Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe - dinh dưỡng Kiến thức, thực hành và nhu cầu giáo dục vệ sinh phụ nữ của học sinh nữ tại một ...

Tài liệu Kiến thức, thực hành và nhu cầu giáo dục vệ sinh phụ nữ của học sinh nữ tại một số trường thcs quận thanh xuân, hà nội năm 2015

.DOCX
109
448
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TIẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC VỀ VỆ SINH PHỤ NỮ CỦA HỌC SINH NỮ MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TIẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC VỀ VỆ SINH PHỤ NỮ CỦA HỌC SINH NỮ MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI NĂM 2015 Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 60720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Vững HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào Tạo YHDP và YTCC, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình và các cơ quan liên quan. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đăng Vững Phó Viện trưởng, Trưởng Bộ môn Dân Số, Viện Đào Tạo YHDP và YTCC Trường Đại học Y Hà Nội. Thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn, động viên, chia sẻ những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong quá trình viết và hoàn thiện luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn tập thể thầy, cô giáo thuộc bộ môn Dân Số, các thầy cô thuộc Viện đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh trường THCS Kim Giang, trường THCS Khương Đình đã hết sức nhiệt tình hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị em lớp cao học YTCC khóa 23 trường Đại học Y Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với tôi trong quá trình viết luận văn này. Sinh viên Nguyễn Thị Tiến CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ---------***--------- LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau Đại học Viện Đào Tạo YHDP và YTCC, Bộ môn Dân Số - Trường Đại học Y Hà Nội, Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa học và chính xác. Các số liệu, cách xử lý và phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan. Hà Nội, ngày…. tháng …. năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Tiến DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BPSD GDSK Bộ phận sinh dục Giáo dục sức khỏe HIV/AIDS Human Immunodeficiency Virus Infection/ Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm NKĐSS SKSS THCS THPT VSPN WHO miễn dịch mắc phải ở người) Nhiễm khuẩn đường sinh sản Sức khỏe sinh sản Trung học cơ sở Trung học phổ thông Vệ sinh phụ nữ World Health Organization YHDP YTCC (Tổ chức y tế thế giới) Y Học Dự Phòng Y Tế Công Cộng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3 1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nữ THCS.........................................3 1.2. Cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ............................................................4 1.3. Nhiễm khuẩn đường sinh sản..................................................................6 1.4. Vệ sinh bộ phận sinh dục nữ...................................................................9 1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành, nhu cầu về vệ sinh phụ nữ ở học sinh.................................................................................13 1.6. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu............................................................16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17 2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................17 2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................17 2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17 2.5. Các biến số, chỉ số.................................................................................20 2.6. Sai số và cách khắc phục.......................................................................29 2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................30 2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu...................................................................30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................31 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...........................................31 3.2. Kiến thức của học sinh về vệ sinh phụ nữ.............................................32 3.3. Thực hành của học sinh về vệ sinh phụ nữ...........................................43 3.4. Tình trạng tìm hiểu thông tin về vệ sinh phụ khoa................................54 3.5. Nhu cầu giáo dục vệ sinh phụ nữ..........................................................58 3.6. Mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức, thực hành vệ sinh phụ nữ......61 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................70 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...........................................70 4.2. Kiến thức về vệ sinh phụ nữ..................................................................70 4.3. Thực hành về vệ sinh phụ nữ................................................................75 4.4. Tìm hiểu thông tin về vệ sinh phụ nữ....................................................77 4.5. Nhu cầu giáo dục về vệ sinh phụ nữ.....................................................78 4.6. Một số mối liên quan trong nghiên cứu................................................80 KẾT LUẬN....................................................................................................83 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................31 Bảng 3.2: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung về vệ sinh phụ nữ hàng ngày...38 Bảng 3.3: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung về vệ sinh kinh nguyệt.............41 Bảng 3.4: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung về vệ sinh phụ nữ.....................42 Bảng 3.5: Tỷ lệ học sinh có thực hành chung về vệ sinh phụ nữ hàng ngày...........49 Bảng 3.6: Tỷ lệ học có thực hành chung về vệ sinh kinh nguyệt....................52 Bảng 3.7: Tỷ lệ học sinh có thực hành chung về vệ sinh phụ nữ....................53 Bảng 3.8: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu nhận thông tin giáo dục vệ sinh phụ nữ từ các khối lớp.................................................................................................60 Bảng 3.9: Mối liên quan kiến thức chung về vệ sinh phụ nữ với thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.....................................................................61 Bảng 3.10: .Mối liên quan giữa đối tượng đã cung cấp thông tin với kiến thức chung về vệ sinh phụ nữ..................................................................................62 Bảng 3.11: .......Mối liên quan giữa nguồn đã cung cấp thông tin với kiến thức chung về vệ sinh phụ nữ..................................................................................63 Bảng 3.12: ...Mối liên quan giữa thực hành chung về vệ sinh phụ nữ với thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................................................65 Bảng 3.13: .Mối liên quan giữa đối tượng đã cung cấp thông tin với thực hành chung về vệ sinh phụ nữ..................................................................................66 Bảng 3.14: ......Mối liên quan giữa nguồn đã cung cấp thông tin với thực hành chung về vệ sinh phụ nữ.................................................................................68 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung về vệ sinh phụ nữ của học sinh.........................................................................................69 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về thời điểm cần rửa bộ phận sinh dục......32 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về số lần cần rửa bộ phận sinh dục/ngày.......33 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về chiều rửa bộ phận sinh dục........34 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về cách dùng nước để rửa bộ phận sinh dục...........................................................................................................35 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ học sinh cho rằng có, không, không biết về thụt rửa vào sâu bên trong bộ phận sinh dục.............................................................................36 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về các ảnh hưởng của việc thụt rửa sâu bên trong bộ phận sinh dục.......................................................................36 Biểu đồ 3.7: Kiến thức của học sinh về việc cần làm sau khi rửa xong bộ phận sinh dục...........................................................................................................37 Biểu đồ 3.8: Kiến thức của học sinh về việc sử dụng quần lót.......................37 Biểu đồ 3.9: Kiến thức của học sinh về số lần/ngày cần rửa bộ phận sinh dục khi có kinh nguyệt...........................................................................................39 Biểu đồ 3.10: ......Kiến thức của học sinh về số lần/ngày cần thay băng vệ sinh khi có kinh nguyệt...........................................................................................39 Biểu đồ 3.11:Tỷ lệ học sinh cho rằng có, không, không biết nên thụt rửa vào sâu bên trong bộ phận sinh dục khi có kinh....................................................40 Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về các ảnh hưởng của việc thụt rửa sâu bên trong bộ phận sinh dục.......................................................................40 Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ học sinh có thực hành về thời điểm rửa bộ phận sinh dục...43 Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ học sinh có thực hành về số lần rửa bộ phận sinh dục/ngày .........................................................................................................................44 Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ học sinh có thực hành về chiều rửa bộ phận sinh dục.....45 Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ học sinh có thực hành về cách rửa bộ phận sinh dục......46 Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ học sinh thụt rửa vào sâu bên trong bộ phận sinh dục..............47 Biểu đồ 3.18: .....Thực hành của học sinh về việc lau khô sau khi rửa xong bộ phận sinh dục...................................................................................................47 Biểu đồ 3.19: Thực hành của học sinh về việc sử dụng quần lót...................48 Biểu đồ 3.20: Thực hành của học sinh về số lần/ngày rửa bộ phận sinh dục khi có kinh nguyệt...........................................................................................50 Biểu đồ 3.21: Thực hành của học sinh về số lần/ngày thay băng vệ sinh khi có kinh nguyệt.................................................................................................50 Biểu đồ 3.22: Tỷ lệ học sinh thực hành thụt rửa vào sâu bên trong bộ phận sinh dục khi có kinh........................................................................................51 Biểu đồ 3.23: Đối tượng đã cung cấp thông tin về vệ sinh phụ nữ................54 Biểu đồ 3.24: Nguồn cung cấp thông tin giới tính cho học sinh.....................55 Biểu đồ 3.25: Các yếu tố thúc đẩy học sinh tìm hiểu về các thông tin vệ sinh phụ nữ..............................................................................................................56 Biều đồ 3.26: Các yếu tố cản trở học sinh tìm hiểu thông tin về vệ sinh phụ nữ.....57 Biểu đồ 3.27: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu được giáo dục vệ sinh phụ nữ.........58 Biểu đồ 3.28: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu được cung cấp thông tin về những nội dung giáo dục vệ sinh phụ nữ....................................................................58 Biểu đồ 3.29: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu nhận thông tin về giáo dục vệ sinh phụ nữ từ các đối tượng...................................................................................59 Biểu đồ 3.30: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu nhận thông tin về vệ sinh phụ nữ từ nguồn.....59 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) là gánh nặng rất lớn cho y tế và kinh tế ở các nước chậm và đang phát triển [1],[2], nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động tình dục, nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người phụ nữ mà còn để lại những hậu quả xấu đến con cái của họ. NKĐSS chủ yếu xảy ra ở nữ do bộ phận sinh dục ở giới này có cấu trúc phức tạp, nhiều khe kẽ, ngóc ngách. Từ tuổi dậy thì trở đi thì bộ phận này lại thường xuyên bài tiết máu (khi có kinh) và tiết dịch từ bên trong (cổ tử cung) và cả bên ngoài (các tuyến quanh âm hộ) khiến rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn không chỉ gây bệnh ở ngoài âm hộ mà có thể lan vào trong âm đạo và lên cổ tử cung, tử cung. Bộ phận sinh dục nữ lại thông với ổ bụng qua hai vòi tử cung (vòi trứng) vì thế nếu bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh có thể lan vào tận trong ổ bụng rất nguy hiểm cho người bệnh. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu đại diện cho quốc gia để xác định tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên qua một số các nghiên cứu tại các vùng miền khác nhau thì tỷ lệ mắc NKĐSS khá cao, dao động trong khoảng từ 50-70% [3],[4],[5],[6],[7]. Vậy làm thế nào để phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có kiến thức, thực hành vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt đúng cách có nguy cơ mắc viêm nhiễm đường sinh dục thấp hơn nhiều ở nhóm có vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt kém [8],[9],[10]. Như vậy việc giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục nữ (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt) là rất quan trọng, cần làm thường xuyên và ngay khi còn bé không phải chờ tới khi trưởng thành mới quan tâm thực hiện. 2 Hiện nay có không ít các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS) để góp phần ngày càng nâng cao sức khỏe của chị em [8],[9],[10]. Tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu tập trung vào kiến thức, thực hành cũng như nhu cầu giáo dục vệ sinh phụ nữ ở học sinh THCS. Trong khi theo báo cáo của WHO khuyên cáo rằng chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản thông thường bắt đầu tốt nhất vào lứa tuổi này [11]. Đây là lứa tuổi vừa bước vào dậy thì, có thể bắt đầu tiếp nhận những thông tin về SKSS một cách lành mạnh. Vì vậy rất cần thiết có một nghiên cứu về vấn đề trên. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi tiến hành tại một số trường quận Thanh Xuân, đây là một trong những quận nội thành của thành phố Hà Nội. Chính quyền và các trường trong quận luôn chú trọng công tác chăm sóc, tuyên truyền giáo dục SKSS cho học sinh nên rất cần thiết nắm bắt được mức độ hiểu biết, thực hành cũng như nhu cầu giáo dục vệ sinh phụ nữ, nhằm đề ra các giải pháp can thiệp hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các em. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Kiến thức, thực hành và nhu cầu giáo dục vệ sinh phụ nữ của học sinh nữ tại một số trường THCS quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2015” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thực hành và nhu cầu về giáo dục vệ sinh phụ nữ của học sinh nữ một số trường THCS quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2015. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về vệ sinh phụ nữ của học sinh nữ một số trường THCS quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2015. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nữ THCS Lứa tuổi THCS (từ lớp 6-9) hay còn gọi là thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị” [12]. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang dần tách khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành). Về thể chất đối với các em học sinh nữ được đánh dấu bằng lần có kinh nguyệt đầu tiên. Ở các em kích thước cơ thể bắt đầu tăng nhanh, trung bình mỗi năm chiều cao tăng thêm 5-8 cm và trọng lượng cơ thể tăng 48 kg. Da thay đổi, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát triển mạnh làm cho da và lông, tóc mượt mà. Các dấu hiệu giới tính được thể hiện: sự phát triển nhanh của bộ phận sinh dục ngoài, tuyến vú phát triển, lông ở mu, ở nách, khung xương chậu rộng, mô mỡ dưới da dày hơn ở nam tạo nên dáng mềm mại, giọng thanh và cao [12],[13]. Một số nghiên cứu cho thấy tuổi dậy thì ở Việt Nam hiện nay xuất hiện sớm hơn so với trước đây [14],[15],[16]. Về tinh thần thì ở tuổi này, các em bắt đầu phát triển ý thức tự trọng, tính độc lập trong suy nghĩ và hành động. Các em đã có những xúc cảm giới tính, bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới. Tâm trạng cũng thay đổi rất nhanh và biến động mạnh. Nhưng thời gian này, lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được bản thân. Vì vậy, các em cần được rèn luyện những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mối quan hệ bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, biết cách cùng hợp tác với người khác trong nhóm, hình thành lòng tự trọng cũng như biết kìm chế 4 trước sức ép từ bạn bè cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hành vi nguy cơ có hại cho sức khoẻ, an toàn của bản thân và của người khác [13],[17]. Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi này có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Vì vậy việc định hướng đúng, cung cấp các kiến thức cần thiết về SKSS cho các em là đặc biệt quan trọng, trong đó có kiến thức liên quan đến vệ sinh phụ nữ (vệ sinh BPSD hàng ngày và khi có kinh nguyệt). Điều này cũng đã được nhấn mạnh trong Bản kế hoạch hành động sau Hội nghị Cairo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc và 10 nội dung chăm sóc SKSS của Việt Nam [18],[19]. 1.2. Cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ Bộ phận sinh dục (BPSD) phụ nữ là một hệ thống sinh lý trong cơ thể nữ giới với nhiều chức năng phức tạp: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Các cơ quan chính trong BPSD phụ nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn. Khác với BPSD bên ngoài ở nam phô bày rõ rệt, những BPSD bên ngoài ở nữ thường nằm khuất phía dưới, được che kín bởi lông hạ bộ và khi đứng thẳng, bởi phần trên của hai đùi. Cấu tạo BPSD nữ ngoài gồm có âm hộ, âm vật, môi lớn, môi bé, lỗ tiểu. Quan sát BPSD ngoài, ta sẽ thấy cửa âm đạo hay còn gọi là âm hộ hoặc cửa mình. Âm đạo được che bởi hai môi lớn. Khi phát triển trọn vẹn, hai môi lớn sẽ có lớp lông che bên ngoài. Nằm song song với hai môi lớn là hai môi nhỏ. Nằm tiếp giáp phía trên của hai môi nhỏ có một mỏm nhô lên là âm vật, phần này rất nhạy cảm vì đây là nơi tập trung số đầu dây thần kinh lớn nhất của cơ thể. Bên dưới âm vật là lỗ tiểu, là nơi nước tiểu thoát ra ngoài. Bên dưới niệu đạo là âm hộ hay cửa âm đạo, dẫn vào đường sinh dục trong là nơi máu đi ra. 5 Ở tuổi dậy thì, âm đạo tiết ra một chất nhày có màu trắng như lòng trắng trứng gà, đôi khi có màu hơi vàng gọi là dịch tiết âm đạo hay khí hư. Chất dịch này có tác dụng giữ ẩm và làm sạch âm đạo [20]. Giải phẫu bộ phận sinh dục nữ [21] Cấu tạo trong BPSD nữ gồm âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Âm đạo là một khoang rỗng dài, có độ co dãn rất lớn. Khi giao hợp âm đạo giãn ra để đón nhận dương vật. Khi sinh đẻ, nó dãn rộng để đưa em bé ra ngoài. Cuối âm đạo là cổ tử cung. Tử cung là nơi nuôi dưỡng em bé trong xuất thời kỳ mang thai. Buồng trứng: có hai buồng trứng, mỗi buồng trứng nằm ở một bên của tử cung là nơi dự trữ trứng. Ống dẫn trứng có hai phần đầu là loa vòi có hình dạng giống như hoa loa kèn nằm gần mỗi bên một buồng trứng. Khi trứng rụng phần loa vòi hứng lấy trứng và đưa vào vòi trứng [20]. Kinh nguyệt: hai năm sau khi ngực bắt đầu phát triển, một thời gian sau khi lông mọc ở âm hộ và sau khi xuất hiện chất nhờn âm đạo, bạn gái bắt đầu có kinh nguyệt. Tuổi có kinh thường bắt đầu khoảng 12–13 (xảy ra sớm hơn ở các bé gái Mỹ gốc Phi so với người da trắng Châu Âu) [22],[23] nhưng thường có thể xuất hiện ở tuổi 9 đến 15. Có kinh nguyệt, tức là đã có khả 6 năng có con. Bạn gái thường hành kinh trong khoảng 3-7 ngày vào mỗi tháng. Máu kinh có thể màu nâu sậm, đỏ có lẫn với chất nhầy. Hành kinh được lặp lại trong khoảng 24 đến 35 ngày, nên gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày có kinh đầu tiên của lần này đến ngày có kinh đầu tiên của lần sau. Trong những năm đầu có kinh, chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ không đều [20],[24]. Do có cấu tạo phức tạp, cộng thêm việc hành kinh nên vấn đề vệ sinh hàng ngày, vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt là đặc biệt quan trọng trong việc phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản. 1.3. Nhiễm khuẩn đường sinh sản 1.3.1. Khái niệm và phân loại NKĐSS Theo Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) là một thuật ngữ rộng bao gồm các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các bệnh NKĐSS khác không lây truyền qua đường tình dục. Các bệnh NKĐSS gây ra bởi các vi sinh vật thường có mặt tại đường sinh sản hoặc do các vi sinh vật từ bên ngoài vào thông qua hoạt động tình dục hoặc qua các thủ thuật y tế [24]. Nhiễm khuẩn đường sinh sản là một nhóm bệnh thường gặp ở phụ nữ đặc biệt là những phụ nữ ở các nước chậm và đang phát triển, nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động tình dục, nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người phụ nữ mà còn để lại những hậu quả xấu đến con cái của họ. NKĐSS bao gồm ba loại nhiễm khuẩn đường sinh sản: 1. Do lây qua đường tình dục như: Chlamydia, lậu, giang mai, Trichomonas, hạ cam, Herpes, sùi mào gà, viêm gan B và HIV/AIDS. 2. Viêm nhiễm nội sinh do sự phát triển quá mức của các vi sinh vật có sẵn trong đường sinh dục của phụ nữ khỏe mạnh như viêm âm đạo do tạp khuẩn, nấm âm hộ, nấm âm đạo. 7 3. Viêm nhiễm do y tế gây ra: thường đi kèm theo các thủ thuật y tế mà không đảm bảo vô khuẩn tốt như đỡ đẻ, nạo hút thai không an toàn, đặt dụng cụ tử cung [24],[25],[26]. NKĐSS là một nhóm bệnh thường gặp ở phụ nữ, nó có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, ở mọi lứa tuổi ngay cả bé gái cũng có thể gặp viêm âm hộ, viêm âm đạo do thiếu vệ sinh hoặc do dị tật. Vị thành niên cũng bị viêm âm hộ, âm đạo do tạp khuẩn hoặc nấm [27]. 1.3.2. Tình hình NKĐSS trên thế giới và Việt Nam 1.3.2.1. Trên thế giới Gánh nặng của nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục gây ra cho toàn cầu đã được nhận định là mối quan tâm lớn của y tế cộng đồng [1]. Ở các nước đang phát triển, có thu nhập thấp, thì nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục là nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sau các nguyên nhân gây bệnh và tử vong mẹ có liên quan đến thai sản [1]. Trong phụ nữ, các nhiễm khuẩn đường sinh sản không lây qua đường tình dục thậm chí còn phổ biến hơn nhiều [28]. Nó tạo ra gánh nặng rất lớn cho y tế và kinh tế ở các nước đang phát triển, có thu nhập thấp, nó chiếm 17% thiệt hại kinh tế do bệnh tật gây ra [2]. NKĐSS có thể gây nhiều hậu quả, đặc biệt trong trong trường hợp không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. NKĐSS gây viêm tiểu khung dẫn đến nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh; tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, một số NKĐSS còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là các bệnh có loét ở đường sinh dục. Các trường hợp nhiễm khuẩn không triệu chứng là nguyên nhân làm tăng số bệnh nhân trong cộng đồng do họ không biết mình bị bệnh, đồng thời chính họ cũng bị biến chứng do không được điều trị. Ngoài ra nó còn gây sẩy thai, đẻ non…[24]. 8 NKĐSS nói chung hiện nay rất phổ biến trên thế giới, có thể kể đến như: Ở một số nước phát triển như Italia, theo Boselli F, Chiossi G (2004) nghiên cứu ở 1644 phụ nữ nước này thì tỷ lệ NKĐSS khá cao, nấm âm hộ-âm đạo chiếm 51,3%; viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm 19,9%, và do T.Vaginalis là 6,7% [29]. Ở các quốc gia đang phát triển đã được báo cáo với tỷ lệ mắc cũng rất cao. Theo một nghiên cứu trên 2325 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng nông thôn Harryana, Ấn Độ thì có tới 61% có ít nhất một triệu chứng của NKĐSS, viêm âm đạo là 32%, viêm cổ tử cung 21% [30]. Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Zhang X.J (2009) cho thấy tỷ lệ mắc viêm âm đạo do vi khuẩn và do T.vaginalis lần lượt là 12,0% và 4,5% [31]. 1.3.2.2. Tại Việt Nam Phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục vào loại cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Nó được thể hiện trong một số nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở 380 phụ nữ từ 18- 49 tuổi ở Hà Nội cũng nhận thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới rất cao 62,1%, trong đó viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm chủ yếu: 50%, do C. Trachomatis là 45,8%, nấm C. Albicans là 31,8% và thấp nhất là T. Vaginalis là 3,8% [32]. Nghiên cứu của Vũ Bá Hoè trên 800 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Vĩnh Bảo-Hải Phòng năm 2008 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới là 62,9% trong đó có viêm âm đạo là nhiều nhất, chiếm 90,8%; viêm cổ tử cung chiếm 88,9%, do tạp khuẩn chiếm 42,0%, nấm chiếm 7,4 và trùng roi chiếm 4% [6]. Theo báo cáo năm 2004 của Nghiên cứu Khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở Việt Nam, trong số 8880 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 8 vùng khác nhau trong cả nước, tỷ lệ 9 viêm nhiễm đường sinh dục là 60%, trong đó chủ yếu là viêm âm đạo và viêm cổ tử cung [7]. Nghiên cứu có liên quan tới NKĐSS tại 6 vùng của miền Bắc Việt nam cho thấy tỷ lệ mắc NKĐSS rất khác nhau ở từng vùng, dao động từ 41- 64%, cao nhất là vùng núi Nghệ An 64,07% và tác nhân gây bệnh cũng khác nhau ở từng vùng, ở nội thành Hà Nội thì do vi khuẩn là chủ yếu, nhưng ở vùng ngoại thành Hà Nội lại do nấm là chủ yếu, vùng núi Nghệ An tác nhân gây bệnh cao nhất là do nấm nhưng ở vùng đồng bằng (Hải Dương) do tụ cầu chiếm tỷ lệ cao nhất [33]. Các bệnh NKĐSS gây ra những hậu quả không tốt tới sức khỏe của người phụ nữ, chính vì thế việc phòng chống một cách có hiệu quả các bệnh NKĐSS đã và đang dành được nhiều sự quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hầu hết các bệnh NKĐSS đều chữa khỏi và phòng tránh được. Khi các thông tin về tư vấn sức khỏe không được cung cấp đầy đủ, các hiểu biết liên quan đến nguyên nhân, cách thức lây truyền và các biện pháp phòng bệnh còn hạn chế, đây là những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Ngược lại việc cung cấp các kiến thức chính xác giúp đối tượng có thể tự bản thân phòng tránh và qua đó giảm tỷ lệ mắc bệnh. 1.4. Vệ sinh bộ phận sinh dục nữ Bộ phận sinh dục nữ có cấu trúc phức tạp, nhiều khe kẽ, ngóc nghách. Từ tuổi dậy thì trở đi thì bộ phận này lại thường xuyên bài tiết máu (khi có kinh) và tiết dịch từ bên trong (cổ tử cung) và cả bên ngoài (các tuyến quanh âm hộ) khiến rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn không chỉ gây bệnh ở ngoài âm hộ mà có thể lan vào trong âm đạo và lên cổ tử cung, tử cung. Bộ phận sinh dục nữ lại thông với ổ bụng qua hai vòi tử cung (vòi trứng) vì thế nếu bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh có thể lan vào tận trong ổ bụng rất nguy hiểm cho 10 người bệnh. Hậu quả của viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục nữ có thể dẫn tới tình trạng vô sinh sau này (do dính tử cung, tắc vòi trứng). Nhiều nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc NKĐSS ở nhóm phụ nữ thực hiện vệ sinh sinh dục hằng ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp kém và không đảm bảo điều kiện vệ sinh cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những phụ nữ thực hiện tốt [8],[9]. Vậy vệ sinh phụ nữ hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt như thế nào là đúng cách? 1.4.1. Vệ sinh phụ nữ hàng ngày Đối với nữ khi không có kinh nguyệt cần rửa bộ phận sinh dục ít nhất 2 lần một ngày: 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối. Sau khi đi đại tiện, quan hệ tình dục, khi thay băng vệ sinh và khi tắm rửa cần phải rửa bộ phận này. Khi rửa cần rửa từ trước ra sau, từ trên xuống dưới để tránh việc lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo [20]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh ở Tiên Phước, Quảng Nam thì nhóm đối tượng có hàng vi không đúng về số lần vệ sinh sinh dục/ngày, cách rửa, vệ sinh trước và sau giao hợp có tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao hơn nhóm có hành vi đúng (p<0,05) [5]. Khi rửa thì cần rửa dưới vòi nước chảy hoặc lấy dáo đội, tuyệt đối không ngâm nước hoặc xịt thẳng nước vào BPSD vì dễ làm nước vào trong âm đạo gây bẩn [19],[20]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh thì những phụ nữ hàng ngày rửa BPSD bằng cách ngâm mình trong chậu nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục lên tới 1,86 lần so với cách vệ sinh dưới vòi nước chảy [34]. Đặc biệt khi rửa không thụt rửa âm đạo. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan chỉ ra rằng việc thụt rửa âm đạo hàng ngày làm tăng nguy cơ nhiễm Candida ở phụ nữ [35]. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa việc can thiệp vào vùng âm đạo, đặc biệt là thụt rửa âm đạo, làm tăng nguy cơ của viêm âm đạo vi khuẩn [36],[37],[38] hoặc vô sinh [39]. Việc thụt rửa có 11 thể loại bỏ các khuẩn âm đạo bình thường, cho phép sự phát triển quá mức của các tác nhân gây bệnh cũng như đưa các vi khuẩn bên ngoài vào trong âm đạo [39]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thời Loạn (2003) về tình hình, một số yếu tố liên quan và phương pháp chuẩn đoán nhanh viêm âm đạo do vi khuẩn tại phòng khám Viện Da Liễu [40] và nghiên cứu của Trần Uy Lực (2012) về thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng [41], kết quả cho thấy nhóm có thói quen vệ sinh như cho tay vào âm đạo có tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cao hơn so với nhóm không có thói quen trên. Tại Mỹ Cotrell, Talla Hassee cho biết, ở những phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo bằng vòi hoa sen có tỷ lệ viêm âm đạo tăng cao, theo tác giả thì có sự liên quan chặt chẽ giữa việc thụt rửa âm đạo với NKĐSS [42]. Chính vì vậy mà chúng ta không nên thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Sau khi rửa xong cần phải lau khô rồi mới mặc quần áo, không được mặc quần áo vào luôn [20]. Là trang phục cần thiết, không thể thiếu đối với bất kì bạn gái nào, quần lót tiếp xúc trực tiếp với BPSD nên có ảnh hưởng rất lớn đến sự khỏe mạnh của bộ phận này. Tuy nhỏ bé nhưng quần lót lại giữ những nhiệm vụ rất quan trọng như: bảo vệ BPSD tránh cọ xát với quần dài, tránh gây tổn thương khi vận động; giữ cho nhiệt độ của vùng kín ổn định, phù hợp với môi trường; giữ băng vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt vì vậy quần lót sử dụng cần phải vừa vặn, sạch sẽ, khô thoáng [20]. 1.4.2. Vệ sinh kinh nguyệt Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý, trong đó mỗi tháng một lần người phụ nữ ra huyết từ tử cung qua âm đạo, âm hộ ra ngoài. Thời gian ra huyết kinh chừng 3 - 7 ngày, khối lượng chừng 100g, xuất hiện từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh [43].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan