Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó phân lập định danh và thực hiện kháng sinh đ...

Tài liệu Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó phân lập định danh và thực hiện kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập từ dịch mũi chó

.PDF
61
998
78

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Trang tựa...........................................................................................................................i Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii Mục lục .......................................................................................................................... iv Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii Danh sách các hình và biểu đồ .................................................................................... viii Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1 1.2 MỤC ĐÍCH ...............................................................................................................2 1.3 YÊU CẦU..................................................................................................................2 Chương 2: TỔNG QUAN .............................................................................................3 2.1 CẤU TẠO HỆ THỐNG HÔ HẤP CỦA CHÓ .........................................................3 2.1.1 Mũi..........................................................................................................................3 2.1.2 Yết hầu....................................................................................................................3 2.1.4 Khí quản .................................................................................................................4 2.1.5 Phế quản .................................................................................................................4 2.1.6 Phổi.........................................................................................................................4 2.2 HOẠT ĐỘNG SINH LÍ HÔ HẤP VÀ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN HÔ HẤP............5 2.2.1 Hoạt động sinh lí hô hấp.........................................................................................5 2.2.2 Rối loạn hô hấp.......................................................................................................6 2.3 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ.....................7 2.3.1 Bệnh ở đường hô hấp trên ......................................................................................7 2.3.2 Bệnh ở đường hô hấp dưới ....................................................................................8 2.4 MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP.........................11 2.4.1 Virus .....................................................................................................................11 2.4.2 Vi khuẩn ...............................................................................................................11 2.4.3 Kí sinh trùng .........................................................................................................16 2.5 SƠ LƯỢC VỀ KHÁNG SINH................................................................................16 2.5.1 Định nghĩa ............................................................................................................16 iv 2.5.2 Phân loại ...............................................................................................................16 2.5.3 Cơ chế tác động của kháng sinh ...........................................................................17 2.5.4 Cách thức sử dụng kháng sinh..............................................................................17 2.5.5 Sự đề kháng của vi khuẩn.....................................................................................18 2.6 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................19 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................21 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................21 3.1.1 Thời gian...............................................................................................................21 3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................21 3.2 VẬT LIỆU...............................................................................................................21 3.2.1 Đối tượng khảo sát................................................................................................21 3.2.2 Thiết bị và dụng cụ ...............................................................................................21 3.2.3.1 Hóa chất............................................................................................................22 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................23 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................23 3.4.1 Bố trí khảo sát.......................................................................................................23 3.4.2 Khám lâm sàng .....................................................................................................23 3.4.3 Xét nghiệm mẫu dịch mũi ....................................................................................24 3.4.4 Đánh giá hiệu quả điều trị ....................................................................................28 3.5 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ...................................................................................29 3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................29 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................30 4.1 TÌNH HÌNH CHÓ CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP.....................30 4.1.1 Tỷ lệ chó có biểu hiện triệu chứng hô hấp ...........................................................30 4.1.2 Tỷ lệ chó có biểu hiện triệu chứng hô hấp theo nhóm giống, tuổi, giới tính .......31 4.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TRÊN CHÓ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP................34 4.2.1 Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ..................................34 4.2.2 Tỷ lệ chó có triệu chứng hô hấp ghép với các triệu chứng khác..........................36 4.3 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ CÁC VI KHUẨN TRONG DỊCH MŨI CHÓ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP................................................................37 v 4.3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch mũi chó bệnh đường hô hấp.....................37 4.3.2 Kết quả thử kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được.......................................39 4.4 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ ...........................43 4.4.1 Liệu pháp điều trị ở Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................43 4.4.2 Hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp trên chó .....................................................43 4.4.3 Thời gian điều trị có hiệu quả trên chó bệnh đường hô hấp.................................45 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................47 5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................47 5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………......51 vi DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân biệt giữa đề kháng kháng sinh do đột biến nhiễm sắc thể và do plasmid .......................................................................................................................................18 Bảng 4.1: Tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp ...............................................30 Bảng 4.2: Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm giống, tuổi, giới tính....................31 Bảng 4.3: Một số triệu chứng lâm sàng trên chó biểu hiện bệnh hô hấp ......................34 Bảng 4.4: Tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh hô hấp ghép với các triệu chứng khác .........37 Bảng 4.5: Tỷ lệ phân lập các vi khuẩn từ dịch mũi chó bệnh hô hấp………………...37 Bảng 4.6: Kết quả kháng sinh đồ đối với Staphylococcus aureus, Staphylococcus spp. và Streptococcus ............................................................................................................39 Bảng 4.7: Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E. coli và Klebsiella.....................41 Bảng 4.8: Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Bordetella và Pseudomonas...42 Bảng 4.9: Hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp trên chó..............................................44 Bảng 4.10: Thời gian điều trị có hiệu quả trên chó bệnh đường hô hấp .......................45 vii DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống hô hấp ở chó.....................................................3 Hình 2.2: Các thùy của phổi ............................................................................................4 Hình 2.3: Khuẩn lạc Staphylococcus aureus trên môi trường thạch máu .....................12 Hình 2.4:Vi khuẩn E. coli nhuộm Gram (x 1000)........................................................13 Hình 2.5:Vi khuẩn Pseudomonas trên môi trường thạch máu ......................................14 Hình 3.1: Cách lấy dịch mũi chó ...................................................................................24 Hình 4.1: Chó chảy dịch mũi đục................................................................................ 36 Hình 4.2: Kháng sinh đồ vi khuẩn Staphylococcus spp. trên môi trường MHA...........40 Hình 4.3: Kháng sinh đồ vi khuẩn Pseudomonas trên môi trường MHA…………….43 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp so với các bệnh khác........30 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm giống .......................................31 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi ..........................................32 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giới tính.............................................33 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ...................34 Biểu đồ 4.6:Tỷ lệ phân lập các vi khuẩn trong dịch mũi...............................................39 Biểu đồ 4.7: Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp trên chó có làm kháng sinh đồ và không làm kháng sinh đồ..........................................................................................................44 Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ về thời gian điều trị có hiệu quả bệnh hô hấp trên chó....................45 viii Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay chó là một trong những vật nuôi thân quen và gần gũi với con người. Chúng rất thông minh, trung thành với chủ, đặc biệt giác quan rất nhạy bén. Chúng được nuôi để giữ nhà, bắt chuột, săn thú. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu nuôi chó trở nên phổ biến hơn, chúng được xem là thú cưng. Chúng được nuôi dưỡng, huấn luyện để phục vụ trong y khoa, trong công tác quốc phòng, phát hiện hàng quốc cấm, biểu diễn trong các đoàn xiếc thú, trong phim ảnh,…. Việc mở rộng giao lưu với các nước và việc kinh doanh thú cảnh đã nhập vào nước ta nhiều giống chó mới, làm đàn chó nước ta tăng nhanh về số lượng và chủng loại. Vì thế, vấn đề bệnh tật là không thể tránh khỏi. Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phòng ngừa bằng vắc xin, thì bệnh nhiễm khuẩn trên đường hô hấp cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn chó, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Xuất phát từ thực tế trên, đựợc sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS Lê Anh Phụng và BSTY Ngô Thị Minh Hiển tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó, phân lập, định danh và thực hiện kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được từ dịch mũi chó”. 1 1.2 MỤC ĐÍCH Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó đem đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh, xác định một số vi khuẩn có trong dịch mũi chó bệnh và thử kháng sinh đồ, từ đó đưa ra các biện pháp phòng, trị thích hợp. 1.3 YÊU CẦU - Khảo sát chó bệnh được đem khám có triệu chứng hô hấp theo nhóm giống (chó nội, chó ngoại), tuổi, giới tính. - Ghi nhận những triệu chứng lâm sàng xuất hiện trên chó có dấu hiệu bệnh đường hô hấp. - Phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ các vi khuẩn có trong dịch mũi của những chó bệnh đưòng hô hấp. - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến khám và điều trị tại trạm. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 CẤU TẠO HỆ THỐNG HÔ HẤP CỦA CHÓ Về cấu trúc tổng quát, hệ thống hô hấp bao gồm các xoang và các ống dẫn, được chia thành 2 phần: đường hô hấp trên gồm: mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản; đường hô hấp dưới gồm: phế quản và phổi. Thanh quản Thực quản Khí quản Cơ hoành cách mô Thùy đỉnh Thùy hoành cách mô Thùy tim Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống hô hấp ở chó http://www. WashingtonStateUniversity.htm. 2.1.1 Mũi Mũi gồm 2 lỗ mũi, hốc mũi và 2 xoang mũi. Xoang mũi được chia làm hai bởi vách ngăn mũi. Niêm mạc mũi cấu tạo bởi tế bào trụ giả kép có lông rung và có xen kẽ nhiều tế bào đài tiết chất nhờn, có chức năng giữ lại và đưa ra ngoài những bụi bẩn. Đồng thời nó sưởi ấm không khí nhờ có nhiều mạch máu và tăng độ ẩm cho không khí nhờ các tuyến (Lâm Thị Thu Hương, 2002). 2.1.2 Yết hầu Là đoạn ống giữa họng và khí quản để không khí qua lại và cũng là bộ phận thông với miệng và tai. 2.1.3 Thanh quản Là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương quai. Ngoài nhiệm vụ hô hấp, thanh quản còn là cơ quan chính để phát âm, bảo vệ đường hô hấp 3 không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ sụn tiểu thiệt. Phần trước của thanh quản rất nhạy cảm, khi có vật lạ rơi vào nó sẽ tạo phản xạ tức thì để đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Dây âm gồm các bó sợi đàn hồi nối từ sụn giáp lên sụn phễu. Âm phát ra có cường độ lớn hay nhỏ, âm tần cao hay thấp là do lượng gió đi qua và độ căng của các dây âm (Phan Quang Bá, 2004). 2.1.4 Khí quản Là ống dẫn khí bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến ngã ba phế quản. Cấu trúc chính của khí quản là các vòng sụn hình chữ C ghép liên tục với nhau. Niêm mạc trong khí quản có nhiều tuyến tiết dịch nhày, nhưng không nhạy cảm bằng niêm mạc thanh quản (Phan Quang Bá, 2004). 2.1.5 Phế quản Là hai nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một nhánh phổi tương ứng. Khi đi vào phổi nó tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ để đến tận cùng các phế nang và thường đi song song với mạch máu. Từ phế quản gốc sẽ phân chia đi vào các tiểu phế quản tiểu thùy hay phế quản trong phổi rồi đến tiểu phế quản, tiểu phế quản tận cùng, tiểu phế quản hô hấp, tiểu ống phế nang và cuối cùng là túi phế nang. Không khí đi từ các cơ quan hô hấp trên đến tiểu phế quản tận cùng sẽ được sưởi ấm, làm sạch và giữ hơi nước (Phan Quang Bá, 2004). 2.1.6 Phổi Gồm 2 lá phổi phải và trái, chiếm gần trọn vẹn nửa xoang ngực. Lá phổi mỏng ở phía trước, dày ở phía sau và lồi lõm theo một số cấu tạo khác có ở xoang ngực. Thông thường dung tích của lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái. Thùy đỉnh Nhu mô phổi Thùy tim Thùy hoành cách mô Phế nang Hình 2.2 Các thùy của phổi http://www. WashingtonStateUniversity.htm. 4 Phổi trái gồm có 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô. Phổi phải có 3 thùy như phổi trái và thùy thứ tư gọi là thùy giữa hay thùy Azygot. Đơn vị nhỏ nhất của mỗi lá phổi là phế nang, là nơi trao đổi khí chính. Mặt trong là một lớp mô bì lát đặc biệt, xếp sát nhau, bên dưới là mô liên kết, một hệ thống sợi và mạng lưới mạch máu dày đặc, do đó phổi có tính đàn hồi rất cao. Các phế nang kết lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu phế nang. Các tiểu phế nang liên kết lại thành các tiểu thùy. Các tiểu thùy liên kết lại thành thùy phổi. Các thùy phổi tạo nên lá phổi. Xen kẽ các tổ chức phổi như trên, còn có một mạng lưới dày đặc các mạch máu. Phổi bình thường có màu hồng sáng hay đỏ nhạt. Nếu có tụ máu thành màu đỏ sậm hay đen (Phan Quang Bá, 2004). 2.2 HOẠT ĐỘNG SINH LÍ HÔ HẤP VÀ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN HÔ HẤP 2.2.1 Hoạt động sinh lí hô hấp Theo Nguyễn Văn Phát (2006), tần số hô hấp của chó từ 10 - 30 lần/phút, nhịp thở (tỉ lệ thời gian hít vào và thở ra) 1:1,64. Chó khỏe thở thể ngực. Hô hấp là sự trao đổi khí liên tục giữa cơ thể sống và môi trường chung quanh gồm sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí, trong đó quan trọng nhất là O2 và CO2. Hệ thống hô hấp có chức năng cung cấp O2 cho các tế bào trong cơ thể và thải ra ngoài khí CO2 thông qua các tế bào hồng cầu của hệ thống tuần hoàn, điều hòa thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, giúp hấp thu và bài thải một số chất bay hơi. Ngoài ra, hệ thống hô hấp còn tham gia vào quá trình phát âm của thú nhờ sự lưu chuyển của không khí qua thanh quản, tham gia vào việc giúp cơ quan khứu giác nhận biết mùi của không khí (Phan Quang Bá, 2004). Khi vào đường hô hấp, không khí được hâm nóng, làm ẩm và lọc sạch bụi, vi sinh vật nhờ hệ thống mạch quản ở niêm mạc mũi, các lông rung rồi mới vào phế nang. Các phản xạ ho, hắt hơi ở chó cũng có vai trò loại bỏ các sản vật ra khỏi cơ quan hô hấp. Hệ thống hô hấp chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thần kinh thực vật. Thần kinh phó giao cảm hưng phấn sẽ ức chế trung khu hô hấp, thần kinh giao cảm hưng phấn làm tăng tính hưng phấn trung khu hô hấp (Nguyễn Như Pho, 2000). 5 2.2.2 Rối loạn hô hấp Theo Nguyễn Như Pho (2000), các nguyên nhân làm rối loạn hô hấp như vi sinh vật, các yếu tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, ẩm độ, khí độc, sự thông thoáng của không khí tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây phản ứng tiết dịch, sau đó dẫn đến quá trình viêm, làm thay tổ chức học cơ quan hô hấp đưa đến rối loạn trao đổi chất khí. Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể thú đối với bệnh. Thú được chăm sóc tốt, tiêm phòng đầy đủ và xổ giun định kì sẽ ít bệnh tật hơn những thú thiếu sự quan tâm chăm sóc của chủ. Ngoài ra, các nguyên nhân từ một quá trình bệnh lí khác của cơ thể cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp.Ví dụ thiếu vitamin A làm niêm mạc mắt, phổi, cổ họng, ống tiêu hóa bị tổn thương và hóa sừng, khả năng chống sự xâm nhập mầm bệnh giảm sút. Bệnh của tim mạch cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp (Nguyễn Như Pho, 2000). Theo Phạm Ngọc Thạch và ctv (2006), sự rối loạn hô hấp có 2 mặt: (1) Rối loạn sự thở ngoài: là sự rối loạn trao đổi oxy và khí CO2 trong các mạch quản ở phế nang. Sự rối loạn này do: - Rối loạn trung khu hô hấp (khi trung khu hô hấp bị tổn thương, ứ huyết, bị khối u, bị kích thích bởi các chất độc…). - Sự thay đổi cấu trúc của hệ thống hô hấp (lổ mũi, thanh quản, khí quản bị hẹp). - Thành phần không khí thay đổi (ví dụ khi hàm lượng O2 trong không khí thiếu  tần số hô hấp giảm, khi hàm lượng CO2 trong không khí tăng  tần số hô hấp tăng). - Thành phần của máu thay đổi. (2) Rối loạn sự thở trong: tức là sự rối loạn trao đổi khí giữa máu và mô bào trong cơ thể. Sự rối loạn này do rối loạn trao đổi chất trong các mô bào, rối loạn về các tuyết nội tiết, khi cơ thể trúng độc. 6 2.3 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ 2.3.1 Bệnh ở đường hô hấp trên Chó thường sốt nhẹ hay không sốt, tiếng ho mạnh, chảy nước mũi, nhảy mũi liên tục, âm hô hấp nghe tốt nhưng đôi khi chó hít thở nhanh. 2.3.1.1 Bệnh viêm mũi (Nguyễn Như Pho, 2000) - Nguyên nhân: bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại bẩn, dinh dưỡng kém, hoặc thú làm việc quá sức. Bệnh cũng kế phát từ các bệnh truyền nhiễm. - Triệu chứng: thú hắt hơi liên tục, thường lắc đầu hoặc lấy chân cào vào mũi. Niêm mạc mũi có hiện tượng viêm, lúc đầu nước mũi trong và nhiều, vài ngày sau đặc lại trong viêm mũi cấp tính. Nước mũi khi ít khi nhiều, thường không mùi, niêm mạc mũi trắng bệch. Bệnh thường kéo dài hàng tháng trong bệnh viêm mũi mãn tính. - Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng khó thở, hắt hơi, nước mũi chảy, niêm mạc mũi sưng, xung huyết. - Điều trị: nguyên tắc điều trị là loại bỏ nguyên nhân gây viêm mũi kết hợp điều trị triệu chứng. Cho vật nghỉ ngơi, giữ ấm. Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn (tetracyclin, streptomycin, sulfamid), xông mũi bằng nước nóng pha dầu bạc hà, có thể dùng atropin tiêm dưới da để làm giảm sự tiết chất nhầy. Ngoài ra phải chăm sóc, nuôi dưỡng thật tốt để tăng sức đề kháng cho chó. 2.3.1.2 Bệnh viêm thanh khí quản (Nguyễn Như Pho, 2000) - Nguyên nhân: do thú cảm lạnh hoặc hít phải không khí dơ bẩn, các chất kích thích niêm mạc như bụi, khói, nấm móc…Do kế phát từ nhiễm trùng vùng họng do Staphylococcus, Streptococcus,… - Triệu chứng: chủ yếu là ho thường xuyên, kéo dài. Hạch dưới hàm sưng trong thể viêm cấp tính và thể màng giả. - Chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng: ho, tiếng rít thanh quản, khó thở, vùng thanh quản rất nhạy cảm, khi sờ vào thú sẽ vươn cao cổ, ho mạnh và né tránh. - Điều trị: dùng kháng sinh trong 3 - 4 ngày, có thể xông mũi bằng dexamethason, giảm ho bằng bromhexine, tăng cường sức đề kháng cho thú bằng B complex, vitamin C, chú ý giữ ấm cho thú. 7 Ngoài ra, khi chó nhiễm Adenovirus type 2 sẽ gây ra bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh ho cũi ở chó. Bệnh thường xảy ra ở chó 6 tuần - 6 tháng tuổi với các triệu chứng: chó chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan, ói sau cơn ho, sốt nhẹ hay sốt cao, kém ăn hoặc bỏ ăn, khó thở. Việc điều trị như bệnh viêm thanh khí quản, bên cạnh đó phải chủng ngừa vắc xin cho chó lúc 6 - 8 tuần tuổi, lập lại hàng tháng, tái chủng hàng năm (Trần Thanh Phong, 1996). 2.3.1.3 Bệnh chảy máu mũi (Hồ Văn Nam và ctv, 1987) - Nguyên nhân: có thể do niêm mạc bị tổn thương, viêm niêm mạc xuất huyết do các khí quan lân cận bị tổn thương, do ứ huyết tĩnh mạch phổi hay hiện tượng tăng huyết áp. - Triệu chứng: tùy theo nguyên nhân mà hiện tượng chảy máu biểu hiện khác nhau như viêm niêm mạc mũi máu chảy ra có lẫn dịch nhầy. Nếu do tổn thương thì máu chảy ra ở cả hai lổ mũi. Nếu do xuất huyết phổi thì máu chảy ra đỏ tươi, có lẫn bọt khí, thú khó thở. - Điều trị: cầm máu cho thú bằng cách chườm đá lên sống mũi, lên trán, dùng bông thấm vào dung dịch adrenalin 1% nhét vào mũi chảy máu, đồng thời dựa vào nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời. 2.3.2 Bệnh ở đường hô hấp dưới Chó có biểu hiện bỏ ăn hay ăn ít, mắt đổ ghèn, cơ thể suy nhược, ho yếu, thú thở thể bụng, dịch mũi đục đôi khi quánh lại dính xung quanh khóe mũi. Chó sốt cao, gương mũi khô, âm phổi nghe rất xấu, có âm ran. 2.3.2 1 Bệnh viêm phế quản (Nguyễn Như Pho, 2000) - Nguyên nhân: do thú bị cảm lạnh, chăm sóc nuôi dưỡng kém làm thú suy giảm sức đề kháng, dễ nhiễm các loại vi trùng như Staphylococcus, Streptococcus, Bordetella, Pasteurella, Mycoplasma. - Triệu chứng: thú sốt, ho, khó thở, tiếng rít phế quản, xuất hiện âm ran, chảy nhiều nước mũi, khi chụp X - quang thấy xuất hiện vùng sáng màu. Trường hợp mãn tính: chó ho kéo dài, chậm lớn, kém ăn, thể trạng yếu, khó thở. 8 - Điều trị: dùng kháng sinh kết hợp với các biện pháp chăm sóc quản lí tốt, có thể cung cấp thuốc hạ sốt, giảm ho, trợ hô hấp, giảm viêm, tăng sức kháng bệnh bằng B - complex, vitamin C. 2.3.2.2 Bệnh viêm phổi (Nguyễn Văn Biện, 2001) - Nguyên nhân: thường do kế phát bệnh viêm hô hấp trên. Virus như: canine distemper, adenovirus I và II, parainfluenza tác hại trên đoạn cuối đường hô hấp tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát. Các vi trùng thường thấy là bordetella, pasteurella, pseudomonas,…. Một số loại ấu trùng của kí sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, và nấm Aspergillus cũng gây viêm phổi. - Triệu chứng: chó lừ đừ, bỏ ăn là phổ biến, kế đến là những cơn ho ngắn nhưng sâu, thường ho ít nhưng ho khó và có vẻ đau. Chó thở khó, thở nhanh, nông, thể thở bụng, nhiệt độ cơ thể thường tăng chút ít. Những biến chứng của cơ thể có thể xảy ra như viêm phế mạc, viêm trung thất, có sự xâm nhập của một số vi trùng cơ hội. - Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng của bệnh. - Điều trị: sử dụng kháng sinh để diệt vi sinh vật gây bệnh và ngừa phụ nhiễm. Dùng thuốc kháng viêm, hạ sốt, trợ hô hấp khi cần thiết, nâng cao sức đề kháng bằng B - complex, vitamin C, chăm sóc thú bệnh chu đáo. - Phòng bệnh Theo Vương Đức Chất - Lê Thị Tài (2004), việc phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và thở) thì rất cần thiết để điều trị và cách li kịp thời. Cần thực hiện tốt vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, định kì tiêm phòng các loại vắc xin cho chó, mèo. Ngoài ra, bệnh Carré cũng gây viêm phổi cho chó. Bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi đục đôi khi có máu, thở khò khè, viêm dạ dày ruột, da vùng bụng nổi những mụn mủ, sừng hóa da gan bàn chân, da vùng mũi. Giai đoạn cuối của bệnh xuất hiện triệu chứng thần kinh, co giật, bại liệt (Trần Thanh Phong, 1996). Việc điều trị bệnh Carré chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm. Do đó, tiêm vắc xin cho chó kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận, vệ sinh chu đáo có vai trò quan trọng trong phòng bệnh (Vương Đức Chất - Lê Thị Tài, 2004). 9 2.3.2.3 Bệnh viêm màng phổi (Nguyễn Như Pho, 2000) Viêm màng phổi là viêm trên mặt vách ngực hay trên bề mặt của phổi, dịch viêm tiết ra làm cản trở hoạt động hô hấp. - Nguyên nhân: Nguyên nhân chính do các vi sinh vật như Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus. Ngoài ra, còn do các tác nhân vật lí tác động mạnh vào phổi như chất độc, nhiệt độ khắc nghiệt,…. - Triệu chứng: thú có biểu hiện sốt không qui luật, khó thở, thở thể bụng, đau vùng ngực. Gõ phổi nghe âm đục có mặt trên nằm ngang, nghe âm bơi cùng với nhịp thở. X - quang thấy vùng ngực sáng cả hai tư thế chụp nghiêng và chụp đứng. Giai đoạn cuối khi dịch rút đi nghe tiếng cọ phế mạc, hiện tượng phù thủng xuất hiện ở phần thấp của cơ thể. - Chẩn đoán: nếu viêm khô nghe tiếng cọ phế mạc. Nếu viêm có dịch gõ phổi có vùng âm đục giới hạn trên song song mặt đất và khi thở xuất hiện âm bơi. Chọc dò xoang ngực thấy có dịch thấm xuất, thú thở nông, vách ngực đau. - Điều trị: cho thú uống ít nước; sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh; dùng thuốc lợi tiểu, giảm sốt, giảm đau, trợ hô hấp, trợ tim, chống thoát dịch viêm; chọc dò xoang ngực lấy dịch ra khi thú khó thở. 2.3.2.4 Bệnh giun tim (Lương Văn Huấn - Lê Hữu Khương, 1997) - Nguyên nhân: do Dirofilaria immitis sống ki sinh ở động mạch chủ, động mạch phổi và tim chó, thường gặp ở chó 2 - 3 năm tuổi. - Triệu chứng: thú thường thở nhanh, ho, lờ đờ, kém vận động, lâu ngày thường thấy phù thủng, trong nước tiểu có huyết sắc tố và hoàng đản. - Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng, tìm ấu trùng trong máu. Chụp X quang sẽ thấy động mạch phổi và tâm thất phải phình to. Kĩ thuật chẩn đoán huyết thanh học phát hiện kháng nguyên của giun cái trưởng thành. - Điều trị: diệt ấu trùng bằng ivermectin, levamisole, benzimidazole. 10 2.4 MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP 2.4.1 Virus 2.4.1.1 Paramyxovirus Virus thuộc họ Paramyxoviridae, bộ gen là RNA 1 sợi, hình cầu, có vỏ bọc. Virus đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi các chất sát trùng, nhạy cảm với pH < 4. Virus nhân lên trong tế bào chất. Nơi khu trú đầu tiên và nhân lên của virus là niêm mạc đường hô hấp trên hoặc hạch hạnh nhân.Virus gây bệnh cho chó dưới 1 năm tuổi khi sức đề kháng của cơ thể thú giảm sút do nuôi thiếu vệ sinh, bồi dưỡng không hợp lí, bị lạnh (Trần Thị Bích Liên – Lê Anh Phụng, 2001). 2.4.1.2 Adenovirus type 2 Virus thuộc họ Adenoviridae, DNA 2 sợi, không có vỏ bọc, không bền với nhiệt độ, nhạy cảm với tia tử ngoại, formol và các chất sát trùng thông thường. Virus ái lực với mô lympho, phổi và đường tiêu hóa…. 2.4.2 Vi khuẩn 2.4.2.1 Staphylococcus Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae là cầu khuẩn Gram dương, không di động, thường xếp thành từng đám giống chùm nho, không hình thành bào tử. Hiện nay có ít nhất 28 loài, trong đó loài Staphylococcus aureus có vai trò gây bệnh quan trọng nhất. - Đặc điểm nuôi cấy: vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 30 - 370 C, pH 7,0 - 7,5. Môi trường nuôi cấy thường sử dụng là thạch máu. - Đặc điểm sinh hóa: vi khuẩn lên men không sinh hơi 1 số loại đường như glucose, maltose, mannitol, saccharose, không lên men inulin, raffinose, salicin. Các phản ứng sinh hóa khác: indol-, H2S-, MR-, khử nitrat thành nitrit. - Sức đề kháng: vi khuẩn có sức đề kháng cao, kháng với sự khô hạn, chịu được nồng độ muối cao. Vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh penicillin, ampicillin. Tuy nhiên, có nhiều dòng đề kháng với pencillin (do tạo penicillinase phân giải penicillin). 11 - Khả năng gây bệnh: vi khuẩn thường tồn tại trên hệ thống hô hấp. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu hay do nhiễm vi khuẩn có độc lực mạnh sẽ gây ra bệnh (Tô Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001). Hình 2.3: Khuẩn lạc Staphylococcus aureus trên môi trường thạch máu (Nguồn: ảnh chụp tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị) 2.4.2.2 Streptococcus Streptococcus thuộc họ Streptococcaceae, là cầu khuẩn Gram dương, không bào tử, một số ít có nha bào, không di động, thường xếp thành đôi hay chuỗi uốn khúc dài hay ngắn tùy loài và điều kiện nuôi cấy. Kích thước trung bình 1 µm. - Đặc điểm nuôi cấy: vi khuẩn yếm khí tùy nghi, một số yếm khí bắt buộc. Môi trường nuôi cấy cần giàu dinh dưỡng như thạch máu, thạch huyết thanh. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 370 C. Trên môi trường thạch máu vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhỏ, trong suốt giống hạt sương, dung huyết α, β, γ. - Đặc điểm sinh hóa: vi khuẩn lên men đường glucose, lactose, không lên men mannitol, inulin. Các phản ứng khác: catalase-, oxidase-, indol-, MR+, VP-, H2S+. - Sức đề kháng: đa số vi khuẩn bị diệt ở 500 C/30 - 60 phút, và bởi các chất sát trùng thông thường như acid phenic, formol, NaOH. Vi khuẩn nhạy cảm với các kháng sinh penicillin, ampicillin tùy theo từng nhóm. - Khả năng gây bệnh: vi khuẩn thường có mặt trong đường hô hấp. Động vật non dễ nhiễm bệnh hơn động vật trưởng thành. Bệnh do Streptococcus pneumoniae ít khi là yếu tố mở đường mà thường là kế phát theo các bệnh do virus ở đường hô hấp trên (Tô Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001). 12 2.4.2.3 Escherichia coli (E . coli) E. coli là trực khuẩn Gram âm, có giáp mô mỏng, không bào tử, có lông tơ xung quanh, kích thước trung bình 0,5 x 1,5 µm. - Đặc điểm nuôi cấy: là loại vi khuẩn hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 370 C, pH 6,4 - 7,4. Trên môi trường thạch máu tạo khuẩn lạc ướt, tròn, trắng đục. Trên môi trường EMB tạo khuẩn lạc màu tím ánh kim. Trên môi trường Mac Conkey Agar, E. coli cho khuẩn lạc hồng. Phản ứng trên môi trường TSI: vàng/vàng. - Đặc điểm sinh hóa: vi khuẩn lên men sinh hơi đường lactose, glucose, mannitol, không lên men dextrin, glycogen, indol+, MR+, VP-, H2S-, citrate-, NO3+ (Trần Thanh Phong, 1996). - Sức đề kháng: E. coli bị diệt ở 600 C/15 - 30 phút. Các chất sát trùng như acid phenic, formol diệt vi khuẩn trong 10 phút. - Khả năng gây bệnh: E. coli chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con vật bị sút kém, quản lí chăm sóc kém (Tô Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001). Hình 2.4:Vi khuẩn E. coli nhuộm Gram (x 1000) (Nguồn: ảnh chụp tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị) 2.4.2.4 Bordetella bronchiseptica Bordetella bronchiseptica là cầu trực khuẩn nhỏ Gram âm, không di động, không bào tử, không giáp mô, thường đứng riêng lẻ, kết đôi hay chùm nho. - Đặc điểm nuôi cấy: vi khuẩn hiếu khí, nhiệt độ thích hợp là 370 C, pH 7,0. Trên môi trường thạch máu vi khuẩn gây dung huyết. 13 - Đặc điểm sinh hóa: không lên men đường, indol-, urease+, citrate+, H2S-, không gây tan chảy gelatin. - Sức đề kháng: vi khuẩn đề kháng yếu với nhiệt độ, bị diệt ở 550 C/15 phút. - Khả năng gây bệnh: vi khuẩn sống kí sinh ở đường hô hấp trên của chó, khi sức đề kháng của cơ thể yếu hoặc gặp điều kiện thuận chúng trở nên gây bệnh (Carter, 1991). 2.4.2.5 Pseudomonas Pseudomonas còn gọi là trực khuẩn mủ xanh, thuộc họ Pseudomonadaceae, là trực khuẩn Gram âm, không bào tử, không giáp mô, di động nhờ tiên mao ở đầu, sinh sắc tố màu xanh, kích thước 0,5 x 1,5 - 3 µm. - Đặc điểm nuôi cấy: hiếu khí và yếm khí tùy nghi, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp là 30 - 370 C, pH 6,6 - 7,0. Trên môi trường thạch máu gây dung huyết α, β. - Đặc điểm sinh hóa: không lên men đường. Các phản ứng khác: indol-, MR-, VP-, H2S-, citrate+, NO3+. - Khả năng gây bệnh: gây bệnh mủ xanh ở người và động vật (Tô Minh Châu Trần Thị Bích Liên, 2001). Hình 2.5:Vi khuẩn Pseudomonas trên môi trường thạch máu (Nguồn: ảnh chụp tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị) 2.4.2.6 Pasteurella multocida Pasteurella multocida thuộc họ Pasteurellaceae, là cầu trực khuẩn nhỏ, Gram âm, không di động, không sinh nha bào, có giáp mô, có khả năng bắt màu lưỡng cực. 14 - Đặc điểm nuôi cấy: vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, mọc tốt ở nhiệt độ 37 - 380 C, pH 7,2 - 7,8. Trên môi trường thạch máu vi khuẩn không gây dung huyết, không mọc trên MCK. - Đặc điểm sinh hóa: lên men đường glucose, không lên men lactose, maltose, indol+, urea-, catalase+, oxydase+, không làm tan chảy gelatin. - Sức đề kháng: vi khuẩn bị diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng, ánh sáng, sự khô ráo và sức nóng. Tại 560 C vi khuẩn chết trong vòng 15 phút (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006). - Khả năng gây bệnh: Pasteurella multocida có ít trong đất, nước và thường lây truyền qua vết cắn hay vết cào sang cho người. Chó nuôi nhà nhất là chó đực con có nhiều Pasteurella multocida trong họng (Tô Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001). 2.4.2.7 Haemophilus Haemophilus là vi khuẩn đa hình thái, Gram âm, mọc tương đối khó, thường sống trong đường hô hấp của người và thú. - Đặc điểm nuôi cấy: là loại vi khuẩn hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 370 C, pH 7,4 - 7,8. Vi khuẩn thuộc loại khó nuôi cấy cần 2 yếu tố tăng trưởng V (Hemin) và X (NAD). Môi trường thạch chocolate thường được dùng để phân lập Haemophilus. - Đặc điểm sinh hóa: vi khuẩn lên men glucose, xylose, không lên men lactose, oxydase+, catalae+. - Khả năng gây bệnh: Haemophilus thường kí sinh đường hô hấp trên, khi sức đề kháng của cơ thể yếu chúng trở nên gây bệnh. Bệnh thể hiện sự nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm màng phổi (Carter, 1991). 2.4.2.8 Klebsiella Klebsiella là trực khuẩn Gram âm, không di động, thuộc họ vi trùng đường ruột. Vi khuẩn có khả năng tiết độc tố gây sốt, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, gây thiếu máu và nhiễm độc máu có thể gây chết. - Đặc điểm sinh hóa: lên men đường glucose, lactose. Các phản ứng sinh hóa khác: H2S-, không làm tan chảy gelatin, MR-, VP+, urease+, khử nitrat thành nitrit, LDC+, Esculin+ (Nguyễn Thị Khánh Linh, 2004). 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan