Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát sự kháng kháng sinh của pseudomonas aeruginosa phân lập được trên bệnh ...

Tài liệu Khảo sát sự kháng kháng sinh của pseudomonas aeruginosa phân lập được trên bệnh phẩm tại viện pasteur

.PDF
122
553
52

Mô tả:

Header Page 1 of 114. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hoàng Doãn Cảnh KHẢO SÁT SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA PHÂN LẬP ĐƯỢC TRÊN BỆNH PHẨM TẠI VIỆN PASTEUR TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THÁNG 01- 06/2014 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC \ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 Footer Page 1 of 114. Header Page 2 of 114. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hoàng Doãn Cảnh KHẢO SÁT SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA PHÂN LẬP ĐƯỢC TRÊN BỆNH PHẨM TẠI VIỆN PASTEUR TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THÁNG 01- 06/2014 Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 60 42 01 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS. CAO HỮU NGHĨA Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 Footer Page 2 of 114. Header Page 3 of 114. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Footer Page 3 of 114. Header Page 4 of 114. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy cô, Anh Chị, các bạn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến: TS.BS. CAO HỮU NGHĨA – người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Ban Giám Hiệu trường ĐHSP cùng quý thầy cô trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu. Ban Giám đốc Viện Pasteur TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Chị Lê Vũ Ngọc Lan, Anh Uông Nguyễn Đức Ninh, các Cô, Anh Chị phòng Vi sinh Bệnh Phẩm khoa LAM, viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Các bạn sinh viên thực tập và các bạn trong lớp đã luôn giúp đỡ tôi, chia sẽ và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, là nguồn động viên và khích lệ to lớn cho tôi trong suốt thời gian học tập. Tác giả Footer Page 4 of 114. Header Page 5 of 114. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan MỤC LỤC ............................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ ................................................ 7 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 9 2. Mục tiêu đề tài........................................................................................................ 10 3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 11 5. Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài ...................................................................... 11 Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................. 12 1.1. Một số nét về vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa .............................................. 12 1.1.1. Đặc tính và phân loại .................................................................................... 12 1.1.2. Độc lực và khả năng gây bệnh ..................................................................... 16 1.2. Nhiễm trùng bệnh viện........................................................................................ 18 1.2.1. Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện ................................................................ 18 1.2.2. Các tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện ..................................................... 18 1.2.3. Pseudomonas aeruginosa gây nhiễm trùng bệnh viện .................................. 19 1 Footer Page 5 of 114. Header Page 6 of 114. 1.3. Kháng sinh .......................................................................................................... 19 1.3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 19 1.3.2. Phân loại ....................................................................................................... 19 1.3.3. Kháng sinh Carbapenem và enzyme carbapenemase ................................... 22 1.3.4. Cơ chế tác động của kháng sinh ................................................................... 26 1.3.5. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn .......................................................... 29 1.4. Sơ lược tình hình nghiên cứu sự kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa trên thế giới và trong nước ......................................................................................... 37 1.4.1. Trong nước ................................................................................................... 37 1.4.2. Trên thế giới ................................................................................................. 39 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 42 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................... 43 2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 43 2.2.1. Đối tượng ...................................................................................................... 43 2.2.2. Cỡ mẫu.......................................................................................................... 43 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 43 2.3.1. Vật liệu ......................................................................................................... 43 2.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................. 47 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................ 66 3.1. Đặc tính bệnh nhân ............................................................................................. 66 3.1.1 Đặc tính về bệnh nhân nhiễm Pseudomonas aeruginosa theo giới tính ........ 66 3.1.2. Đặc tính về bệnh nhân nhiễm Pseudomonas aeruginosa theo độ tuổi ......... 67 2 Footer Page 6 of 114. Header Page 7 of 114. 3.2. Sự phân bố của Pseudomonas aeruginosa trong bệnh phẩm .............................. 69 3.3. Khảo sát mức độ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa .................... 71 3.4. Các chủng sản xuất carbapenemase được sàng lọc nhanh theo phương pháp Hodge test .................................................................................................................. 75 3.5. Một số gene mã hóa enzyme carbapenemase được phát hiện ở Pseudomonas aeruginosa .................................................................................................................. 77 3.5.1. Gene blaVIM2 ............................................................................................. 79 3.5.2. Gene blaSIM1 .............................................................................................. 81 3.5.3. Gene blaNDN1 ............................................................................................. 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 85 1. Kết luận .................................................................................................................. 85 1.1. Đặc tính mẫu .................................................................................................... 85 1.2. Mức độ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa ............................... 85 1.3. Khả năng sản xuất enzyem carbapenemase của Pseudomonas aeruginosa .... 86 1.4. Phát hiện gene mã hóa cho khả năng sản xuất enzyme carbapenemase của Pseudomonas aeruginosa ........................................................................................ 86 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 86 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ........................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 97 3 Footer Page 7 of 114. Header Page 8 of 114. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADH Arginine dehydrolase AM Ampicillin (10µg) AN Amikacin (30µg) ATM Aztreonam (30µg) ATP Adenosin triphosphat BCP Môi trường Bromocresol Purple BHI Môi trường Brain Heart Infusion CA Môi trường Chocolate agar CAZ Ceftazidime (30µg) CDC The centers Disease Control and Prevention - Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh CFP Cefoperazone (30µg) CFU Colony-forming unit - đơn vị tạo khuẩn lạc CFS Cefsulodin (30µg) CIP Ciprofloxacin (5µg) CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute - Viện tiêu chuẩn về thí nghiệm lâm sang CO Môi trường Columbia agar + 5% máu cừu CS Colistin (10µg) ETA Exotoxin A FEP Cefepime (30µg) FOS Fosfomycin (50µg) DNT Dịch não tủy GM Gentamicin HAIs Healh care-associated infections – Nhiễm trùng bệnh viện Footer Page 8 of 114. 4 Header Page 9 of 114. I Intermediate –Trung gian IMP Imipenem (10µg) LDC Lysine decarboxylase LPS Lipopolysaccharide MBL Metallo-beta-lactamase MH Môi trường Mueller Hinton agar NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NT Nước tiểu NST Nhiễm sắc thể ODC Ornithine decarboxylase PABA Acid para-amino-bezoic PBPs Penicillin-binding protein PCR Polymerase chain reaction-phản ứng khuếch đại chuỗi PIP Piperacillin (10µg) R Resistant – kháng S Susceptible – nhạy cảm SSS Sulfamides (200µg) TBE Tris-acetic base EDTA TCC Ticarcillin/clavulanic acid (75/10µg) TE Tetracycline (30µg) TE Tris-HCl-EDTA TM Tobramycin(10µg) TSA Môi trường Trypticase soy agar Footer Page 9 of 114. 5 Header Page 10 of 114. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số thử nghiệm sinh hóa trong định danh P. aeruginosa.................6 Bảng1.2. Lớp, phụ lớp và các kháng sinh thuộc nhóm β-lactams ...................... 12 Bảng 1.3. Lớp, phụ lớp và các kháng sinh thuộc nhóm Non β-lactams ..............13 Bảng 2.1. Các kháng sinh sử dụng trong thử nghiệm kháng sinh đồ ...................38 Bảng 2.2. Thang điểm Barlett dùng đánh giá mẫu đàm .......................................43 Bảng 2.3. Trình tự primer, gene mục tiêu và chiều dài gene mục tiêu ................55 Bảng 2.4. Thành phần trong mỗi phản ứng PCR .................................................56 Bảng 2.5. Chu trình nhiệt cho mỗi cặp primer .....................................................56 Bảng 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm P. aeruginosa theo độ tuổi ..............................59 Bảng 3.2. Tỉ lệ P. aeruginosa phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm .................61 Bảng 3.3. Kết quả kháng sinh đồ của P. aeruginosa theo phương pháp Kirby – Bauer ...................................................................................................63 Bảng 3.4. Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa theo nghiên cứu của một số tác giả ....................................................................................................... 65 Bảng 3.5. Kết quả PCR phát hiện gene mã hóa cho enzyme carbapenemase…..69 Bảng 3.6. Đối chiếu kết quả Hodge test với kết quả PCR với các chủng dương tính.......................................................................................................70 Footer Page 10 of 114. 6 Header Page 11 of 114. DANH MỤC CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Hình thái P. aeruginosa dưới kính hiển vi quang học .........................4 Hình1.2. Hình thái khuẩn lạc P. aeruginosa trên môi trường thạch máu ..............4 Hình1.3. Hai loại sắc tố chính của P. aeruginosa ..................................................5 Hình 1.4. Cấu tạo kháng sinh A ( Penicillin), B (Carbapenem)...........................15 Hình 1.5. Cấu trúc phân tử của các kháng sinh nhóm Carbapenem ....................16 Hình1.6. Cơ chế tác dụng của kháng sinh ............................................................18 Hình1.7.Tế bào bình thường (A); tế bào vỡ thành do tác dụng của kháng sinh (B) .................................................................................................19 Hình 1.8. Sự ức chế tổng hợp protein ở tế bào vi khuẩn của kháng sinh.............21 Hình 1.9. Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ...........................................22 Hình 2.1. Khuẩn lạc P. aeruginosa trên môi trường thạch máu ..........................46 Hình 2.2. Khuẩn lạc P. aeruginosa trên môi trường thạch chocolate ..................46 Hình 2.3. Thử nghiệm oxidase .............................................................................48 Hình 2.4. Kết quả API 20E của P. aeruginosa sau 24h ....................................... 49 Hình 2.5. Đĩa kết quả kháng sinh đồ của P. aeruginosa ......................................52 Hình 2.6. Thử nghiệm Hodge test ....................................................................... 53 Hình 3.1.Kết quả thử nghiệm Hodg test ..................................................................... 68 Hình 3.2. Kết quả điện di gene blaVIM2 ................................................................72 Hình 3.3. Kết quả điện di gene blaSIM1.................................................................74 Footer Page 11 of 114. 7 Header Page 12 of 114. Hình 3.4. Kết quả điện di gene blaNDN-1 ...............................................................76 Sơ đồ 1.1. Phân loại enzyme β – lactamase và carbapenemase ...........................17 Sơ đồ 2.1. Phương pháp nghiên cứu tính kháng kháng sinh của P. aeruginosa ..40 Sơ đồ 2.2: Quy trình nuôi cấy phân lập P.aeruginosa trong mẫu máu, đàm, dịch não tủy, mủ, nước tiểu.........................................................................41 Sơ đồ 2.3. Quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh bằng kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán kháng sinh trên mặt thạch .........................................50 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm P.aeruginosa theo giới tính ........................58 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm P. aeruginosa theo nhóm tuổi ........................ 60 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các P. aeruginosa phân lập được từ các loại bệnh phẩm ........61 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ mức độ kháng kháng sinh của P. aeruginosa Footer Page 12 of 114. 8 Header Page 13 of 114. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Pseudomonas aeruginosa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Chúng gây nên những bệnh lý với nhiều mức độ khác nhau như viêm phổi, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn huyết nặng với tỉ lệ tử vong khá cao. Ở Mỹ, theo báo cáo của hệ thống giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia, P. aeruginosa đứng thứ hai trong số tất cả các tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện liên quan đến bệnh viêm phổi [31]. Tỉ lệ P. aeruginosa gây nhiễm khuẩn bệnh viện đã tăng dần trong những năm gần đây trên thế giới và cả Việt Nam. Cùng với sự gia tăng về tỉ lệ nhiễm khuẩn là sự gia tăng về khả năng kháng kháng sinh, cụ thể kháng với carbapenem. Theo báo cáo mới nhất của CDC (Centers for Disease Control and Prevention / Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) ước tính rằng ở Hoa Kỳ, hơn 2.000.000 người bị bệnh mỗi năm với bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh thì có ít nhất 23.000 người chết và có khoảng 51.000 ca nhiễm bệnh liên quan đến P. aeruginosa. Trong các ca nhiễm bệnh liên quan đến P. aeruginosa có hơn 6.000 (13 %) là đa kháng thuốc, với khoảng 400 ca tử vong do nhiễm trùng [32]. Ở Anh, theo một kết quả nghiên cứu của T L. Pitt (2003), 50% số chủng P. aeruginosa kháng Gentamicin, 39% kháng Ceftazidime, 32% kháng Piperacillin và 30% kháng Ciprofloxacin [63]. Ở Việt Nam, nghiên cứu ở 36 bệnh viện các tỉnh phía Bắc trong năm 2006 – 2007 bao gồm 2 bệnh viện Trung ương, 17 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện tuyến huyện cho thấy 553/7571 (7,8%) bệnh nhân mắc nhiễm trùng bệnh viện (HAIs). Có 3 loại nhiễm khuẩn chính: viêm phổi (41,9%), nhiễm khuẩn vết mổ (27,5%), nhiễm khuẩn tiêu hóa (13,1%). Căn nguyên chính là Acinetobacter baumannii (23,3%) và 9 Footer Page 13 of 114. Header Page 14 of 114. Pseudomonas aeruginosa (31,5%) [11]. Theo kết quả nghiên cứu từ 4 bệnh viện tại Hà Nội: Việt Đức, Xanh Pôn, Bệnh viện 108 và Bệnh viện 103 từ năm 2005 – 2008 cho thấy P. aeruginosa phân lập từ các bệnh phẩm đề kháng rất cao với các loại kháng sinh như Tetracycline (92,1%), Ceftriaxone (58,5%) và Gentamicin (54%) [8]. Theo báo cáo mới nhất của Trần Thanh Nga tại Hội nghị đề kháng kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện (2013), P. aeruginosa là một trong những tác nhân đứng thứ 4 trong các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp với tỉ lệ 11,1% và mức độ đề kháng kháng sinh cũng tăng dần qua các năm [13]. Tình hình đề kháng đa kháng sinh của P. aeruginosa được ghi nhận trong một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho cho thấy sự gia tăng về tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện do P. aeruginosa cũng như khả năng kháng lại kháng sinh của vi khuẩn này gây nên, làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tăng tỉ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA PHÂN LẬP ĐƯỢC TRÊN BỆNH PHẨM TẠI VIỆN PASTEUR TP. HỒ CHÍ MINH” 2. Mục tiêu đề tài Nuôi cấy, phân lập, định danh và xác định tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa phân lập được trên các mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nuôi cấy, phân lập và định danh các chủng Pseudomonas aeruginosa từ bệnh phẩm. - Khảo sát đặc tính bệnh nhân nhiễm Pseudomonas aeruginosa. - Khảo sát mức độ đề kháng với kháng sinh của các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập được. 10 Footer Page 14 of 114. Header Page 15 of 114. - Khảo sát khả năng sản xuất carbapenemase của các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập được. - Xác định một số gene mã hóa cho khả năng sản xuất enzyme carbapenemase của các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập được. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập được từ các bệnh phẩm tại viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh từ 01/2014-06/2014. 5. Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài - Thời gian: từ 01/2014 đến tháng 06/2014. - Địa điểm thực hiện đề tài: Phòng Vi sinh bệnh phẩm, Khoa xét nghiệm sinh học lâm sàng, viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. 11 Footer Page 15 of 114. Header Page 16 of 114. Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Một số nét về vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), trước đâycòn được gọi là Bacterium aeruginosa, do Schoeter mô tả năm 1872. Năm 1900, Migula chuyển chúng sang giống Pseudomonas, từ đó vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa (Pseudes, tiếng Hi Lạp: giả; monas, tiếng Hi lạp: đơn vị; aeruginosa, tiếng Hi lạp: gỉ đồng) 1.1.1. Đặc tính và phân loại  Hình thái P. aeruginosa là trực khuẩn hiếu khí Gram âm, hình dạng thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,5-1 µm x 1,5-5 µm. Có một lông duy nhất ở 1 cực, các pili của chúng dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều loại phage và giúp vi khuẩn gắn vào bề Hình 1.1. Hình thái P. aeruginosa dưới kính hiển vi quang học mặt của tế bào vật chủ. P. aeruginosa là loài vi khuẩn không sinh bào tử [4].  Đặc điểm nuôi cấy Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, điều kiện hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ phát triển tối ưu là 370C, phát triển được ở nhiệt độ 50C-420C, pH thích hợp là 7,2-7,5 (có thể chịu được pH từ 4,5-9). Trên môi trường đặc thường có 2 loại khuẩn lạc: một loại to, dẹt, nhẵn, trung tâm hơi lồi như quả trứng rán; một loại nhỏ, xù xì, lồi, cũng có khi gặp loại thứ ba, khuẩn lạc nhầy. 12 Footer Page 16 of 114. Hình1.2. Hình thái khuẩn lạc P. aeruginosa trên môi trường thạch máu Header Page 17 of 114. Trong các bệnh phẩm lâm sàng, thường gặp loại thứ nhất, trong các mẫu lấy từ môi trường thường gặp loại thứ hai [4].  Sắc tố Tính chất đặc trưng của P. aeruginosa là sinh sắc tố và chất thơm. Có 2 loại sắc tố chính: pyocyanin có màu xanh lam tan trong nước và chloroform, khuếch tán ra môi trường, làm cho môi trường nuôi cấy và khuẩn lạc có màu xanh, đa số các chủng P. aeruginosa có sắc tố này và đây chính là nguyên nhân làm cho mủ vết thương có màu xanh; pyoverdin là sắc tố phát huỳnh quang tan trong nước nhưng không tan trong chloroform, phát màu xanh khi được chiếu tia cực tím. Chất thơm do P. aeruginosa sinh ra là kimetylamin. Pyocyanin Pyoverdin Hình1.3. Hai loại sắc tố chính của P. aeruginosa Có khoảng 10% P. aeruginosa không sinh sắc tố. Trong những trường hợp này chẩn đoán vi khuẩn học gặp nhiều khó khăn. Người ta phải dùng các môi trường tăng sinh sắc tố: môi trường King A (tăng sinh pyocyanin) và môi trường King B (tăng sinh pyoverdin). 13 Footer Page 17 of 114. Header Page 18 of 114.  Đặc điểm sinh hóa P. aeruginosa có đủ các cytochrom (b, c, a và oxidase) trong hệ thống vận chuyển điện tử. Trong thực hành người ta thường dùng “oxidase test” để tìm sự có mặt của cytochrom oxidase. Các tính chất sinh hóa thường sử dụng trong cận lâm sàng gồm: Thử nghiệm Bảng Kết quả Lên men nhanh glucose tạo acid + Oxidase + Catalase + Indol - Urease - Di động + Citrat-cimmons + H2S - Lên men lactose - LDC - ADH + ODC - GEL + Một số thử nghiệm sinh hóa trong định danh P. aeruginosa  Khả năng đề kháng 14 Footer Page 18 of 114. 1.1. Header Page 19 of 114. P. aeruginosa chết nhanh chóng ở 1000C; trong môi trường ẩm, thoáng và không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, chúng sống được hàng tuần; trong môi trường có dinh dưỡng tối thiểu đặt ở 50C, chúng sống được hơn 6 tháng [4].  Kháng nguyên Kháng nguyên O chịu nhiệt, bản chất hóa học là lipopolysaccharid (LPS), dựa vào kháng nguyên này người ta chia P. aeruginosa thành 12 nhóm. Kháng nguyên H không chịu nhiệt, là kháng nguyên lông. Vì khó khăn trong việc điều chế, nên việc định type huyết thanh dựa trên kháng nguyên này chưa được áp dụng rộng rãi [4].  Phân bố Vì P. aeruginosa có khả năng sống tốt trong môi trường thiếu dinh dưỡng nên chúng được tìm thấy hầu hết trong môi trường bệnh viện, trên các dụng cụ mổ, tay nhân viên y tế diệt khuẩn chưa hiệu quả. Trên cơ thể người, P. aeruginosa được tìm thấy trên da, đàm, mủ, nước tiểu, dịch tiết âm đạo, các vết thương, vết bỏng, dịch não tủy, và trong máu bệnh nhân nhiễm trùng huyết do P.aeruginosa [4].  Phân loại Giới: Bacteria (Vi khuẩn) Ngành: Proteobacteria Lớp: Gamaproteobacteria Bộ: Pseudomonadales Họ : Pseudomonadaceae Chi : Pseudomonas Loài: Pseudomonas aeruginosa 15 Footer Page 19 of 114. Header Page 20 of 114. Theo Bergey’s (1974), giống Pseudomonas được phân chia thành 96 loài khác nhau, trong đó vi khuẩn P. aeruginosa là một trong 12 loài có nhiều liên quan đến y học [4]. 1.1.2. Độc lực và khả năng gây bệnh  Độc lực P. aeruginosa là loài vi khuẩn gây bệnh cơ hội, tuy vậy vi khuẩn này có nhiều yếu tố độc lực tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, lan truyền, phát triển và gây bệnh. Nội độc tố (endotoxin): đây là thành phần vách tế bào vi khuẩn. Nội độc tố bao gồm 2 thành phần chủ yếu là Lipolysaccaride (LPS) và có một số lượng nhỏ protein. Hoạt tính của nội độc tố chủ yếu do LPS đảm nhiệm. Trong bệnh nhiễm trùng huyết bởi P. aeruginosa, LPS gây nên các triệu chứng lâm sàng và sốc nhiễm độc. Nội độc tố của P. aeruginosa tác động tới bạch cầu, tiểu cầu, kích hoạt hệ nội tiết enzyme và cả hệ thầnh kinh giao cảm làm tăng tiết các chất như: renin, cathecholamin, serotonin, histamin…. Bên cạnh đó nội độc tố còn hoạt hoá hệ kallikreinogen-kinin gây nên nhiều tác động quan trọng như gây rối loạn vi tuần hoàn, rối loạn vận mạch, rối loạn đông máu, gây ức chế miễn dịch và gây sốc do nội độc tố. Ngoài ra, nội độc tố của vi khuẩn P. aeruginosa còn gắn lên thụ thể CD4 trên bề mặt monocyte và macrophage, kích thích chúng sinh ra chất hoại tử tổ chức. Ngoại độc tố: Theo Kenneth (2004), vi khuẩn P. aeruginosa sản xuất ra 2 loại độc tố protein ngoại tế bào: Exoenzyme S và Exotoxin A (ETA) [46]. Exoenzyme S: có vai trò như một ngoại độc tố, nó là một protein, có 2 dạng: dạng không hoạt động, không có tính enzyme, trọng lượng phân tử là 53kDa và dạng hoạt động, có tính enzyme trọng lượng phân tử là 49 kDa. Exoenzyme S ít độc 16 Footer Page 20 of 114.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất