18 1.2.1.1. Con đường văn chương của Đỗ Hoàng Diệu .............................................. 18 1.2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Đỗ Hoàng Diệu ................................................ 19 1.2.2. Tiểu thuyết Lam Vỹ – cánh chim lạ trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại ..... 21 Tiểu kết .................................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2 THIÊN TÍNH NỮ VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT LAM VỸ ................................................................................................. 24 2.1. Từ thế giới người nữ đầy biến động….............................................................. 24 2.1.1. Nhân vật nữ cùng nỗi đau thân phận.............................................................. 24 2.1.2. Nhân vật nữ với nỗi khát yêu và bi kịch tình yêu .......................................... 27 2.1.3. Nhân vật nữ và thiên chức làm mẹ................................................................. 30 2.1.4. Nhân vật nữ cùng những ẩn ức tính dục không thể giãi bày.......................... 33 2.2. Đến ý thức nữ quyền ......................................................................................... 38 2.2.1. Sự tự nhận thức về bản thể nữ........................................................................ 38 2.2.2. Bi kịch niềm tin đã mất .................................................................................. 42 2.2.3. Kháng cự chế độ nam quyền và xác lập vị thế nữ giới .................................. 44 Tiểu kết .................................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN TÍNH NỮ VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT LAM VỸ ....................................................... 48 3.1. Sự hoà kết giữa những người kể chuyện ........................................................... 48 3.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba ......................................................................... 48 3.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất ...................................................................... 53 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................... 57 3.2.1. Khai thác thế giới tinh thần người nữ ............................................................ 57 3.2.2. Lý giải sự bất toàn của người nam ................................................................. 66 3.3. Giọng điệu nghệ thuật ....................................................................................... 69 3.3.1. Giọng yêu thương, nhẹ nhàng, tha thiết ......................................................... 69 3.3.2. Giọng xác quyết, mạnh mẽ ............................................................................ 72 3.3.3. Giọng châm biếm, giễu nhại .......................................................................... 75 3.3.4. Giọng triết lí, chiêm nghiệm .......................................................................... 78 Tiểu kết .................................................................................................................... 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 84 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đến nay, tư tưởng nữ quyền và văn học nữ quyền trên toàn thế giới đã phát triển không ngừng với nhiều giai đoạn khác nhau. Đây chính là sự nỗ lực giúp người phụ nữ tìm lại tiếng nói và vị thế đã mất. Thông qua hệ tư tưởng ấy, người nữ đã xác lập nên giá trị riêng, đấu tranh cho quyền bình đẳng và khẳng định quyền lợi của giới mình. Từ việc được xem là yếu tố ngoại biên, văn học nữ quyền đã xây dựng được vị thế vững chắc, trở thành một trong những vấn đề trung tâm, có sức ảnh hưởng to lớn trong nền văn học thế giới. Cùng với văn học nữ quyền, phê bình văn học nữ quyền cùng được hình thành nhằm tiếp cận thế giới do người nữ tạo nên và khám phá vấn đề của nhân loại. Điều này đã góp phần mang lại thế cân bằng giữa nam và nữ trong lĩnh vực phê bình văn học nói riêng và văn học nói chung. 1.2. Tiểu thuyết nữ Việt Nam từ sau Đổi mới 1986 đến nay đã có những bước tiến vững chắc, nhận được sự ủng hộ, công nhận của giới nghiên cứu và độc giả. Đặc biệt, trong dòng chảy văn học nữ quyền, tiểu thuyết nữ là một dòng riêng mang đậm cảm thức nữ giới với các cây bút nổi bật như: Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê, … Tiểu thuyết nữ đã xác lập nên một lối viết nữ, diện mạo riêng đậm bản sắc phái tính. Kháng cự lại tình trạng mất tiếng nói, tiểu thuyết nữ với ý thức nữ quyền đã mang đến những quan niệm về con người và cuộc đời từ góc nhìn người nữ, khiến văn học Việt thực sự “mang gương mặt nữ” (chữ dùng của Bùi Việt Thắng). 1.3. Đỗ Hoàng Diệu là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến văn học nữ quyền Việt Nam nói chung và tiểu thuyết nữ quyền Việt Nam nói riêng. Bằng giọng văn mạnh mẽ, quyết liệt cùng ngôn ngữ mới mẻ, sáng tác của nhà văn này đã trở thành một hiện tượng lạ trong làng văn Việt. Người phụ nữ trong văn Đỗ Hoàng Diệu luôn mang thân phận bị ghìm chặt bởi hai tiếng “đàn bà”. Viết về giới mình, nhà văn đã thể hiện thái độ xót thương, trân trọng, đồng thời luôn khẳng định giá trị và sự bình đẳng của người nữ trong thế tương quan với người nam. Trang viết của Đỗ Hoàng Diệu vì thế thấm đẫm tư tưởng nhân văn và ý thức nữ quyền. 1.4. Năm 2016, Đỗ Hoàng Diệu trở lại văn đàn Việt với tiểu thuyết đầy ma mị Lam Vỹ. Trong thế giới tăm tối, Lam Vỹ là cánh chim cô độc với vết thương không 1 ngừng rỉ máu nhưng cũng rất mạnh mẽ, độc lập giữa bầu trời giông bão. Màu sắc nữ quyền trong tác phẩm này cũng được nhà văn sử dụng khéo léo, hợp lí cùng lối viết nữ độc đáo. Có thể khẳng định, Lam Vỹ chính là tác phẩm khẳng định sự tự hoàn thiện của Đỗ Hoàng Diệu cả về bút lực lẫn tư tưởng nghệ thuật. Chọn đề tài Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền, chúng tôi mong muốn góp phần nghiên cứu và vận dụng tri thức về phê bình văn học nữ quyền vào tiếp nhận tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Trên nền tảng của những người đi trước, chúng tôi mong muốn tiếp cận tiểu thuyết Lam Vỹ thông qua phê bình văn học nữ quyền nhằm phát hiện giá trị, đặc điểm nữ quyền trong tác phẩm này cũng như khẳng định tài năng cùng lối viết nữ riêng biệt của Đỗ Hoàng Diệu. Từ đó khẳng định đóng góp của Đỗ Hoàng Diệu và tiểu thuyết Lam Vỹ đối với văn học nữ quyền nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Đồng thời, khóa luận này cũng trang bị thêm kiến thức về nữ quyền, văn học nữ quyền, phê bình văn học nữ quyền và rèn luyện, củng cố kỹ năng nghiên cứu khoa học để chúng tôi hướng đến những nghiên cứu trong tương lai. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tuy không sáng tác nên nhiều tác phẩm nhưng Đỗ Hoàng Diệu vẫn nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của giới nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam. Đặc biệt, vào năm 2005, Đỗ Hoàng Diệu cho ra mắt truyện ngắn Bóng đè – một hiện tượng mới lạ trong văn học Việt Nam đương đại. Cái tên Đỗ Hoàng Diệu từ đấy cũng được nhắc đến nhiều hơn và đứng trong hàng ngũ những cây bút nữ Việt Nam đương đại nổi bật. Đến năm 2016, Đỗ Hoàng Diệu, sau khoảng thời gian vắng bóng trên văn đàn, đã trở lại với Lam Vỹ. Tiểu thuyết này cũng nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn và ít nhiều ý kiến trái chiều từ người đọc. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến dành sự đánh giá cao cho tiểu thuyết Lam Vỹ khi khẳng định rằng tiểu thuyết này cho thấy sự phát triển trong phong cách Đỗ Hoàng Diệu sau hơn mười năm. Với ông, ngôn ngữ trong tác phẩm này tràn ra từ vô thức, “bóng tối trong tâm hồn, tâm thức… không chỉ của tác giả mà của cả một thời đại” [Dẫn theo 47]. Phạm Ngọc Tiến cũng đưa ra những cảm nhận về tiểu thuyết: “Quá nhiều vấn đề trong cuốn sách tưởng chỉ là những quẫy đạp đi tìm hạnh phúc của một người phụ nữ thông qua những cuộc tình. Đó là cuộc chiến của đạo đức, giáo lý, tôn giáo là lối sống đủ mọi khía cạnh của thời hiện đại” [Dẫn theo 47]. Nhà văn 2 cho rằng Đỗ Hoàng Diệu đã xây dựng nên một không gian đan xen thực và ảo bị giới hạn bởi thời gian, đạo đức, luân lý. Đồng thời khẳng định Lam Vỹ ngập trong nỗi buồn. Đồng tình với đánh giá của nhà văn Phạm Ngọc Tiến, biên tập viên Diệu Thủy nhận xét: “Lam Vỹ vẫn tiếp tục lối viết ma mị của Bóng đè. Đỗ Hoàng Diệu là người có khả năng viết rất hay về bóng tối, có khả năng thuyết phục người đọc về tính chất quyến rũ của bóng tối” [Dẫn theo 48]. Diệu Thủy cho rằng, chính bóng tối trong Lam Vỹ đã đưa người đọc lần về quá khứ, khám phá văn hóa và nhận diện chiều sâu tâm hồn con người. Trái với quan điểm của Phạm Ngọc Tiến, Nhà văn Nguyễn Trương Quý cho rằng tiểu thuyết này “có độ tươi tắn của một người hiểu đời, rất sinh động” [Dẫn theo 48]. Trương Quý tìm thấy trong Lam Vỹ một giọng văn đa thanh và giễu nhại cùng màu sắc huyền thoại thông qua hình tượng nhân vật Thơ. “Sở trường của Diệu trong cuốn sách được bộc lộ, Diệu thực sự nhìn nhận ra xa bối cảnh văn hóa của nhân vật gốc, nhìn thấy những điều níu kéo, giữ chân của nhân vật trong bối cảnh, như con chim mãi không bay được, cho đến tận cái kết. Một cách thể hiện giá trị kép của những người sống trong hai nền văn hóa như Diệu” [Dẫn theo 48]. Với Trương Quý, Lam Vỹ là tác phẩm đưa người đọc đến với câu chuyện của người nữ, giúp bạn đọc thấu hiểu về thân phận và giá trị của họ. Dương Tường cho rằng sự trở lại của Lam Vỹ chính là “sự trỗi dậy bản ngã viết văn” [Dẫn theo 48] của Đỗ Hoàng Diệu. Dịch giả khẳng định tiểu thuyết Lam Vỹ là cuốn tiểu thuyết thành công trong đời văn của nữ nhà văn này. Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Lam Vỹ tạo nên sự nhất quán trong các sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu. Phạm Xuân Nguyên đã chỉ ra xung đột chính trong tiểu thuyết Lam Vỹ là xung đột của nhóm người yếu thế - những người nữ bị mất tiếng nói và địa vị - với quyền lực số đông - người nam cùng những khuôn phép kìm hãm sự tự do của người phụ nữ. Đậu Thị Thương cũng đã để lại những suy nghĩ khi Đọc tiểu thuyết Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu. Đậu Thị Thương đi vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết và nhận xét đây là “ngôn ngữ của dòng tâm thức kì dị. Thứ ngôn ngữ của một tâm hồn vốn thống khoái và sầu mộng của chính nhân vật Lam Vỹ đã ở vào ngòi bút nhà văn” [64]. Tác giả đã chỉ ra những câu văn dài hơi trong Lam Vỹ bắt 3 nguồn từ dòng xúc cảm mãnh liệt. Cùng với đó, tác giả cho rằng, bóng tối lan tỏa khắp tác phẩm cùng đôi cánh Lam Vỹ là những hình ảnh ẩn dụ, “cần những người đọc có vốn đời sống lịch sử và con người đã và đang diễn ra trong xã hội này, để vừa đọc vừa tái hiện qua những hồi cố” [64]. Nguyễn Thị Ngân trong luận văn Tiểu thuyết các nhà văn nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2010 – từ góc nhìn nữ quyền đã cho rằng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lam Vỹ là kiểu nhân vật nổi loạn với “niềm kiêu hãnh về cái đẹp cứu rỗi” [43, tr.84]. Tác giả cho rằng các nhân vật nữ trong tiểu thuyết này là biểu hiện cho diễn ngôn ngữ giới đầy mới mẻ của nhà văn. Đỗ Hoàng Diệu đã cho nhân vật nữ của mình đối thoại và ““gây hấn” với những ràng buộc cố hữu đã đẩy người phụ nữ ra vị trí “ngoài lề”” [43, tr.84]. Từ việc phân tích các biểu hiện về ý thức giới của các nhân vật nữ, Nguyễn Thị Ngân khẳng định Đỗ Hoàng diệu đã xây dựng được hình ảnh mới về người nữ trong thời đại nữ quyền. Trong Những cái "bóng đè" lên người phụ nữ trong truyện của Đỗ Hoàng Diệu, Hoàng Thị Kim Dung đã phác thảo chân dung của những người góp phần tạo nên thân phận bị kịch của người nữ qua việc phân tích các nhân vật nam trong tiểu thuyết Lam Vỹ. Tác giả khẳng định, ám ảnh nối dõi tông đường cùng quan niệm Nho giáo lạc hậu còn xuất hiện trong xã hội hiện đại “chính là những "bóng đè" - đè nặng lên cuộc đời của bao kiếp người phụ nữ. Và hình ảnh những thế hệ đàn ông trên là dẫn chứng minh họa cho sự "hãm hiếp" tập thể người phụ nữ” [8, tr.36]. Đúng với dự đoán của nhà văn Phạm Ngọc Tiến, Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu đã gây nên sự tranh cãi giữa bạn đọc. Bên cạnh những phản ứng tích cực, một bộ phận độc giả đã đưa ra ý kiến đối lập. Trạch Nam đã cho rằng Đỗ Hoàng Diệu đang lặp lại trong lối mòn khi viết về thân phận người nữ. Theo tác giả, Lam Vỹ cùng các sáng tác mới của Đỗ Hoàng Diệu “thực chất chỉ tiếp nối chủ đề lớn mà Đỗ Hoàng Diệu đã ấp ủ, thai nghén để viết nên Bóng đè: thân phận của người đàn bà trong một xã hội nam quyền chật đầy những giáo điều” [42]. Các độc giả trên trang web https://www.goodreads.com cũng đã để lại những phản hồi sau khi đọc tiểu thuyết này. Phần lớn bạn đọc cảm thấy thất vọng vì cho rằng tiểu thuyết Lam Vỹ quá tập trung vào việc đả kích tư tưởng Nho giáo mà không để nhân vật nữ chính vượt lên khỏi nó. 4 Có thể thấy, mặc dù nhận được sự quan tâm của giới phê bình, độc giả trong và ngoài nước nhưng chúng tôi cho rằng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết Lam Vỹ cũng như tiếp cận tiểu thuyết này bằng lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền. Vậy nên ở khóa luận này, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu với hi vọng sẽ có những phát hiện về nội dung cùng hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Lam Vỹ dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền, góp phần vào quá trình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền của Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi mong muốn khẳng định tài năng nghệ thuật, những đóng góp của Đỗ Hoàng Diệu đối với văn học nước nhà cũng như chỉ ra điểm hạn chế của nhà văn này. 3. Mục đích nghiên cứu - Khám phá những đặc điểm, đặc sắc của tiểu thuyết từ góc nhìn nữ quyền. - Khẳng định giá trị, sự đóng góp của tiểu thuyết Lam Vỹ đối với tiểu thuyết nữ quyền và tiểu thuyết Việt Nam đương đại. - Làm sáng tỏ sự mới mẻ, độc đáo trong cách tư duy của Đỗ Hoàng Diệu khi nói về các vấn đề nữ quyền. - Thấy được đóng góp cùng vị trí của Đỗ Hoàng Diệu trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu (NXB Hội Nhà văn, 2016). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là những yếu tố liên quan đến vấn đề nữ quyền (ý thức nữ quyền, yếu tố phái tính, lối viết nữ) được thể hiện ở hai bình diện nội dung và hình thức trong tiểu thuyết Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp - Xem xét, đánh giá các vấn đề nữ quyền được thể hiện ở nội dung và nghệ thuật. - Khái quát các vấn đề đã xem xét để đưa ra các nhận định về vấn đề cần xác định trong khoá luận. 5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu 5 So sánh tiểu thuyết Lam Vỹ với tiểu thuyết của các nhà văn nữ như Thuận, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, … để xác định nét riêng của Đỗ Hoàng Diệu ở mảng văn học này. 5.3. Phương pháp phê bình văn học nữ quyền Vận dụng quan điểm, phương pháp nghiên cứu phê bình văn học nữ quyền để nghiên cứu tiểu thuyết Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu. 5.4. Phương pháp loại hình Dựa trên các đặc trưng của tiểu thuyết để xem xét, đánh giá tiểu thuyết Lam Vỹ ở phương diện thể loại khi thể hiện các vấn đề nữ quyền Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học hỗ trợ khác. 6. Bố cục khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: LAM VỸ TRONG DÒNG Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI. Chương 2: THIÊN TÍNH NỮ VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT LAM VỸ. Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN TÍNH NỮ VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT LAM VỸ. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LAM VỸ TRONG DÒNG Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Khái quát lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền 1.1.1. Nữ quyền và lý thuyết nữ quyền 1.1.1.1. Nữ quyền Những năm gần đây, dù gây nên nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận, vấn đề nữ quyền (women’s right) nhận được nhiều sự quan tâm và đã tạo ảnh hưởng rõ rệt lên nhận thức của mọi người trên toàn thế giới. Nữ quyền thường được nhắc đến cùng các khái niệm như “giới” (gender), “phái tính” (sex) hay “nữ tính” (femininity). Nếu “giới” là những yếu tố sinh lý tự nhiên được chọn lọc ngẫu nhiên và chịu sự tác động, chi phối của xã hội thì “nữ tính” lại đi sâu vào bản thể, gồm những tính chất, đặc trưng nổi bật của người phụ nữ mang chuẩn mực văn hóa – xã hội, được đặt trong sự phân biệt với nam tính (tính chất của người nam). Nữ tính vừa có sự ổn định, vừa biến đổi không ngừng để phù hợp với từng nền văn hóa khác nhau. Trong khi đó, phái tính là sự tổng hòa những đặc điểm sinh học và xã hội của từng giới, là “sự liên kết giữa giới tính và những bản tính đặc trưng cho từng phái riêng biệt” [73, tr.10]. Đặt trong mối liên hệ giữa các khái niệm, có thể thấy rõ, “nữ quyền” không chỉ dừng lại ở việc thể hiện các đặc tính của phái mà còn hướng đến một mục đích khác. Theo Kamla Bhasin, “Nữ quyền là sự nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản và tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm thay đổi tình trạng đó” [Dẫn theo 73, tr.34]. Nữ quyền được Hoàng Bá Thịnh định nghĩa “là quyền phụ nữ và hiểu đầy đủ thì đó là đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Với niềm tin dựa trên nguyên tắc cho rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ may trong cuộc sống như nam giới về chính trị, kinh tế, luật pháp…” [Dẫn theo 73, tr.34]. Có thể hiểu nữ quyền là quyền lợi của nữ giới về mọi khía cạnh trong mối tương quan với nam giới cùng mục tiêu bình đẳng giới và tạo nên quy chuẩn riêng của giới nữ. Đây được 7 xem như tiền đề lý thuyết đấu tranh cho quyền của người nữ và vấn đề nam nữ bình quyền. “Nữ quyền” là khái niệm gắn với nhân vị giới và ý thức giới của người nữ. Từ lâu, người phụ nữ đã luôn có ý thức xác tín cá biệt nữ. Thế nhưng, khái niệm nữ quyền chỉ thực sự xuất hiện và được đón nhận khi Chủ nghĩa nữ quyền (feminism) ra đời. Lúc này, người nữ đã thể hiện ý thức giới, lan tỏa ý thức này nhằm hướng đến bình đẳng giới, bảo vệ người nữ trước những quan niệm, định kiến xã hội và khẳng định vị thế của giới mình. Từ những quan điểm manh nha đến hệ ý thức là sản phẩm của cả một hành trình phát triển không ngừng. Có thể thấy được sự cố gắng của người nữ trong việc đấu tranh cho giới mình và làm chủ đời sống của chính mình. Qua đó, bản sắc, giá trị nội tại của nữ giới được nhấn mạnh, sự khác biệt trong phái tính và nữ tính được đề cao. 1.1.1.2. Lý thuyết nữ quyền Lý thuyết nữ quyền là sự thức nhận, nỗ lực chống lại những bất công phụ nữ phải gánh chịu trong mọi mặt của đời sống cũng như tiến hành chấm dứt sự áp đặt, thống trị của nam quyền đang đè nén quyền của phụ nữ. Đây cũng là tiếng nói đòi được đối xử bình đẳng, được bộc lộ tài năng và giá trị của mình. Lý thuyết nữ quyền “từ chối xác nhận một quyền uy hay chân lý “nam tính”” [73, tr.39], phủ nhận hoàn toàn các lý thuyết mang tính áp chế, chủ quan của nam giới. Các nhà nữ quyền cho rằng sự bất bình đẳng giới đã khiến người nữ trở thành kẻ dưới và chịu sự thống trị của người nam. Niềm tin người nữ là kẻ dưới do bản tính đã in sâu vào tâm thức của phái nam khiến họ có những hành động, thái độ hạ thấp vị thế người nữ. Các nhà nữ quyền hướng đến xây dựng thế giới bình quyền, tự do cùng với quan điểm: thái độ đối với tự do chính là yếu tố đánh giá giá trị con người. Để làm được điều đó, người nữ phải ý thức được bản thể và độc lập với cái tôi của nam giới. Sự ra đời của lý thuyết nữ quyền đã tạo nên khúc ngoặc nữ quyền (feminist turn), không gian xã hội được mở rộng tối đa để người nữ tham gia, tự định nghĩa về giới mình và giải cấu trúc những định kiến vốn tồn tại lâu trong xã hội về giới nữ. Trong lý thuyết nữ quyền, vấn đề quyền lực cũng được các nhà nữ quyền quan tâm kiến giải. Quan niệm về nguồn gốc của quyền lực cũng có nhiều khác biệt. Nếu các nhà nữ quyền xã hội chủ nghĩa nhận định quyền lực xuất phát từ chế độ nam trị thì các nhà nữ quyền hậu cấu trúc nghiên cứu từ sự khuất phục của người bị thống trị hay có người xem quyền lực là “sự tạo quyền (power as empowerment)” [73, 8 tr.38]. Vậy nên, có thể hiểu, quyền lực là sự thống trị (power as domination) qua các biểu hiện như áp bức, nam trị hay sự khuất phục. Vấn đề này bắt nguồn từ sự mất cân bằng quyền lực giữa hai phái khi người nam luôn chiếm nhiều lợi thế quyền lực hơn người nữ. Điều này được thể hiện qua cách đàn ông được xem là “phái mạnh”, “trụ cột” trong khi đàn bà bị mặc định là “phái yếu”, “kẻ lệ thuộc”. Bên cạnh đó, các nhà nữ quyền còn xem quyền lực là cách thể hiện dấu ấn cá nhân cùng sức mạnh tiềm tàng của phụ nữ. Bởi với họ, quyền lực không là sự hạn chế quyền lực của người khác mà là cùng nâng cao và phát triển. Lý thuyết nữ quyền rất đa dạng, là sự kết hợp giữa nhiều loại lý thuyết. Trong phần Những vấn đề của lý thuyết nữ quyền cùng bài viết Phê bình nữ quyền (trích trong chương 6 của Đọc bản hướng dẫn lí thuyết văn học đương đại (A Reader’s Guide to Contemporary Literary Theory, 1989)), Raman Selden đã đưa ra hai lí do tạo nên sự phân hóa trong lý thuyết nữ quyền. Một là, một số nhà nữ quyền “mong ước tránh được “những sự cố định và xác quyết” của lí thuyết” [51] mang tính nam. Hai là, nhiều nhà phê bình nữ quyền muốn tự do về mặt diễn ngôn thông qua việc “phát triển một diễn ngôn nữ giới không thể bị ràng buộc về khái niệm như là thuộc về một truyền thống lí thuyết được thừa nhận (và bởi vậy có lẽ do nam giới tạo ra)” [Dẫn theo 74, tr.20]. Tác giả cũng chỉ ra năm tiêu điểm có liên quan đến phần lớn các cuộc thảo luận về giới tính: sinh học, kinh nghiệm, diễn ngôn, vô thức, những điều kiện kinh tế và xã hội. Trước hết, lý thuyết nữ quyền được biết đến với hai công trình nổi tiếng Căn phòng riêng (Virginia Woolf) và Giới thứ hai (Simone de Beauvoir). Hai tác phẩm cùng hướng đến quan điểm người nữ cần thể hiện bản thân để xác quyết vị thế của mình. Lý thuyết nữ quyền cũng lên án sự đàn áp đẳng cấp – giới tình (sex – class oppression) thông qua các tác phẩm Tình chị em mãnh liệt (Sisterhood is Powerful, 1970) của Robin Morgan và Người phụ nữ trong xã hội kỳ thị giới tính: Nghiên cứu về Quyền lực và Sự không có Quyền lực (Women in Sexist Society: Studies in Power and Powerlessness, 1971) của Vivian Gornick và Barbara K. Moran. Lý thuyết nữ quyền cũng vận dụng quan điểm khẳng định vai trò của “quyền uy giống cái” trong lý thuyết phân tâm học của Lacan và Kristeva. Từ đó vạch trần sự bất công nữ giới phải gánh chịu và sự phụ thuộc của giới nữ trong mọi hoạt động đời sống xã hội bởi quan điểm đàn ông là kẻ mạnh, đàn bà là kẻ yếu, mà gốc rễ sâu xa 9 là chế độ nam quyền. Lý thuyết nữ quyền chính trị hình thành với hai đại diện tiêu biểu là Kate Millet và Michèle Barret. Đặc biệt, Kate Millet trong sáng tác của mình – Chính trị về giới tính (Sexual Politics, 1970) – đã chỉ ra sự bất công nữ giới phải chấp nhận từ khi còn thơ ấu hay khái niệm “giới tính” đều bị chi phối, áp đặt bởi chính trị. Quyền lợi chính trị của phụ nữ cũng nhận được sự ủng hộ thông qua các công trình về giới nữ như Nghĩ về phụ nữ (Thinking about Women, 1968) của Mary Ellmann, Bay lên từ bệ phóng (Up from the Pedestal, 1968) của Aileen Kraditor, Phụ nữ và Luật pháp (Women and the Law, 1969) của Leo Kanowitz, Ai cũng đã dũng cảm (Everyone was Brave, 1971) của William O’Neil…Lý thuyết nữ quyền về tính dục đã đưa ra các luận điểm về phái tính, giới tính và tính dục. Trong đó, tác phẩm Biện chứng về tính dục: Lý do của cách mạng nữ quyền (The Dialectic of Sex: The Case for Feminist Revolution, 1979) của Shulamith Firestone đã cho rằng bất bình đẳng giới được sản sinh từ cấu trúc xã hội gia trưởng và cấu trúc sinh học. Người phụ nữ bị áp đặt quan điểm về việc mang thai, sinh con và nuôi dưỡng con cái. Từ đó, bà ủng hộ sự can thiệp của công nghệ sinh sản vào việc mang thai của người nữ cũng như quyền được tránh thai, phá thai và được hỗ trợ nuôi dạy con cái. Với bà, phân biệt giới tính sẽ biến mất hoàn toàn nếu sự khác biệt cơ bản giữa nam và nữ – việc mang thai và sinh con – được giải quyết triệt để. Lý thuyết nữ quyền hậu cấu trúc hướng đến hai vấn đề: Một là đa tính dục, sự khác biệt trong cảm nhận về tính dục giữa hai giới qua hai tác phẩm nổi bật của Luce Irigaray là Ảo ảnh về người phụ nữ – tha nhân (Speculum of the Other – woman, 1974) và Giới tính này không chỉ là Một (This sex which is not One, 1977). Hai là đề cập đến lối viết nữ (l’écriture feminine) trong tác phẩm nổi tiếng Tiếng cười của nàng Méduse (Le Rire de la Méduse) của Hélène Cixous. Như vậy, học thuyết của các nhà hoạt động nữ quyền đã có ảnh hưởng sâu rộng đến chủ nghĩa nữ quyền, tạo nên một hệ thống lý thuyết nữ quyền với nhiều quan điểm, đánh giá khác nhau. 1.1.2. Phê bình văn học nữ quyền Hiện nay, văn học nữ quyền (feminist literature) được biết đến thông qua nhiều cách hiểu khác nhau. Tác giả Nguyễn Giáng Hương xem văn học nữ quyền như một dòng văn học phản kháng, văn học dấn thân. Theo tác giả, “dòng văn học này chỉ được viết bởi phụ nữ…Văn học nữ quyền không tồn tại tách biệt với văn học nữ, nó nằm bên trong mảng văn học nữ với một ý đồ đấu tranh bình đẳng giới 10 rõ rệt hơn. Văn học nữ quyền cùng với phong trào bình đẳng giới là điều kiện để văn học nữ nói chung phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng” [21]. Khác với Nguyễn Giáng Hương, Lưu Tuệ Anh khẳng định sáng tác của các nhà văn nam có thể thuộc dòng văn học này và không phải sáng tác nào của tác giả nữ cũng đều là văn học nữ quyền. Lưu Tuệ Anh khẳng định giới tính không là tiêu chí xác định văn học nữ quyền, phải dựa trên nội dung để nhận biết tác phẩm có thuộc dòng văn học này hay không. Nội dung của tác phẩm phải nói về “sự sinh tồn và giải phóng phụ nữ.” [Dẫn theo 14, tr.18]. Như vậy, chúng tôi cho rằng văn học nữ quyền chỉ dòng văn học viết về người nữ, có vị trí quan trọng trong nền văn học nữ, chủ yếu do các tác giả nữ sáng tác. Dòng văn học này gắn với quyền và vai trò của người nữ cùng nỗ lực đi sâu vào phân tích, đánh giá, tái hiện thế giới phong phú, phức tạp của họ cũng như thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan dưới góc nhìn của nữ giới. Văn học nữ quyền là sự kết tinh giữa sáng tác văn học nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền. Ở từng giai đoạn, văn học nữ quyền được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Vào thời kỳ trước, các vấn đề về người nữ được viết dưới hệ quy chiếu giá trị và quan điểm nam quyền. Sự thống trị, lúc này, vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức người nữ khiến họ chưa hoàn toàn làm chủ ngòi bút mà sáng tác văn chương dưới góc nhìn của nam quyền bằng thứ “ngôn ngữ do đàn ông sinh ra” (Dale Spender) [25]. Sau này, khi người nữ ý thức về tính tự trị và tính chủ thể của mình thì cũng là lúc văn học nữ quyền thực sự xuất hiện. Như nhà nghiên cứu Lưu Tư Khiêm đã từng nhận định văn học nữ quyền gắn với “tinh thần nhân văn hiện đại, lấy nữ tính làm chủ thể ngôn từ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ” [Dẫn theo 14, tr.18]. Văn học nữ quyền gắn với tiếng nói, ngôn ngữ, tư duy và sự thể nghiệm của người nữ. Đặt biệt là ý thức chống đại tự sự, chống lại sự thống trị nam quyền dưới hình thức hợp thức hóa sự khác biệt giữa hai giới và áp đặt lên con người sinh học của giới nữ. Chỉ khi người nữ đặt toàn bộ thân thể và tâm trí vào trang viết, văn học nữ quyền mới thoát khỏi hệ thống tạo nghĩa của nam giới, phát triển cùng lối viết mới, diễn ngôn mới do chính người nữ sáng tạo nên. “Văn học nữ quyền là thứ văn học kháng cự lại tình trạng mất tiếng nói của nữ giới” (Trần Thiện Khanh) [25]. Trong không gian văn bản nghệ thuật, người nữ có xu hướng giải ảo quyền lực nam giới và nâng cao vị thế của giới mình. Giờ đây, 11 người nữ toàn quyền thể hiện quan điểm của mình về mọi vấn đề, cả những vấn đề bị cấm kị. Văn học nữ quyền cho thấy phụ nữ là một cá thể tự chủ, độc lập, sống cho chính mình chứ không vì người khác, theo người khác. Người nữ toàn quyền giải kiến tạo bản thể giới - thứ mà trước đây được tạo nên và thừa nhận bởi diễn ngôn nam giới, mang đến một định nghĩa mới về giới mình. Văn học nữ quyền là minh chứng cho việc người nữ tìm lại được tiếng nói, quyền được nói và viết. Người nữ không còn “thụ động như một thân phận” [25] mà là một chủ thể tự do bộc lộ những mong cầu, khát vọng của mình. Họ không là một ngoại lệ cũng không dị biệt, họ là một phần chính của xã hội và có sức ảnh hưởng đến sự biến chuyển của xã hội. Dòng văn học này là thế giới giá trị riêng của nữ giới, nơi họ được thỏa sức tự do thể hiện mọi khát vọng chính đáng của mình. Ở đây, mọi vấn đề tầm thường, phi chuẩn mực nhất – theo quan điểm của nam quyền là đi ngược lại cái tự nhiên, cái định sẵn – đều được người nữ nói về. Đó là những khao khát tính dục, vấn đề ngoại tình hay ham muốn tình dục đồng tính – những vấn đề bị nam giới phủ định, ngăn cản người nữ được sống đúng với nhu cầu nhục thể của mình. Bởi vậy mà văn học nữ quyền được xem là vùng đất nghệ thuật giải quy phạm hóa. Trong dòng văn học nữ quyền, nữ giới và nữ tính được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau, được nhìn từ các góc độ như văn hóa, ý thức hệ, chính trị, … Trong dòng chảy văn học thế giới, văn học nữ từ lâu đã được hình thành trong dáng vẻ nguyên sơ nhất. Đến khi chủ nghĩa nữ quyền ra đời và phát triển, đặt biệt là sự ra đời của Giới thứ hai, văn học nữ quyền mới thực sự định hình, trải qua ba giai đoạn phát triển lớn. Giai đoạn đầu tiên gắn với Beauvoir cùng sáng tác của bà - Giới thứ hai. Bà đã đưa ra những nhận định về cấu trúc xã hội giới tính, sự bị áp đặt của các chủ thể mang giới tính, khẳng định khả năng của nữ giới và đề ra những yêu cầu hướng đến xã hội bình đẳng. Nhận thức của Beauvoir đã trở thành một trong những giá trị cốt lõi của lý thuyết văn học nữ quyền. Bà đã tạo nên một cú đánh trực diện vào hệ giá trị mà chế độ nam quyền đã tạo dựng suốt hàng thế kỉ. Giai đoạn thứ hai có sự xuất hiện của phê bình văn học nữ quyền. Đây là giai đoạn mà các nhà văn nỗ lực tìm lại tiếng nói đã mất và các nhà phê bình văn học tiếp cận, khảo sát sáng tác của các nữ tác giả da màu, các vấn đề đồng tính nữ trong văn học. Văn học nữ quyền giai đoạn này vừa phản kháng nam quyền, giải mã thế giới nữ vừa nghiên 12 cứu phái nam dựa vào góc nhìn của người nữ. Giai đoạn thứ ba, từ đầu thiên niên kỷ thứ ba đến nay, là sự chuyển mình của văn học nữ quyền. Dòng văn học này đào sâu vào bản thể con người trước sự tác động lớn của chủ nghĩa hậu cấu trúc và hậu hiện đại. Bên cạnh đó, các nhà văn cũng tiếp tục tìm kiếm lời giải cho câu hỏi về ngôn ngữ. Văn học nữ quyền đã phát triển mạnh mẽ và thâm nhập vào đời sống xã hội trên toàn thế giới. Dòng văn học này đã góp phần thay đổi vị trí của giới nữ, phá vỡ cục diện nam quyền của nền văn chương nhân loại. Tùy thuộc vào từng thời đoạn và xã hội khác nhau mà quan điểm về nữ giới và các vấn đề liên quan được biểu đạt theo màu sắc, chủ âm riêng. Điều này làm nên một dòng văn học nữ quyền đa sắc, phong phú và phức tạp. Ý thức nữ quyền là một khía cạnh có sức ảnh hưởng lớn đến các hoạt động nữ quyền. Ý thức là sự phản ánh có sáng tạo và cải biến thế giới khách quan trong quan hệ với con người. “Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí..., trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi; theo chiều dọc, ý thức bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức” [22, tr.39]. Vậy nên, ý thức nữ quyền là những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, gắn chặt trong ý thức, tiền ý thức và tồn tại sâu trong vô thức của chủ thể. Dưới sự tác động của hoàn cảnh, ý thức nữ quyền được biểu hiện dưới những trạng thái khác nhau. Trong văn học nữ quyền, ý thức nữ quyền là dòng chảy bất tận, luôn xuất hiện ở mọi giai đoạn văn học với cấp độ biểu hiện đậm nhạt khác nhau. Ý thức nữ quyền trong văn học là sự lên tiếng của người viết về một thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nữ giới với những chiêm nghiệm, suy tư, quan điểm trước các vấn đề trong đời sống, về khát vọng giải phóng giới, bình đẳng giới và khẳng định giá trị riêng của mình thông qua những đặc trưng và cảm quan thuộc về giới nữ. Ý thức nữ quyền trong văn học không chỉ là ý thức thuộc về người sáng tạo mà nó còn xuất hiện trong góc nhìn phê bình văn học nữ quyền và tồn tại trong nội tại văn bản nghệ thuật. Phê bình văn học nữ quyền (Feminist literary criticism) là một khuynh hướng được hình thành trong cái nôi của chủ nghĩa nữ quyền. Sự ra đời của phê bình văn học nữ quyền là sự bùng nổ của chủ nghĩa nữ quyền, tạo thế vững chắc cho hành trình đấu tranh của nữ giới và chiếm vị trí quan trọng trong tư tưởng của nhân loại. Loại phê bình này đã tác động rất lớn đối với sự phát triển của văn học nữ trong nền văn học thế giới nói chung và văn học nữ quyền nói riêng. Nó thúc đẩy quá trình 13 sáng tác của các nhà văn nữ quyền, tìm lại và công nhận những tác phẩm văn học nữ quyền tưởng chừng đã rơi vào quên lãng. Phê bình văn học nữ quyền được hiểu là vận dụng tư tưởng, lý thuyết nữ quyền để thâm nhập vào tác phẩm văn học với đối tượng nghiên cứu trung tâm là người nữ (women centerted). Loại phê bình này phân tích, lí giải các phương diện cả về nội dung lẫn hình thức trong từng sáng tác văn học nữ quyền trong từng giai đoạn cụ thể. Từ đó vừa khám phá, đánh giá mọi vấn đề thuộc đời sống mang tính nam quyền đã chèn ép cuộc đời người nữ vừa sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật của riêng giới nữ thông qua cái nhìn, cảm quan, sự thể nghiệm của nữ giới về thế giới phản ánh và thế giới được phản ánh trong tác phẩm văn học. Phê bình văn học nữ quyền cũng là phê bình diễn ngôn giới tính – nơi bộc lộ sự kháng cự của phái nữ với thiết chế nam quyền, sự khẳng định bản thể của người nữ trong xã hội và khát vọng xác lập bình đẳng giới. Không chỉ vậy, phê bình văn học nữ quyền còn hướng đến người sáng tạo và người đọc trong mối quan hệ với các sáng tác văn học nữ quyền. Theo Annis Pratt, phê bình văn học nữ quyền hướng đến bốn mục tiêu chính: “một, cố gắng phát hiện và tái hiện các tác phẩm văn học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao; bốn, mô tả những sự phát triển của các các yếu tố liên quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học” [Dẫn theo 14, tr.19]. Elaine Showaiter đã bổ sung thêm một nhiệm vụ nữa của văn học nữ quyền là: “xác lập cái khung lý thuyết và mỹ học riêng để phân tích các tác phẩm văn học của phụ nữ, để phát triển những mô hình phê bình dựa trên kinh nghiệm riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mô hình và lý thuyết do nam giới dựng lên” [Dẫn theo 14, tr.19]. Không chỉ vậy, phê bình văn học nữ quyền còn thiết lập văn học sử thuộc về nữ giới, nhìn nhận lại vai trò, giá trị của nữ giới trong tương quan với nam giới cũng như tái phát hiện văn hóa nữ giới. Phê bình văn học nữ quyền là sự khơi gợi và chuyển tải các giá trị nhân sinh tốt đẹp, các yếu tố thẩm mỹ đậm tính nữ quyền trong sáng tác văn học nữ quyền đến với người đọc. Sinh thành từ chủ nghĩa nữ quyền, phê bình văn học nữ quyền cũng tồn tại qua nhiều giai đoạn khác nhau. Phê bình văn học nữ quyền bắt đầu hình thành sau sự mở đường của hai nhà nữ quyền Virginia Woolf và Simone de Beauvoir. Tiểu luận A room of One’s Own (Căn phòng riêng, 1929) của Virginia Woolf được xem là 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất