Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế hoạch Marketing cho thương hiệu trà sữa Tocotoco...

Tài liệu Kế hoạch Marketing cho thương hiệu trà sữa Tocotoco

.DOCX
11
23160
135

Mô tả:

Lập kế hoạch Marketing cho thương hiệu trà sữa Tocotoco thông qua các phần: Mục tiêu và nhiệm vụ, phân tích mô hình SWOT, chiến lược Marketing theo mô hình 4P,...
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA TOCOTOCO A. Tổng quan về thương hiệu: Tocotoco là một chuỗi các chi nhánh trà sữa thuộc công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Taco, được thành lập ngày 12/11/2013. Hiện tại Tocotoco có 12 chi nhánh tại các khu vực nhộn nhịp nhất của thành phố Hà Nội như Times City, Lotte Mart, Royal City, Nguyễn Chí Thanh, Nhà Chung,... Với slogan “Fresh Is Attitude”, công ty luôn mong muốn mang tới cho khách hàng những dịch vụ cùng những sản phẩm tươi ngon và mát lành nhất. Chính vì thế, nguồn nguyên liệu từ trà, sữa, các loại thạch, trân châu đều được Nhà hàng tự tay chế biến từ nguồn nguyên liệu tự nhiên và đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Tocotoco có một thực đơn vô cùng phong phú, từ trà sữa đến trà hoa quả, trà đen, trà xanh rồi cả mousse cùng đủ loại topping với mức giá không hề đắt. Một ly trà sữa đầy ắp chỉ dao động từ 35 - 42k, đủ để khách hàng uống no nê và cảm thấy yên tâm. Trà sữa Tocotoco, một thương hiệu của Đài Loan, dù mới xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng đã chiếm được rất nhiều sự yêu thích của nhiều gia đình cũng như các bạn trẻ. Hơn nữa, Tocotoco còn được nhận 3 giải thưởng của Cục sở hữu trí tuệ, bao gồm: Dịch vụ hoàn hảo, Nhãn hiệu ưa dùng và Sản phẩm tin cậy. B. Kế hoạch Marketing cho thương hiệu: I. Mục tiêu và nhiệm vụ: 1. Mục tiêu:  Đưa thương hiệu Tocotoco trở nên quen thuộc với giới trẻ cả nước.  Có được chuỗi chi nhánh ở các thành phố lớn tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. 2. Nhiệm vụ:  Doanh thu và lợi nhuận: Doanh thu hiện tại (tính trên cả 12 chi nhánh): trung bình 2 tỷ VNĐ/tháng. -> Tăng doanh thu 10% (tương đương 600 triệu) mỗi quý. -> Đạt được tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 30% vào trước cuối tháng 5 năm 2016. - Thị trường và thị phần: Đạt tối thiểu 20% thị phần của thị trường thương hiệu trà sữa tại Việt Nam vào cuối tháng 5 năm 2016.  Thương hiệu và định vị thương hiệu: tạo sự khác biệt cho thương hiệu và trở thành đối thủ mạnh của các thương hiệu cùng thị trường như Feeling Tea, Ding Tea, Momo Tea,... Trở thành thương hiệu trà sữa Đài Loan mang hương vị chính thống nhất, được mọi khách hàng tin dùng. II. Phân tích mô hình SWOT: 1. Điểm mạnh (S):  Sản phẩm có sức hút cao bởi sự độc đáo và đa dạng trong thực đơn, không chỉ bao gồm các loại đồ uống mà còn mở rộng thêm một số loại đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng.  Giá cả hợp lý so với mặt bằng chung của thị trường thương hiệu trà sữa tại Việt Nam.  Là một thương hiệu của Đài Loan, đạt được nhiều giải thưởng uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên dễ có được sự tin tưởng của khách hàng.  Có nhiều chi nhánh trải khắp các địa điểm đông dân cư và du khách của Hà Nội, mỗi chi nhánh đều được trang trí đẹp mắt, sạch sẽ.  Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thân thiện với khách hàng, phục vụ nhanh chóng.  Có sự hỗ trợ tài chính của nước ngoài.  Là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường không lâu nên dễ gây được sự chú ý đối với những khách hàng có xu hướng thích trải nghiệm cái mới. 2. Điểm yếu (W):  Việc kiểm soát và quản lý đội ngũ nhân viên còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng một vài nhân viên có thái độ làm việc chưa tốt, gây mất thiện cảm với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính.  Phạm vi kinh doanh thu hẹp trong một thành phố ở miền Bắc, chưa khai thác hết thị trường tiềm năng ở những thành phố lớn khác trong cả nước.  Vì là thương hiệu mới nên chưa có sức hút lâu dài. 3. Cơ hội (O):  Trà sữa là một thức uống bắt nguồn từ Đài Loan, vì thế các thương hiệu trà sữa của Đài Loan sẽ được ưa chuộng hơn thương hiệu trong nước.  Giới trẻ dễ dàng tiếp thu và nắm bắt cái mới.  Dân số đông, thu nhập ngày càng tăng.  Con người ngày càng có nhu cầu gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, hay đơn giản là giải khuây một mình. Không gian và sản phẩm của Tocotoco hoàn toàn phù hợp cho việc thư giãn và tạo dựng các mối quan hệ.  Sản phẩm chè Xueshan Đài Loan chỉ có tại Tocotoco là điểm khác biệt lớn nhất so với các thương hiệu cùng thị trường, do đó có cơ hội phát triển và thu hút khách hàng. 4. Thách thức (T):  Là thương hiệu đang trong giai đoạn phát triển, mang theo áp lực cạnh tranh với các đối thủ đã trưởng thành như Ding Tea, Feeling Tea,...  Do sức ép cạnh tranh mà việc mở rộng thị phần cũng sẽ khó khăn hơn.  Việc Tocotoco xuất hiện tại Việt Nam với nhiều điểm khác lạ dễ dàng thu hút giới trẻ, tuy nhiên sau khi đã thỏa mãn tính hiếu kỳ thì lượng khách sẽ giảm xuống rất nhiều.  Luôn phải cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nhưng vẫn không làm mất đi cái đặc trưng của thương hiệu. III. Chiến lược Marketing: Chiến lược Marketing của kế hoạch được xây dựng theo nguyên tắc 4P của Marketing, bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến). Việc áp dụng nguyên tắc 4P vào bản kế hoạch sẽ giúp các chiến lược Marketing được xây dựng hiệu quả, toàn diện và từ mọi mặt của môi trường bên trong và bên ngoài bản kế hoạch. 1. Chiến lược Marketing theo sản phẩm (Product): 1.1. Chu kỳ của sản phẩm (Life cycle): Chu kỳ của sản phẩm là các giai đoạn mô tả sự biến đổi về doanh số tiêu thụ từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho tới khi nó không còn được ưa chuộng trên thị trường. Cụ thể gồm 4 giai đoạn:     Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường (Intro). Giai đoạn phát triển, lớn mạnh (Growth). Giai đoạn trưởng thành (Mature). Giai đoạn giảm sút (Decline). Các sản phẩm của Tocotoco đang trong giai đoạn phát triển, dần được thị trường chấp nhận, doanh số bán hàng và lợi nhuận tăng nhanh. Vì vậy nhìn chung, thương hiệu cần:  Giữ nguyên và hoàn thành tốt các sản phẩm trong thực đơn.  Thường xuyên nghiên cứu phát triển những loại trà, hương vị mới hay món ăn mới. 1.2. Về chủng loại và danh mục sản phẩm (Classification): Như đã giới thiệu ở phần trên, các sản phẩm của Tocotoco không chỉ bao gồm các loại trà sữa, mà còn mở rộng thêm các loại trà hoa quả, trà xanh, ice blended, mousse, yakult, đặc biệt là món chè Đài Loan Xueshan, sản phẩm duy nhất chỉ có tại Tocotoco. Cụ thể về danh mục và chủng loại sản phẩm như sau: TRÀ SỮA 14 chủng loại sản phẩm: Trà sữa cà phê, trà sữa Hokkaido, trà sữa dưa gang, trà sữa Okinawa,... TRÀ HOA QUẢ 6 chủng loại sản phẩm: Dâu tây xoài, việt quất dâu tây, chanh leo kiwi, mojito chanh leo,... TRÀ XANH 4 chủng loại sản phẩm: Trà xanh nho, trà xanh xoài, trà xanh đào chanh leo, trà xanh đào dâu tây,... ICE BLENDED 2 chủng loại sản phẩm: Dâu tây đá xay, việt quất sữa chua đá xay. MOUSSE 3 chủng loại sản phẩm: Matcha, socola, trà xanh việt quất. YAKULT 2 chủng loại sản phẩm: Yakult chanh leo, yakult xoài. CHÈ XUESHAN 5 chủng loại sản phẩm: Mỗi chủng loại được kết hợp nhiều loại nhân và thạch khác nhau, gọi tên bằng cách đánh số từ 1 đến 5 (Xueshan1, Xueshan2,...) *Ngoài ra còn có nhiều loại topping khác nhau cho khách hàng lựa chọn ăn kèm với đồ uống như: trân châu đen, trân châu sợi, thạch matcha, thạch lô hội, socola,... Việc phân chia như vậy sẽ giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn tùy theo sở thích và khẩu vị từng người. Sự phong phú trong thực đơn sẽ giúp ích cho việc gia tăng số lượng và số lần khách quay lại cửa hàng để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái mới. Trà sữa là loại sản phẩm chính của thương hiệu, đồng thời cũng là cầu nối đầu tiên đưa khách hàng đến với thương hiệu. Vì trà sữa là thức uống đã trở nên phổ biến từ rất lâu đối với giới trẻ và các gia đình Việt Nam, thế nên khách hàng thường có xu hướng lựa chọn trà sữa đầu tiên khi đến với các chi nhánh cửa hàng. Do đó danh mục trà sữa được thương hiệu quan tâm phát triển nhiều nhất, khách hàng sau khi ấn tượng với hương vị Đài Loan vừa truyền thống vừa mới mẻ của trà sữa sẽ quay lại các cửa hàng nhiều lần để thưởng thức thêm các loại trà sữa khác hay các danh mục sản phẩm khác. Việc phân chia các danh mục và chủng loại như vậy còn dựa trên việc phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu. Nhóm đối tượng thiếu niên (học sinh) hay những người trung thành với hương vị truyền thống sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phầm trà sữa. Nhóm đối tượng thanh niên (giới trẻ) ham thích cái mới, hương vị hiện đại thường có xu hướng chọn các sản phẩm ice blended, mousse, yakult, Xueshan,... Chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành sẽ quan tâm đến nhóm sản phẩm trà hoa quả với mục đích sử dụng để tốt cho làn da và cơ thể. 1.3. Bao gói sản phẩm (Packaging):  Hình thức bao gói: Tất cả các sản phẩm đồ uống của Tocotoco đều được sử dụng ly nhựa mềm với 2 size lớn và vừa tùy theo nhu cầu của khách hàng, nắp dập quanh miệng ly, riêng loại sản phẩm iced blended do có lớp kem ở trên nên được sử dụng nắp cầu để thuận tiện trong việc đóng gói và sử dụng sản phẩm. Đối với sản phẩm chè Xueshan, chè được cho ra bát sứ to màu đen, có thìa sứ đi kèm, giúp khách hàng thưởng thức trọn vẹn hương vị Đài Loan truyền thống. Với các đơn hàng takeaway, sản phẩm vẫn được bao gói như khi sử dụng tại điểm bán, đựng trong túi nilon nhỏ gọn, dễ dàng trong vận chuyển.  Tính nhận diện thương hiệu: toàn bộ logo in trên ly trà và túi, cũng như màu sắc của ống hút đi kèm đều là màu cam, trong khi đó biển hiệu, nội thất trang trí và đồng phục nhân viên ở tất cả các hệ thống cửa hàng lại có màu chủ đạo là màu vàng. Vì vậy tính nhận diện thương hiệu đã bị giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu. Do đó cần đồng bộ hóa về mặt màu sắc, chuyển các thiết kế trên sản phẩm thành màu vàng để nâng cao tính nhận diện. 2. Chiến lược Marketing theo giá cả (Price): 2.1. Định giá sản phẩm: Định giá sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong bản kế hoạch Marketing này. Giá của sản phẩm là yếu tố tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm và là yếu tố khẳng định đúng với thương hiệu sản phẩm, giúp cho sản phẩm định vị được vị trí của chính nó trong tâm trí người tiêu dùng. Để cấu thành được một sản phẩm ưng ý, việc định giá sản phẩm dựa vào rất nhiều chi phí tác động, bao gồm các chi phí cố định và các chi phí biến đổi:          Chi phí nguyên vật liệu để chế biến đồ ăn, thức uống. Chi phí máy móc thiết bị, các trang vật dụng đầu tư ban đầu. Chi phí nhân sự. Chi phí mặt bằng. Chi phí cố định (điện, nước, internet). Thuế. Chi phí Marketing. Chi phí thiết kế, trang trí. Vốn lưu động. Các sản phẩm đồ uống của Tocotoco khi chưa thêm topping có giá trung bình là 34.000 VNĐ, sau khi thêm topping (giá mỗi topping là 6000 VNĐ) sẽ có giá trung bình khoảng 40.000 VNĐ. Đối với sản phẩm chè Xueshan, giá trung bình một bát vào khoảng 50.000 VNĐ. Việc định giá riêng cho các loại topping sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy chủ động hơn trong việc lựa chọn tùy theo nhu cầu và tài chính của từng người, đồng thời mang lại giá trị lợi nhuận cao cho phía doanh nghiệp. 2.2. Chiến lược giá:  Chính sách ưu đãi giá cho nhóm: Khi khách hàng đi theo nhóm từ 3 người trở lên, Tocotoco sẽ giảm trực tiếp 10% cho một hóa đơn. Chính sách này không áp dụng đối với các hóa đơn trong những ngày diễn ra các chương trình đặc biệt.  Chính sách giảm giá sự kiện: Đối với những khách hàng tham gia 2 sự kiện trở lên, từ sự kiện thứ ba, khách hàng sẽ được giảm giá 10% cho một hóa đơn trong ngày diễn ra sự những sự kiện đó. 3. Chiến lược Marketing theo địa điểm (Place): Dựa vào đặc điểm của sản phẩm và hình thức kinh doanh, tiêu thụ trên thị trường, hệ thống trà sữa Tocotoco chia làm 12 chi nhánh phân bổ khắp các khu vực trong thành phố Hà Nội. Toàn bộ quy trình pha chế, chế biến, bao gói sản phẩm đều được thực hiện ngay tại các chi nhánh theo yêu cầu của từng đơn hàng. Sản phẩm sau đó được tiêu thụ tại chỗ hoặc mang về (takeaway). Cụ thể tình hình phân bổ 12 chi nhánh tại Hà Nội như sau:  Khu vực quận Ba Đình (4 cơ sở): Toco Cửa Bắc, Toco Times City, Toco Nguyễn Chí Thanh, Toco Đội Cấn.  Khu vực quận Đống Đa (2 cơ sở): Toco Khâm Thiên, Toco Lotte Mart.  Khu vực quận Hoàn Kiếm (2 cơ sở): Toco Hàng Bài, Toco Nhà Chung.     Khu vực quận Cầu Giấy (1 cơ sở): Toco Hồ Tùng Mậu. Khu vực quận Hai Bà Trưng (1 cơ sở): Toco Bạch Mai. Khu vực quận Long Biên (1 cơ sở): Toco Nguyễn Văn Cừ. Khu vực quận Thanh Xuân (1 cơ sở): Toco Royal City. Việc mới chỉ có hệ thống cơ sở tại Hà Nội chỉ là bước đi ban đầu của Tocotoco như một quá trình thử nghiệm, trước hết nhằm giới thiệu thương hiệu đến với người tiêu dùng, sau đó lấy lòng tin và dần khẳng định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng. Sau khi đã có được vị trí nhất định trên thị trường trà sữa tại Việt Nam, thương hiệu sẽ mở rộng thị trường sang các tỉnh thành phố lớn khác của miền Bắc và cả miền Trung, miền Nam. Theo khảo sát trên fanpage của Tocotoco, có rất nhiều khách hàng tiềm năng ở các tỉnh thành khác muốn được thưởng thức các sản phẩm của Tocotoco. Vì vậy việc mở rộng ra các thị trường tiềm năng khác chắc chắn sẽ có hiệu quả thúc đẩy doanh thu và phổ biến thương hiệu một cách rộng rãi. 4. Chiến lược xúc tiến thương mại (Promotion): 4.1. Quảng cáo: Thương hiệu cần được đẩy mạnh thông qua ba phương tiện quảng cáo là phương tiện in ấn (báo, tạp chí, tờ rơi, bao bì), phương tiện điện tử (radio, tivi, internet, điện thoại), phương tiện ngoài trời (pano, áp phích). *Chi tiết sẽ được nêu trong phần chiến dịch truyền thông. 4.2. Xúc tiến bán hàng: Hiện tại đối thủ mạnh nhất của Tocotoco là Ding Tea - một thương hiệu đang trong giai đoạn trưởng thành, đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng. Vì vậy một thương hiệu đang ở giai đoạn phát triển như Tocotoco sẽ phải liên tục triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi và tiếp thị sản phẩm để xúc tiến một cách mạnh mẽ hoạt động bán hàng. Cụ thể các chương trình được triển khai như sau: 4.2.1. Chương trình mua 1 tặng 1:  Nội dung và lý do thực hiện: khi mua một sản phầm trà sữa bất kỳ tại các chi nhánh đang áp dụng chương trình này, khách hàng sẽ được tặng thêm một sản phẩm trà sữa truyền thống với lựa chọn topping đi kèm tùy ý. Như vậy vừa có thể đánh trúng tâm lý khách hàng, vừa đảm bảo lãi suất (do trà sữa truyền thống là sản phẩm có giá thành rẻ nhất).  Thời gian: áp dụng trong vòng 1 tuần lễ kể từ ngày bắt đầu triển khai chương trình.  Địa điểm: được triển khai tại các cơ sở mới khai trương và các cơ sở có doanh thu thấp hơn những cơ sở khác. Cụ thể tại 3 cơ sở: 60 Hồ Tùng Mậu, 95 Đội Cấn, 157 Nguyễn Văn Cừ.  Chi phí quảng bá chương trình: mỗi chi nhánh sẽ được treo một banner ngang với kích thước bằng chiều ngang của biển hiệu, chiều dọc khoảng 1 mét. Chi phí 3 banner khoảng 300.000 VNĐ (không bao gồm phí thiết kế vì doanh nghiệp có bộ phận thiết kế riêng). 4.2.2. Chương trình tặng voucher ưu đãi khi mua 1 đồ uống bất kỳ:  Nội dung và lý do thực hiện: khi mua ít nhất 1 sản phẩm đồ uống bất kỳ tại chi nhánh áp dụng chương trình này, khách hàng sẽ được tặng ngay 1 voucher ưu đãi. Với voucher này, khi mua 2 chè Xueshan bất kỳ, khách hàng được tặng 1 trà hoa quả bất kỳ cỡ lớn. Như vậy 2 danh mục sản phẩm là chè Xueshan và trà hoa quả, vốn được tiêu thụ ít hơn các sản phẩm trà sữa, sẽ cùng lúc được xúc tiến. Đặc biệt, chè Xueshan có giá thành cao nhất, nên khi thực hiện chương trình này hiệu quả, lợi nhuận sẽ tăng đáng kể.  Thời gian: số lượng voucher được giới hạn là 100 voucher cho tất cả các cơ sở áp dụng chương trình. Chương trình bắt đầu 1 tuần sau khi kết thúc chương trình mua 1 tặng 1, được thực hiện đến khi hết voucher.  Địa điểm: tại chi nhánh mới khai trương là 60 Hồ Tùng Mậu.  Chi phí chạy chương trình: phí in 100 voucher khoảng 200.000 VNĐ. Phí in một standee kích thước 80x180cm đặt bên ngoài cửa hàng khoảng 90.000 VNĐ. 4.2.3. Chương trình tiếp thị tại một số trường đại học:  Nội dung và lý do thực hiện: các sinh viên tham gia sẽ được nhận ưu đãi giảm giá 50% cho một hóa đơn khi điền phiếu khảo sát phản hồi khách hàng ngay tại quầy. Sau khi ra về mỗi sinh viên sẽ được nhận một tờ rơi ghi thông tin các chi nhánh cửa hàng, cũng như menu giới thiệu sản phẩm. Như vậy vừa phổ biến được thương hiệu đến với một bộ phận sinh viên, vừa xúc tiến bán hàng, đồng thời thăm dò được nhu cầu và phản hồi của khách hàng đối với Tocotoco để có những điều chỉnh phù hợp.  Thời gian: trong vòng 1 tuần lễ kể từ ngày triển khai chương trình.  Địa điểm: tại 3 trường đại học tại Hà Nội (Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Đại học Ngoại Thương, Đại học Hà Nội).  Chi phí chạy chương trình: trang thiết bị tại quầy hàng như bàn pha chế, bàn dịch vụ khách hàng, bàn điền phiếu khảo sát, khăn trải bàn, dù bạt che (nguyên vật liệu và máy móc đã có sẵn) tại cả 3 trường đại học là khoảng 2.500.000 VNĐ. 4.2.4. Nhận ship đồ uống với số lượng lớn:  Nội dung và lý do thực hiện: không chỉ nhận ship hàng với số lượng từ 2 sản phẩm trở lên cho các khách hàng cá nhân, mà còn nhận ship những đơn hàng lớn từ 20 sản phẩm trở lên cho các tập thể, tổ chức có nhu cầu. Như vậy có thể đẩy doanh thu lên cao và đồng thời tăng cường sự tương tác, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.  Thời gian: luôn luôn áp dụng.  Cách thức thực hiện: khách hàng sẽ gọi vào hotline của Tocotoco, cơ sở gần địa điểm yêu cầu được vận chuyển nhất sẽ chịu trách nhiệm pha chế và vận chuyển. *Toàn bộ chương trình đều sẽ được thông báo online qua fanpage chính thức của Tocotoco trên Facebook. 4.3. Quan hệ công chúng:  Xây dựng đội ngũ nhân viên thân thiện, có thái độ đúng mực với khách hàng, phục vụ tận tình chu đáo. Khách hàng có thiện cảm với nhân viên đồng nghĩa với việc có thiện cảm với thương hiệu. Khi đó các đánh giá tích cực của khách hàng trên fanpage của Tocotoco sẽ là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao sự tin tưởng của khách hàng.  Xử lí và ngăn chặn những đàm tiếu, đánh giá tiêu cực về thương hiệu bằng cách tặng miễn phí một sản phẩm cho những khách hàng đó, khẳng định lại về dịch vụ và chất lượng sản phẩm.  Tài trợ và tổ chức các chương trình cho đối tượng học sinh, sinh viên. 5. Chiến dịch truyền thông: 5.1. Xác định khách hàng mục tiêu: Thương hiệu hướng đến 3 nhóm khách hàng mục tiêu như sau:  Khách hàng trong độ tuổi 16 đến 22 (học sinh cấp 3 và sinh viên đại học): đây là nhóm khách hàng mục tiêu lớn nhất của thương hiệu vì vốn dĩ trà sữa đã trở thành một thức uống quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Học sinh, sinh viên thường có thói quen tụ tập bạn bè sau khi kết thúc giờ học hay tìm những nơi thích hợp để làm bài một mình. Vì vậy đây là nhóm khách hàng sẽ chiếm đa phần lượng khách đến với Tocotoco và cũng đồng thời là nhóm khách hàng chủ yếu mà thương hiệu hướng tới.  Khách hàng trong độ tuổi từ 23 đến 40 (người lao động, các bậc cha mẹ phụ huynh): nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động tuy không tiềm năng bằng đối tượng học sinh sinh viên nhưng cũng không thể bỏ qua. Họ vẫn có nhu cầu tụ tập bạn bè đồng nghiệp, nhu cầu thưởng thức những hương vị mới, hay các bậc phụ huynh có nhu cầu mua về cho con cái.  Ngoài ra, đối tượng học sinh tiểu học và trung học cũng rất tiềm năng, vì đây là nhóm đối tượng có khả năng thúc đẩy hành động cho nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động. Một bậc phụ huynh chắc hẳn sẽ chẳng tiếc gì mà không bỏ vài chục ngàn để mua cho con mình một ly trà sữa. 5.2. Nội dung truyền thông: - Giới thiệu chung về doanh nghiệp và thương hiệu. - Giới thiệu về các sản phẩm nổi bật của Tocotoco như trà sữa Boba truyền thống, trà sữa Okinawa, chè Xueshan,… - Cập nhật chi tiết về những sản phẩm mới. Phỏng vấn lấy ý kiến khách hàng về sản phẩm mới và sự quan tâm của thị trường tới sản phẩm mới, trả lời những thắc mắc khiếu nại của khách hàng trên Fanpage chính thức của Tocotoco. Kế hoạch truyền thông cụ thể như sau: 5.2.1. Quảng cáo online: Chạy quảng cáo Fanpage Facebook: - Hình thức: bài viết - Số lượng: 1. - Chi phí: 3.000.000 VNĐ 5.2.2. Chạy quảng cáo Google Adwords: - Hình thức: từ khóa - Số lượng: 3. - Chi phí: 5.000.000 x 3 = 15.000.000 VNĐ 5.2.3. Chạy quảng cáo SEO website - Hình thức: website - Số lượng: 1. - Chi phí: 3.000.000 VNĐ. 5.2.4. Quảng cáo ngoài trời: - Banner dọc: 80x180cm / 5 chiếc => 90.000 x 5 = 450.000 VNĐ - Banner ngang: 5 chiếc => 100.000 x 5 = 500.000 VNĐ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan